Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững

Nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Nam Định trong những năm gần đây được khẳng định là nghề

sản xuất thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập

cho người dân; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng mạnh hằng năm góp phần làm cho nền kinh tế

toàn tỉnh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Nam Định đang phải đối

mặt với một số vấn đề thách thức và khó khăn như: vấn đề quản lý quy hoạch đất sản xuất nông

nghiệp và nuôi trồng thủy sản; nguồn giống thủy sản (giống tôm) còn thiếu và chưa được kiểm soát

chất lượng, vấn đề ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản Những tồn tại này ảnh hưởng đến

năng suất, chất lượng, hiệu quả và sự phát triển bền vững của nghề. Trong thời gian tới để nghề nuôi

trồng thủy sản của tỉnh Nam Định phát triển ổn định cần phải có những giải pháp giải quyết triệt để

những tồn tại nêu trên.

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trang 1

Trang 1

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trang 2

Trang 2

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trang 3

Trang 3

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trang 4

Trang 4

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trang 5

Trang 5

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trang 6

Trang 6

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trang 7

Trang 7

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trang 8

Trang 8

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2580
Bạn đang xem tài liệu "Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững

Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định theo hướng bền vững
n khai. Về 
phương thức, thời gian và hạn mức cho thuê và 
mức thu tiền sử dụng đất mặt nước hiện nay còn 
nhiều bất cập. 
3.2.2. Vấn đề nguồn giống và chất lượng 
giống thủy sản 
Đối với sản xuất ngao giống: Thách thức đối 
với ngành sản xuất ngao giống tại địa phương 
hiện nay là hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, sản 
xuất theo kinh nghiệm nên sản lượng không ổn 
định, chất lượng không đồng đều. Cơ sở hạ tầng 
sản xuất giống thủy sản do hộ dân tự bỏ vốn đầu 
tư xây dựng, chưa được sự quan tâm hỗ trợ của 
Nhà nước nên chưa đảm bảo tiêu chuẩn; dễ bị 
thiệt hại do ảnh hưởng bởi thời tiết và thiên tai. 
Ngoài ra, một số giống thủy sản chưa sản 
xuất được trong nước, phải nhập từ Trung Quốc 
Bùi Thị Vân Anh – Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản 
25 
như: giống cá song, cá vược, diêu hồng... thời 
gian qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 
đã bị gián đoạn, không nhập khẩu được, khiến 
cho mùa vụ nuôi thả của người dân bị chậm lại; 
việc sản xuất giống nhuyễn thể trong những 
tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn trong việc 
nhập và lựa chọn đàn ngao, hàu bố mẹ đảm bảo 
chất lượng khiến cho chất lượng con giống sản 
xuất ra không đảm bảo để cung cấp cho người 
nuôi. 
Đối với đối tượng nuôi chủ lực có giá trị kinh 
tế cao, nhu cầu lớn thứ hai là tôm thẻ chân trắng, 
tỉnh Nam Định chưa chủ động sản xuất giống tại 
chỗ... Nguồn giống tôm hiện nay chủ yếu lấy từ 
các tỉnh phía Nam, chất lượng con giống khó 
kiểm soát, chi phí và tỷ lệ hao hụt trong quá trình 
vận chuyển cao. Để khắc phục những khó khăn, 
hạn chế trong khâu sản xuất giống thủy sản, Sở 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam 
Định và các ngành hữu quan đang tiếp tục triển 
khai các chương trình hỗ trợ tạo điều kiện cho 
các cơ sở giống nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tiếp 
nhận công nghệ mới để sản xuất đáp ứng nhu 
cầu nuôi thả, đặc biệt là các giống nuôi chủ lực. 
3.2.3. Vấn đề xả thải trong nuôi trồng thủy 
sản và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường 
Hiện nay, các khu nuôi tôm công nghiệp, nuôi 
tôm thâm canh, bán thâm canh ở tỉnh Nam Định 
phát triển mạnh, đi liền với năng suất tăng, giá 
trị kinh tế lớn, nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ gây 
ô nhiễm môi trường nếu các doanh nghiệp và cơ 
sở nuôi không thực hiện đúng quy trình kiểm 
soát, xử lý chất thải. Rất nhiều cơ sở nuôi tôm 
trong tỉnh vì mục tiêu lợi nhuận đều có xu hướng 
tận dụng tối đa diện tích để nuôi, không dành đủ 
diện tích làm ao lắng để xử lý nước nuôi tôm 
trước khi xả ra môi trường. 
Thực tế cho thấy, dù nuôi tôm công nghiệp 
rất phát triển ở Nam Định nhưng hiện nay các 
khu nuôi tôm tập trung chưa có hệ thống cấp 
thoát nước riêng biệt, đây cũng là một trong 
những yếu tố gây áp lực đối với môi trường. 
Theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Thủy và 
cộng sự (2017) “Hiện trạng chất lượng môi 
trường nước nuôi tôm vùng ven biển Nam Định 
và Quảng Ninh” cho thấy môi trường nước nuôi 
tôm tại hai tỉnh Quảng Ninh và Nam Định chủ 
yếu bị ô nhiễm hữu cơ, như: P, K, DO, NH4, TSS 
và Coliform. Đặc biệt trong nước thải sau nuôi, 
hàm lượng các chỉ tiêu trên đều cao. Theo kết 
quả nghiên cứu, hầu hết các vùng nuôi tôm 
không có quy hoạch hệ thống cấp, thoát nước 
riêng; nước cấp cho vùng nuôi trồng thủy sản 
đều dùng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ 
cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác nước thải 
sau nuôi không được xử lý, thải chung vào hệ 
thống kênh mương trong vùng, làm cho chất 
lượng nước vùng nuôi tôm bị ô nhiễm, chủ yếu 
là ô nhiễm hữu cơ. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa 
các hộ nuôi trong khu vực chưa chặt chẽ, đặc 
biệt là ý thức trách nhiệm trong xử lý dịch bệnh 
còn hạn chế dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh 
đối với tôm nuôi [2]. 
Mặc dù, nghề nuôi tôm thâm canh mang lại 
nhiều lợi nhuận, góp phần giải quyết công ăn 
việc làm của các địa phương ven biển; song trên 
thực tế, việc thiếu quy hoạch và người dân 
không tuân thủ các quy định về mùa vụ, mật độ 
nuôi, phòng trị bệnh, xử lý nước thải hoặc vì 
mục tiêu lợi nhuận đều có xu hướng tận dụng tối 
đa diện tích để nuôi mà không dành diện tích 
làm ao lắng xử lý nước thải trước khi xả thải ra 
môi trường. Tăng sản lượng, mà không quan 
tâm đến xử lý chất thải... đã làm môi trường nuôi 
trồng thủy sản bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc 
người dân lạm dụng các loại thuốc hóa học làm 
sạch nước, chất kháng sinh để xử lý bệnh cho 
tôm không chỉ gây tác động xấu đến môi trường 
sản xuất mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường 
sống xung quanh. Ngoài ra, tình trạng các hộ 
nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có ý thức 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
26 
trong việc cải tạo ao nuôi, quy trình xử lý nước 
thải, bùn thải trong nuôi tôm công nghiệp. Thực 
tế, bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản 
(nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, 
nuôi cá tra công nghiệp...) chứa các nguồn thức 
ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các loại hóa chất 
và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất 
Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh đọng, các chất 
độc hại có trong đất phèn vừa gây nguy cơ lây 
lan dịch bệnh cho các hộ khác lấy phải nguồn 
nước ô nhiễm vào ao nuôi, vừa có thể gây ô 
nhiễm trực tiếp cho nguồn nước ngầm, nước mặt 
và gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống cho 
người dân khu vực xung quanh. 
3.2.4. Vấn đề đầu ra cho nuôi trồng thủy sản 
Thực tế hiện nay cho thấy, hệ thống hậu cần 
dịch vụ của Nam Định còn nhỏ lẻ và chưa thực 
sự đáp ứng được nhu cầu thu mua, bảo quản, chế 
biến nên làm giảm giá trị sản phẩm thủy sản. 
Chế biến, xuất khẩu thủy sản còn hạn chế, chủ 
yếu là tiêu thụ nội địa, chưa tạo ra chuỗi sản 
phẩm có giá trị xuất khẩu. 
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, giá các 
loại thủy sản tươi tiêu thụ ở thị trường trong 
nước bị sụt giảm mạnh, gây nhiều khó khăn cho 
người dân. Đối với xuất khẩu thủy sản, theo số 
liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn tỉnh Nam Định, năm 2019, các doanh 
nghiệp xuất khẩu thủy sản đã xuất khẩu tiểu 
ngạch sang Trung Quốc khoảng 3.000 tấn cá 
bống bớp, 40 nghìn tấn thủy sản khai thác, 200 
tấn tép moi; xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản, 
Hàn Quốc khoảng 6.000 tấn ngao. Tuy nhiên, từ 
đầu năm 2020 đến nay, hầu hết sản phẩm thủy 
sản của các doanh nghiệp xuất khẩu phải lưu 
kho. Tại thị trường trong nước, chính sách giãn 
cách xã hội khiến các doanh nghiệp chế biến 
thủy sản vừa gặp khó về nguồn nguyên liệu dẫn 
đến bị đội giá sản xuất, vừa bị giảm sản lượng 
hàng hóa tiêu thụ do nhu cầu tiêu dùng nội địa 
giảm. Bên cạnh đó, chính sách biên mậu của 
Trung Quốc không nhập mặt hàng thủy sản theo 
đường tiểu ngạch, chỉ nhập chính ngạch cùng 
với việc EC đặt thẻ vàng khiến các doanh nghiệp 
xuất khẩu thủy sản sang châu Âu tốn thêm nhiều 
lệ phí, thời gian do hàng hóa bị giữ lại kiểm tra. 
Để hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản vượt 
khó, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã tập 
trung tạo điều kiện để các doanh nghiệp đẩy 
mạnh tiêu dùng nội địa. Đáng kể nhất là việc các 
ngành chức năng đã phối hợp hỗ trợ các doanh 
nghiệp thủy sản thông qua Hiệp hội nông sản 
sạch tỉnh thành lập Trung tâm Giới thiệu sản 
phẩm thủy hải sản tươi sống tại thành phố Nam 
Định để tăng cường quảng bá và tiêu thụ sản 
phẩm ở thị trường nội địa. Tiếp tục hỗ trợ các 
doanh nghiệp thủy sản duy trì xuất khẩu sản 
phẩm sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, 
khuyến khích doanh nghiệp thủy sản nâng cao 
chất lượng sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, 
kiểm dịch và dần chuyển đổi hình thức xuất 
khẩu từ tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, 
tránh các rủi ro về kinh tế. 
3.3. Một số giải pháp để phát triển nuôi 
trồng thủy sản ở Nam Định theo hướng bền 
vững 
Trên cơ sở các kết quả phân tích về thực trạng 
nuôi trồng thủy sản của tỉnh Nam Định, bài viết 
đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi trổng 
thủy sản theo hướng bền vững, đảm bảo sự hài 
hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. 
- Thứ nhất, hoàn thiện chính sách pháp luật 
về quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi trồng 
thủy sản, từng bước đưa các cơ sở nuôi trồng 
thủy sản tuân thủ các quy định pháp luật về điều 
kiện sản xuất, bảo đảm chất lượng và vệ sinh an 
toàn thực phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn của thị 
trường quốc tế. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống 
kiểm soát chất lượng các vật tư trong nuôi trồng 
thủy sản (giống, thức ăn); đồng thời, đẩy 
Bùi Thị Vân Anh – Hiện trạng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản 
27 
nhanh quá trình xã hội hóa việc kiểm tra chất 
lượng và khảo nghiệm các vật tư dùng trong 
nuôi trồng thủy sản. 
- Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền 
nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi 
trường và các phương thức bảo vệ môi trường, 
bởi chính họ là những người đã, đang và sẽ tác 
động trực tiếp đến môi trường, gây ảnh hưởng 
đến chính hoạt động nuôi trồng của họ. Cần gắn 
trách nhiệm của hộ nuôi trồng thuỷ sản, người 
dân, chủ trang trại, doanh nghiệp vào quản lý 
môi trường. 
- Thứ ba, tăng cường quản lý Nhà nước về 
bảo vệ môi trường của chính quyền các cấp; các 
cơ quan có liên quan trong việc thực thi Luật bảo 
vệ môi trường, đối với các cơ sở nuôi trồng và 
chế biến thủy hải sản. Đặc biệt, nâng cao năng 
lực thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi 
trường của các dự án đầu tư, cũng như tuân thủ 
nghiêm ngặt quy trình lập và thẩm định đánh giá 
tác động môi trường theo quy định của pháp 
luật. Tăng cường sự quản lý Nhà nước về chất 
lượng sản phẩm hàng hoá, vệ sinh an toàn thực 
phẩm, xây dựng và bảo vệ bản quyền, bảo vệ 
thương hiệu hàng hoá. 
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch phát triển 
nuôi trồng thủy sản cần dựa trên cơ sở phân 
vùng sinh thái, phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp 
thoát nước và xử lý chất thải đối với ngành nuôi 
trồng thủy sản công nghiệp, thâm canh... để đáp 
ứng yêu cầu về nguồn lực, cơ sở hạ tầng góp 
phần vệ sinh môi trường, ngăn ngừa bệnh dịch 
và các quy chuẩn môi trường đã quy định. Đồng 
thời, các chủ đầu tư canh tác nuôi trồng và chế 
biến thủy sản phải tập trung đầu tư và vận hành 
các hệ thống thu gom tập trung, phân loại hợp lý 
chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt; quản lý 
lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn nguy hại 
theo đúng quy định, cũng như phải có hệ thống 
xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải 
đạt tiêu chuẩn về môi trường. 
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám 
sát các hoạt động bảo vệ môi trường của các 
doanh nghiệp, cần kiên quyết xử lý triệt để 
những hành vi vi phạm các quy định của Luật 
bảo vệ môi trường. 
- Thứ tư, chú trọng nâng cao trình độ kỹ thuật 
cho người nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời thường 
xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, phục vụ cho 
nhu cầu học tập của dân cư, giúp họ tiếp thu 
những tiến bộ khoa học và công nghệ đang thay 
đổi từng ngày để có thể ứng dụng vào hoạt động 
nuôi trồng thuỷ sản của mình. 
- Thứ năm, đầu tư cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa 
học kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản. Tăng 
cường đầu tư cho khoa học kỹ thuật, nghiên cứu 
phát triển sản xuất giống nhuyễn thể đảm bảo 
chất lượng, từng bước chủ động đáp ứng nhu cầu 
về giống nuôi tại địa phương cho người dân, tạo 
thế chủ động trong sản xuất. 
- Thứ sáu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối 
với các mặt hàng thủy sản ở địa phương đến 
được các thị trường lớn. Hỗ trợ, kết nối để các 
hiệp hội và doanh nghiệp làm chủ thể trực tiếp 
thực hiện các hoạt động chung về xúc tiến 
thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ thủy 
sản đối với các sản phẩm thủy sản thế mạnh. 
Xây dựng mạng lưới phân phối, trực tiếp ký kết 
hợp đồng với các tổ chức cung ứng thực phẩm, 
các trung tâm phân phối, siêu thị của các thị 
trường lớn. Thúc đẩy hình thành kênh phân phối 
hàng thủy sản nội địa từ người sản xuất, doanh 
nghiệp đến các chợ, các siêu thị thông qua hệ 
thống các chợ đầu mối, các trung tâm nghề cá 
lớn. Bên cạnh đó, củng cố khung pháp lý cho các 
doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến thủy sản, đặc 
biệt là có cơ chế khuyến khích hình thành các cơ 
sở chế biến thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn quốc 
gia, khu vực và toàn cầu là một yêu cầu đặt ra, 
trong đó trước tiên là về quỹ đất, về quy hoạch 
các cụm công nghiệp tập trung, về cơ chế vốn 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
28 
vay, tiếp cận thiết bị, công nghệ mới... Cùng với 
đó, nhu cầu về một trung tâm giao dịch nông, 
lâm, thủy sản đầu mối của tỉnh là rất cần thiết. 
Giải quyết đầu ra cho sản phẩm thủy sản 
mang yếu tố quyết định đến sự thành bại của 
mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, để giải bài toán khó 
này, đòi hỏi cần phải có các giải pháp đồng bộ 
tại tất cả các khâu trong chuỗi từ khai thác, thu 
mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. 
4. Kết luận 
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản 
tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tựu và 
có những bước phát triển nhất định trên nhiều 
lĩnh vực. Nuôi trồng thủy sản của huyện đã đạt 
được nhiều kết quả tốt với sản lượng thủy sản 
tăng mạnh. 
Hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản ở tỉnh 
Nam Định còn mang tính tự phát, thiếu tính bền 
vững với giá trị sản lượng nuôi trồng tăng nhanh 
nhưng chưa quản lý tốt quy hoạch diện tích nuôi 
trồng thủy sản, sản xuất con giống thủy sản chưa 
theo kịp yêu cầu phát triển, việc xả thải trong 
nuôi trồng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, 
vấn đề tiêu thụ sản phẩm cũng gặp khó khăn 
trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19. 
Trong thời gian tới để phát triển nghề nuôi 
trồng thủy sản tại tỉnh Nam Định theo hướng bền 
vững cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo 
điều kiện cho nuôi trồng thủy sản trở thành một 
ngành kinh tế mạnh của tỉnh, góp phần nâng cao 
thu nhập, bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại 
các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản 
và bảo vệ sức khỏe người dân. 
Bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ: Thái độ của người dân vùng ven biển 
Bắc Bộ đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ven biển hiện nay; Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa 
học Xã hội Việt Nam là đơn vị chủ trì; TS. Bùi Thị Vân Anh làm chủ nhiệm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2020), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất thủy 
sản năm 2020; triển khai nhiệm vụ sản xuất năm 2021. 
2. Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Hồng Sơn, Đỗ Phương Chi, Trần Quốc Việt, Bùi Thị Lan Hương, Đỗ Thị Thu Hà (2017) 
Hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi tôm vùng ven biển Nam Định và Quảng Ninh, Tạp chí Khoa học Công 
nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 2 (75) 2017. 
3. Bùi Đắc Thuyết, Trần Văn Dũng (2013), Hiện trạng nghề nuôi ngao ở một số tỉnh ven biển miền Bắc và Bắc Trung 
Bộ, Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 11 số 7 năm 2013. 
4. https://nongnghiep.vn/thuy-san-nam-dinh-phat-huy-loi-the-d273086.html 
5. 
qua-2540435 
6.  
7.  
Thông tin tác giả: 
Bùi Thị Vân Anh – Viện Địa lí nhân văn 
Địa chỉ: Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội 
Email: vananh1509@gmail.com - Điện thoại: 0983351115 
Nhật ký tòa soạn 
Ngày nhận bài: 4/01/2020 
Biên tập: 3/2021 

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_va_giai_phap_phat_trien_nuoi_trong_thuy_san_tinh.pdf