Giáo trình Vật liệu điện - Điện dân dụng
1. Khái niệm chung về vật liệu dẫn điện.
1.1. Khái niệm chung về vật liệu điện.
Vật liệu điện là tất cả những loại vật liệu dùng để sản xuất các thiết bị trong
lĩnh vực ngành điện.
Theo đặc điểm, tính chất và công dụng , vật liệu điện được chia thành các loại
cơ bản: vật liệu dẫn điện , vật liệu cách điện , vật liệu bán dẫn, vật liệu từ.Để
hiểu rõ hơn bản chất của việc phân loại ta nghiên cứu cơ bản thêm phần cấu tạo
của vật chất.
1.2. Cấu tạo của vật chất.
1.2.1 Cấu tạo nguyên tử.
Mọi vật chất đều được cấu tạo từ nguyên tử và phân tử.
Nguyên tử là những phần tử cơ bản nhất của vật chất . Nguyên tử được cấu tạo
bởi hạt nhân mang điện tích dương và các điện tử mang điện tích âm,chuyển
động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo nhất định.
Hạt nhân nguyên tử được tạo nên bởi các proton (p) và các notron (n),
notron là các phần tử không mang điện, còn các proton mang điện tích dương
(+). Ở trạng thái bình thường nguyên tử trung hòa về điện, tức là trong nguyên
tử có tổng các điện tích dương của hạt nhân bằng các điện tích âm của điện tử.
Nếu vì lý do nào đó nguyên tử mất đi một hay nhiều điện tử thì sẽ trở thành điện
tích dương gọi là ion dương. Ngược lại nếu nguyên tử trung hòa nhận thêm điện
tử thì sẽ trở thành ion âm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vật liệu điện - Điện dân dụng
y nhôm lõi thép gồm lõi bện bằng các sợi thép có ứng suất cao, lớp sợi bên ngoài làm bằng nhôm. Lõi thép để tăng sức bền cơ học của dây dẫn, nhôm là phần dẫn điện. Kí hiệu chung của các loại dây dẫn (theo kí hiệu tiêu chuẩn của Nga). + M: là dây dẫn bằng đồng + A: dây dẫn bằng nhôm + AC: dây dẫn bằng nhôm + lõi thép + ACO: dây dẫn bằng nhôm + lõi thép cấu tạo nhẹ + ACY: dây dẫn bằng nhôm + lõi thép cấu tạo chắc Tiết diện định mức của dây dẫn được ghi bên cạnh nhãn hiệu (trị số tính tròn theo mm2). Ví dụ: AC50, A150 1.2.3. Thanh dẫn Thanh dẫn, thanh góp là các đoạn dây dẫn ngắn để kết nối các thiết bị điện, khí cụ điện trong các hệ thống truyền tải, phân phối điện. Như kết nối các máy phát điện, máy biến áp, các máy cắt trong các trạm biến áp, hoặc trong các tủ phân phối lớn. Tùy theo yêu cầu khoảng cách, thanh dẫn, thanh góp có thể dài từ 0,5 – 30m và được chia làm 2 loại chính. - Thanh dẫn cứng Thanh dẫn cứng thường được làm bằng đồng hoặc nhôm, thép chỉ được dùng khi dòng điện nhỏ hơn 300A. Thanh dẫn cứng dùng làm thanh góp của máy phát điện, nối từ đầu cực máy phát điện tới phần ra của máy biến áp truyền tải, dùng làm thanh góp của các trạm biến áp, trong các tủ phân phối, tủ động lực. Tùy theo dòng điện tải thanh góp có cấu tạo khác nhau. 72 + Khi dòng nhỏ (I<3000A) thường dùng thanh dẫn cứng có tiết diện chữ nhật. Khi dòng điện lớn có thể ghép 2 hoặc 3 thanh đơn cho mỗi pha. Có thể đặt nằm ngang hoặc thẳng đứng. + Khi dòng điện lớn (I > 3000A) dùng thanh dẫn hình máng để giảm hiệu ứng mặt ngoài và hiệu ứng ở gần và để tăng khả năng tỏa nhiệt. Khi dòng điện lớn hơn nữa có thể dùng thanh dẫn tiết diện hình ống. - Thanh dẫn mềm. Thanh dẫn mềm thường được dùng làm thanh góp, thanh dẫn cho các thiết bị điện ngoài trời điện áp từ 35KV trở lên. Thanh dẫn mềm là các dây vặn xoắn bằng đồng hoặc nhôm lõi thép. Khi dùng một sợi dây không đủ tải có thể dùng một chùm các dây dẫn mềm. Chùm các dây dẫn mềm gồm nhiều dây dẫn phân bổ đều và kẹp chặt trên một vòng kim loại thường có dạng tròn. 73 Thanh dẫn, thanh góp trong hệ thống 3 pha có thể bố trí nằm ngang thẳng đứng hoặc 3 pha trên các đỉnh của tam giác. 2. Dây cáp 2.1. Khái niệm: Cáp là loại dây dẫn điện đặc biệt gồm nhiều dây dẫn điện được cách điện với nhau và có lớp vỏ cách điện và bảo vệ chung. Cáp điện thường được dùng làm dây dẫn trong trường hợp các đường dây phải đi ngầm trong lòng đất, trong các công trình.Các đặc tính về điện, cơ lý và môi trường là các yếu tố trong việc chọn và sử dụng cáp trong truyền tải phân phối điện. Trong số các loại cáp thì cáp điện lực sử dụng trong hệ thống truyền tải điện là quan trọng nhất vì vậy ta tập trung nghiên cứu loại cáp này. 2.2. Cấu tạo chung của dây cáp Các loại cáp đều gồm 3 bộ phận chính Lõi cáp thường làm bằng đồng hoặc nhôm có một hay nhiều lõi (phụ thuộc vào số pha dẫn điện). Các lõi được cách điện và xoắn lại với nhau. Lõi làm nhiệm vụ truyền dòng năng lượng. - Tiếp theo là lớp cách điện và điều chỉnh điện trường làm nhiệm vụ tạo nên khoảng cách điện ổn định giữa các lõi dẫn và đất. - Ngoài cùng là lớp bảo vệ để bảo vệ lõi dẫn và phần cách điện khỏi tác động cơ học, hóa học và tác động của môi trường.. 2.3. Phân loại và kí hiệu dây cáp 2.3.1. Phân loại: Có nhiều cách phân loại khác, thông thường người ta phân loại theo một số tiêu chí sau: Theo điện áp làm việc, theo lĩnh vực sử dụng, theo vật liệu cách điện. - Phân loại theo điện áp làm việc có cáp điện áp cao và điện áp thấp. + Cáp điện áp cao có điện áp làm việc lớn hơn 1000V (trong số này có loại cáp trần để truyền tải điện theo các đường dây trên không). Phổ biến là các 74 loại cáp điện lực dùng để truyền tải và phân phối điện, cáp cao áp dùng để đấu nối các thiết bị điện cao áp. * Cáp điện áp thấp điện áp làm việc dưới 1000V: dùng trong các mạch điện áp thấp của trạm biến áp (phần nhị thứ) để cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ bình thường. - Phân loại theo lĩnh vực sử dụng: + Cáp dùng cho việc cung cấp điện. + Cáp dùng trong các lĩnh vực đòi hỏi một số yêu cầu riêng: cáp dùng trong tàu biển, cáp dùng cho hàng không, công nghiệp mỏ, cáp làm việc trong nước, cáp dùng cho các thiết bị di động. - Phân loại theo vật liệu cách điện: + Cáp cách điện bằng giấy (tẩm dầu hoặc không) + Cáp cách điện bằng cao su + Cáp cách điện bằng polime Riêng với cáp điện áp cao ta cần chú ý thêm khi phân loại (cáp điện áp cao dùng để truyền tải và phân phối điện năng). Trên cơ sở phương pháp phân loại chung cáp điện áp cao được phân loại chi tiết thêm. Phân loại theo điện áp làm việc ta có các cấp điện áp làm việc cho cáp điện áp làm việc 1 – 10KV, 20 – 35KV, 40 -500KV - Phân loại theo vật liệu cách điện: được chia làm 3 nhóm cơ bản: cáp có cách điện bằng giấy tẩm dầu (cáp tẩm dầu), cách điện bằng chất dẻo polyme, cách điện bằng cao su - Phân loại theo số lõi cáp: Có cáp 1,2,3 hoặc 4 lõi dẫn. - Phân loại theo kiểu lắp đặt (thường xác định qua lớp bảo vệ) có thể chia thành + Cáp lắp đặt trong nhà, trong hầm cáp, trong kênh dẫn... không có tác động cơ học bên ngoài. Cáp này có thể không có đai thép bảo vệ 75 + Cáp đặt trong đất nhưng chịu lực kéo không đáng kể + Cáp đặt trong đất nhưng có lực kéo căng lớn + Cáp đặt trong nước 2.3.2. Kí hiệu cáp Kí hiệu của dây cáp gồm 1 số thông tin sau: + Điện áp làm việc + Vật liệu làm lõi cáp + Vật liệu lớp cách điện + Số pha + Tiết diện cáp Ví dụ theo tiêu chuẩn Châu Âu cáp có kí hiệu 35KV/CU/XLPE/DSTA/PVC – 3C – 120 Sq mm. Có nghĩa: + 35KV là điện áp làm việc + CU là lõi cáp bằng đồng + XLPE/PVC: cách điện 2 lớp + DSTA có bằng thép bảo vệ lớp trong/PVC: vỏ ngoài bằng PVC (2 lớp bảo vệ). + 3C : cáp 3 lõi 120 tiết diện làm việc là 120mm2 . Khi lựa chọn sử dụng cáp ta còn phải kết hợp với sổ tay vật liệu kĩ thuật điện, các tài liệu kĩ thuật để tìm hiểu kĩ thêm. 2.4. Đặc điểm của một số loại dây cáp 2.4.1. Cáp điện lực cách điện bằng giấy tẩm dầu điện áp 1 – 35KV Có cấu tạo như sau: phần lõi dẫn điện được chế tạo bằng các sợi đồng hay nhôm, để giảm đường kính lõi các thành phần của lõi phải thật chặt khít vào 76 nhau vì vậy các sợi dây tròn có thể biến thành đa giác để các sợi dây sợi nọ khít vào sợi kia. Cáp có lõi tiết diện từ 2,5 - 16mm2 được chế tạo bằng 1 sợi có tiết diện tròn. Cáp có lõi tiết diện đến 25mm2 được chế tạo bằng nhiều sợi ghép lại thành hình tròn, cáp 3 lõi thì các lõi (được tạo thành từ nhiều sợi) được ghép lại thành hình quạt sau đó ghép khít với nhau để tạo thành hình tròn Phần cách điện giữa các pha của cáp dùng các băng giấy tẩm dầu quấn nhiều lớp. Các dây đã được cách điện xoắn lại nhau, các khe hở giữa các dây được lấp kín bằng các nêm giấy, được đặt trong chất cách điện bằng giấy có tẩm dầu. Mặt ngoài của lớp cách điện ngoài cùng được bọc một lớp vỏ kín bằng chì hay nhôm để bảo vệ lớp cách điện khỏi bị ẩm ướt và phá hoại do tác động cơ học. 2.4.2. Cáp điện lực 25 – 220KV Ở cấp điện áp này cáp cấu tạo như trên không bảo đảm cách điện khi đó người ta phải chế tạo loại cáp có yêu cầu khắt khe hơn về cấu tạo và chất cách điện. Có một vài loại sử dụng trong các hệ thống truyền tải điện: - Cáp chứa khí: lớp cách điện giữa lõi và vỏ kim loại vẫn dùng giấy tẩm dầu, nhưng lớp trung gian giữa các băng giấy có khí ép (điện áp 35KV – áp suất 77 khí = 3 – 5at), cáp 110KV có áp suất khí từ 10 – 15at. Khí chứa trong cáp phải có độ bền về điện cao, độ dẫn nhiệt tốt, phải là khí trơ (thường dùng nito). Phổ biến là loại cáp đặt trong ống thép trong ống có chứa nito. - Cáp chịu dầu có cách điện bằng giấy tẩm dầu, trong khoảng trống chứa đầy dầu có áp suất, được dùng trong các mạng điện từ 110 – 400KV. Phổ biến là loại cáp có áp suất dầu trung bình từ 2 – 4at, cáp có áp suất cao từ 10 – 15 at sử dụng cho điện áp đến 400KV - Cáp có áp suất dầu cao yêu cầu vỏ chì rất kiên cố, có các khớp nối đặc biệt để nối vào thiết bị. Để duy trì áp suất dầu người ta thường dùng thùng điều hòa áp suất kèm theo. 2.5 Thực hành giới thiệu,nhận dạng một số loại dây cáp điên 78 3. Dây điện từ 3.1. Khái niệm : Dây điện từ là dây quấn trong các cuộn dây của máy điện (máy phát động cơ, máy biến áp) và khí cụ điện 3.2. Phân loại Vật liệu làm dây điện từ có thể là dây đồng, dây nhôm (trường hợp đặc biệt có một số dây dùng hợp kim điện trở) có tiết diện tròn hoặc chữ nhật và được bọc một lớp cách điện quanh dây. Tùy theo vật liệu chế tạo dây, vật liệu lớp cách điện và tiết diện dây ta có thể phân dây điện từ thành một số loại 3.2.1. Phân loại theo vật liệu chế tạo - Dây điện từ có lõi bằng đồng: đồng có đặc tính dẫn điện tốt, dễ gia công, dễ kéo, dễ hàn nối nên được sử dụng phổ biến bằng dây điện từ. Đồng sử dụng làm dây điện từ phải là đồng tinh khiết, bảo đảm tính dẻo, dễ kéo, dễ uốn, dễ hàn nối và cố điện trở suất nhỏ. Dây đồng có đường kính nhỏ tới 1 vài phần trăm mm2 nên rất thích hợp sử dụng để quấn các cuộn dây các thiết bị có công suất nhỏ, kích thước nhỏ. - Dây điện từ có lõi nhôm: nhôm có điện trở suất lớn hơn đồng (= 1,6 lần) nhưng rẻ và nhẹ hơn đồng nên cũng được dùng phổ biến để chế tạo dây điện từ. Cùng một dây dẫn điện nhưng tiết diện dây nhôm phải lớn hơn dây đồng. Dây nhôm thường được chế tạo với tiết diện lớn hơn nên thường sử dụng để quấn cuộn dây các máy điện công suất lớn đặc biệt là các máy biến áp điện lực. Dây nhôm còn có nhược điểm là khó hàn nối nên khi gia công sửa chữa gặp khó khăn, khi phải thực hiện các công việc nối dây. - Dây điện từ bằng hợp kim điện trở cao: trong những trường hợp đặc biệt cuộn dây điện từ cần có điện trở lớn ( trong các dụng cụ đo) hoặc kết hợp làm bộ phận gia nhiệt (phần tử sấy nóng trong các cuộn dây máy điện) có thể dùng loại dây điện từ bằng hợp kim điện trở cao. 3.2.2. Phân loại theo tiết diện dây dẫn 79 Theo tiết diện dây dẫn ta chia dây điện từ thành 2 loại: dây điện từ có tiết diện tròn và điện dây từ có tiết diện chữ nhật. - Dây điện từ có tiết diện tròn: Các dây điện từ có tiết diện nhỏ thường được chế tạo có tiết diện tròn. Dây tròn được dùng phổ biến trong các máy điện công suất nhỏ, các khí cụ điện, thiết bị điện vì khi đó dễ thực hiện các công việc quấn dây, dễ đặt dây vào các khe hở nửa kín của mạch từ. - Dây điện từ có tiết diện chữ nhật: dây điện từ có tiết diện lớn thường được chế tạo với tiết diện chữ nhật. Vì với tiết diện lớn dây tròn sẽ cứng hơn khó chế tạo các cuộn dây. Với dây tiết diện chữ nhật có momen chống uốn theo chiều mỏng nhỏ nên dễ chế tạo các cuộn dây, khe hở giữa các vòng dây sẽ được xếp khít tiết kiệm không gian trong máy. Với các máy có rãnh quấn dây hở sẽ dễ đặt dây. đặc biệt với các máy biến áp công suất lớn. 3.2.3. Phân loại theo vật liệu cách điện: Lớp vật liệu cách điện phủ ngoài dây điện từ có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau: - Các loại vật liệu có gốc tự nhiên như: sợi bông, tơ tằm - Các loại sơn cách điện tổng hợp - Các loại có nguồn gốc khoáng vật như amian. Trong đó phổ biến nhất là dùng sơn tổng hợp gọi là emay. Trên cơ sở vật liệu cách điện ta có thể chia dây điện từ thành 3 loại phổ biến. 3.2.3.1. Dây điện từ có lớp bọc emay: emay là loại sơn cách điện tổng hợp có thêm chất nhuộm màu và chất độn vô cơ. Sơn emay có ưu điểm: có độ bám dính tốt, hệ số giãn dài của vật liệu làm dây dẫn vì vậy khi gia công dễ bảo vệ hơn. Lớp sơn bóng và có khả năng dẫn nhiệt tốt vì vậy làm mát máy tốt. Emay có loại phủ một lớp và loại phủ 2 lớp. Loại phủ 2 lớp có độ bền điện cao, thường sử dụng cho các máy điện có yêu cầu làm việc trong các môi trường không thuận lợi. Cách điện của dây emay tương đương cấp B, có nhiệt độ làm việc tới 130oC. 80 3.2.3.2. Dây điện từ có lớp cách điện coton: coton là loại vật liệu cách điện có nguồn gốc xenlulo (sợi thực vật, sợi bông), lớp cách điện được bọc bằng sợi bông bằng cách quấn một vài lớp sợi trên dây. Chiều của các lớp quấn ngược nhau để tránh xô lớp cách điện. Cách điện coton có nhược điểm: chiều dày lớp cách điện lớn, vật liệu dễ hút ẩm, khi quấn cuộn dây nếu có va chạm, mức độ uốn của các vòng dây nhiều dễ làm trượt lớp bọc, khả năng dẫn nhiệt kém làm máy điện tỏa nhiệt chậm. Nhưng dây coton có khả năng ngấm các loại sơn tẩm tốt, giá thành rẻ, nên trước đây hay được dùng để chế tạo các máy điện làm việc tại các môi trường không quá khắc nghiệt. Coton có cách điện tương đương cấp A, nhiệt độ làm việc nhỏ hơn 105oC. 3.2.3.3. Dây điện từ có lớp cách điện bằng sợi amian Amian là tên gọi của một nhóm vật liệu khoáng chất có cấu trúc dạng sợi, amian có ưu điểm so với vật liệu hữu cơ và tính chịu nhiệt cao. Từ amian người ta chế ra các loại vải, giấy... và các sản phẩm có tính chịu nhiệt, độ bền cơ học và tính cách nhiệt cao. Dây điện từ bọc amian có kết cấu tương tự dây coton nhưng có lớp bọc cách điện bằng sợi amian. Do lớp vật liệu cách điện là sợi amian nên loại dây điện từ này được sử dụng cho các máy điện làm việc trong các môi trường có yêu cầu cao như nhiệt độ, độ ẩm cao. Cách điện của amian tương đương cấp S, nhiệt độ làm việc tới 155oC. 4. Phương pháp bảo quản các loại dây dẫn, dây cáp, dây điện từ 4.1. Khái niệm và yêu cầu chung khi bảo quản Bảo quản là việc giữ gìn các loại vật tư trên không được thay đổi chất lượng trong quá trình lưu giữ, khi đưa ra sử dụng đáp ứng tốt các yêu cầu kĩ thuật. 4.2. Các phương pháp bảo quản Các loại vật liệu trên có những yêu cầu bảo quản riêng: 81 - Dây dẫn điện: trong quá trình bảo quản không được để xảy ra hư hỏng cách điện, xoắn hỏng dây vì vậy việc xếp đặt trong vị trí bảo vệ phải chú ý không xảy ra va chạm - Dây cáp điện do cấu tạo phức tạp, đặc biệt với cáp điện lực nên trong quá trình lưu giữ các cuộn cáp phải được kê giữ theo đúng quy định. Đặc biệt việc bảo vệ vật liệu cách điện, chống ngấm ẩm phải được quan tâm. Các đầu của cuộn cáp phải được làm kín tuyệt đối (với các cuộn cáp đang dùng dở phải có giải pháp hàn bịt kín trở lại). Với dây điện từ việc bảo vệ phải quan tâm tới lớp cách điện vì có cấu tạo chiều dày mỏng, chịu va chạm kém và có khả năng bị nấm mốc vì vậy khi bảo quản phải quan tâm đến môi trường của kho tàng (không bị ẩm ướt, các giá đỡ phải bảo đảm không để xảy ra va chạm). 4.3. Thực hành việc tổ chức bảo quản 5. Nhận dạng các loại dây dẫn và dây điện từ 5.1. Các lĩnh vực sử dụng Dây dẫn điện: Dùng trong các đường dây cung cấp điện, đấu nối giữa các phần của máy điện, thiết bị điện - Dây cáp điện chủ yếu được dùng trong những điều kiện đường dây dẫn điện có những yêu cầu đặc biệt (dùng cho điện áp cao, đi qua những môi trường không thuận lợi) Dây điện từ dùng để quấn các cuộn dây trong các máy điện 5.2. Cách nhận dạng: Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, phạm vi sử dụng ta có thể dễ dàng nhận dạng các loại dây dẫn trên.
File đính kèm:
- giao_trinh_vat_lieu_dien_dien_dan_dung.pdf