Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Điều kiện khí hậu, đất đai của xã Tịnh Bắc không những phù hợp với yêu cầu sinh thái

của cây lúa mà còn phù hợp để phát triển sản xuất các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế

cao và các loại cây trồng làm thức chăn nuôi. Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh tế trên

đơn vị diện tích đất thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi trên địa bàn xã.

Do đó, để phát huy những lợi thế đã có và khắc phục những hạn chế trong sản xuất,

UBND xã Tịnh Bắc đã thực hiện dự án “Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng

cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc,

huyện Sơn Tịnh”

Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh trang 1

Trang 1

Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh trang 2

Trang 2

Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh trang 3

Trang 3

Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh trang 4

Trang 4

Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh trang 5

Trang 5

Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh trang 6

Trang 6

Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6960
Bạn đang xem tài liệu "Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh

Hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh
òn lại hộ phi nông nghiệp. Tổng diện 
tích gieo trồng cây ngắn ngày trên đất sản xuất nông nghiệp của HTX là 774,57 ha. Trong 
đó, diện tích gieo trồng cây lúa là 556,42 ha (284,01 ha trong vụ Đông Xuân và 272,41 ha 
trong vụ Hè Thu), cây sắn là 56,0 ha, cây rau, đậu các loại là 42,0 ha, cây ngô là 37,0 ha, cây 
dưa hấu là 3,0 ha, cây lạc là 35,0 ha và cây thức ăn gia súc (cỏ) là 15,15 ha.
* Các hoạt động dịch vụ của HTX: Thủy lợi, tín dụng nội bộ, lâm nghiệp, khuyến nông 
và bảo vệ thực vật. Từ khi thực hiện dự án HTX DV NN Tịnh Bắc đã thành lập các tổ dịch 
vụ ngâm ủ giống lúa, kéo lúa sạ hàng, phun thuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh phân bón và 
thuốc bảo vệ thực vật, liên kết doanh nghiệp sản xuất hạt giống lúa. 
* Trang thiết bị, máy móc dự án đầu tư cho HTX DV NN Tịnh Bắc
71
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng
1 Máy cày KUBOTA Máy 1
2 Máy gặt đập liên hợp KUBOTA Máy 1
3 Công cụ sạ hàng lúa 06 trống Cái 6
4 Bình phun thuốc BVTV Bình 2
5 Máy gieo ngô Máy 1
6 Thiết bị cuốn rơm Máy 1
7 Máy bóc bẹ và tẽ hạt ngô liên hoàn Máy 1
8 Bình phun thuốc trừ sâu Bình 4
9 Công cụ sạ hàng lúa 06 trống Cái 18
10 Máy băm thức ăn gia súc Máy 20
* Hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTX
Doanh thu đã có lãi chưa khấu hao máy móc đối với máy cày KUBOTA trong vụ Hè 
thu 2016, Đông xuân 2017 và Hè thu 2017 là 52,2 triệu đồng.
Doanh thu đã có lãi khấu hao máy móc đối với máy gặt đập liên hợp KUBOTA trong 
năm 2016, 2017 là 128,266 triệu đồng. Máy cuốn rơm rạ sau khi thu hoạch vụ Hè thu 2016 
là 1,2 triệu đồng.
Trang thiết bị kéo sạ hàng không những phục vụ dự án mà nông hộ ngoài dự án thấy 
hiệu quả mang lại trong mô hình nên cũng tự thực hiện kéo sạ hàng được 3 ha trong năm 
2017.
Bên cạnh đó, theo báo cáo kết quả về tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2017 
của hợp tác xã cho thấy các hoạt động kinh doanh khác như: Dịch vụ thủy lợi đã chỉ đạo 
nạo vét toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng, sửa chữa hồ đập trạm bơm, chỉ đạo điều tiết 
nước cho diện tích trồng lúa 02 vụ chính là 250,73 ha (25 ha trạm bơm điện Bàu Trai của 
HTX, 225,73 ha dùng nước tưới thuộc kênh chính bắc Thạch Nham, 150,6 ha tưới thuộc 
diện tự chảy). Toàn bộ diện tích tưới trên được nhà nước miễn giảm và cấp bù tiền thủy lợi 
phí cho HTX để chi phí phục vụ cho công tác thủy lợi ở địa bàn của xã với số tiền 216 triệu/
năm; Dịch vụ tín dụng nội bộ đã tạo điều kiện nguồn vốn cho thành viên vay để mua vật tư 
nông nghiệp, cây giống, con giống và chăn nuôi. Doanh thu trong năm 2017 là 229.000.000 
đồng, thực lãi là 77.500.000 đồng. Mức cho vay 50 triệu/ hộ với lãi xuất 0,8%/tháng; Dịch 
vụ khuyến nông và bảo vệ thực vật: Truyền tải thông tin để cho bà con nông dân ứng dụng, 
như qui hoạch vùng sản xuất, thường xuyên kiểm tra trên đồng ruộng, nắm bắt tình hình 
dịch bệnh, thông báo hướng dẫn cho bà con xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Năm qua 
HTX đã liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ lúa giống cho bà con nông dân, năm 
2017 sản xuất 30ha lúa giống tiêu thụ 202 tấn thu về cho bà con nông dân 1,1 tỷ đồng, HTX 
thu phí 30 triệu. Việc sản xuất và tiêu thụ lúa giống đã đem về lợi ích cho người dân khoản 
8 triệu đồng/ha.
3. Kết quả xây dựng các mô hình
3.1. Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào sản xuất theo cơ cấu lúa 
72
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Đông Xuân) - lúa (Hè Thu)
- Kỹ thuật áp dụng: 
+ Giống sử dụng canh tác: Sử dụng giống lúa để phục vụ chế biến như ĐH 815-6, 
DT45 và gạo ăn chất lượng cao như HT1, OM6976.
 + Phẩm cấp hạt giống, phương thức gieo sạ và mật độ sạ: Sử dụng hạt giống cấp 
nguyên chủng hoặc xác nhận; sử dụng phương thức sạ hàng; lượng giống gieo sạ là 80 kg/
ha.
+ Thời vụ gieo sạ: Vụ Đông Xuân gieo sạ từ ngày 25/12 đến 10/01; vụ Hè Thu gieo sạ 
từ ngày 25/05 đến 10/06 hàng năm.
+ Kỹ thuật làm đất:Trong vụ Đông Xuân, tiến hành cày ngâm trước khi gieo sạ 45 - 60 
ngày; Trong vụ Hè Thu tiến hành cày ải trước khi gieo sạ 15 - 20 ngày. Cày trước khi gieo sạ 
3 - 5 ngày, cày sâu 10 - 12 cm, kết hợp vệ sinh đồng ruộng. Sau khi cày tiến hành bừa nhuyễn 
thật kỹ 2 lần, khi bừa lần 2 kết hợp bón lót vôi và lân. Sau khi bừa tiến hành san phẳng toàn 
bộ mặt ruộng; tạo băng, mặt phẳng của băng và rãnh gôm nước; băng có chiều rộng khoảng 
2,5 m; tạo rãnh thoát nước xung quanh ruộng.
+ Lượng phân bón1,0 ha: 5 tấn phân chuồng; 300 kg vôi; 400 kg super lân (tương 
đương 60 kg P
2
O
5
); 220 kg phân urê (tương đương 100 kg N); 120 kg Kali clorua (tương 
đương 70 kg K
2
O).
+ Phương thức bón: Bón lót (khi bừa đất lần 2): 100% vôi và 100% lân. Bón thúc lần 
1 vào giai đoạn cây con (Thời điểm 10 - 12 ngày sau sạ trong vụ Đông Xuân và 8 - 10 ngày 
sau sạ trong vụ Hè Thu): 40% N (tương đương 88 kg Urê/ha) và 50% K
2
O (tương đương 
60 kg Kali clorua/ha). Bón thúc lần 2 vào giai đoạn đẻ nhánh (Thời điểm 22 - 25 ngày sau 
sạ trong vụ Đông Xuân và 20 - 22 ngày sau sạ trong vụ Hè Thu): 40% N (tương đương 88 
kg Urê/ha). Bón thúc lần 3 vào giai đoạn làm đòng (Thời điểm 50 - 55 ngày sau sạ trong vụ 
Đông Xuân và 45 - 50 ngày sau sạ trong vụ Hè Thu): 20% N (tương đương 44 kg Urê/ha) 
và 50% K
2
O (tương đương 60 kg Kali clorua/ha). Trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, sử 
dụng bảng so màu lá lúa để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
+ Phòng trừ sâu, bệnh hại theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp.
+ Thời điểm thu hoạch: Sau khi lúa trổ 28 - 32 ngày, ruộng lúa chuyển vàng và số hạt 
chín trên bông chiếm từ 85 - 90% trên toàn ruộng thì thu hoạch. Sử dụng máy gặt đập liên 
hợp để thu hoạch.
+ Thu gom rơm rạ sau thu hoạch bằng máy cuốn rơm.
- Kết quả mô hình: Năng suất lúa bình quân của mô hình là 65,7 tạ/ha; lãi ròng đạt 
16,959 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn đối chứng ngoài mô hình 33,0%; giảm thiểu ô nhiễm môi 
trường, lượng phát thải khí nhà kính góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu hiện 
nay.
3.2. Mô hình chuyển đổi đất 2 vụ lúa sang trồng 01 vụ lúa và 01 vụ màu theo cơ cấu 
lúa (Đông Xuân ) – ngô (Hè Thu)
- Kỹ thuật áp dụng:
* Đối với cây lúa tương tự như mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào 
73
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
sản xuất.
* Đối với cây ngô
+ Giống sử dụng canh tác: Sử dụng giống ngô lai CP333.
+ Phương thức và khoảng cách gieo trồng: Mật độ gieo 71.428 cây/ha, hàng cách hàng 
70 cm, cây cách cây 20 cm,gieo hạt trên luống (Theo quy trình chuyển đổi đất trồng ngô trên 
đất lúa vùng Duyên hải Nam Trung bộ) 
+ Thời gian gieo: Gieo trồng từ 05-15/05
+ Kỹ thuật làm đất: Sau khi thu hoạch lúa tiến hành bón vôi trên mặt ruộng và tiến hành 
cày ải với độ sâu từ 20-25 cm. Trước khi gieo trồng khoảng 5-6 ngày, tiến hành cho nước 
vào láng mặt ruộng, sau 2-3 ngày độ ẩm đất thích hợp (khoảng 70-80%) tiến hành bón phân 
hữu cơ trên mặt ruộng kết hợp vệ sinh đồng ruộng, sau đó tiến hành phay cho đến khi đất 
tươi nhuyễn (phay 2-3 lượt), sau đó dùng máy lên luống và gieo hạt.
+ Lượng phân bón cho 1ha: 8-10 tấn phân chuồng; 350-400 kg urê; 500 - 600 kg Super 
Lân; 160 - 200 Kaliclorua.
+ Phương thức bón: Bón lót 100% phân chuồng và 100% phân lân. Bón thúc lần 1 (khi 
ngô có 3 - 4 lá): 35% lượng đạm và 50% lượng kali. Bón thúc lần 2 (khi ngô có 7 - 9 lá): 
35% lượng đạm và 50% lượng kali. Bón thúc lần 3 (lúc lá xoắn noãn, trước trỗ cờ 3 ngày): 
30% lượng đạm. Khi bón phân ruộng phải sạch cỏ dại, bón cách gốc từ 10-15 cm, lấp kín 
phân sau bón (Theo quy trình chuyển đổi đất trồng ngô trên đất lúa vùng Duyên hải Nam 
Trung bộ) 
+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường xuyên theo dõi để phát hiện và có giải pháp phòng 
trừ các đối tượng thường phổ biến xảy ra như: Sâu xám (thời kỳ cây con); sâu đục thân, đục 
trái, bệnh khô vằn (thời kỳ từ trỗ cờ đến chín), nên sử dụng thuốc BVTV đặc trị cho từng 
đối tượng để xử lý.
+ Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi có khoảng 75% số cây có lá bắt đầu khô hoặc 
chân hạt ngô có vết đen, độ ẩm hạt khoảng 30 - 35%, chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Thu 
hoạch xong tiến hành bóc vỏ trái và phơi 1 - 2 nắng rồi đưa vào máy tách hạt, sau khi tách 
hạt tiếp tục phơi 1 - 2 nắng đến khi độ ẩm xuống còn khoảng 14% đem đi bảo quản.
- Kết quả xây dựng mô: Tổ chức xây dựng mô hình chuyển đổi đất 2 vụ lúa sang trồng 
01 vụ lúa và 01 vụ màu theo cơ cấu lúa (Đông Xuân ) – ngô (Hè Thu) với quy mô 32 ha/2 
năm, năng suất lúa bình quân của mô hình là 62,2 tạ/ha, năng suất ngô bình quân của mô 
hình đạt 6,6 tấn/ha; lãi ròng đạt 30,973 triệu đồng/ha/năm, cao hơn đối chứng ngoài mô hình 
29,9%; canh tác ngô trên đất lúa vụ Hè thu giảm áp lực về nguồn nước tưới trong bối cảnh 
biến đổi khí hậu toàn cầu gây hạn hán khắp nơi đang xảy ra.
 3.3. Mô hình thâm canh tổng hợp cây sắn
- Kỹ thuật áp dụng: 
+ Giống sử dụng để sản xuất: Sử dụng giống KM94, KM7, SM937-26
+ Thời vụ trồng: Từ cuối tháng 12 đến tháng 01.
+ Làm đất: Cày và bừa nhuyễn đất, rạch hàng và bỏ hom.
74
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
+ Mật độ và phương thức trồng: Khoảng cách trồng là hàng cách hàng 0,8m và cây 
cách cây 0,7m tương đương với 17.857 hom/ha, trồng xen cây lạc trong sắn.Trong đó, cây 
lạc được canh tác theo kinh nghiệm của nông dân vùng dự án.
+ Chuẩn bị, xử lý giống để trồng: Tiến hành loại bỏ phần đầu và gốc của cây giống, 
dùng dao sắc chặt hom với chiều dài từ 15-20 cm, đảm bảo mỗi hom phải có từ 4 - 6 mắt, 
trong quá trình chặt tránh làm dập hom giống.
+ Trồng: Trộn đều các loại phân bón lót, rạch hành với độ sâu khoảng 15cm, rải đều 
phân lót theo rãnh, lấp đất với độ dày 2 - 3cm, tiến hành đặt hom giống nằm nghiêng 450 so 
với mặt đất với khoảng cách như đã quy định và lấp đất xung quanh hom. Sau trồng 20 ngày, 
kiểm tra đồng ruộng và trồng dặm lại các hom không nảy mầm hoặc nảy mầm yếu.
+ Lượng phân bón đầu tư cho 1,0 ha: 500 kg phân hữu cơ vi sinh, 300 kg phân urê, 420 
kg super lân và 225 kg kali clorua.
+ Phương thức bón phân: Bón lót khi rạch hàng để trồng 100% phân hữu cơ và 100% 
lân. Bón thúc lần 1 vào giai đoạn từ 20 - 25 ngày sau khi trồng: 1/3 phân đạm + 1/3 phân 
kali. Bón thúc lần 2 vào giai đoạn sau khi trồng từ 50 - 60 ngày: 1/3 phân đạm + 1/3 phân 
kali. Bón thúc lần 3 vào thời điểm 80 - 90 ngày sau trồng: toàn bộ lượng đạm và kali còn lại. 
Bón khi đất có đủ ẩm độ (sau khi tưới), tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc đang mưa lớn.
+ Chăm sóc: Sau trồng 20 - 25 ngày, tiến hành làm cỏ đợt 1, bón thúc phân bón quanh 
gốc và lấp đất. Sau trồng 50 - 60 ngày, tiến hành làm cỏ đợt 2, bón thúc phân bón quanh gốc 
và lấp đất. Sau trồng 80 - 90 ngày, tiến hành làm cỏ đợt 3, bón thúc phân bón quanh gốc và 
lấp đất.
+ Tưới nước: Tiến hành tưới bổ sung vào những tháng khô hạn, định kỳ khoảng 3 tuần 
tưới 1 lần, số lần tưới trong vụ từ 8 - 10 lần.
+ Phòng trừ sâu, bệnh hại: Nếu phát hiện bệnh chổi rồng tiến hành nhổ và tiêu hủy cây 
bị bệnh để hạn chế lây lan; Khi phát hiện bệnh đốm nâu lá tiến hành phòng trừ bằng các 
loại thuốc Zincopper 50WP, Canthomil 47WP, Canazole Super 320EC, Cantop M 43SC; 
Khi phát hiện nhện đỏ hoặc rệp muội, rệp sáp tiến hành phòng trừ bằng cách phun hỗn hợp 
chất dầu khoáng SK Enspray 99EC với thuốc Nissorun 5EC, Danitol 10EC, Dragon 585EC, 
Confidor 100SL.
+ Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi sắn trên 10 tháng, tránh thời điểm trước sau mưa. 
Trong trường hợp củ tươi để chế biến, thu hoạch xong chuyển ngay đến cơ sở chế biến và 
không phơi nắng ngoài đồng quá 24 giờ. Trong trường hợp sơ chế, thu hoạch xong tiến hành 
sắt lát để phơi khô hoặc sấy.
- Kết quả xây dựng mô hình: Tổ chức xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp cây sắn 
với quy mô 20 ha/2 năm, năng suất sắn bình quân của mô hình là 40,3 tấn củ tươi/ha và năng 
suất lạc bình quân của mô hình là 13,2 tạ/ha; lãi ròng đạt 50,528 triệu đồng/ha/năm, cao hơn 
đối chứng ngoài mô hình 27,4%; hạn chế thoái hóa đất sản xuất, hiệu quả kinh tế cao hơn 
đối với mô hình trồng sắn thuần trên đơn vị diện tích đất sản xuất.
3.4. Mô hình chuyển đổi đất trồng sắn năng suất thấp sang trồng cỏ phục vụ chăn 
nuôi bò thịt
- Kỹ thuật áp dụng:
75
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
+ Sử dụng giống cỏ voi.
+ Phương thức trồng: Rạch hàng sâu 15-20 cm theo hướng đông tây, hàng cách hàng 
60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 
60cm. Trồng bằng thân cây (hom), mỗi hecta cần 8 -10 tấn hom.
+ Phân bón: Tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác 
nhau. Trung bình cho 1 ha cần bón: 15 - 20 tấn phân chuồng hoai mục; 300 - 400 kg đạm 
urê; 250 - 300 kg super lân; 150 - 200 kg sulphat kali. Các loại phân hữu cơ, phân lân, phân 
kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh trồng cỏ. Riêng phân đạm thì chia đều cho các lần 
thu hoạch và bón thúc sau mỗi lần cắt. Nếu đất chua thì phải bón thêm vôi.
+ Thu hoạch và sử dụng: Sau khi trồng 80-90 ngày thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch 
non đợt đầu). Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 30-45 ngày, khi thảm cỏ có độ 
cao khoảng 80 - 120 cm. Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5 cm trên mặt đất và cắt 
sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều. Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới 
lại tiến hành bón thúc bằng đạm urê.
+ Ủ chua thức ăn xanh nhằm dự trữ thức ăn để sử dụng vào những thời điểm gia súc 
khan hiếm thức ăn, ngoài ra ủ chua thức ăn còn tận dụng được nhiều phế phụ phẩm nông 
nghiệp khác như thân cây ngô, thân lạc, lá sắn...
+ Sử dụng máy băm thức ăn gia súc để băm trước khi cho trâu bò ăn trực tiếp hoặc 
mang ủ. Việc sử dụng máy băm có thể tận dụng 20-40% thân già của cây cỏ, ngô mà nếu 
ăn trực tiếp trâu bò sẽ bỏ lại; Ngoài ra sử dụng máy băm cỏ thay cho sức người còn hiệu quả 
hơn gấp 2 lần. 
- Kết quả xây dựng mô hình: Tổ chức xây dựng mô hình chuyển đổi đất trồng sắn năng 
suất thấp sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò thịt với quy mô 5 ha/2 năm, năng suất cỏ bình 
quân của mô hình đạt 249,4 tấn/ha/năm. Mô hình trồng cỏ cho lợi nhuận cao nhưng ít gia 
đình áp dụng vì rủi ro dịch bệnh, vốn quá cao so với các hộ nông dân thuộc xã thuần nông 
còn gặp nhiều khó khăn 
IV. KIẾN NGHỊ 
Kết quả đạt được của dự án đã khẳng định sự đóng góp của khoa học công nghệ trong 
việc tăng năng suất chất lượng trồng nói chung và cây lúa, ngô, sắn và cây cỏ nói riêng, 
giảm được chi phí sản xuất, tăng hiệu quả trên đơn vị đất canh tác, sử dụng tài nguyên đất 
bền vững, hợp lý, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, đã nâng cao năng lực quản 
lý và hoạt động dịch vụ của hợp tác xã, góp phần xoá đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn 
và miền núi 

File đính kèm:

  • pdfho_tro_ung_dung_khoa_hoc_va_cong_nghe_de_nang_cao_hieu_qua_s.pdf