Giáo trình Trồng một số loài cây ăn quả có triển vọng tại Lào Cai
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Trình bày được giá trị kinh tế, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nhân giống,
trồng, chăm sóc cây mận, thu hoạch và bảo quản quả mận;
- Thực hiện được trình tự các bước nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ thuật,
đạt được định mức theo quy định;
- Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Giới thiệu chung về cây mận.
1.1. Giá trị kinh tế.
Mận là cây ăn quả được trồng ở
vùng ôn đới và á nhiệt đới.
Mận được dùng chính để ăn tươi
ngoài ra còn có thể chế biến thành một số
mặt hành: mận ướp đường, rượu mận, ô
mai mận.đặc biệt mận phơi khô là một
sản phẩm quý có tác dụng nhuận tràng, dễ
tiêu kích thích thần kinh.
Mận còn là cây cảnh đẹp bởi mận ra
hoa vào đúng dịp tết, với số lượng hoa
nhiều và mầu trắng tinh khiết tạo cảnh
quan sinh động. Hoa mận nhiều, có phấn
và mật nên là nguồn mật cho nghề nuôi
ong. Gỗ mận tốt nên có thể sử dụng làm đồ
điêu khắc hoặc đồ gỗ trong gia đình, vỏ
cây mận là loại thuốc có tác dụng giải
khát, kích thích tiêu hoá.
Mận trồng sau 2-3 năm đã ra quả, sau 8-10 năm là thời kỳ cho năng suất cao, nếu chăm
sóc tốt những giống mận quý như mận Tam Hoa, mận Tả Van.có thể đạt 200-250kg, tuổi thọ
của cây thường kéo dài, do vậy giá trị của cây mận là rất lớn. Chính vì vậy, cây mận đã trở
thành cây có tác dụng xóa đói, giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, nhất là đối
với đồng bào dân tộc vùng cao của Lào Cai.
1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đối với cây nhất. Mận có thể chịu lạnh đến 00C do đó
trồng ở miền Bắc nước ta càng lên vùng núi cao càng sinh trưởng khoẻ mạnh, có năng xuất
cao. Nhu cầu lạnh của cây mận khoảng 700-1.000 giờ với nhiệt độ là 7,20C hay thấp hơn, có
Hình 1: Quả mận7
nghĩa là trong mùa đông phải có khoảng 1 tháng có nhiệt độ bình quân dưới 70C mới đủ lạnh
cho cây mận. Ở các miền núi cao như: Sapa, Bắc Hà, Đồng Văn, Mẫu Sơn. Nhu cầu lạnh của
cây mận được thỏa mãn, do vậy ở đó thường có nhiều giống mận, năng suất cao, chất lượng
tốt.
- Nước: Mận thích nghi đối với điều kiện khí hậu và đất đai ẩm, ở những nơi có khí hậu
khô và lượng mưa dưới 300mm/năm nhưng có tưới thì năng suất vẫn cao, chất lượng vẫn tốt
như vùng Caliofnia, Địa Trung Hải. Ở nước ta, tại các vùng núi cao hay có sương mù, độ ẩm
cao, lá mận dễ bị nấm bệnh phá hại, do bộ rễ ăn nông nên mận không chịu được hạn, đặc biệt
là thời kỳ quả lớn, cần chú ý cung cấp đủ nước cho mận sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên ở
giai đoạn quả chín nếu mưa quá nhiều gây nứt và rụng quả.
- Ánh sáng: Mận yêu cầu không khắt khe về ánh sáng. Nhưng ở những nơi quang, đủ
ánh sáng thì năng suất cao và chất lượng tốt. Những nơi ánh sáng yếu nhưng không quá rợp vì
bóng cây thì mận vẫn ra hoa nhưng đậu quả ít. Nếu trời nắng ráo thì quả thì quả sẽ có mầu sắc
đẹp và chất lượng tốt.
- Gió nhẹ có tác dụng điều hoà không khí, tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi khí của cây
và tạo điều kiện cho sự thụ phấn của hoa. Tuy nhiên gió mạnh thường làm rụng hoa, quả, gãy
cành, đổ cây bởi rễ mận nông, do vậy ở những nơi có gió mạnh phải làm đai rừng chắn gió để
bảo vệ cho vườn mận.
- Đất đai: Do bộ rễ ăn nông nên rễ mận thường tận dụng độ mầu mỡ và dinh dưỡng ở
tầng đất mặt. Do đó cần giữ ẩm cho đất bổ sung dinh dưỡng hàng năm cho đất. Đất trồng mận
nên chọn đất thịt, chứa nhiều chất dinh dưỡng và phải chú ý thoát nước. Đất đai thích hợp nhất
nên có độ dày trên 50cm, hàm lượng mùn trên 2,5%, giữ ẩm tốt, ánh sáng không quá mạnh và
khuất gió.
1.3. Giống mận có giá trị kinh tế được trồng ở nước ta
* Mận Tam hoa: Là giống Mận có
nguồn gốc từ Trung Quốc, nhập vào nước
ta từ năm 1973, hiện nay giống Mận này
được trồng nhiều ở Mộc Châu (2.000 ha),
Bắc Hà (3.000 ha) và nhiều tỉnh khác như
Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn. Là giống
quả to (30-40 quả/kg), năng suất cao, vị
ngọt, hơi pha chua, vỏ quả mầu xanh phớt
tím, ruột quả đỏ thắm: Đây là giống ăn
tươi và chế biến đồ hộp tốt nhất hiện nay.
* Mận hậu: Trồng nhiều ở Bắc Hà,
Mường Khương tỉnh Lào Cai. Quả to, khối
lượng 20-30g, khi chín vỏ quả màu xanh
Hình 2: Giống mận quả tím8
vàng, thịt quả dòn, ngọt, là giống chất
lượng tốt bởi quả to và có vị ngọt
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Trồng một số loài cây ăn quả có triển vọng tại Lào Cai
không để mầm ngủ bị sây sát) bó và bảo quản trong bẹ chuối hoặc vải, giấy ẩm. + Tại gốc ghép chọn chỗ nhẵn nhụi, cách mặt đất 20-25cm, mở một “cửa sổ ở phần vỏ có kích thước 1 2cm2 theo hình chữ nhật dọc. Chú ý không làm sây sát lớp tượng tầng sát phần gỗ của gốc ghép. + Bóc một miếng vỏ trên cành ghép có mắt ngủ ở giữa, kích thước đúng bằng “cửa sổ” đã mở. + Đưa mắt ghép vào “cửa sổ” gốc ghép, đậy “cửa sổ” lại, dùng dây nilon cuốn chặt, kín mắt ghép tạo sự tiếp xúc giữa gốc ghép và mắt ghép. + Sau 15-20 ngày, cởi dây nilon, kiểm tra mắt ghép thấy vẫn còn tươi là tao tác ghép đã thành công. Nếu mắt ghép khô, chết thì phải ghép lại sang vị trí khác của gốc ghép. + Sau khi cởi dây nilon 5-7 ngày thì tiến hành dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc ghép phía trên mắt ghép 1-2cm. Vết cắt phải phẳng, nghiêng về phía đối diện của mắt ghép để nước không chảy vào mắt ghép. Dùng vôi bôi vào chỗ vừa cắt của gốc ghép. 2.2. Ghép mắt kiểu chữ “T” + Chuẩn bị gốc ghép như đối với ghép “cửa sổ” + Cách mặt đất 15-20cm dùng dao rạch ngang vỏ 1cm, đặt dao chính giữa vết rạch trên, rạch một đường dọc theo thân cây dài 2-3cm theo chiều từ trên xuống dưới. + Cắt mắt ghép nhỏ có đính cuống lá và mắt ghép ở bên ngoài và một lớp gỗ mỏng ở bên trong. + Đưa mắt ghép vào chỗ đã mở ở gốc ghép theo chiều từ trên xuống dưới, dùng dây nilon cuốn chặt, kín mắt ghép gắn chặt giữa gốc ghép và mắt ghép. Hình 15: Ghép kiểu chữ T 33 + Sau 15-20 ngày, cởi dây nilon, kiểm tra mắt ghép thấy vẫn chưa còn tươi, cuống lá vàng và rụng là thao tác ghép đã thành công. Nếu mắt ghép khô, cuống lá không rụng, thì phải ghép lại sang vị trí khác của gốc ghép. + Sau 5-7 ngày cởi dây nilon thì tiến hành dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc ghép phía trên mắt ghép 1-2cm. Vết cắt phải phẳng, nghiêng về phía đối của gốc ghép để nước không chảy vào mắt ghép. Dùng vôi bôi vào chỗ vừa cắt của gốc ghép. Phương pháp ghép mắt nhỏ cả gỗ, ghép đoạn cành đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất giống cây lê hiện nay. 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 3.1. Kỹ thuật trồng 3.1.1. Thời vụ Thời vụ trồng lê tốt nhất là vào vụ xuân tháng 2 - tháng 3 khi cây chưa lên lá và lộc non. 3.1.2. Chọn đất và làm đất + Chọn đất: Lê có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở đất mầu mỡ có độ ẩm. Đất phải thoát nước nhưng giữ được ẩm như: đất phù sa ven sông hồng, phù sa cổ, đất ven đồi núi, đất có pH = 5-6, hợp với đất ẩm ven sông suối. + Làm đất: Đất có điều kiện thì cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. Đất dốc cần làm thành băng theo đường đồng mức. Đất bãi, đất vườn thì chia lô, đào hố theo qui cách. 3.1.3. Mật độ, khoảng cách Có thể trồng với mật độ, khoảng cách sau: + Lê nâu: 8m x 8m = 150 cây/ha + Lê xanh: 7m x 7m = 200 cây/ha 3.1.4. Đào hố, bón lót phân - Đào hố sâu: 70 x 70 x 70cm, để đất mặt riêng, đất ở đáy hố riêng. - Bón lót cho mỗi hố: 30-50 kg phân hữu cơ + 0,2-0,5 kg Supe Lân + 0,5-1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố trước khi trồng 15-30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. 3.1.5. Cách trồng Vụ xuân khi cây chưa ra lá có thể trồng bằng rễ trần, khi cây đã có lá thì đợi cây có lá đã hoàn chỉnh (lá già) mới đánh bầu đất đem trồng. Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, mỗi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây vào hốc, đặt bầu hoặc rải rễ cây nằm theo thế tự nhiên, lấp đất (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô ủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10-15 lít nước cho mỗi gốc. 3.2. Chăm sóc 34 3.2.1. Quản lý vườn cây - Sau trồng khoảng 1-2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50-60 cm, mỗi tháng có thể tưới 1-2 lần. Khi cây lớn có thể có thể pha đặc hơn và tưới xa gốc hơn nơi có nhiều rễ con. Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây Mắc coọc.. 3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa Tỉa cành tạo hình là biện pháp kỹ thuật giúp cây lê có bộ khung cân đối, tán hợp lý, tăng khả năng quang hợp, chống chịu gió bão, giảm bớt nguồn sâu bệnh, chóng ra hoa kết quả, cho năng suất cao và có nhiệm kỳ kinh tế dài. Cần chú ý tạo hình từ khi cây còn nhỏ, 2-3 năm đầu để thân chính cao 0,8- 1,0m, sau đó để 3-4 cành cấp I (cách nhau ± 0,5cm). Trên mỗi cành cấp I nuôi 3-4 cành cấp II, cho tỏa đều 4 phía (những mầm cành không cần để thì loại bỏ sớm). Việc tạo hình còn tiếp tục duy trì trong vài năm đầu trước khi bói quả. Hiện nay biện pháp vít cành tạo tán thường được áp dụng trên cây lê để cây có bộ khung tán đều. Hàng năm sau thu hoạch, cần tỉa cành già, cành sâu bệnh, cắt bớt cành quả cũ, để thúc đẩy cây nảy cành mới. 3.2.3. Bón phân Hàng năm căn cứ vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng và khả năng cho năng suất của cây mà có thể bón lượng phân như sau: + Phân hữu cơ : 30-50 kg. + Đạm Urê: 1,0-2,0 kg + Supe Lân: 0,5-2.0 kg + Kali Clorua: 0,5-1,0 kg. Cách bón như sau : - Bón nuôi lộc xuân, nuôi hoa vào tháng 2-3: đạm Urê 50% + Kaliclorua 30% . Hình 16: Biện pháp vít cành tạo tán 35 - Bón nuôi quả và thúc lộc thu vào tháng 5- 6: đạm Urê 50% + Kaliclorua 40% . - Bón phục hồi sau khi thu hoạch quả vào tháng 8,9: Toàn bộ phân hữu cơ, phân Supe Lân + 30% phân Kaliclorua còn lại. Phân hữu cơ và phân lân đào rãnh xung quanh tán cây sâu 20cm, bón phân, lấp đất. Phân Đạm, Kali nếu đất khô thì hoà nước tớí, nếu đất ẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán và xới nhẹ. Chú ý tưới nước cho lê vào các thời kì: Trước khi nở hoa, quả non và lá non. Nếu bị hạn vào thời gian này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng quả. 3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh + Sâu cắn lá, cuốn lá, xoăn lá: Dùng Dipterec 0,1%, Padan 0,1%, Dimexcon 0,1% phun lên lá vào lúc trời râm mát. + Sâu đục thân, đục cành: Là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành, thỉnh thoảng đùn mùn ra làm cho cành bị héo, quả nhỏ, rụng. Bị nặng có thể làm cho chết cả cây . Cách phòng trừ: Bắt xén tóc, cắt những ngọn cành bị héo trong vụ xuân và đốt. Dùng dây thép, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non, dùng bông tẩm thuốc có tính xông hơi mạnh bịt vào lỗ sâu đục, phun các loại thuốc: Trebon, Decis 0,1% để diệt trứng sâu. Chú ý việc phun thuốc trừ sâu phải chấm dứt trước thu hoạch tối thiểu 15 ngày. + Bệnh hắc tinh: Là loại bệnh hại lá, đọt non và quả, bệnh làm cho các bộ phận của cây bị thối đen. Phòng trừ: tăng cường vệ sinh đồng ruộng, khi thấy xuất hiện bệnh thì tập trung cắt bỏ bộ phận bị bệnh và tiêu huỷ. Phun thuốc Boóc đô 1% hoặc Zinep 0,1% để trừ bệnh. 4. Thu hoạch và bảo quản 4.1. Thu hoạch Thu hái khi quả bắt đầu chín, nếu vận chuyển xa cần thu hái sớm. Lê được coi là chín khi lớp cùi thịt xung quanh cuống lún xuống khi ép nhẹ. Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm Hình 17: Sâu cắn lá 36 dập nát hoặc sây sát quả. Thu hái xong cần đặt vào thùng gỗ, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. 4.2. Bảo quản: Bảo quản quả ở nơi khô ráo thoáng mát. Quả lê có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng cho tới khi chín. Các quả lê chín được lưu giữ tốt nhất trong khu vực được làm lạnh ở nhiệt độ khoảng 4°C, xếp thành lớp mỏng không che đậy, nơi chúng có thể giữ được phẩm chất tốt trong vòng 2-3 ngày. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày giá trị kinh tế và yêu cầu ngoại cảnh của cây lê. 2. Trình bày kỹ thuật nhân giống lê bằng phương pháp ghép mắt. 3. Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản lê. 37 III. THỰC HÀNH KỸ THUẬT GIEO ƯƠM HẠT, NHÂN GIỐNG, TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY LÊ 1. Địa điểm thực hiện: Tại vườn đồi, trang trại, mô hình kinh tế hộ 2. Thời gian thực hiện: 9 giờ 3. Điều kiện thực hiện - Sau khi đã học xong bài Kỹ thuật trồng cây lê. - Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ lao động (dao, kéo cắt tỉa cành, cuốc, bình bơm, xô, chậu), quần áo bảo hộ lao động (Khẩu trang, gang tay, ủng, áo mưa), vật tư (cây giống, hạt giống, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật các loại). 4. Trình tự thực hiện Nội dung 1: Nhân giống lê bằng phương pháp ghép mắt (4 giờ) TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LÊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP MẮT TT Nội dung Dụng cụ, vật tư Phương pháp thao tác Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Chuẩn bị cây gốc ghép Cây gốc ghép Quan sát, lựa chọn cây - Có thể dùng cây chua chát và cây Mắc coọc. Cây mắc coọc dùng làm gốc ghép cho lê được coi là tốt hơn cả. - Thu hạt và gieo vào tháng 11-12, ra ngôi tháng 1-2 sau 7-8 tháng thì ghép được. - Muốn đạt yêu cầu ghép phải cao 35- 40cm, gốc có đường kính 0,6-0,8cm, cây khoẻ không sâu bệnh, xanh tốt. 2 Bước 2: Lựa chọn cành lấy mắt ghép. Cây gốc ghép Quan sát, lựa chọn cành - Chọn những cây mọc khoẻ, ở độ tuổi 10- 15 năm, sai quả và hàng năm ra quả đều, không hoặc ít sâu bệnh. - Chọn các cành từ 4 tháng đến 1 năm tuổi, đường kính phần gốc cành 0,5-0,8cm, mọc thẳng, không có nhánh hoặc cành phụ, cành tăm, lá đều xanh tốt, không sâu bệnh. 38 3 Bước 3: Ghép mắt kiểu “cửa sổ” - Kéo cắt cành, dao chiết ghép. - Cây gốc ghép, mắt ghép, dây nilon. - Dùng kéo vệ sinh gốc ghép. - Cắt đoạn mắt ghép - Dùng dao mở cửa sổ. - Bóc vỏ có mắt ngủ để ghép - Đưa mắt ghép vào cửa sổ gốc ghép. - Cuốn ni lon kín xung quanh mắt ghép. + Làm vệ sinh gốc ghép trước 1 tuần, cắt bỏ bớt cành phụ, gai ở đoạn thân cách mặt đất 15-20cm. + Trên cây lấy cành ghép, chọn các cành “bánh tẻ” có lá to, mầm ngủ tốt, có kích thước đường kính cành: 0,8-1,2cm, cắt thành từng đoạn 30-40cm, bó và bảo quản trong bẹ chuối hoặc vải, giấy ẩm. + Tại gốc ghép chọn chỗ nhẵn nhụi, cách mặt đất 20-25cm, mở một “cửa sổ ở phần vỏ có kích thước 1 2cm2 theo hình chữ nhật dọc. Chú ý không làm say sát lớp tượng tầng sát phần gỗ của gốc ghép. + Bóc một miếng vỏ trên cành ghép có mắt ngủ ở giữa, kích thước đúng bằng “cửa sổ” đã mở. + Đưa mắt ghép vào “cửa sổ” gốc ghép, đậy “cửa sổ” lại, dùng dây nilon cuốn chặt, kín mắt ghép tạo sự tiếp xúc giữa gốc ghép và mắt ghép. Bước 3: Ghép mắt kiểu chữ “T” - Kéo cắt cành, dao chiết ghép. - Cây gốc ghép, mắt ghép, dây nilon. - Dùng kéo vệ sinh gốc ghép. - Cắt đoạn mắt ghép - Dùng dao mở cửa sổ kiểu chữ “T”. - Bóc vỏ có mắt ngủ để ghép - Đưa mắt ghép vào cửa sổ gốc ghép. - Cuốn ni lon kín xung quanh mắt ghép. + Chuẩn bị gốc ghép như đối với ghép “cửa sổ” + Cách mặt đất 15-20cm dùng dao rạch ngang vỏ 1cm, đặt dao chính giữa vết rạch trên, rạch một đường dọc theo thân cây dài 2-3cm theo chiều từ trên xuống dưới. + Cắt mắt ghép nhỏ có đính cuống lá và mắt ghép ở bên ngoài và một lớp gỗ mỏng ở bên trong. + Đưa mắt ghép vào chỗ đã mở ở gốc ghép theo chiều từ trên xuống dưới, dùng dây nilon cuốn chặt, kín mắt ghép gắn chặt giữa gốc ghép và mắt ghép. 39 4 Bước 4: Chăm sóc sau ghép - Quan sát, kiểm tra, nếu mắt ghép tươi là được. - Sau 5-7 ngày dùng kéo cắt cành, cắt ngọn gốc ghép. + Sau 15-20 ngày, cởi dây nilon, kiểm tra mắt ghép thấy vẫn còn tươi là tao tác ghép đã thành công. Nếu mắt ghép khô, chết thì phải ghép lại sang vị trí khác của gốc ghép. + Sau khi cởi dây nilon 5-7 ngày thì tiến hành dùng kéo cắt cành cắt ngọn gốc ghép phía trên mắt ghép 1-2cm. Vết cắt phải phẳng, nghiêng về phía đối diện của mắt ghép để nước không chảy vào mắt ghép. Dùng vôi bôi vào chỗ vừa cắt của gốc ghép. Nội dung 2 : Trồng cây lê (5 giờ) TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LÊ TT Nội dung Dụng cụ, vật tư Phương pháp thao tác Yêu cầu kỹ thuật 1 Bước 1: Xác định thời vụ Thời vụ trồng lê tốt nhất là vào vụ xuân tháng 2 - tháng 3 khi cây chưa lên lá và lộc non 2 Bước 2: Chọn đất và làm đất Cuốc, xẻng Quan sát lựa chọn đất trồng và có thể dùng cày, bừa, cuốc, xẻng làm đất + Chọn đất: đất mầu mỡ, thoát nước tốt nhưng giữ được ẩm như: đất phù sa ven sông hồng, phù sa cổ, đất ven đồi núi, đất có pH = 5-6. + Làm đất: Đất có điều kiện thì cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. Đất dốc cần làm thành băng theo đường đồng mức. Đất bãi, đất vườn thì chia lô, đào hố theo qui cách. 3 Bước 3: Xác định mật độ, khoảng cách Thước dây Đo, đánh dấu để xác định mật độ, khoảng cách Có thể trồng với mật độ, khoảng cách sau: + Lê nâu: 8m x 8m = 150 cây/ha + Lê xanh: 7m x 7m = 200 cây/ha 40 4 Bước 4: Đào hố, bón lót phân - Cuốc, xẻng, xô, chậu. - BHLĐ. - Các loại phân bón lót Dùng cuốc, xẻng đào hố, sau đó bón lót phân và lấp kín đất - Đào hố sâu: 70 x 70 x 70cm, để đất mặt riêng, đất ở đáy hố riêng. - Bón lót cho mỗi hố: 30 -50 kg phân hữu cơ + 0,2-0,5 kg Supe Lân + 0,5- 1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố trước khi trồng 15-30 ngày đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. 5 Bước 5: Cách trồng Cuốc, xẻng, cọc, rơm rác, cây giống. Dùng cuốc moi hố giữa tâm hố, đặt cây và lấp đất. Vụ xuân khi cây chưa ra lá có thể trồng bằng rễ trần, khi cây đã có lá thì đợi cây có lá đã hoàn chỉnh (lá già) mới đánh bầu đất đem trồng. Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, mỗi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây vào hốc, đặt bầu hoặc rải rễ cây nằm theo thế tự nhiên, lấp đất (Chú ý không lấp kín vết ghép) 6 Bước 6: Chăm sóc Ô doa, nước sạch, dao, kéo, bình bơm, BHLĐ, phân bón Tưới nước, tủ gốc, cắt tỉa, bón phân, phun thuốc. - Tưới nước giữ ẩm. - Tủ gốc, làm cỏ, trồng dặm. - Tạo hình, cắt tỉa. - Bón thúc. - Phòng trừ sâu bệnh 5. Tổ chức thực hiện: Chia nhóm thực hành tại hiện trường. Sau khi thực hành trồng lê, học sinh phải thực hiện chăm sóc hàng ngày theo qui trình kỹ thuật. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn - “ Giáo trình cây ăn quả”- Bộ môn cây ăn quả - cây rau – Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên – NXB Nông nghiệp – Hà Nội, 2000. 2. Nguyễn Văn Bộ (Chủ biên), Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiển, Nguyễn Văn Chiến - “Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn” - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2003. 3. GS.TS Lê Lương Tề (Chủ biên) - “Giáo trình Bệnh cây” - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2007. 4. PGS.TS Nguyễn Đức Khiêm (Chủ biên) - “Giáo trình Côn trùng” - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2000. 5. Hoàng Ngọc Thuận – “Kỹ thuật nhân và trồng các giống cam, chanh, quýt, bưởi” – NXB Nông nghiệp – Hà Nội, 1995 6. Vũ Công Hậu – “Trồng cây ăn quả ở Việt Nam” - NXB Nông nghiệp – Hà Nội, 1996.
File đính kèm:
- giao_trinh_trong_mot_so_loai_cay_an_qua_co_trien_vong_tai_la.pdf