Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc áp dụng quy trình công nghệ sản xuất lúa “hữu cơ” khép kín, xây dựng chuỗi giá trị

sản xuất lúa từ khâu đất đai, nước tưới, giống đạt tiêu chuẩn, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc

bảo vệ thực vật vi sinh, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM nhằm tạo ra sản phẩm hạt gạo có

chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ,

an toàn và bền vững môi trường là cần thiết và phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh Quảng

Ngãi trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng

nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020.

Như vậy, mô hình sản xuất lứa gạo hữu cơ liên kết giữa Công ty TNHH Khoa học và Công

nghệ Nông Tín (Doanh nghiệp KH&CN) với các đơn vị sản xuất nông nghiệp gồm HTX nông

nghiệp và hộ nông dân tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi hoàn toàn phù hợp với xu hướng

chung và định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay.

Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3020
Bạn đang xem tài liệu "Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi

Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao tại Quảng Ngãi
112
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
HỖ TRỢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA GẠO 
HỮU CƠ CHẤT LƯỢNG CAOTẠI QUẢNG NGÃI
Chủ nhiệm dự án: CN. Nguyễn Văn Tấn - KS. Phan Sơn
Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín
Năm nghiệm thu: 2019
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc áp dụng quy trình công nghệ sản xuất lúa “hữu cơ” khép kín, xây dựng chuỗi giá trị 
sản xuất lúa từ khâu đất đai, nước tưới, giống đạt tiêu chuẩn, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc 
bảo vệ thực vật vi sinh, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM nhằm tạo ra sản phẩm hạt gạo có 
chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ, 
an toàn và bền vững môi trường là cần thiết và phù hợp với chủ trương của UBND tỉnh Quảng 
Ngãi trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng 
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020.
Như vậy, mô hình sản xuất lứa gạo hữu cơ liên kết giữa Công ty TNHH Khoa học và Công 
nghệ Nông Tín (Doanh nghiệp KH&CN) với các đơn vị sản xuất nông nghiệp gồm HTX nông 
nghiệp và hộ nông dân tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi hoàn toàn phù hợp với xu hướng 
chung và định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay.
II. MỤC TIÊU
Ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất lúa gạo hữu cơ tại Quảng Ngãi và hình thành chuỗi 
giá trị sản xuất tiêu thụ lúa gạo hàng hóa nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển 
bền vững cho nghề trồng lúa truyền thống, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và người dân.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả điều tra chọn đất (nước), chọn hộ tham gia
1.1. Điều tra chọn đất (nước) 
Mẫu đất: Lấy 10 mẫu đất (mỗi xã 5 mẫu) đại diện cho từng vùng ruộng để gửi cơ quan 
chuyên ngành phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu. Tại xã Hành Dũng, mẫu đất được lấy từ các 
xứ đồng: Hàng Xoài, Mương Đình và Rộc Bà Tùng thuộc hai thôn An Sơn và An Phước. Tại 
Hành Nhân, mẫu đất được lấy từ xứ đồng Gò Mả và Đầu Đồng thuộc thôn Nghĩa Lâm và Phước 
Lâm.
Mẫu nước: Mỗi xã lấy 1 mẫu nước; các mẫu nước được lấy từ nguồn nước Thạch Nham 
trên hệ tống kênh mương tại các xã.
1.2. Chọn hộ
Đối tượng tham gia dự án là các hộ nông dân trực tiếp sản xuất lúa, có diện tích đất canh 
tác liền kề, tập trung thuộc các xứ đồng đạt yêu cầu về kết quả phân tích đất, nước theo quy 
định. 
2. Kết quả chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất lúa
2.1. Thiết lập chuỗi liên kết giữa Doanh nghiệp – HTX dịch vụ Nông nghiệp – Nông dân 
trong tổ chức sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo hữu cơ chất lượng cao 
113
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
trên thị trường
Cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan chuyển giao cùng chính quyền địa phương và hộ 
nông dân tổ chức sản xuất lúa gạo hữu cơ 4 vụ, từ tháng 12/2016 đến tháng 9/2018; tổng diện 
tích thực hiện là 120 ha, trong đó tại Hành Dũng là 80 ha, tại Hành Nhân là 40 ha. Cụ thể là:
a. Chế độ thu mua sản phẩm:
Toàn bộ sản phẩm lúa do nông dân tham gia sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật của Dự 
án đề ra được Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín thu mua theo nguyên tắc: 
+ Xác định giá thị trường: Công ty cùng với HTX Nông nghiệp và nông dân khảo sát giá 
lúa khô tương tự trên thị trường trong vùng tại thời điểm thu hoạch, ít nhất 3 điểm đem chia 
trung bình để thống nhất giá chung trên thị trường;
+ Giá mua các giống lúa được tính:
. Giá mua lúa BM125 được tính: 01 kg lúa tươi thu mua = 01 kg lúa khô x giá thị trường 
(tương đương giá trị 01 kg lúa BM125 = 130% giá trị lúa cùng loại trên thị trường)
. Giá mua lúa LĐ1 được tính: 01 kg lúa tươi thu mua = 01 kg lúa khô x giá thị trường x 1, 
5 lần (tương đương giá trị 01 kg lúa LĐ1 = 195% giá trị lúa chất lượng trên thị trường).
b. Chế độ bảo hành:
Công ty chịu trách nhiệm bảo hành năng suất lúa cho nông dân khi các hộ dân tham gia Dự 
án thực hiện trồng, chăm sóc lúa đúng hướng dẫn kỹ thuật đã được tập huấn
+ Giống lúa BM125: 60 tạ/ha (tương đương 300 kg/sào 500 m2)
+ Giống lúa LĐ1: 40 tạ/ha (tương đương 200 kg/sào 500 m2)
Trường hợp gặp điều kiện thời tiết bất lợi, thiên tai địch họa bất khả kháng thì các bên 
phải trao đổi, bàn bạc và có hướng xử lý thích hợp trên tinh thần cùng chia sẻ rủi ro.
c. Chế độ hỗ trợ, chi trả thêm
Chi phí quản lý HTX: Công ty trả thêm chi phí quản lý, triển khai, giám sát cho HTX theo 
sản lượng lúa thu mua được của nông dân: 400 đồng/kg đối với giống BM125 và 500 đồng/kg 
đối với giống LĐ1. 
Chi thêm cho nông dân tham gia Dự án tiền công làm đất lần 3 là 50.000 đồng/sào (tương 
đương 1.000.000 đồng/ha)
2.2. Kết quả chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất lúa gạo hữu cơ
Đơn vị chuyển giao: Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng miền Trung.
Nội dung chuyển giao bao gồm hai chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: Kỹ thuật canh tác, bón phân hợp lý (thời điểm bón, loại phân bón, lượng 
phân bón, phương thức bón) cho lúa theo phương pháp hữu cơ
+ Chuyên đề 2: Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại tổng hợp (IPM) không sử dụng thuốc hóa 
học để phòng trừ dịch hại và tăng giá trị sản xuất trong sản xuất lúa hữu cơ.
3. Kết quả đầu tư nâng cấp trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho sản xuất, thu 
hoạch và chế biến sản phẩm lúa hữu cơ
3.1. Mua sắm máy móc thiết bị
114
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Các loại máy móc thiết bị đã mua sắm: 01 cụm máy đóng gói sản phẩm bán tự động; 01 
hệ thống cân định lượng; 01 máy phân loại bán tự động; 01 cụm hệ thống sàng, phân loại tạp 
chất lúa; 01 máy tách vỏ trấu (HT-PHAESTM 316).
3.2. Kết quả xây dựng nhà xưởng, sân phơi và lắp đặt thiết bị
Cơ quan chủ trì dự án đã thực hiện công việc xây dựng nhà xưởng, sân phơi và lắp đặt thiết 
bị địa điểm tại cơ sở sản xuất công nghệ cao của Công ty TNHH Khoa học và công nghệ Nông 
Tín (Thôn An Định, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành). Sân phơi có diện tích 1.535 m2 để sơ 
chế nông sản. Nhà xưởng có diện tích 156 m2 để lắp đặt máy móc thiết bị và bảo quản nông sản.
4. Xây dựng mô hình sản xuất lúa gạo hữu cơ
4.1. Quy mô, địa điểm và thời gian
Quy mô: Tổng diện tích thực hiện xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ đạt 100% yêu 
cầu dự án đã phê duyệt (120 ha) tại hai xã Hành Nhân và Hành Dũng.
Thời gian: Thực hiện trong 2 năm, từ tháng 12/2016 đến tháng 9/2018 thông qua 04 vụ sản 
xuất; cụ thể như sau:
Vụ Đông Xuân 2016-2017: 30 ha; trong đó Hành Dũng 19,8 ha; Hành Nhân 10,2 ha.
Vụ Hè Thu 2017: 19,8 ha sản xuất tại Hành Dũng
Vụ Đông Xuân 2017-2018: 35,1 ha; trong đó Hành Dũng 19,8 ha; Hành Nhân 15,3 ha.
Vụ Hè Thu 2018: 35,1 ha; trong đó Hành Dũng 19,8 ha; Hành Nhân 15,3 ha.
Giống lúa sử dụng: giống LĐ1, BM125 và giống Hà Phát 3
4.3. Kỹ thuật áp dụng
- Làm đất: 
Các hộ nông dân thực hiện làm đất 2 lần như sản xuất thông thường, tuy nhiên nhằm hạn 
chế cỏ dại Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín đã trả thêm chi phí để nông dân 
làm đất thêm lần 3. Yêu cầu đất phải nhuyễn, bằng phẳng và sạch cỏ dại, đảm bảo đủ độ sâu 
tầng đất canh tác.
- Giống lúa sử dụng để sản xuất: 
+ Giống: LĐ1 và BM125 do PGS, TS. Lê Vĩnh Thảo nghiên cứu chọn tạo
+ Giống Hà Phát 3 của Công ty Công nghệ cao Hà Phát (giống được bổ sung vào cơ cấu 
giống sản xuất dự án theo Công văn số 1912/SNNPTNT ngày 27/6/2017 của Sở Nông nghiệp 
và PTNT tỉnh Quảng Ngãi và Công văn số 675/SKHCN-QLKH, ngày 11/7/2017 của Sở Khoa 
học và Công nghệ Quảng Ngãi).
+ Lượng giống: Định mức: 80 kg/ha
- Thời vụ sản xuất: Thực hiện đúng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh 
Quảng Ngãi
- Các loại phân bón sử dụng cho lúa:
+ Vôi: Bón vôi nông nghiệp để khử chua đất, liều lượng 300 kg/ha và được bón trước khi 
gieo sạ 7-10 ngày.
+ Phân bón lót: Phân hữu cơ vi sinh Humic và Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh; liều lượng 
115
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.000 kg/ha; bón khi trước khi trang luống để gieo sạ.
+ Phân hữu cơ khoáng: Phân Vedagro và phân hữu cơ khoáng Sông Gianh dùng để bón 
thúc hai lần; lần 1: 400 kg/ha sau khi sạ lúa 13-15 ngày; lần 2: 300 kg/ha sau khi sạ 25-30 ngày.
+ Phân bón lá: Các loại phân bổ sung đa vi lượng tăng cường phát triển rễ và bổ sung Kali 
được bón bổ sung trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa.
+ Thuốc BVTV: Chỉ sử dụng thuốc có hoạt chất sinh học như: Abamecin, Emamectin, 
chitosan; hoạt chất kháng sinh Kasugamycin.
4.4. Kết quả thực hiện mô hình
a. Năng suất
Bảng 1: Năng suất các giống lúa qua các vụ sản xuất
STT Thời gian Địa điểm
Năng suất (tạ/ha)
LĐ1 BM125 Hà Phát 3
1 Vụ Đông Xuân 2016-2017
Hành Dũng 46,3 63 -
Hành Nhân 53,4 67 -
TB 49,9 65 -
2 Vụ Hè Thu 2017 Hành Dũng 40 55 -
3 Vụ Đông Xuân 2017 – 2018
Hành Dũng 49,4 64 65
Hành Nhân - - 68
TB 49,4 64 66,5
4 Vụ Hè Thu 2018
Hành Dũng - 60 62
Hành Nhân - - 67
TB - 60 64,5
Năng suất trung bình 46,4 61,0 65,5
Năng suất trung bình của các vụ sản xuất của giống LĐ1 đạt 46,4 tạ/ha; giống lúa BM125 
đạt 61,0 tạ/ha; giống lúa Hà Phát 3 đạt 65,5 tạ/ha. 
b. Sản lượng lúa
Qua 4 vụ sản xuất tại hai xã Hành Dũng và Hành Nhân, tổng sản lượng Công ty Nông Tín 
thu mua đối với tất cả các giống là 542.959 kg; Trong đó giống LĐ1 là 85.995 kg; BM125 là 
157.840 kg; Hà Phát 3 là 299.124 kg.
Bảng 2: Sản lượng lúa thu mua của mô hình
STT Thời gian Địa điểm
Sản lượng (kg)
LĐ1 BM125 Hà Phát 3 Tổng
1
Vụ Đông Xuân 
2016-2017
Hành Dũng 32.904 62.021 - -
Hành Nhân 15.268 30.269 - -
Tổng 48.172 92.290 - 140.462
2 Vụ Hè Thu 2017 Hành Dũng 22.519 46.099 - 68.618
3
Vụ Đông Xuân 
2017 – 2018
Hành Dũng 15.304 11.120 85.264 -
Hành Nhân - - 60.029 -
Tổng 15.304 11.120 145.293 171.717
116
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
4 Vụ Hè Thu 2018
Hành Dũng - 8.331 84.846 -
Hành Nhân - - 68.985 -
Tổng 8.331 153.831 162.162
Tổng cộng 85.995 157.840 299.124 542.959
c. Hiệu quả kinh tế:
* Hạch toán chi tiết cho từng giống lúa qua các vụ sản xuất tại các địa phương.
Tổng thu bình quân của giống lúa LĐ1 đạt 46.306.000 đồng/ha, giống BM125 đạt 
40.980.000 đồng/ha; giống Hà Phát 3 đạt 43.943.000 đồng/ha.
Lãi ròng bình quân của giống LĐ1 đạt 8.673.000 đồng/ha, giống BM125 đạt 4.830.000 
đồng/ha, giống Hà Phát 3 đạt 7.443.000 đồng/ha.
Nếu tính theo phương pháp tính thông thường kể cả công lao động thì lãi bình quân mà mô 
hình sản xuất đạt được qua các vụ của lúa LĐ1 là 26.406.000 đồng/ha/vụ; BM125: 22.680.000 
đồng/ha/vụ; Hà phát 3: 25.643.000 đồng/ha/vụ. 
* Hiệu quả kinh tế chung của mô hình Dự án:
Tổng thu của giống lúa LĐ1 trong suốt chu kỳ sản xuất của dự án là: 26.406.000 đồng x 
20,2 ha = 533.401.200 đồng.
Tổng thu của giống lúa BM125 trong suốt chu kỳ sản xuất của dự án là: 22.680.000 đồng 
x 36,9 ha = 836.892.000 đồng.
Tổng thu của giống lúa Hà Phát 3 trong suốt chu kỳ sản xuất của dự án là: 25.643.000 đồng 
x 62,9 ha = 1.612.944.700 đồng.
Hiệu quả kinh tế bình quân của toàn mô hình sản xuất qua 4 vụ với tổng quy mô 120 ha 
là: 2.983.237.900 đồng/120 ha = 24.860.315 đồng/ha/vụ.
Như vậy, so với hiệu quả từ 1 ha lúa sản xuất thông thường (Dự án) là 20.800.000 đồng, 
thì việc sản xuất lúa gạo hữu cơ chất lượng cao của Dự án tăng thêm 4.060.315 đồng/ha/vụ, 
tương đương 19,5% so với sản xuất lúa thông thường. Đạt 100% tiêu chí mô hình Dự án đề ra 
(từ15-20%). 
5. Xây dựng mô hình thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ 
chất lượng cao
Các công đoạn chế biến bao gồm:
Hệ thống máy sàng phân loại tạp chất Máy tách vỏ trấu Máy phân loại hạt bán tự động 
 Hệ thống cân định lượng Máy đóng gói sản phẩm bán tự động.
Sản phẩm sau khi hoành thành được bảo quản trong kho mát và đưa vào thị trường tiêu thụ 
thông qua công tác maketing và giới thiệu sản phẩm 
5.1. Chế biến, bảo quản:
Sản phẩm lúa mua vào của nông dân tham gia dự án qua các vụ là 542,9 tấn. 
Sản phẩm gạo được chế biến theo sơ đồ sau:
Lúa hữu cơ Xay xát Làm sạch Phân loại, tách màu Cân định lượng Hút chân 
không và ép miệng bao Dán nhãn mác hàng hóa. 
117
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
Bảng 3: Số lượng lúa chế biến.
STT Tên giống
Số lượng lúa 
chế biến (kg)
Số lượng gạo 
thành phẩm (kg)
Tỷ lệ gạo thành 
phẩm (%)
1 LĐ1 22.000 12.450 56,6
2 BM125 42.000 23.390 55,7
3 Hà Phát 3 50.000 27.800 55,6
Tổng cộng 114.000 63.640 56
5.2. Kiểm tra, phân tích chất lượng gạo thành phẩm và công bố chất lượng vệ sinh an toàn 
thực phẩm (VSATTP):
Các chỉ tiêu: Dư lượng kim loại nặng (Chì, Cadimi); Dư lượng thuốc BVTV; Hàm lượng 
nitrat; Độc tố aflatoxin do vi nấm; Tổng số bào tử nấm mốc; Côn trùng... từ sản phẩm gạo Dự 
án sau khi phân tích đều đạt yêu cầu quy định của Nhà nước và được Sở Y tế Quảng Ngãi (Chi 
cục An toàn vệ sinh thực phẩm) xác nhận công bố phù hợp quy định VSATTP và cấp phép cho 
sản phẩm Gạo Nông Tín và Gạo Tím Nông Tín.
Ngoài ra để xây dựng lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Dự án, Công ty 
đã đầu tư thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc và mã vạch để người tiêu dùng nhận biết sản 
phẩm Gạo được sản xuất từ Dự án đồng thời đủ điều kiện để tham gia phân phối trong hệ thống 
các siêu thị .
5.3. Tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ
Gạo hữu cơ sau khi hoàn thiện các thủ tục, đủ điều kiện lưu thông trên thị trường. Sản 
phẩm gạo hữu cơ tiêu thụ trên thị trường:
STT Thời gian LĐ1 BM125 Hà Phát 3
1 Năm 2017 580 2.100 -
2 Năm 2018 7.930 9.290 3.200
3 Năm 2019 1.500 5.750 2.600
Tổng 10.010 17.140 5.800
IV. KẾT LUẬN 
Kết quả của dự án đã ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ 
tại Quảng Ngãi đáp ứng được các mục tiêu đề ra và tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, môi 
trường và thay đổi được tập quán của người dân. Đồng thời hình thành chuỗi giá trị sản xuất 
tiêu thụ lúa gạo hàng hóa nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho 
nghề trồng lúa truyền thống, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và người dân. Kết quả đạt 
được của dự án đã tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế, xã hội; thay đổi tập quán canh tác của 
người dân từ sản xuất lúa thông thường sang theo hướng hữu cơ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm 
môi trường 

File đính kèm:

  • pdfho_tro_ung_dung_ky_thuat_san_xuat_lua_gao_huu_co_chat_luong.pdf