Giáo trình Thủy công - Nghề: Vận hành thủy điện
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Phân biệt được các loại thiết bị cơ khí thuỷ công thường gặp trong các công trình
thuỷ điện;
- Xác định được vị trí lắp đặt của chúng.
- Nghiêm túc, chủ động trong học tập.
Nội dung:
1. Khái niệm.
Cửa van là một bộ phận của công trình thuỷ lợi, bố trí tại các lỗ tháo nước của
đập ,cống. để khống chế mực nước và điều tiết lưu lượng theo yêu cầu tháo nước ở
các thời kỳ khác nhau. Cửa van có thể di động được nhờ sức kéo từ các thiết bị đóng
mở hoặc nhờ sức nước. Khi cửa van chuyển động,nó tựa lên các bộ phận cố định gắn
chặt vào mố hoặc ngưỡng của công trình tháo.
Các yêu cầu cơ bản khi thiết kế cửa van là: cấu tạo đơn giản, lắp ráp, sửa chữa dễ
dàng;
Đóng mở nhẹ và nhanh; đủ khả năng chịu lực, làm việc an toàn và bền; đảm bảo
mỹ quan, giá thành hợp lý. Trong quá trình sử dụng, cửa van phải đảm bảo khống chế
được mọi lưu lượng khác nhau theo yêu cầu khai thác. Chỗ tiếp xúc giữa cửa van với
trụ, ngưỡng đáy, tường ngực phải có thiết bị chắn nước tốt để chống rò rỉ.
Trường hợp phía thượng lưu có nhiều bùn cát hay vật nổi thì cửa van phải có khả năng
tháo bùn cát hay vật nổi dễ dàng
2. Phân loại:
Cửa van được sử dụng rất rộng rãi trong công trình thuỷ lợi. Hình thức của
chúng rất đa dạng, phong phú. Có thể phân loại cửa van theo nhiều cách khác nhau.
2.1 Phân loại theo mục đích sử dụng:
Phân thành van chính, van sự cố, van sửa chữa, van thi công.
Cửa van chính thực hiện chức năng điều tiết lưu lượng, khống chế mực nước
trong thời gian khai thác công trình.
Van sự cố dùng để đóng bịt cửa tháo nước trong trường hợp có sự cố. Các van
này cần đảm bảo yêu cầu đóng nhanh, trong điều kiện nước chảy và với cột nước cao.
Trong đa số các công trình thuỷ lợi, tốc độ đóng van sự cố thường áp dụng là 0,2 -
0,5m/phút. Còn trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ như van ở cửa nhận nước của
nhà máy thuỷ điện, có thể sử dụng thiết bị đóng nhanh với thời gian đóng cửa chỉ tính
bằng giây.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thủy công - Nghề: Vận hành thủy điện
gười không được ngồi ở dưới hố, hào. Hố, hào đào ở gần đường đi lại, vận chuyển xung quanh mép cần dựng ván chắn cao 15cm. Khi đào đất bằng máy đào, trong lúc máy đang hoạt động, cấm công nhân đứng trong phạm vi tầm quay của tay cầm máy đào. Không được bố trí người làm việc trên miệng hố, hào trong khi đang có người làm việc ở dưới. c. Phòng ngừa người bị ngạt thở khí độc. Khi đào hố, hào sâu nếu phát hiện thấy hơi khí khó ngửi, hoặc có hiện tượng người chóng mặt, khó thở, nhức đầu, thì phải ngừng ngay công việc mọi người phải ra xa chỗ đó hoặc phải lên bờ ngay để đề phòng nhiễm độc, chỉ khi nào đã xử lý xong, bảo đảm không còn hơi, khí độc hoặc nồng độ không còn nguy hiểm gì đến sức khoẻ thì mới tiếp tục thi công. Nếu phải làm việc trong điều kiện có hơi khi độc thì công nhân phải sử dụng mặt nạ chống hơi khí độc, bình thở, v.v. Trước khi xuống làm việc ở hố, hào sâu phải kiểm tra không khí xem có hơi khí độc không bằng dụng cụ (đồng hồ) xác định khí độc hoặc có thể thả chuột nhắt hoặc gà con xuống hố, hào để kểim tra. Nếu những con vật này vẫn bình thường, không có hiện tượng gì khả nghi chứng tỏ không khí dưới hố, hào không có hơi khí độc. Khi phát hiện có hơi khí độc thì phải có biện pháp làm thoát chúng bằng quạt gió, máy nén khí. Tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý nguồn phát sinh *Biện pháp an toàn khi khi sử dụng thiết bị nâng, hạ; - Tất cả các thiết bị nâng thuộc danh mục các máy, thiết bị có yêu cầu về an toàn theo quy định của nhà nước đều phải đựơc đăng ký và kiểm định trước khi đưa vào điều khiển. - Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được đăng ký và còn thời hạn kiểm định. Không được phép sử dụng thiết bị nâng và các bộ phận mang tải chưa qua khám nghiệm và chưa được đăng ký sử dụng. - Chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng đã được đào tạo và cấp giấy chứng nhận. Những người buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ chuyên nghiệp, hoặc thợ nghề khác nhưng phải qua đào tạo. - Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị. - Chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng hạ theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kỹ thuật của thiết bị do nhà máy chế tạo quy định. Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt trọng tải của thiết bị nâng. - Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng đựơc đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ, chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén. - Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây sự cố và tai nạn lao động. - Chỉ được dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có giải pháp an toàn được tính toán và duyệt. Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn trọng tải. Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải. Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy suốt quá trình nâng chuyển. Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, không cho phép: – Người lên, xuống thiết bị nâng khi thiết bị nâng đang hoạt động. – Người ở trong bán kính quay phần quay của cần trục; – Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng mang tải bằng nam châm, chân không hoặc gầu ngoạm. – Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải; – Nâng tải trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép. – Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác. – Dùng thiết bị nâng để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật đè lên – Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sàn nhận tải. – Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn – Nâng tải lớn hơn trọng tải tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của phần trục – Cẩu với, kéo lê tải BÀI 7: CÁC THAO TÁC KHI VẬN HÀNH Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Hiểu biết được các thao tác vận hành hệ thống dẫn động cho thiết bị cơ khí thuỷ công trong nhà máy thuỷ điện; - Nghiêm túc, chủ động trong học tập. Nội dung: 1. Thao tác đưa nước về chạy máy 1.1 Được tiến hành từ đầu đập về bể áp lực Cửa van vận hành cửa nhận nước được bố trí làm việc tại cửa nhận nước của công trình. Đó là cửa van phẳng dưới sâu có bánh xe được đóng trong trạng thái nước động và mở trong trạng thái nước tĩnh nhờ lực nâng, hạ của máy nâng thủy lực. Cửa van vận hành cửa nhận nước là cửa van thường mở. Khi không làm việc, cửa van được treo trong khe van vận hành nhờ chốt cơ khí. Khi đường ống dẫn nước hoặc nhà máy có sự cố hoặc đến thời gian bảo dưỡng sửa chữa nhà máy, cửa van vận hành sự cố được đóng lại để sửa chữa sự cố thông qua máy vít được vận hành bằng điều khiển điện. Mô tả kết cấu cửa van. Hình 2.1: Bố trí chung kết cấu cửa van vận hành cửa nhận nước. Cửa van bao gồm 4 phần: thân cửa van (kết cấu thép), bộ phận gối tựa động dạng bánh xe lăn và bánh xe cữ, bộ phận gioăng chắn nước. Bánh xe lăn có đường kính 600 mm, chiều dày bánh xe tiếp xúc với đường lăn là 100mm. Chuyển dịch biên ngang của cửa van bị giới hạn bởi các bộ phận cữ dạng bánh xe cữ có đường kính bánh xe 250 mm. 1.2 Từ bể áp lực xuống đường ống tăng áp Cửa van vận hành cửa nhận nước được đóng mở bằng một máy nâng thủy lực thông qua hệ thống điều khiển bằng điện (Phần cấu tạo của máy nâng thủy lực và thiết bị điều khiển, nguyên lý hoạt động cũng như hướng dẫn vận hành phần điện được trình bày cụ thể trong tập hướng dẫn vận hành máy nâng thủy lực cửa van vận hành mã hiệu 2915.03.04.04.HDVH). 1.3 Từ đường ống vào các tua bin Nhiệm vụ của người trực vận hành nhà van. - Nhân viên trực vận hành cửa van phải am hiểu thiết bị, nhiệm vụ và có mặt tại vị trí công tác liên tục trong khi vận hành cửa van. Chỉ điều khiển thiết bị khi có lệnh của người phụ trách vận hành nhà máy. - Do cửa van được nâng hạ bằng máy nâng thủy lực nên người vần hành phải qua lớp đào tạo và được phép vận hành hệ thống điều khiển máy nâng thủy lực và hệ thống điện. - Đảm bảo cung cấp nguồn điện 380V liên tục cho nhà van trong thời gian vận hành. - Ap-tô-mát trong các tủ điện ở vị trí cắt điện trong các trường hợp sau đây: + Cửa van vận hành đang ở vị trí treo cố định trong khe bằng chốt treo cơ khí. + Cửa van vận hành đang ở vị trí đóng hoàn toàn. 2. Thao tác đóng nươc dừng máy 1.1 Đóng các phai đầu đường ống Trước khi vận hành, phải xem lại và hiểu rõ quy trình nâng hạ cửa. Phải kiểm tra hệ thống điều khiển và máy nâng thủy lực xem có hỏng hóc gì không, nếu có phải sửa chữa hoàn thiện mới được bắt đầu nâng hạ cửa. Đọc kĩ tài liệu Hướng dẫn vận hành máy nâng thủy lực cửa van vận hành mã hiệu 2915.03.04.04.HDVH Cửa van được nâng theo các bước sau: - Nâng cửa van lên hết hành trình thì dừng lại . - Vận hành chốt treo ra hết hành trình của vị trí nâng giữ để treo cửa . - Hạ cửa van để trục treo cửa van nằm lên chốt treo thì dừng vận hành máy nâng. Nhiệm vụ của người vận hành. Nhân viên trực vận hành cửa van phải am hiểu thiết bị, nhiệm vụ và có mặt tại vị trí công tác liên tục trong suốt thời gian vận hành. Chỉ điều khiển thiết bị khi có lệnh của người phụ trách vận hành nhà máy. Do Lưới chắn rác nâng hạ bằng cầu trục thông qua cơ cấu dầm nâng nên người vận hành phải có qua đào tạo, được phép vận hành cầu trục và phải nắm rõ quy trình hoạt động của dầm nâng (chương 5 – Quy trình vận hành Dầm nâng Lưới chắn rác). Đảm bảo cung cấp nguồn điện liên tục cho cầu trục trong thời gian vận hành. + Nâng cửa van lên quá hành trình khoảng 50mm thì dừng lại + Vận hành chốt treo vào hết hành trình để chuẩn bị hạ cửa + Hạ cửa van tới vị trí yêu cầu Với từng chế độ vận hành xem trong tài liệu Hướng dẫn vận hành máy nâng thủy lực cửa van vận hành mã hiệu 2915.03.04.04.HDVH Chú ý: - Khi nâng cửa van lên điểm treo van cần chú ý các chỉ số của máy nâng thủy lực và chỉ số hiển thị của bảng điện. - Khi vặn chốt treo để treo van cần quan sát vị trí của chốt treo sao cho cửa van được treo hoàn toàn trên chốt. 1.2 Mở hết cửa xả của các bế Cửa van sửa chữa cửa nhận nước được bố trí trước cửa van vận hành cửa nhận nước. Cửa van sửa chữa được đóng khi cửa van vận hành gặp sự cố khi đang làm việc hoặc để bảo dưỡng, sửa chữa cửa van vận hành. Mô tả kết cấu cửa van Hình 3.1. Bố trí chung kết cấu cửa van sửa chữa cửa nhận nước. Chi tiết kết cấu cửa van sửa chữa cửa nhận nước xem trong tập bản vẽ cửa van sửa chữa mã hiệu 2915.03.03.01.00 Cửa van được nâng theo các bước sau: - Di chuyển cầu trục chân dê đến vị trí khe van sửa chữa. - Điều chỉnh vị trí đối trọng dầm nâng sao cho hai móc nâng luôn có xu hướng khép lại chương 6 – Quy trình vận hành Dầm nâng cửa van sửa chữa). - Hạ dầm nâng xuống khe van đến khi dầm nâng chạm đỉnh cửa van (dây cáp móc treo cầu trục trùng xuống). Khi dầm nâng tỳ lên đỉnh khe van, cơ cấu đối trọng làm móc dầm nâng móc vào hai trục treo của cửa van. - Dùng móc cầu trục nâng dầm nâng và cửa van lên 10cm sau đó dừng lại khoảng chừng 30 phút để van bypass có thể xả nước vào giữa khoang của 02 cửa van cân bằng áp lực. - Dùng cầu trục nâng phân đoạn cửa van lên sao cho tai treo lưới nằm ngang mặt đỉnh khe van thì dừng lại. - Chỉnh lại vị trí đối trọng dầm nâng sao cho móc nâng có xu hướng luôn mở. - Nâng phân đoạn cửa van lên khỏi mặt khe, cẩu chuyển và hạ xuống vị trí cất giữ, đến khi thấy cáp móc cẩu chùng xuống. Lúc này hai móc dầm nâng tự động mở ra, giải phóng khỏi tai treo. Tiến hành nâng dầm nâng lên, đưa xuống khe cửa van để tiếp tục nâng các phân đoạn còn lại. Kết thúc hành trình nâng cửa van. Chú ý: - Phải đảm bảo cửa van vận hành đã đóng hoàn toàn mới bắt đầu nâng, hạ cửa. 2. Nâng hạ lưới chắn rác và thiết bị thu gom rác: Thiết bị đóng mở Lưới chắn rác cửa nhận nước được đóng mở bằng móc 2x7.5 tấn của cầu trục chân dê 2x7.5 tấn thông qua cơ cấu trung gian là dầm nâng 15 tấn. BÀI 8: CÁC THAO TÁC KHI SỰ CỐ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Hiểu biết được các thao tác vận hành hệ thống dẫn động cho thiết bị cơ khí thuỷ công trong nhà máy thuỷ điện khi g¨p sù cè nh lũ lụt; - Nghiêm túc, chủ động trong học tập. Nội dung: 1 Thao tác khi lũ lụt Chuẩn bị Trước khi khởi động máy bơm lần đầu, những việc chuẩn bị sau đây cần được thực hiện và việc đó cũng áp dụng khi máy bơm phải vận hành sau một thời gian dài không làm việc. • Xác nhận có chất lỏng đi qua Hố hút, kết hút phải được làm sạch và làm đầy chất lỏng cần bơm. Mỗi ống nối phải được nối kín để đảm bảo vận hành không rò rỉ. • Kiểm tra các chất bôi trơn Lượng các dầu bôi trơn phải được kiểm tra bằng dụng cụ đo mức dầu, thiết bị dẫn động cũng phải được kiểm tra tương tự. • Xác nhận về nguồn năng lượng Đối với các máy bơm dẫn động bằng động cơ điện, phải chuẩn bị đầy đủ dây cáp và nguồn điện. Các thiết bị bảo vệ cần phải được kiểm tra để đảm bảo hoạt động tốt. • Thiết bị và dụng cụ phụ trợ Mọi thiết bị có liên quan phải được xác nhận là hoạt động chính xác • Vận hành thử Chạy thử động cơ gốc và vận hành thử máy bơm phải được tiến hành theo thứ tự sau đây: + Kiểm tra cuối cùng của độ đồng trục của bộ nói trục ( các bulông phải luôn được phanh để tránh bị nối lỏng ) + Điều chỉnh các đệm khít và quay tay máy bơm ( trục máy bơm phải quay được bằng tay một cách dễ dàng ) + Xác định sự liên hoàn khi khởi động, nếu được trù tính trong tụ điều khiển + Kiểm tra chiều quay của động cơ gốc ( chiều quay của động cơ cảm ứng 3 pha có thể được thay đổi bằng việc thay đổi 2 trong các đầu nối ) + Chạy hết tốc độ để kiểm tra động cơ gốc khi ngắt ra khỏi máy bơm + Đóng bộ nối trục bằng cách xiết cố định bulông nối trục + Mở hoàn toàn van hút ( nếu có ) + Sau khi đã thực hiện các bước cần thiết theo yêu cầu khởi động thông thường, vận hành thử của bơm được làm bằng cách mở và đóng nguồn điện trước khi bơm đạt được vận tốc toàn phần để kiểm tra xem động cơ quay có đúng không. 2 Thao tác khi sự cố dưới gian máy Thực hiện việc khởi động và dừng phải theo những trình tự đã được quy định. Trong trường hợp có lắp đặt thiết bị điều khiển liên tục, trình tự được đảm bảo một cách tự động. Trong những trường hợp bình thường, trình tự sau đây phải được thực hiện tùy theo loại bơm: + Xác nhận van đẩy đã hoàn toàn đóng ( đối với các máy bơm có dòng hướng trục, van đẩy phải được mở hoàn toàn ) + Xác nhận động cơ gốc đã sẵn sàng khởi động + Xác nhận cao độ hay áp lực chất lỏng ở nơi hút là bình thường. + Khởi động và xác nhận độ bịt kín, bôi trơn và làm lạnh cần thiết + Mồi nước bằng bơm chân không nếu có lắp đặt trên tổ máy + Xác nhận máy bơm đã được mồi nước đầy đủ + Đóng động cơ gốc + Xác nhận áp lực đẩy đạt đến giá trị cho phép sau khi chạy hết vận tốc + Mở van đẩy và kiểm tra áp lực đẩy xem có ứng với các trị số trong phạm vi vận hành hay không. Trình tự dừng + Đóng hoàn toàn van đẩy ( đối với các máy bơm có dòng chảy hướng trục phải giữ gìn van đẩy hoàn toàn mở ) + Ngắt động cơ phát lực + Mở van ngăn chân không trên máy bơm nếu có lắp trong tổ máy + Đưa động cơ gốc trở lại vị trí ban đầu + Sau khi làm máy bơm dừng hoàn toàn, thì dừng hệ thống bịt kín, bôi trơn và làm lạnh. Bảo quản khi máy bơm ngừng hoạt động lâu dài Khi máy bơm ngừng làm việc một thời gian dài, có thể khoảng hơn 1 tháng, cần thực hiện những công việc sau: + Tháo hết chất lỏng bên trong máy bơm + Nới lỏng các đệm khít + Bôi chất chống rỉ lên những bề mặt hở của máy + Chạy bộ sấy nóng cho môtơ nếu có lắp trên máy để duy trì cho tổ máy bơm khả năng hoạt động bình thường. Yêu cầu phải vận hành tổ máy bơm sau từng thời gian ngắn, một lần một tháng. Nếu có lắp một tổ máy bơm dự phòng thì việc bảo dưỡng định kỳ bằng cách cho chạy sau từng thời gian. Yêu cầu các thiết bị chính và dự phòng phải được luân phiên vận hành để đảm bảo niên hạn sử dụng như nhau cho cả hai. Việc ghi chép hàng ngày về vận hành một máy bơm sẽ rất có lợi để giữ cho máy hoạt động tốt bằng việc quan sát các điều kiện vận hành và kiểm tra những sự thay đổi. Việc chuẩn bị bảo dưỡng và thay thế các phụ tùng có thể hoàn thành tốt nhờ việc phát hiện sớm những tình trạng không bình thường khi có sự cố xảy ra. Những ghi chép sẽ rất có ích trong việc xác định nguyên nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Thuỷ công - Tập thể trường ĐH Thuỷ Lợi - NXB Xây dựng 2005 - Công trình trạm thuỷ điện - Hồ Sỹ Dự; Nguyễn Duy Hạnh; Huỳnh Tấn Lượng - NXB Xây dựng 2003
File đính kèm:
- giao_trinh_thuy_cong_nghe_van_hanh_thuy_dien.pdf