Giáo trình Xã hội học đại cương
I. SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC
Về mặt thuật ngữ, “Sociology” (xã hội học) là một từ ghép bởi hai chữ có
gốc nghĩa khác nhau, chữ Latinh: Societas (xã hội) và chữ Hy Lạp: Logos (học
thuyết). Như vậy, Xã hội học có nghĩa là học thuyết nghiên cứu về xã hội.
Về mặt lịch sử: Auguste Comte được xem là cha đẻ của Xã hội học, khi ông
là người có công đưa ra thuật ngữ khoa học này vào năm 1839.
II. NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH XÃ HỘI HỌC
Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc
thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là
khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó
trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.
Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm đã ra đời ở
các nước Tây Âu thế kỉ XIX. Để giải thích được vấn đề này cần phải trở lại với
những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - tư tưởng ở Tây Âu thế kỉ XIX với tư
cách là tìm hiểu những tiền đề quan trọng cho sự ra đời của ngành Xã hội học trên
thế giới.
1. Tiền đề kinh tế – xã hội
Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX ở châu Âu xuất hiện cuộc cách mạng
thương mại và công nghệ, làm lay chuyển tận gốc chế độ cũ tồn tại hàng trăm năm
trước. Cụ thể là: Hệ thống kinh tế phong kiến đã bị sụp đổ trước sự bành trướng
của các cuộc cách mạng, quan hệ sản xuất kiểu cũ bị thay thế dần bởi sự quản lý
kinh tế theo kiểu tư bản. Từ đó, nhiều nhà máy, xí nghiệp ra đời đã thu hút nhiều
lao động, đặc biệt là lao động từ nông thôn ra đô thị.
Ở các nước Anh, Pháp, Đức xuất hiện hoạt động sản xuất, buôn bán sản xuất
theo quy mô công nghiệp đã đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, làm tăng khối
lượng tổng sản phẩm gấp hàng trăm lần trước khi có chủ nghĩa tư bản.
Sự biến đổi kinh tế dẫn đến sự biến đổi sâu sắc đời sống xã hội: nông dân đi
làm thuê, của cải rơi vào tay của giai cấp tư sản, đô thị hoá phát triển, cơ sở hạ tầng
phát triển mạnh, khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh chóng, hình thành
thị trường rộng lớn.
Sự biến đổi kinh tế cũng làm cho hệ thống tổ chức xã hội phong kiến bị xáo
trộn mạnh mẽ như: Quyền lực trong tôn giáo bị giảm xuống, cấu trúc gia đình biến
đổi do cá nhân rời bỏ cộng đồng, gia đình đi làm thuê, văn hoá cũng biến đổi do lối
sống kinh tế thực dụng
Tóm lại, sự xuất hiện của hệ thống tư bản đã phá vỡ trật tự xã hội cũ, làm
xáo trộn đời sống xã hội của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy
sinh nhu cầu sau:
- Về mặt thực tiễn: phải lặp lại trật tự xã hội một cách ổn định.
- Về mặt nhận thức: Giải quyết những vấn đề mới mẻ của xã hội đang nảy
sinh từ cuộc sống đầy biến động.
Đây là tiền đề cần thiết cho sự ra đời của khoa học XHH vào thế kỉ XIX
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Xã hội học đại cương
ối sống nông thôn - Lối sống đô thị - Văn hoá dân gian truyền miệng - Văn hoá bác học, truyền thông đại chúng 2. Đặc điểm của xã hội nông thôn - Sinh thái nông thôn mang nhiều yếu tố tự nhiên: nhà, vườn, ao, ruộng. Chúng thường gắn với những điều kiện địa lý sẵn có, ít được cải tạo nên chưa thuận tiện cho sinh hoạt giao lưu kinh tế văn hoá - Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chính, ngoài ra còn có các nghề thủ công, chế biến lương thực, thực phẩm, buôn bán nhỏ theo hộ gia đình. - Chính trị ở nông thôn: Ngoài hệ thống chính quyền xã, ấp, thôn do Nhà nước điều hành trên cơ sở pháp luật còn có hệ thống cương vị chức sắc trong dòng tộc, già làng, thân thuộc, tôn giáo điều chỉnh hành vi của các thành viên bằng tục lệ những quy ước ngoài pháp luật. Sự cưỡng chế việc thực hiện chuẩn mực đó là uy tín, danh dự, dư luận xã hội. Hệ thống chính quyền pháp luật nhiều khi không có hiệu lực bằng hệ thống dòng tộc, tôn giáo, và các chuẩn mực có tính quy ước trên. - Văn hoá nông thôn chủ yếu là văn hoá dân gian để truyền những giá trị thẩm mỹ, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá nông thôn đã bảo tồn được những giá trị quý báu mang tính truyền thống, nhưng nó cũng chứa đựng những yếu tố không có lợi cho sự phát triển. 3. Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn Khi loài người biết trồng trọt và chăn nuôi thì cuộc sống của loài người đã Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Nắm vững các khái niệm và những vấn đề cơ bản của Xã hội học nông thôn. - Trên cơ sở đó, có thể vận dụng để nghiên cứu thực trang và đề xuất giải pháp cho các vấn đề của nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương Biên soạn: Kiều Văn Đạt 61 chuyển từ bầy đàn, lang thang sang định cư và nông thôn hình thành; công xã nông thôn ra đời thay cho công xã thị tộc. Công xã nông thôn ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi phát triển; làm nảy sinh nhu cầu phải trao đổi sản phẩm và đòi hỏi phải có công cụ lao động. Từ đó, xuất hiện xã hội đô thị và văn minh công nghiệp ra đời. 4. Đối tƣợng nghiên cứu của Xã hội học nông thôn Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học nông thôn là những hiện tượng xã hội ở nông thôn, những vấn đề xã hội liên quan đến sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội nông thôn. Trên cơ sở nghiên cứu đó mà có những giải pháp về chiến lược, sách lược cải tạo và xây dựng nông thôn trên các mặt, các lĩnh vực. II. XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM 1. Quá trình hình thành và phát triển Xã hội nông thôn Việt Nam ra đời gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa nước. Do chế độ phong kiến tồn tại lâu đời, người dân ít có sự giao lưu với bên ngoài, nên mỗi địa phương, mỗi làng xã có những đặc điểm riêng. Trải qua các thời kì lịch sử thăng trầm, đặc điểm cấu trúc của xã hội nông thôn Việt Nam vẫn giữ được những nét riêng là sự dung hợp giữa văn hóa bác học và văn hóa dân gian. Nông dân Việt Nam là lực lượng chủ lực trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. 2. Các hình thức cƣ trú của cộng đồng ngƣời - Quần cư nông thôn đồng bằng; - Quần cư nông thôn miền núi; - Quần cư ngư nghiệp ven sông biển; - Làng chuyên canh. 3. Đặc điểm của nông thôn Việt Nam: - Xã hội nông thôn Việt Nam là xã hội nông thôn vùng Đông Nam Á. Nó vừa mang tính chất của xã hội nông thôn vùng Đông Á, vừa mang tính chất xã hội nông thôn vùng Nam Á. Xã hội nông thôn vùng Đông Á chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ. Làng xóm quần tụ trên một mảnh đất nhỏ, xung quanh là đồng ruộng. Trong làng một vài dòng họ sống với nhau từ lâu đời, với nền kinh tế tự cung tự cấp, với hệ thống của những quy ước riêng đặc trưng cho cộng đồng dân cư đó. Xã hội nông thôn vùng Nam Á ở phần lớn là miền đất xã ấp rải theo bờ kênh, đường bộ gồm nhiều gia đình ở nhiều nơi khác nhau quần tụ thành, ít gắn bó với tục lệ, dòng họ mà gắn bó với nhau bằng công việc làm ăn, với một nền sản xuất hàng hoá đã có những tiền đề phát triển. Nông thôn Việt Nam cũng có những đặc trưng đó. - Nông thôn miền Bắc và miền Trung còn mang nhiều đặc điểm xã hội nông thôn Đông Á. Xã hội nông thôn miền Nam còn lưu lại những đặc điểm của xã hội nông thôn Đông Á nhưng chủ yếu là những đặc trưng của xã hội nông thôn Nam Á. - Đặc điểm của làng xã Việt Nam hiện nay: Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương Biên soạn: Kiều Văn Đạt 62 + Số dân không cao; + Mức độ phân hóa nghề nghiệp ít, tốc độ phân hóa chậm; + Làng xã khá ổn định, ít biến động lớn về kinh tế, chính trị; còn lạc hậu về văn hóa; - Sản xuất nông nghiệp nhỏ, thủ công, đồng ruộng manh mún 5. Hiện trạng và phƣơng hƣớng phát triển xã hội nông thôn Việt Nam 5.1. Hiện trạng xã hội nông thôn Việt Nam - Xã hội nông thôn nước ta hiện nay đã có sự chuyển mình từ nền kinh tế tự cấp, tự túc với cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa với cơ chế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Những đặc điểm của xã hội đô thị văn minh đang từng bước ảnh hưởng đến xã hội nông thôn, từ cung cấp sản xuất hàng hóa, đầu tư trang bị kỹ thuật đến trang bị tiện nghi sinh hoạt lối sống. - Sự phân tầng xã hội về kinh tế ở nông thôn ngày càng rõ rệt trong thu nhập, mức sống. 5.2. Phƣơng hƣớng phát triển nông thôn Việt Nam - Cần thực hiện các chính sách xã hội để phát triển nông thôn - Làm cho nông thôn xích gần thành thị trên ba hướng: + Du nhập văn minh vật chất của thành phố; + Tạo ảnh hưởng của đô thị đến nông thôn trên quy mô toàn quốc, toàn xã hội và tới vùng hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa; + Giải pháp xây dựng nông thôn mới ở những vùng đất mới. Nghiên cứu xã hội học nông thôn là nghiên cứu các mối quan hệ xã hội giữa cá nhân, gia đình, dòng họ, huyết tộc dưới sự tác động của phong tục, tập quán, văn hóa ; vấn đề đời sống tinh thần, văn hóa và vật chất. Câu hỏi (bài tập) củng cố: 1. Trình bày đặc trưng của nông thôn Việt Nam và hãy nêu thực trạng của nông thôn Việt Nam hiện nay. 2. Nêu thực trạng xã hội nơi anh / chị đang sinh sống (cấp độ xã, phường, thị trấn, thị xã hoặc tương đương). Trên cơ sở đó, hãy đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển địa phương của anh / chị. Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương Biên soạn: Kiều Văn Đạt 63 Bài 4 XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH I. KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 1. Khái niệm Gia đình là một nhóm xã hội thu nhỏ gồm những người cùng chung sống với nhau trong một không gian sinh tồn có quan hệ tình cảm, tình dục, quan hệ huyết thống được pháp luật thừa nhận. Đặc trưng của sinh hoạt gia đình là các quá trình vật chất và tinh thần. 2. Kết cấu gia đình Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ có một tổ chức nhất định về mặt lịch sử, đồng thời là một thiết chế xã hội đặc thù mà các thành viên của nó bị ràng buộc bởi các mối quan hệ hôn nhân hay ruột thịt. Gia đình là một xã hội thu nhỏ với tất cả mối quan hệ chằng chịt, phức tạp. Nó có các mối quan hệ hướng ngoại như: - Quan hệ kinh tế; - Quan hệ chính trị; - Quan hệ văn hóa, giáo dục; - Quan hệ tái sản xuất xã hội; 3. Các kiểu gia đình - Gia đình kép: gồm 3 thế hệ trở lên, là loại gia đình mà các thế hệ ông bà, cha mẹ, con cái cùng sống chung một nhà. Đây là kiểu gia đình phổ biến ở Việt Nam. - Gia đình đơn (gia đình hạt nhân): là loại gia đình có hai thế hệ, phổ biến ở châu Âu, còn châu Á thì phổ biến ở các đô thị lớn. - Gia đình mẫu hệ mới: xuất hiện do sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi về chất lượng trong cuộc sống, thu nhập và mức sống cao hơn làm cho cá nhân phát triển tự do hơn. Nguyên nhân xuất hiện kiểu gia đình này là: + Do chiến tranh, đàn ông trẻ chết cao hơn đã tạo ra chênh lệch lớn giữa nam và nữ; + Do tốc độ phát triển dân số khá thấp ở một số nước. Vì vậy sinh đẻ được khuyến khích; Phụ nữ muốn có con nhưng không muốn có chồng; + Những phụ nữ đã có chồng, con nhưng ly dị và không lấy chồng nữa. - Kiểu gia đình thiếu: là gia đình có vợ chồng nhưng không có con cái. - Kiểu gia đình đồng giới. Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Nắm vững các khái niệm và những vấn đề cơ bản của Xã hội học gia đình. - Trên cơ sở đó, có thể vận dụng để nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đối với các vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương Biên soạn: Kiều Văn Đạt 64 4. Chức năng của gia đình 4.1. Chức năng cung cấp cho xã hội những công dân tốt, khỏe mạnh về thể chất, tinh thần. Đó là những con người lao động đảm đương nhiệm vụ lao động xã hội và bảo vệ tổ quốc, là chức năng tái sản sinh và giáo dưỡng. Chức năng giáo dục gia đình có ý nghĩa quan trọng nhất cho sự phát triển xã hội. Đó là sự hình thành con người mới. Gia đình là môi trường giáo dục quan trọng và thuận lợi cho việc nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ, là trường học đầu tiên hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực của các cá nhân. Gia đình cùng với nhà trường và xã hội tạo ra một tam giác giáo dục đối với việc chình thành và phát triển nhân cách cá nhân. 4.2. Chức năng là đơn vị kinh tế tiêu dùng và văn hóa: đảm bảo sự ổn định nhất định về kinh tế của các thành viên trong gia đình, tổ chức thời gian nhàn rỗi khoa học. 5. Gia đình trong xã hội công nghiệp hóa – đô thị hóa 5.1. Sự suy giảm các chức năng gia đình - Mất dần chức năng xã hội hóa; - Mất chức năng là đơn vị kinh tế độc lập; - Giảm dần chức năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nuôi dưỡng người già và các thành viên khác trong gia đình; - Giảm thiểu vai trò thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần. 5.2. Đặc điểm của gia đình hiện đại - Nam nữ kết hôn muộn hơn, sinh con muộn hơn các thế hệ trước; - Sinh đẻ có kế hoạch, gia đình ít con; - Vợ chồng bình đẳng, mức độ gia trưởng giảm; - Vợ chồng cùng chia sẻ các công việc gia đình trên cơ sở thực tế như giới tính, nghề nghiệp, sức khỏe; - Giáo dục con cái bằng cách thuyết phục, nêu gương, tôn trọng ý kiến của con, cả hai vợ chồng cùng giáo dục. 6. Các lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học gia đình - Nghiên cứu sự sinh ra, quá trình phát triển liên tục của gia đình trong các chế độ xã hội đã qua. - Nghiên cứu về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. - Nghiên cứu các mối quan hệ trong gia đình. - Nghiên cứu về các chức năng của gia đình. II. HÔN NHÂN – LY HÔN VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA GIA ĐÌNH 1. Hôn nhân và gia đình Gia đình là một hệ thống quan hệ xã hội phức tạp hơn Hôn nhân, vì Hôn nhân là sự thống nhất giữa một người nam và một người nữ. Còn gia đình, ngoài sự thống nhất đó còn có những đứa trẻ và những người thân khác. Đó là mối quan hệ giữa hai người và hệ thống quan hệ xã hội. 2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến độ bền vững hạnh phúc của gia đình - Nhân tố thứ nhất: Tình yêu trong hôn nhân. Hôn nhân tiến bộ, gia đình bền vững và hạnh phúc thì nó phải xuất phát từ tình yêu chân chính. Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương Biên soạn: Kiều Văn Đạt 65 - Nhân tố thứ hai: Tự nguyện và tự do trong hôn nhân. Đây là một trong các yếu tố tác động đến độ dài của hôn nhân giữa nam và nữ. - Nhân tố thứ ba: Hôn nhân và luật pháp. Khi đã quyết định đi đến giữa hôn nhân giữa nam và nữ thì nhất thiết phải có sự tham gia của pháp luật. - Nhân tố thứ tư: Hôn nhân và ly hôn. Ly nhân không phải là giải pháp tích cực mà cũng không phải là giải pháp tiêu cực, nó là một giải pháp trung dung buộc lòng phải chấp nhận, là một thất bại lớn của cả hai người. - Nhân tố thứ năm: Tình dục trong hôn nhân. Tình dục là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của hôn nhân. Trong hôn nhân, nếu không duy trì tình dục thì hôn nhân giảm ý nghĩa và rất khó tồn tại. - Nhân tố thứ sáu: Điều kiện và môi trường sống + Mức sống, thu nhập của gia đình; + Nhà ở và các tiện nghi liên quan đến sức khỏe, cân bằng tâm lý, giáo dục, nghỉ ngơi; + Các tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại; + Quỹ thời gian nhàn rỗi, cách tổ chức đời sống gia đình, điều kiện dành cho phụ nữ. 3. Các kiểu hôn nhân trong lịch sử - Hôn nhân đồng huyết; - Hôn nhân quần hôn; - Hôn nhân đối ngẫu; - Hôn nhân nhóm; - Hôn nhân đa phu và đa thê. 4. Các kiểu hôn nhân đƣơng đại - Hôn nhân một vợ một chồng; - Hôn nhân mở; - Hôn nhân thử. Câu hỏi (bài tập) củng cố: 1. Gia đình là gì? Trình bày các kiểu, các chức năng của gia đình. Tại sao nói chức năng của gia đình lại suy giảm trong xã hội công nghiệp hoá - hiện đại hoá? 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến độ bền vững hạnh phúc gia đình ? Theo anh / chị, vì sao trong xã hội hiện đại, tỉ lệ ly hôn lại gia tăng ở những cặp vợ chồng là trí thức? 3. Hãy giải thích tại sao tỉ lệ ly hôn lại gia tăng trong xã hội công nghiệp hoá – đô thị hoá? Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương Biên soạn: Kiều Văn Đạt 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO * TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC: 1. Tạ Minh (2007), Giáo trình Xã hội học đại cương. NXB ĐHQG Tp. HCM. 2. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Vũ Minh Tâm (2004), Xã hội học đại cương. NXB Đại học sư phạm. 3. Vũ Minh Tâm và các tác giả (2001), Xã hội học. NXB Giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Nhập môn xã hội học. NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Lê (1997), Nhập môn xã hội học, NXB Giáo dục, Tp.HCM. 6. Nguyễn Minh Hòa (1999), Xã hội học những vấn đề cơ bản. NXB Giáo dục. 7. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học. NXB ĐHQG Hà Nội. 8. Thanh Lê (2000), Xã hội học đại cương, NXB ĐHQG Tp. HCM. 9. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (1997), Xã hội học đại cương. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyên Xuân Nghĩa (2003), Xã hội học. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Trần Xuân Bình (2007), Đề cương hướng dẫn ôn tập Xã hội học đại cương. Trường Đại học Khoa học Huế. 12. Tony Bilton và những người khác (1993), Nhập môn Xã hội học. NXB Khoa học xã hội. * TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN: 1. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1994), Từ điển Xã hội học. NXB Thế giới, Hà Nội. 2. Nguyễn Đình Tấn (1999), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Tống Văn Chung (2001), Xã hội học nông thôn. NXB ĐHQG Hà Nội. 4. Thanh Lê (2004), Những khái niệm cơ bản của xã hội học. NXB Khoa học Xã hội. 5. Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học đô thị. NXB Khoa học xã hội. 6. Đào Duy Tính (2000), Lý thuyết Xã hội học. NXB Chính trị Quốc gia. 7. Từ điển xã hội học Oxford. NXB ĐHQG Hà Nội, 2010. 8. Nguyễn Quí Thanh, Bài giảng Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. Đại học KHXH&NV Hà Nội. 9. Bùi Quang Dũng (2007), Xã hội học nông thôn, NXB Khoa học xã hội. 10. Website: - www.chinhphu.vn, - www.google.com.vn, - www.ios.org.vn, - www.vass.gov.vn
File đính kèm:
- giao_trinh_xa_hoi_hoc_dai_cuong.pdf