Giáo trình Vận hành thiết bị điện

1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và các thông số cơ bản của máy phát điện

. Kết cấu của máy đồng bộ cực ẩn:

- Rotor làm bằng thép hợp kim chất lượng cao được rèn thành khối trục, gia

công phay rãnh để đặt dây quấn kích từ, phần không phay rãnh hình thành mặt cực

từ. Máy có thể được chế tạo với số cực từ 2p = 2 và 2p = 4 nên có tốc độ quay cao.

Máy đồng bộ hiện đại cực ẩn thường 2p = 2, D = 1,11  15 m ; lmax = 6,5 m tối đa

roto.

-Dây quấn kích từ đặt trong rãnh của roto được chế tạo dây đồng trần tiết diện

chữ nhật quấn theo chiều mỏng thành các bối dây đồng tâm. Các vòng dây được

cách điện vớí nhau. Hai đầu của dây quấn thì đi luồn vào trong trục nối với hai vành

trượt và chổi than.

- Stator tương tự như của máy điện không đồng bộ, lõi thép được ép bằng tôn

silic 741 dày 0,5 mm có phủ sơn cách điện 2 mặt, dọc theo lõi thép stator từ 3.6 cm

có rãnh thông gió ngang trục rộng 10 mm.

. Kết cấu của máy đồng bộ cực lồi:

Các cực lồi được chế tạo với số cực 2p  4. Đường kính rôto D có thể lớn tới 15 m.

Chiều dài l nhỏ lại với tỉ lệ l/D = 0,15 đến 0,2.

- Rôtor của máy điện đồng bộ cực lồi công suất nhỏ và trung bình có lõi thép

được chế tạo bằng thép đúc và gia công thành khối lăng trụ hoặc khối hình trụ, trên

có đặt các cực từ.

Hình 4.1 Cố định cực từ liên tiếp trên lõi thépCực từ trên lõi thép rotor được ghép bằng các lá thép dày 1 1,5 mm (hình 4.1), cố

định cực từ trên lõi thép nhờ đuôi hình T, ốc. v.v.

Dây quấn kích từ được chế tạo từ dây đồng trần tiết diện chữ nhật, các cuộn dây sau

khi gia công được lồng vào các thân cực.

- Dây quấn cản (trường hợp máy phát điện đồng bộ) hoặc dây quấn mở máy

(trường hợp động cơ điện đồng bộ) được đặt trên các đầu cực. Được làm bằng các

thanh đồng hoặc nhôm, hai đầu cực được nối bằng hai vòng ngắn mạch. Dây quấn

mở máy có điện trở lớn hơn dây quấn cản. Dây quấn cản mục đích để cản dịu sự dao

động của rotor khi có quá trình quá độ và làm bớt sự không đối xứng của các chế độ

làm việc. Dây quấn kích từ được chế tạo từ dây đồng trần tiết diện chữ nhật, các

cuộn dây sau khi gia công được lồng vào các thân cực.

- Dây quấn cản (trường hợp máy phát điện đồng bộ) hoặc dây quấn mở máy

(trường hợp động cơ điện đồng bộ) được đặt trên các đầu cực. Được làm bằng các

thanh đồng hoặc nhôm, hai đầu cực được nối bằng hai vòng ngắn mạch. Dây quấn

mở máy có điện trở lớn hơn dây quấn cản.

Dây quấn cản mục đích để cản dịu sự dao động của rotor khi có quá trình quá độ và

làm bớt sự không đối xứng của các chế độ làm việc

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 1

Trang 1

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 2

Trang 2

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 3

Trang 3

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 4

Trang 4

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 5

Trang 5

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 6

Trang 6

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 7

Trang 7

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 8

Trang 8

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 9

Trang 9

Giáo trình Vận hành thiết bị điện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang xuanhieu 4560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vận hành thiết bị điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vận hành thiết bị điện

Giáo trình Vận hành thiết bị điện
Nguyên nhân: 
 - Do ngắn mạch một số vòng dây bên trong. 
 - Do ngắn mạch ngoài. 
 - Do mức dầu giảm thấp. 
 - Do chênh lệch áp suất bên trong máy và ống phòng nổ. 
 - Sự cố chạm chập trong mạch nhị thứ. 
* Xử lý: Kiểm tra bên ngoài máy, nhiệt độ máy, kiểm tra dầu xem có bị dò rỉ 
không, kiểm tra Rơle hơi, các thiết bị phân phối khác nếu không phát hiện được gì 
thì cho máy tiếp tục vận hành và theo dõi sát sao. 
 Nếu tốt để vận hành, nếu xấu cho tách máy khỏi vận hành, báo cáo cấp trên 
để xử lý. 
 Bài 3: Vận hành động cơ điện 
1. Quy định về thao tác, các thông số vận hành và giám sát sự làm việc của động 
cơ điện 
 - Động cơ lồng sóc không đồng bộ 3 pha: Dùng bơm dầu điều tốc, bơm nước 
đọng, cầu trục, nén khí vv... 
 - Động cơ 1 chiều: Dùng để thao tác đóng mở van đĩa. 
 Cùng với việc kiểm tra các thiết bị nhân viên vận hành phải kiểm tra tình hình 
các động cơ. Nội dung kiểm tra gồm: 
 - Kiểm tra hệ thống cáp vào động cơ. 
 - Bên ngoài động cơ có vật lạ không. 
 - Động cơ có mùi cháy khét không. 
 - Động cơ 1 chiều chổi than tiếp xúc có tốt không. Nếu chổi than bị mòn 
 phải thay chổi than mới, nếu tiếp xúc không tốt phải sử lý để đảm bảo tiếp 
 xúc cho tốt. 
 - Nguồn điện 3 pha cấp có đủ không. 
 - Nghe xem động cơ quay có tiếng kêu khác thường không. 
 Điện áp duy trì làm việc cho động cơ từ 100-105% điện áp định mức. Khi 
cần thiết cho phép động cơ làm việc từ 95% đến 110% điện áp định mức. 
 Kiểm tra tình trạng làm việc của động cơ điện và các trang bị khởi động, bảo 
vệ của chúng phải đảm bảo sự làm việc tin cậy trong khởi động và trong các chế độ 
làm việc. 
 Các động cơ và máy do nó kéo phải vẽ mũi tên chỉ chiều quay. 
 Trường hợp cần thiết có thể cho phép động cơ vận hành ở công suất định 
mức, điện áp không cân bằng giữa các pha không quá 5% định mức. 
 Khi điện áp đặt vào động cơ giảm 5% định mức thì cho phép dòng điện động 
cơ tăng lên 5% 
 Động cơ bị rung ở bất kỳ phương thức vận hành nào đều không vượt quá 
phạm vi dưới đây: 
 - Động cơ có tốc độ 3000 v/p độ rung không quá 0,05mm. 
 - Động cơ có tốt độ 500 v/p độ rung không quá 0,1mm. 
 - Động cơ có tốt độ 1000 v/p độ rung không quá 0,13mm. 
 - Động cơ có tốt độ 750 v/p độ rung không quá 0,16mm. 
 Bất kỳ trường hợp nào độ di trục cũng không vượt quá phạm vi dưới đây: 
 Công suất động cơ Phạm vi di trục (mm) 
 Một bên Hai bên 
 - Đến 10 KW 0,5 1,0 
 - Từ 30 đến 70KW 0,75 1,5 
 Vận hành động cơ điện khi nhiệt độ thay đổi: 
 Khi nhiệt độ làm mát động cơ giảm, thì có thể tăng công suất động cơ, nếu 
nhiệt độ cao hơn nhiệt độ định mức thì phải giảm công suất động cơ (Nhiệt độ định 
mức quy định là + 350/C). 
 Nhiệt độ cuộn dây, lõi théo, ổ bi do nhà chế tạo quy định. Nếu không có quy 
trình của nhà chế tạo thì theo cấp cách điện của cuộn dây đó mà hạn chế nhiệt độ 
theo bảng dưới đây: 
 Cấp cách điện Nhiệt độ tối đa 
 A 900/C 
 B 1000/C 
2. Vận hành và xử lý sự cố bất thường của động cơ: 
 Trong quá trình động cơ làm việc nhân viên vận hành phải: 
 1. Kiểm tra ổ bi xem có bình thường không, có tiếng kêu không, nhiệt độ có 
 tăng cao không. 
 2. Theo dõi tình hình phát nhiệt của động cơ. 
 3. Các bu lông bắt giữ động cơ phải chắc chắn. 
 4. Động cơ phải sạch sẽ mỗi ca phải vệ sinh 1 lần. 
Đối với động cơ 1 chiều cần phải kiểm tra 
 - Chổi than và cổ góp không có tia lửa. 
 - Chổi than phải tốt, chắc chắn không có hiện tượng chạm vỏ. 
 - Chổi than phải sạch sẽ không có hiện tượng dầu bám. 
 - Chổi than không có hiện tượng chấn động. 
 - Cổ góp phải sạch sẽ, không có vết sước gồ ghề. 
 Khi kiểm tra thấy các hiện tượng khác thường nhân viên vận hành phải báo 
cáo cho trưởng ca biết. 
 Trong ca vận hành nhân viên vận hành phải vệ sinh động cơ cùng với thiết 
bị khác. Đảm bảo động cơ luôn luôn sạch sẽ. 
 Các cầu chảy hoặc áp tô mát bảo vệ động cơ phải đảm bảo phù hợp với công 
suất động cơ. Nghiêm cấm không được đặt cầu chảy hoặc áp tô mát quá lớn. 
 Định kỳ cứ 6 tháng phải bảo dưỡng động cơ 1 lần. 
 Đối với động cơ 3 pha nghiêm cấm không dược chạy ở chế độ chỉ có 2 pha. 
 Khi động cơ có tiếng kêu khác thường hoặc phát nóng không bình thường thì 
phải ngừng máy để kiểm tra xử lý đảm bảo mới cho phép đưa vào vận hành. 
Bài 4: Vận hành khí cụ điện. 
 1.Các chỉ tiêu kỹ thuật và phân loại của khí cụ điện 
 Quy trình vận hành khí cụ điện máy cắt FS6 
 Các thông số kỹ thuật: 
- Mã hiệu. 30-SFGP-25A 
- Điện áp định mức : Uđm = 36KV. 
- Dòng điện định mức: Iđm = 1250A. 
- Dòng cắt định mức: Iđm = 25KA 
 Máy cắt SF 6 được nạp khí trơ SF6 đến áp lực 5at trong khoảng 4,5 5 at 
 máy cắt làm việc bình thường. 
- Khi áp lực giảm xuống < 4,5 at thì máy cắt báo tín hiệu áp lực giảm. Phải nạp bổ 
 xung khi cho máy cắt. 
- Khi áp lực < 4 at thì máy cắt tự động khoá không cho thao tác đóng cắt. 
 Kiểm tra thí nghiệm để đưa máy cắt ra đại tu sửa chữa như sau: 
- Máy cắt cắt 3000 lần với dòng < 400A. 
- Máy cắt cắt 1000 lần với phụ tải. 
- Máy cắt cắt 10 lần với dòng ngắn mạch. 
 Thường xuyên kiểm tra máy cắt. Nội dung kiểm tra gồm: 
- Kiểm tra áp lực khí. 
- Kiểm tra sứ máy cắt xem có bị sứt vỡ, bị phóng điện bề mặt hay không. 
- Kiểm tra tiếp địa máy cắt. 
 Khi đo điện trở tiếp xúc 1 chiều của máy cắt thì phải đại tu tiếp điểm để đảm 
 bảo trị số điện trở tiếp xúc nhỏ hơn trị số điện trở tiếp xúc cho phép. 
 Về mùa mưa có độ ẩm cao phải đóng đưa bộ sấy tủ vào làm việc và cắt ra khi 
 thời tiết trở lại khô ráo bình thường. 
 Trước khi đưa máy cắt vào vận hành. 
1. Máy cắt sau khi lắp ráp, đại tu phải đem đi thí nghiệm, hiệu chỉnh phải đảm bảo tiêu 
 chuẩn và có biện bản thí nghiệm kèm theo. 
2. Các rơ le trong mạch điều khiển, bảo vệ hoạt động tốt, sẵn sàng làm việc. 
3. Máy cắt đảm bảo sẵn sàng làm việc. 
 Sau mỗi lần thao tác máy cắt phải kiểm tra các mục sau. 
 - MC đã đóng cắt tốt cả 3 pha. 
 - MC có tiếng kêu xì khí, áp lực khí FS6 giảm. 
 * Ít nhất mỗi ca một lần nhân viên vận hành phải kiểm tra tình trạng bên ngoài 
 máy cắt. 
 - Đọc áp lực khí máy cắt. 
 - Mỗi tháng một lần thực hiện các công việc sau. 
 Kiểm tra áp lực khí gõ vào đồng hồ đo xem có chỉ chính xác không / ghi áp 
 lực khí ghi số lần thao tác của máy cắt. 
 Khi áp lực khí giảm thấp xuống < 4Mpa. Khoá mạch máy cắt (Máy cắt tự 
 động khoá mạch) thì phải nạp bổ xung khí. Nghiêm cấm không được dùng các biện 
 pháp khác để đóng cắt máy cắt khi áp lực khí giảm thấp. 
 Quy tắc an toàn khi lắp ráp đại tu. 
 Khi máy cắt bị sự cố dò khí mạnh thì nhân viên vận hành và sửa chữa không 
 đứng trong vùng khí bị dò để tránh bị ngạt. 
 Không cẩu và di chuyển cực máy cắt khi áp suất khí chứa trong nó lớn hơn 
 0,8 at 
 Khi tháo rỡ buồng dập hồ quang phải trang bị bảo hộ đầy đủ, đi mặt nạ và đi 
 gang tay để tránh tiếp xúc với bên trong(Sản phẩm của khí FS6 là sản phẩm còn lại 
 sau khi dập hồ quang). khi bảo dưỡng dùng máy hút bụi thu gom các bụi bay vào 
 một túi và phải trung hoà chúng trong dung dịch kiềm(0,4g NaOH trên một lít nước 
 hoặc 1 Na/ 10 nước). 
 - Cầu dao 6 - 35KV: Kiểm tra xem sứ có bị sứt vỡ có bị phóng điện bề mặt 
sứ không. Tiếp xúc cầu dao có tốt không, các chốt an toàn cơ khí có đảm bảo chắc 
chắn hay không. 
 - Chống sét van: kiểm tra sứ bên ngoài có nguyên vẹn không, dây nối tiếp đất 
có đảm bảo tiếp xúc tốt hay không. 
 - Máy biến dòng điện, máy biến điện áp: Xem sứ có bị sứt vỡ không, có bị 
phóng điện bề mặt sứ không, dầu trong máy có đầy đủ không. 
 2. Giám sát sự làm việc của khí cụ điện khi vận hành bình thường 
 Ít nhất mỗi ca một lần nhân viên vận hành phải kiểm tra tình trạng bên ngoài 
 máy cắt. 
 - Đọc áp lực khí máy cắt. cầu dao 
 - Mỗi tháng một lần thực hiện các công việc sau. 
 Kiểm tra áp lực khí gõ vào đồng hồ đo xem có chỉ chính xác không / ghi áp 
 lực khí ghi số lần thao tác của máy cắt. 
Bài 5: Vận hành hệ thống phân phối 110/220 kV 
1.Vận hành hệ thống thanh cái 110kV/220 kV 
Bình thường hệ thống sẽ vận hành sơ đồ song song 2 thanh góp, cả hai thanh góp 
đều có điện và làm việc song song với nhau giống như sơ đồ hệ thống một thanh góp 
được phân đoạn bằng máy cắt. Các mạch nguồn và ngăn lộ đường dây được phân bố 
đều trên hai thanh góp. Ví dụ: Ngăn lộ D1 và D3 và nguồn B1 nối với thanh góp 
TG1 (các dao cách ly nối vào thanh góp TG1 đóng, còn các dao cách ly nối vào 
thanh góp TG2 mở). Còn D2, D4 và B2 nối vào thanh góp TG2 (các dao cách ly nối 
vào thanh góp TG2 đóng, còn các dao cách ly nối vào thanh góp TG1 mở). Khi đó 
thì MC1 đóng, CL1 và CL3 đóng, còn CL2 mở, 
 Trong một số trường hợp có thể vận hành trên một thanh góp. Và thanh góp này 
 được gọi là thanh góp làm việc (TGLV). Thanh góp còn lại gọi là thanh góp dự trữ 
 (TGDT). Trong chế độ vận hành này thì máy cắt nối mở. Các dao cách ly nối với 
 thanh góp làm việc đóng. Còn các dao cách ly nối với thanh góp dự trữ mở. Lúc này 
 sơ đồ vận hành như sơ đồ hệ thống một thanh góp không phân đoạn. 
 2. Vận hành máy cắt 
 Quy trình vận hành khí cụ điện máy cắt FS6 
 Các thông số kỹ thuật: 
- Mã hiệu. 30-SFGP-25A 
- Điện áp định mức : Uđm = 36KV. 
- Dòng điện định mức: Iđm = 1250A. 
- Dòng cắt định mức: Iđm = 25KA 
 Máy cắt SF 6 được nạp khí trơ SF6 đến áp lực 5at trong khoảng 4,5 5 at 
 máy cắt làm việc bình thường. 
- Khi áp lực giảm xuống < 4,5 at thì máy cắt báo tín hiệu áp lực giảm. Phải nạp bổ 
 xung khi cho máy cắt. 
- Khi áp lực < 4 at thì máy cắt tự động khoá không cho thao tác đóng cắt. 
 Kiểm tra thí nghiệm để đưa máy cắt ra đại tu sửa chữa như sau: 
- Máy cắt cắt 3000 lần với dòng < 400A. 
- Máy cắt cắt 1000 lần với phụ tải. 
- Máy cắt cắt 10 lần với dòng ngắn mạch. 
 3.Vận hành dao cách ly 
 Dao cách ly sau khi lắp ráp, đại tu phải đem đi thí nghiệm, hiệu chỉnh phải 
 đảm bảo tiêu chuẩn và có biện bản thí nghiệm kèm theo. 
 Các rơ le trong mạch điều khiển, bảo vệ hoạt động tốt, sẵn sàng làm việc. 
Dao cách ly đảm bảo sẵn sàng làm việc. 
 Sau mỗi lần thao tác Dao cách ly phải kiểm tra các mục sau. 
 - Dao cách ly đã đóng cắt tốt cả 3 pha. 
 - Dao cách ly có tiếng kêu xì khí, áp lực khí FS6 giảm. 
 * Ít nhất mỗi ca một lần nhân viên vận hành phải kiểm tra tình trạng bên ngoài 
Dao cách ly.. 
4. Vận hành máy biến điện áp 
 Biến điện áp là một máy biến áp dùng để biến đổi điện áp từ trị số lớn xuống 
trị số bé hơn để thuận tiện cho việc đo lường và bảo vệ. 
 - Tác dụng: 
 Đảm bảo an toàn cho con người và dụng cụ đo tách ra khỏi điện áp cao của 
mạng. 
 Nhờ việc quy định thống nhất trị số điện áp thứ cấp định mức U = 100 V hoặc 
110V mà ta tiêu chuẩn hoá được dụng cụ đo. 
 Đối với điện áp 110kV trở lên, để giảm bớt kích thước và giảm chi phí cách 
điện của TU người ta dùng TU kiểu phân cấp. TU kiểu phân cấp bao gồm nhiều tầng 
lõi từ xếp chồng lên nhau, mà cuộn dây sơ cấp phân bố đều trên các lõi, còn cuộn 
dây thứ cấp chỉ ở trên lõi từ cuối cùng. Số tầng lõi từ phụ thuộc vào điện áp định 
mức, với điện áp 110kV có hai tầng, còn từ 220kV trở lên thì số tầng nhiều hơn. 
 Đối với điện áp 500kV và cao hơn, người ta dùng bộ phân chia điện áp bằng 
tụ để lấy một phần điện áp cao rồi mới đưa vào TU, điện áp cao lấy ra khoảng 10- 
15kV. 
 - Phân loại: Phân loại theo cấu tạo biến điện áp: chia làm hai loại, loại khô và 
dầu. Mỗi loại có thể phân chia theo số pha: một pha và ba pha. 
 + TU khô chỉ dùng cho các TBPP trong nhà, TU khô một pha dùng ở cấp điện 
áp 6kV trở lại, còn TU khô ba pha dùng cho điện áp đến 500kV. 
 + TU dầu được chế tạo với điện áp 3kV trở lên và dùng cho TBPP cả trong 
 nhà lẫn ngoài trời. 
 Để đảm bảo cho máy biến áp làm việc lâu dài và an toàn phải: 
- Kiểm tra phụ tải, điện áp và nhiệt độ của máy 
- Quản lý nghiêm ngặt về chất lượng dầu biến thế. 
- Bảo quản tốt các thiết bị điều chỉnh điện áp, dầu và các trang bị khác. 
 Khi xem xét MBA đang vận hành người công nhân phải đứng cách mặt bích dưới 
 các sứ trên nắp máy và các bộ phận có điện trên các lối đi không có rào chắn phải 
 có độ cao tối thiểu là: 
- 2,5 m đối với điện áp từ 10KV trở xuống. 
- 2,75 m đối với điện áp 35KV 
 * Khoảng cách ngang tối thiểu là: 
- 0,7 m đối với điện áp đến 10KV 
- 1,0 m đối với điện áp 35KV 
 Đối với các MBA 1000KVA mỗi ca ít nhất phải kiểm tra một lần và 
 kiểm tra bất thường khi có cháy nổ xảy ra trên đường dây 35 hoặc trong nhà 
 máy. Trong ca vận hành nhân viên vận hành ít nhất kiểm tra một lần MBT 
 bằng mắt như sau: 
 1- Kiểm tra bề mặt sứ cách điện có rạn nứt chảy dầu không. 
 2- Kiểm tra vỏ MBA có nguyên vẹn và chảy dầu không 
 3- Kiểm tra màu sắc dầu trong bình dầu phụ, mức dầu. 
 4- Kiểm tra nhiệt kế. 
 5- Kiểm tra mặt kính ống phòng nổ. 
 6- Kiểm tra các đầu cáp, thanh dẫn, các điểm đấu nối xem tiếp xúc có tốt 
 không. 
 7- Kiểm tra tiếng kêu của MBA có bình thường không. 
 8- Kiểm tra màu sắc hạt hút ẩm. 
 2- Kiểm ta Rơle hơi. 
 10 – Kiểm tra tiếp đất vỏ máy biến áp. 
 Mức dầu trong MBA dang làm việc phải ngang vạch dầu tương ứng với nhiệt 
độ dầu trong máy. 
 Xử lý MBA vận hành bình thường và sự cố: 
 Khi vận hành MBA có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu 
dầu, máy bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường  thì phải tìm cách giải quyết 
đồng thời phải báo cáo với cấp trên và ghi các hiện tượng , nguyên nhân đó vào sổ 
nhật ký vận hành. 
 MBA phải tách ra khỏi vận hành trong các trường hợp sau: 
 1. Có tiếng kêu mạnh, không đều và có tiếng phóng điện bên trong. 
 2. Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm 
mát bình thường, phụ tải định mức. 
 1. Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ. 
 2. Mức dầu trong máy hạ thấp và liên tục hạ thấp. 
 5. Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột. 
 6. Sứ cách điện bị rạn nứt, bị phóng điện bề mặt. 
 7. Điện trở cách điện giảm xuống dưới mức quy định. 
5. Vận hành máy biến dòng điện 
 - Máy biến dòng : Là máy biến áp dùng để biến dòng điện từ trị số lớn xuống 
trị số bé hơn thuận tiện cho đo lường và bảo vệ rơ le. 
 - Tác dụng: 
 Đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị cách ly ra khỏi điện áp của mạng 
điện. 
 Nhờ việc quy định dòng điện thứ cấp Iđm=5A, hoặc 1A mà ta tiêu chuẩn hoá 
cho dụng cụ đo và rơ le bảo vệ. 
 - TI được chế tạo với các cấp chính xác khác nhau tuỳ vào mục đích sử dụng: 
thường cấp 0.5P dùng cho đo lường, cấp 5P dùng cho bảo vệ. 
 - Phân loại theo cấu tạo: 
 + TI có hai loại chính: TI kiểu xuyên và kiểu đế. 
 + TI kiểu xuyên: cuộn sơ cấp là một thanh dẫn xuyên qua lõi từ, còn cuộn thứ 
cấp cuốn trên lõi từ. 
 + TI kiểu đế: vỏ bắng sứ, cách điện bên trong bằng giấy dầu, trong thùng chứa 
đầy dầu, phía dưới có hộp đầu ra của các cuộn dây thứ cấp. 
 + Với TBPP ngoài trời thường dùng TI kiểu đế. 
 - Với điện áp cao vì lý do cách điện (giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp), với điện 
áp 330kV trở lên người ta sử dụng TI kiểu phân cấp, mỗi cấp có lõi thép riêng. 
 - Ngoài ra còn có các loại biến dòng chuyên dụng khác như TI thứ tự không, 
TI bão hoà nhanh, TI chuyên dùng cho bảo vệ so lệch ngang máy phát điện... 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_van_hanh_thiet_bi_dien.pdf