Giáo trình Xã hội học (Mới)

Giới thiệu:

Bài học này cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về xã hội học như: khái niệm xã hội học, các phương pháp kỹ thuật cơ bản, thang đo sử dụng trong nghiên cứu xã hội học, quy trình thực hiện một cuộc điều tra xã hội học tạo điều kiện cho học sinh có kiến thức nền tảng trước khi tiếp xúc, nghiên cứu các môn học chuyên ngành, đồng thời có thể thực hành nghề nghiệp sau khi ra trường.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được khái niệm và một số phương pháp kỹ thuật cơ bản trong nghiên cứu xã hội học.

+ Liệt kê được các loại thang đo thường được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học.

+ Trình bày được quy trình của một cuộc điều tra xã hội học.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được một số phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu định tính và định lượng.

+ Phân tích được các thang đo thường được sử dụng trong xã hội học.

+ Xây dựng được phiếu hỏi và mẫu điều tra.

+ Thực hành được đầy đủ tiến trình của một cuộc điều tra xã hội học.

- Thái độ: Tôn trọng sự thực khách quan qua số liệu nghiên cứu; Sử dụng số liệu điều tra theo đúng quy định đạo đức trong nghiên cứu công tác xã hội.

Nội dung chính:

1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của xã hội học

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của xã hội học.

- Kỹ năng: Phân biệt được bản chất, chức năng và nhiệm vụ của xã hội học so với các môn học xã hội khác.

- Thái độ: Rèn luyện tính tích cực trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp.

1.1. Khái niệm xã hội học

Xã hội học là một môn khoa học có vị trí, vai trò độc lập tương tự như bất kỳ một khoa học nào khác trong hệ thống các khoa học. Xã hội học có quá trình hình thành, ra đời, vận động và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Xã hội học có đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó.

Sau hơn 150 năm phát triển, đến nay xã hội học đã trở thành một khoa học có vị trí và vai trò xứng đáng trong hệ thống các khoa học và đóng góp ngày càng có hiệu quả cho sự phát triển của xã hội. Khoa học xã hội học đã được đưa vào giảng dạy – nghiên cứu trong các trường đại học. Trên thực tế đã hình thành ngành đào tạo xã hội học và các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp về xã hội học. Vậy xã hội học là gì? Nghiên cứu khoa học xã hội học là gì?

Tri thức xã hội học là tri thức được thu thập một cách khoa học, lô gíc, có tính kiểm chứng, có tính phê phán về các quá trình và hiện tượng xã hội. Các quan niệm xã hội học là kết quả của những nỗ lực hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ những người được đào tạo một cách hệ thống và say mê làm việc trong lĩnh vực xã hội học Lĩnh vực khoa học này đã xuất hiện trên thế giới vào nửa đầu thế kỷ XIX ở xã hội phương Tây – nơi diễn ra sự biến đổi xã hội một cách căn bản, và mới phát triển ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XX trong bối cảnh đổi mới kinh tế - xã hội diễn ra nhanh chóng.

 

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 1

Trang 1

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 2

Trang 2

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 3

Trang 3

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 4

Trang 4

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 5

Trang 5

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 6

Trang 6

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 7

Trang 7

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 8

Trang 8

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 9

Trang 9

Giáo trình Xã hội học (Mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 115 trang xuanhieu 2700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xã hội học (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Xã hội học (Mới)

Giáo trình Xã hội học (Mới)
a mình trong tương quan so sánh với lợi ích của các nhóm khác và lợi ích chung của xã hội. Từ đó, ý kiến, phán xét, thái độ kiến nghị được đưa ra không chỉ xuất phát từ nhóm cục bộ mà đã hàm chứa trong đó lợi ích chung.
Mặt khác, trong bất kỳ xã hội nào ở bất kỳ giai đoạn phát triển lịch sử nào cũng luôn có những nhóm xã hội lớn được tập hợp thành các lực lượng chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ đời sống xã hội hay nói một cách khác là luôn có một lực lượng lãnh đạo. Lợi ích của các nhóm này có xu hướng phù hợp, đại diện cho cả xã hội và cho các nhóm khác trong xã hội. Bên cạnh đó, họ có khả năng sử dụng các bộ máy tuyên truyền, vận động để phổ biến nhận thức, lợi ích và quan điểm của mình đến với đông đảo người dân, thuyết phục công chúng chia sẻ và ủng hộ các quan điểm đó. Chính lợi ích và quan điểm của lực lượng chính trị lớn này sẽ định hướng cho quá trình thảo luận, trao đổi và hội tụ các ý kiến đánh giá trong dư luận xã hội. Do vậy, dư luận xã hội thường phản ánh lợi ích và quan điểm của các nhóm lớn trong xã hội đồng thời thỏa mãn một cách hợp lý lợi ích và quan điểm của các nhóm khác trong xã hội. Đây chính là cơ sở cho việc điều hòa các mối quan hệ xã hội và ổn định trong quá trình phát triển đời sống của đất nước.
Ví dụ: Trong thời kỳ đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu khích lệ trong việc nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường tiềm lực kinh tế và khẳng định vị thế chính trị của đất nước trên trường quốc tế. Tuy nhiên cùng với đó Đảng ta cũng nhận thấy những nguy cơ rất lớn đe dọa sự thành công của tiến trình đối mới và sự nghiệp xây dựng đất nước. Một trong những nguy cơ xuất phát từ bên trong là sự tha hóa biến chất của một bộ phận đảng viên dưới tác động của nền kinh tế thị trường như: tham ô, hối lộ, tiếp tay cho bọn buôn lậu, chiếm đoạt tài sản nhân dân.
Nhận thức rõ nguy cơ này, Đảng ta một lần nữa chứng tỏ sự sáng suốt của mình khi phát động phong trào xây dựng và chỉnh đốn Đảng tròn 2 năm 1999 – 2001 để sau đó biến thành hoạt động thường xuyên của tất cả các đơn vị Đảng. Hay như cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
3.1.2. Điều chỉnh hành vi cá nhân và nhóm
Một mặt, dư luận có thể tác động trực tiếp nhằm lên án những hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức hay cổ vũ những hành vi phù hợp với lợi ích chung. Từ đó họ sẽ điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với giá trị, chuẩn mực chung của xã hội.
Mặt khác, dư luận xã hội có tác động lâu dài đến việc xây dựng nhân cách của con người – hay chính là quá trình xã hội hóa cá nhân. Sự đánh giá của dư luận xã hội thường dựa trên các chuẩn mực, hành vi có sẵn và được thừa nhận trong cộng đồng.
3.1.3. Giám sát và tư vấn
Chức năng này được thể hiện rõ nét nhất khi đối tượng của các luồng dư luận xã hội là hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước. Có thể nói, cùng với tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội, người dân ngày càng có nhiều cơ hội tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc kiến thiết và quản lý đất nước. Một mặt công dân ủy quyền cho người cử tri đại diện cho quyền lợ của mình tại các cơ quan dân cử, mặt khác thông qua dư luận xã hội, họ phán xét đánh giá về các chủ trương, chính sách lớn của đất nước và các hoạt động cụ thể của bộ máy chính quyền. Đây là xu hướng phù hợp với bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thể hiện “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Xét trong mối quan hệ giữa công việc nhà nước và dư luận xã hội cần lưu ý:
- Đảm bảo tính công khai của các công việc nhà nước và chính quyền. Người dân có quyền và khả năng thực tế được thông báo hoặc tìm kiếm thông tin về các công việc này. Đảm bảo nguyên tắc trao đổi thảo luận công khai của người dân đối với các công việc chung của quốc gia. Khía cạnh này liên quan mật thiết đến việc: xây dựng và thông qua hiến pháp; phê pháp và lên án các hành vi sai lệch, phạm pháp của công chức các cấp
- Xây dựng cơ chế và hành lang pháp lý cho việc áp dụng các khuyến nghị, tư vấn của dư luận xã hội vào công tác quản lý xã hội và con người. Đây có thể coi là một bộ phận quan trọng trong công cuộc xây dựng quy chế dân chủ cơ sở ở nước ta. Bằng cách này, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được xây dựng đồng thời từ dưới lên và từ trên xuống.
Tuy nhiên, khi sử dụng các tư vấn của dư luận xã hội cũng cần thiết có sự cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Một mặt, bộ máy nhà nước mà cụ thể là cán bộ lãnh đạo không thể xem nhẹ dư luận xã hội, coi nó là ý kiến bên rìa, không có giá trị gì với quốc gia (quay lưng lại với dư luận xã hội). Nếu hành động theo thái cực này thì người dân sẽ bất bình, gây tâm lý ấm ức và phản kháng trong nhân dân. Mặt khác cũng cần thiết tránh việc nhất nhất đều làm theo sự tư vấn của dư luận (theo đuôi dư luận). Bởi vì hậu quả là tình trạng trốn tránh trách nhiệm cá nhân, công việc nhà nước sẽ không được thực hiện kịp thời và gây tổn thất cho lợi ích của nhân dân.
3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội
3.2.1. Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội và quần chúng nhân dân
Trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý nhiều mặt của đời sống xã hội. Vận dụng tinh thần “lấy dân làm gốc” các tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước phải chăm chú lắng nghe ý kiến của quần chúng, nhạy cảm với tâm trạng và nguyện vọng của họ, thường xuyên phân tích dư luận của các tầng lớp nhân dân về từng vấn đề quan trọng. 
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới mọi mặt của đời sống đất nước, nhiều vấn đề phải tìm tòi thể nghiệm, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Vì thế cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nhân dân và Đảng, Nhà nước, tập trung khai thác được trí tuệ của tập thể trong việc xây dựng xã hội mới, chống các biểu hiện tiêu cực, chủ quan, duy ý chí, chống nguy cơ xa dời quần chúng.
3.2.2. Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa
Xuất phát từ bản chất của Chủ nghĩa xã hội, từ vai trò làm chủ của nhân dân lao động trong Chủ nghĩa xã hội, cần lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào việc quản lý công việc xã hội. Do đó cần thực hiện quyền được thông tin của nhân dân, bảo đảm cho mọi người được tự do phát biểu ý kiến, bàn bạc các vấn đề chung thông qua các hình thức sinh hoạt chính trị và giao tiếp xã hội, hướng dẫn, tạo điều kiện hình thành dư luận xã hội đúng đắn, sử dụng nó trong việc quản lý xã hội gắn chặt với quá trình mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, ý thức tích cực công dân của họ.
3.2.3. Góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo quản lý trên cơ sở khoa học
Trong xã hội hiện đại, tìm hiểu dư luận xã hội, cung cấp thông tin ngược chiều về các mặt hoạt động của Đảng và Nhà nước trở thành một điều kiện quan trọng để hoàn thiện công tác lãnh đạo và quản lý xã hội trên cơ sở khoa học. Nhất là trong điều kiện nước ta đang tiến này đổi mới, xây dựng đất nước thì việc nghiên cứu và phân tích dư luận xã hội về các vấn đề mới nảy sinh có vai trò hết sức quan trọng giúp cơ quan lãnh đạo có những quyết định đúng về các mặt, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đi đúng hướng và đem lại hiệu quả thiết thực.
CHƯƠNG 7
Ứng dụng nghiên cứu xã hội học trong công tác xã hội
Mã chương: MH02_CH07
Giới thiệu:
Bài học này cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về vai trò, ý nghĩa của nghiên cứu xã hội học đối với nghề công tác xã hội, tạo điều kiện cho học sinh có kiến thức nền tảng trước khi tiếp xúc, nghiên cứu các môn học chuyên ngành, đồng thời có thể thực hành nghề nghiệp sau khi ra trường.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được những công việc mà xã hội học có khả năng tham gia trong công tác xã hội.
- Kỹ năng: Ứng dụng được công việc trên trong quá trình thực hành công tác xã hội.	
- Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc, tỉ mỉ, khách quan trong việc sử dụng số liệu nghiên cứu và ứng dụng xã hội học trong thực hành công tác xã hội.
Nội dung chính:
Với lịch sử hơn 150 năm ra đời và phát triển, khoa học xã hội học đã thể hiện ngày càng rõ nét hơn chức năng, nhiệm vụ của mình về mặt nhận thức, thực tiễn và giáo dục tư tưởng. 
Trong đó, xã hội học cung cấp thông tin khoa học về các hiện tượng xã hội và con người; đưa ra các chuẩn đoán và các dự báo về xu hướng vận động, biến đổi xã hội. Là “cầu nối” giữa các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà sản xuất kinh doanh với cuộc sống, với người dân; giữa bên trên và bên dưới.
Với khả năng như trên, xã hội học là một môn khoa học cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng cho các môn khoa học xã hội ứng dụng khác, đặc biệt là khoa học xã hội có giá trị ứng dụng thực hành tiếp xúc, trợ giúp trực tiếp cho đối tượng như công tác xã hội.
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được nội dung công việc xác định vấn đề nghiên cứu mà xã hội học có khả năng tham gia trong công tác xã hội.
- Kỹ năng: Ứng dụng được công việc trên trong quá trình thực hành công tác xã hội.	
- Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc, tỉ mỉ, khách quan trong việc sử dụng số liệu nghiên cứu và ứng dụng xã hội học trong thực hành công tác xã hội.
Trong cuộc sống của chúng ta có vô vàn những vấn đề đang diễn ra, tuy nhiên phát hiện được vấn đề cần nghiên cứu lại không phải chuyện đơn giản. Dưới con mắt của các nhà xã hội học, các vấn đề chỉ có thể trở thành vấn đề nghiên cứu khi họ cảm nhận thấy có sự mâu thuẫn giữa các quy luật trong thực tế cuộc sống. 
Những vấn đề này có thể nhận biết thông qua quan sát cuộc sống hoặc thông qua các nghiên cứu trước đó hoặc do đối tác đưa cho nhà xã hội học. Song chỉ có thể thông qua nghiên cứu mà đưa ra kết luận về vấn đề.
Đó là quá trình xác định vấn đề nghiên cứu trong xã hội học. Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người thực hành nghề công tác xã hội. Hay người làm nghề công tác xã hội cần nắm được kỹ năng này. 
Bởi vì, Công tác xã hội vận dụng lý thuyết xã hội học, các nghiên cứu, điều tra xã hội để phân tích các nguyên nhân tác động tới sự tương tác, liên kết con người với con người, con người với môi trường để đưa ra các hình thức, biện pháp can thiệp nhằm cải thiện các mối liên kết con người với con người, con người với môi trường theo chiều hướng tích cực.
2. Thu thập và phân tích số liệu (định tính và định lượng)
Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được nội dung công việc thu thập và phân tích số liệu mà xã hội học có khả năng tham gia trong công tác xã hội.
- Kỹ năng: Ứng dụng được công việc trên trong quá trình thực hành công tác xã hội.	
- Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc, tỉ mỉ, khách quan trong việc sử dụng số liệu nghiên cứu và ứng dụng xã hội học trong thực hành công tác xã hội.
Đối tượng phục vụ của Công tác xã hội là con người và những vấn đề xã hội của con người. Trong đó, Công tác xã hội đặc biệt quan tâm đến những cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Để giải quyết các vấn đề khó khăn đó, trước hết nhân viên công tác xã hội cần tìm hiểu về vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng đó; nguyên nhân vấn đề mà họ đang gặp phải; và các vấn đề khác có liên quan đến việc trợ giúp, nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề của họ.
Muốn thực hiện được những công việc trên, nhân viên công tác xã hội tất yếu phải thực hiện bước công việc thứ hai trong tiến trình công tác xã hội là thu thập thông tin về đối tượng. 
Để thực hiện việc thu thập thông tin về đối tượng, nhân viên xã hội có thể vận dụng các kỹ năng, phương pháp thu thập thông tin trong khoa học xã hội học.
- Thu thập số liệu định tính/định lượng có liên quan
Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng là một trong số các phương pháp được ứng dụng trong nghiên cứu xã hội học nhằm thu thập số liệu định tính hoặc định lượng phục vụ quá trình nghiên cứu, rút ra bản chất của các hiện tượng xã hội.
Nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu của xã hội học dựa vào việc lượng hóa các biến số. Đây là phương pháp tìm hiểu và mô tả các hiện tượng xã hội dựa trên tư duy diễn dịch, từ các quy luật để giải thích các vấn đè cụ thể (thực chứng luận).
- Phân tích số liệu để hỗ trợ xây dựng chương trình hay vận động
3. Trình bày báo cáo/kế hoạch cho đối tác liên quan
Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được nội dung công việc trình bày báo cáo/kế hoạch cho đối tác liên quan mà xã hội học có khả năng tham gia trong công tác xã hội.
- Kỹ năng: Ứng dụng được công việc trên trong quá trình thực hành công tác xã hội.	
- Thái độ: Rèn luyện tính nghiêm túc, tỉ mỉ, khách quan trong việc sử dụng số liệu nghiên cứu và ứng dụng xã hội học trong thực hành công tác xã hội.
Mục đích của công việc trình bày báo cáo/kế hoạch là tạo được sự quan tâm, ủng hộ, trợ giúp, tham gia của đối tác. 
- Một số yêu cầu về trình bày thể thức văn bản đối với báo cáo:
+ Nội dung báo cáo được trình bày trên giấy A4, một mặt. 
+ Font Times New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng 1,5 lines; mật độ chữ bình thường.
+ Kích thước các lề lần lượt là: lề trên: 3,5 cm; lề dưới: 3,0 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 2 cm.
+ Số trang đánh ở giữa, bên dướí, bắt đầu từ mục lục.
+ Viết theo chương, mục, tiểu mục (ví dụ chương 1, mục 1.1, tiểu mục 1.1.1).
+ Các chú thích phải đánh số và viết ghi chú ở cuối mỗi trang.
+ Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc () để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang/bảng chữ cái viết tắt.
+ Nếu có hình hoặc bảng nằm ngang, đầu bảng/hình nằm về phía lề trái.
- Một số lưu ý để thuyết trình báo cáo/kế hoạch thành công cho đối tác:
+ Thư giãn và toát ra sự tự tin
+ Trình bày lưu loát 
+ Mở đầu ấn tượng
+ Trình bày quan điểm một cách cụ thể, có thể sử dụng những câu chuyện, so sánh để người nghe dễ hiểu.
+ Kết nối với người nghe
+ Nhắc lại những điểm quan trọng
+ Giải đáp thắc mắc
+ Kết thúc ấn tượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Xã hội học đại cương, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.
2. Phạm Tất Dong, Nguyễn Sinh Huy, Đỗ Nguyên Phương, Xã hội học đại cương, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2004.
3. Trịnh Thị Chinh, Xã hội học, NXB LĐ-XH, 2005.
4. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007.
5. Giáo trình Xã hội học, NXB Sư phạm, 2008.
6. Giáo trình Xã hội học, NXB Chính trị - quốc gia Hà Nội, 2008.
7. Lương Khắc Hiếu (chủ biên), Dư luận xã hội trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
8. Tô Duy Hợp (chủ biên), Định hướng phát triển làng - xã đồng bằng sông Hồng ngày nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.
9. Vũ Tuấn Huy, Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.
10. Tạ Minh chủ biên, Nhập môn Xã hội học, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004.
11. Ngọ Văn Nhân (chủ biên), Tập bài giảng xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
12. Huỳnh Khái Vinh, Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
13. Trần Thị Kim Xuyến chủ biên, Nhập môn Xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia.
14. Tạp chí Xã hội học
15. Tạp chí Khoa học xã hội
16. website 
17. website 

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_xa_hoi_hoc_moi.docx