Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất

Công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

Mục tiêu:

- Trình bầy được các chức năng, phương pháp của công tác tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

2.1. Mức độ của tổ chức sản xuất:

 Trong một xưởng sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất được thực hiện ở hai mức độ khác nhau:

 Tổ chức sản xuất tập trung nhằm xây dựng tiến trình và đưa các lô sản phẩm vào sản xuất tùy theo quy trình công nghệ, năng lục sản xuất của máy móc thiết bị và mức dự báo khả năng tiêu thụ ngắn hạn.

 Tổ chức sản xuất phân tán đó là tổ chức sản xuất diễn ra trên các chỗ làm việc, tổ chức phân tán này là để thực hiện tổ chức sản xuất tập trung.

2.2. Chức năng của tổ chức sản xuất:

 Tổ chức quá trình sản xuất là nhằm thực hiện ba chức năng chủ yếu sau:

 Chức năng kế hoạch hóa tác nghiệp: kế hoach hóa là những công việc khác nhau cần thực hiện trong một thời kì nhất định(chương trình sản xuất sản phẩm). Kế hoạch hóa các phương tiện vật chất và lao động để thực hiện chương trình sản xuất.

 Chức năng thực hiện: Thực hiện các nguyên công sản xuất khác nhau và theo dõi quá trình thực hiện đó.

 Chức năng kiểm tra: So sánh giữa kế hoạch và thực hiện, tính toán mức chênh lệch và phân tích các chênh lệch đó, đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục sự chênh lệch đó.

2.3.Yêu cầu xây dựng chương trình sản xuất

 Tổ chức sản xuất là sác định một chương trình sản xuất tối ưu nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các phương tiện sản xuất, nhằm thỏa mãn tốt các nhu cầu của khách hàng. Ở đây cần nhấn mạnh rằng: Tổ chức quá trình sản xuất phải đảm bảo cho các phương tiện vật chất và con người được sử dụng một cách tốt nhất, nhưng đồng thời phải tôn trọng những đòi hỏi về chất lượng và thời gian của khách hàng.

Khi xây dựng chương trình sản xuất, cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau:

 Cực tiểu mức dự trữ( nguyên vật liệu bán thành phẩm, sản phẩm cuối cùng)

 - Cực tiểu chi phí ( chi phí sản xuất, giá thành)

 - Cực tiểu chu kỳ sản xuất

 - Sử dụng đầy đủ các nguồn sản xuất.

 Tất cả các yêu cầu trên thường mâu thuẫn với nhau, tổ chức sản xuất phải dung hòa các mâu thuẫn trái ngược nhau đó

 

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 1

Trang 1

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 2

Trang 2

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 3

Trang 3

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 4

Trang 4

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 5

Trang 5

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 6

Trang 6

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 7

Trang 7

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 8

Trang 8

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 9

Trang 9

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 59 trang duykhanh 22622
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất

Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất
ĩa vụ này của người lao động được thể hiện trong nội quy lao động do người sử dụng lao động ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành 	Công đoàn cơ sở. Người lao động có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc và phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm của mình trước người sử dụng lao động.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Năng suất lao động là gì? Công thức tính? Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động? Ý nghĩa của năng suất lao động và lợi ích của việc tăng năng suất lao động.
2.Hãy trình bày các biện pháp chủ yếu để tăng năng suất lao động doanh nghiệp
3.hế nào là định mức lao động? Ý nghĩa của định mức lao động
4.Hãy trình bày các phương pháp xây dựng định mức lao động.
5.Thảo luận nhóm: Hướng dẫn cho sinh viên đọc Bộ Luật lao động và trả lời những vấn đề dưới đây.
6.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức số lượng ca làm việc. Anh (chị) hãy trình bày cách đảo ca (đảo ca thuận, đảo ca nghịch, chế độ 3 ca, 4 kíp).
7.Những hiểu biết của anh (chị) về chấp hành kỷ luật lao động. Yêu cầu người lao động trong doanh nghiệp chấp hành về kỷ luật thời gian, kỷ luật công nghệ, kỷ luật sản xuất phải như thế nào?
CHƯƠNG 6: CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT TRONG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
Mã chương; 26-06
Giới thiệu:
	Công tác kỹ thuật chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong sản xuất kinh doanh . Vì thế công tác quản lý kỹ thuật trong doanh nghiệp công nghiệp là rất cần thiết đối với mỗi một doanh nghiệp, nó là sự tác động của các cơ quan quản lí nhà nước và các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố kĩ thuật trong mỗi cơ sở và toàn bộ nền kinh tế quốc dân
	Ở chương này cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về công tác quản lý kỹ thuật trong doanh nghiệp công nghiệp
Mục tiêu :
- Giải thích, phân tích được các biện pháp quản chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp.
- Vận dụng phù hợp từng biện pháp vào các tình huống cụ thể.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học, tác phong công nghiệp
1. Một số khái niệm ban đầu
Mục tiêu:
	Trình bầy được các khái niệm về quản lý kỹ thuật, qui trình quản lý
1.1. Kỹ thuật
	Kỹ thuật là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
1.2. Công nghiệp
	Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.
1.3. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật
	Sự phát triển tịnh tiến của mối quan hệ giữa khoa học và kĩ thuật, biểu hiện trên hai mặt:
	 Sự tác động thường xuyên của những phát minh và sáng chế khoa học lên trình độ
kĩ thuật và công nghệ.
	Sự ứng dụng những trang, thiết bị và dụng cụ mới nhất vào nghiên cứu khoa học. TBKH - KT kích thích sự biến đổi về chất lượng sản xuất vật chất và lĩnh vực phi sản xuất, làm tăng năng suất lao động không ngừng, có ảnh hưởng thiết thực lên mọi mặt đời sống xã hội; là một bộ phận không thể tách rời của sự tiến bộ xã hội. Từ những quá trình riêng biệt trước đây, đến giữa thế kỉ 20, tiến bộ khoa học và tiến bộ kĩ thuật đã phát triển mạnh thành một quá trình thống nhất - quá trình TBKH - KT. Những khuynh hướng TBKH - KT chủ yếu hiện nay là tự động hoá toàn bộ nền sản xuất; computơ hoá và điện tử hoá trong tất cả các lĩnh vực; phát triển và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới; xây dựng những phương tiện giao thông - liên lạc mới; sử dụng công nghệ màng mỏng, laze, plasma, công nghệ vật liệu mới; phát triển công nghệ sinh học, vũ trụ học, vv. Những khuynh hướng này liên hệ rất chặt chẽ với nhau.
1.4. Quản lý kỹ thuật
	Là sự tác động của các cơ quan quản lí nhà nước và các đơn vị kinh tế cơ sở nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố kĩ thuật trong mỗi cơ sở và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Quản lý kỹ thuật bao gồm những nội dung chủ yếu:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật với mọi hình thức thích hợp;
- Tổ chức công tác thông tin khoa học - kĩ thuật và thực hiện đúng chế độ bảo mật về kĩ thuật;
- Ban hành và quản lí việc chấp hành các quy phạm, quy tắc, nội dung kĩ thuật, quy trình công nghệ;
- Quản lí các yếu tố kĩ thuật (thiết bị, máy móc, hồ sơ kĩ thuật...);
- Tổ chức và quản lí các hoạt động phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật bằng nhiều hình thức kích thích, đào tạo cán bộ và công nhân kĩ thuật, quản lí chế độ đăng kí nhãn hiệu và chất lượng hàng hoá theo quy định của nhà nước.
1.5. Quy trình quản lý kỹ thuật
	Là quá trình hoạt động của các chủ thể quản lí tập hợp thành một cơ chế được quy định theo một trình tự lôgic nhất định, nhằm đạt được những mục tiêu quản lí đã được đề ra bằng cách thực hiện những chức năng quản lí nhất định, tuân thủ theo những nguyên tắc quản lí và vận dụng những phương pháp quản lí thích hợp.
2. Quản lý chất lượng sản phẩm
Mục tiêu:
	Trình bầy được nội dung, phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm
2.1. Khái niệm
	Chất lượng là một thuộc tính quan trọng của sản phẩm. Những sản phẩm có chất lượng tốt sẽ đem lại sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng, họ không nhứng trở thành những khách hàng trung thành mà còn nói với những người khác đến mua sản phẩm đó. Chất lượn có thể hiểu là toàn bộ những tính chất và đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm được thể hiện qua những khía cạnh chung sau đây:
- Trình độ kỹ thuật: là mức độ thể hiện trong sản phẩm những thành tựu khoa học kỹ thuật
- Trình độ thiết kế: Thể hiện tích chất đặc trưng về mặt kỹ thuật, tính thuận tiện của việc sử dụng sản phẩm đó (bảo dưởng, bảo quản, sửa chữa...)
- Chất lượng kỹ thuật: là đặc tính sử dụng thực tế của sản phẩm trong quá trình sử dụng sản phẩm (độ chính xác, độ bền, tuổi thọ, độ tin cậy)
2.2. Lợi ích của việc nâng cao chất lượng sản phẩm
	Chất lượng sản phẩm là sự sống còn của doanh nghiệp bởi vậy doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm trước xã hội và người tiêu dùng
	Nâng cao chất lượng sản phẩm là tiết kiệm lao động sống và lao động vật hóa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3. Biện pháp
- Kiểm tra nghiêm ngặt qui trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, chấp hành nghiêm chỉnh công nghệ sản xuất, thường xuyên nâng cao trình độ chính trị tư tưởng và nghiệp vụ cho công nhân.
- Cung cấp nguyên vật liệu đúng qui cách, chất lượng chủng loại và thời gian cho cá nơi làm việc.
- Đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị, vận hành chính xác, liên tục và đồng bộ.
- Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng các phương pháp và công cụ tiên tiến.
 - Thực hiện kiểm tra vật chất đối với chất lượng công tác, chất lượng sản
 phẩm -thưởng - phạt rõ ràng.
	- Hoàn thành các mặt tổ chức trong doanh nghiệp, nâng cao trách nhiệm các cá nhân và các tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm.
2.4. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm vào các đối tượng sau
- Tình trạng qui cách nguyên vật liệu, bán thành phẩm trước khi đưa vào gia công
- Chất lượng sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm của phân xưởng, thành phẩm nhập kho.
- Trạng thái máy móc, dụng cụ sản xuất, đồ gá lắp dụng cụ đo lường
- Phương pháp thao tác và việc thực hiện qui trình công nghệ của công nhân và các điều kiện sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (nhiệt độ, ánh sáng, thông gió...).
+ Hình thức kiểm tra: Khá phong phú
- Theo bước công việc: Có thể kiểm tra toàn diện các bước công việc hay kiểm tra một bước công việc nào đó.
- Kiểm tra toàn bộ hoặc kiểm tra điển hình một số chế phẩm nào đó - Tùy theo đối tượng kiểm tra.
- Theo địa điểm tạm kiểm tra.
Kiểm tra cố định: Các đối tượng kiểm tra được đưa đến trạm kiểm tra
Kiểm tra lưu động: Đối tượng kiểm tra có kích thước lớn, khó vận chuyển
- Theo giai đoạn sản xuất:
Kiểm tra giữa chừng: Sản phẩm dở dang, máy móc, thao tác công nhân
Kiểm tra cuối cùng: Thành phẩm hoặc bán thành phẩm
- Hình thức 3 kiểm tra: Công nhân tự kiểm, Đốc công tổ trưởng kiểm tra, Cán bộ KCS kiểm tra.
2.5. Phương pháp KCS
Gồm có các phương pháp kiểm tra sau:
	- Phương pháp trực quan: dùng các giác quan để ghi chép lại đối tượng được tiến hành kiểm tra, kiểm soát vào phiếu kiểm tra để xem tần suất xuất hiện những sai sót của quá trình hay những khuyết tật của sản phẩm trong một dây chuyền sản xuất. từ đó xác định mức độ sai hỏng và đề ra giải pháp. Phương pháp này sử dụng khá đơn giản, chỉ sử dụng các giác quan và ghi chép những bằng chứng. Tuy nhiên , phương pháp này chỉ phát hiện những sai lệch bên ngoài của đối tượng chứ chưa giải quyết tận gốc những sai lệch bên trong của đối tượng.
	- Phương pháp dụng cụ: Dùng cân thước, nhiệt kế, các dụng cụ chuyên dùng...
	- Phương pháp phân tích: Dùng các thiết bị chuyên môn để phân tích tính chất bên trong của sản phẩm.Từ đó giúp doanh nghiệp đề ra các biện pháp xử lý, khắc phục hiệu quả hơn.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Hãy trình bày các khái niệm: Kỹ thuật, công nghiệp, tiến bộ khoa học - kỹ thuật, quản lý kỹ thuật, quy trình kỹ thuật.
2.Chất lượng sản phẩm là gì? Lợi ích của việc nâng cao chất lượng sản phẩm?
3.Hãy trình bày các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm
4.Hướng dẫn tham khảo một số hệ thống đảm bảo chất lượng
CHƯƠNG 7: GIÁ THÀNH SẢN PHAM VÀ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP
Mã chương: 26-07
Giới thiệu:
	Giá thành đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ là tổng hợp tất cả các khoản chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thức tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
	Trong chương này cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về giá thành sản phẩm và biện pháp hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp
Mục tiêu:
- Áp dụng được các biện pháp hạ giá thành sản phẩm doanh nghiệp.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, logic khoa học, tác phong công nghiệp
1. Khái niệm và phân loại
Mục tiêu:
Trình bầy khái niệm và phân loại được giá thành sản phẩm
1.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
	Giá thành đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ là tổng hợp tất cả các khoản chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thức tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trực tiếp hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Cấu tạo giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất bao gồm những khoản chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm như:
Chi phí vật tư trực tiếp.
	Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu chính sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm ( hoặc đối tượng chịu chi phí ) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức có thể sử dụng :định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, tỉ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất. . .
	Mức phân bổ chi phí về nguyên vật liệu chính dùng cho từng loại sản phẩm được xác định theo công thức tổng quát sau:
	Vật liệu phụ và nhiên liệu sử dụng cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không thể xác định trực tiếp mức sử dụng cho từng đối tượng. Để phân bổ chi phí vật liệu phụ và nhiên liệu cho từng đối tượng cũng có thể sử dụng các tiêu thức: định mức tiêu hao, tỷ lệ hoặc tỷ trọng vật liêu chính sử dụng, tỷ lệ với giờ máy hoạt động. Mức phân bổ cũng tính theo công thức tổng quát trên.
	Chí phí nhân công trực tiếp là chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tính vào chi phí theo quy định.Chi phí nhân công trực tiếp, chủ yếu là tiền lương công nhân trực tiếp, được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên, nếu tiền lương công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ bao gồm : định mức tiền lương của các đối tượng , hệ số phân bổ được quy định, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn. . .Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)theo tỷ lệ quy định để tính vào chi phí.
	Chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng và cuối mỗi tháng mà tiến hành phân bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán chi phí.
	Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa dịch vụ bao gồm toàn bộ chí phí để hoàn thành việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm
* Các khoản chi phí đưa vào hạch toán giá thành
- Chi phí trực tiếp: là các chi phí có quan hệ trực tiếp đến quá trình sản xuất của một loại sản phẩm nhất định gồm:
+ Nguyên, nhiên vật liệu
+ Khấu hao TSCĐ
+ Công lao động trực tiếp
+ Công tác phí
+ Văn phòng phẩm
+ Khấu hao nhà cửa, kho tàng... + VRTMH
+ Sửa chữa thường xuyên TSCĐ....
- Chi phí gián tiếp: là các chi phí có quan hệ đến việc quản lý các ngành sản xuất hay toàn bộ doanh nghiệp. Chi phí gián tiếp gồm:
Chi phí sản xuất chung: là các chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm của một ngành sản xuất gồm:
+ Thù lao lao động cho cán bộ đội (cán bộ quản lý, kỹ thuật)
+ Chi phí văn phòng phẩm phục vụ cho quản lý của đội
+ Khấu hao nhà (kho) của đội ...
Phương pháp phân bổ chi phí giống như phương pháp phân bổ chi phí quản lý
Chi phí quản lý là những chi phí có liên quan đến việc quản lý của cả doanh nghiệp.
+ Thù lao lao động cho cán bộ quản lý doanh nghiệp
Những biện pháp chủ yếu phấn đấu hạ giá thành sản phẩm
Mục tiêu: 
	Trình bầy được nội dung của các biện pháp hạ giá thành sản phẩm
Các biện pháp:
- Không ngừng nâng cao năng suất, sản lương bằng cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,
đưa công nghệ mới vào sản xuất.
- Sử dụng có hiệu quả các loại chi phí, đặc biệt là khấu hao TSCĐ, rút ngắn thời gian sử dụng và giảm mức phân bổ khấu hao trên 1 đơn vị sản phẩm.
- Quản lý chặt chẽ, sử dụng đầy đủ, tiết kiệm, có hiệu quả các vật tư kỹ thuật, lao động.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Giá thành sản phẩm là gì? Các khoản chi phí nào đưa vào hạch toán giá thành sản phẩm ?
2. Hãy phân tích những biện pháp chủ yếu phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ?
3.Thảo luận nhóm về cách tính giá thành sản phẩm và những biện pháp để hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổ chức sản xuất- Doanh nghiệp, WWW.edu.vn
[2] Bài giảng hệ thống hoạch định sản xuất, WWW.edu.vn
[3] Tổ chức và quản lý sản xuất, Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý 2004.
[4] Nguyễn Thượng Chính, Tổ chức sản xuất, NXB Giáo dục 2005.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_to_chuc_va_quan_ly_san_xuat.docx