Giáo trình Thương phẩm hàng thực phẩm
Giới thiệu
Những người làm việc liên quan đến thực phẩm cần có những hiểu biết
tổng quát cơ bản về thực phẩm như thành phần hóa học của thực phẩm, cách
đánh giá chất lượng cũng như các biến đổi chung của thực phẩm để có cách
bảo quản thích hợp. Chương này giúp người học dễ dàng tiếp cận với kiến
thức môn học từ đó có thể chủ động tìm hiểu những kiến thức sâu rộng hơn
về thực phẩm.
Mục tiêu
- Xác định được thành phần hóa học cơ bản của thực phẩm.
- Xác định cách để kiểm tra chất lượng thực phẩm.
- Giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm trong bảo
quản.
- Mô tả các biến đổi xảy ra trong quá trình bảo quản thực phẩm.
- Xác định chế độ chung để bảo quản thực phẩm.
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THỰC PHẨM:
Thực phẩm:
Khi nói về thực phẩm có rất nhiều khái niệm đưa ra, theo tác giả
Lương Đức Phẩm cho rằng: Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh
dưỡng (protid, lipid, glucid, chất khoáng, vitamin ) cho cơ thể con người.
Nhiều người cho rằng thực phẩm là những gì con người có thể ăn được, uống
được nhằm mục đích cung cấp các chất dinh dưỡng hoặc đáp ứng sở thích
cho con người.
Thực phẩm chức năng:
Cho đến nay chưa có một tổ chức quốc tế đưa ra định nghĩa đầy đủ về
thực phẩm chức năng, mặc dù đã có nhiều hội nghị quốc tế và khu vực về
thực phẩm chức năng, nhưng nó đã được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới. Các nước Châu Âu, nước Mỹ, Nhật Bản đưa ra định nghĩa về
thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm ngoài hai chức năng truyền
thống là cung cấp chất dinh dưỡng và thỏa mãn nhu cầu cảm quan, còn có
khả năng thứ ba được chứng minh bằng các công trình nghiên cứu khoa học
như tác dụng làm giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón Hiệp hội
thực phẩm sức khỏe và dinh dưỡng, thuộc Bộ Y tế Nhật Bản thì cho rằng “
Thực phẩm chức năng là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc8
loại bỏ một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay loại bỏ phải được chứng
minh và cân nhắc một cách khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu
quả của thực phẩm đối với sức khỏe”. Ở nước Úc cho rằng thực phẩm chức
năng là những thực phẩm có tác dụng đối với sức khỏe hơn là các chất dinh
dưỡng thông thường. Thực phẩm chức năng là thực phẩm gần giống như các
thực phẩm truyền thống nhưng nó được chế biến cho mục đích ăn kiêng hoặc
tăng cường các chất dinh dưỡng để nâng cao vai trò sinh lý của chúng khi bị
giảm dự trữ.Thực phẩm chức năng là thực phẩm vừa đóng vai trò là nguồn
cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể người, đồng thời vừa có tác dụng hỗ
trợ trong việc phòng chống bệnh tật. Hay nói cách khác thực phẩm chức năng
là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể
tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Loại
thực phẩm này bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,
thực phẩm dinh dưỡng y học.
Phụ gia thực phẩm:
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các chất được khai thác từ tự
nhiên để bổ sung vào thực phẩm làm cho món ăn thêm phong phú, hấp dẫn
về màu sắc, mùi và vị. Cho đến nay cũng có nhiều khái niệm đưa ra về phụ
gia thực phẩm. Theo Nguyễn Duy Thịnh: Phụ gia thực phẩm là chất có hoặc
không có giá trị dinh dưỡng được chủ đông thêm vào thực phẩm trong quá
trình chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm với mục đích
làm cải thiện mùi vị, màu sắc, trạng thái, cấu trúc, làm thay đổi những tính
chất lý học, hóa học để tạo điều kiện dễ dàng trong chế biến hoặc kéo dài thời
gian bảo quản sản phẩm. Hay nói cách khác phụ gia thực phẩm là chất chủ
định đưa vào thực phẩm trong quá trình chế biến, có hoặc không có giá trị
dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
Thực phẩm biến đổi gien:
Cho đến nay cũng có nhiều quan điểm, đưa ra nhiều khái niệm về thực
phẩm biến đổi gien. Trong Luật An toàn thực phẩm có nói: Thực phẩm biến
đổi gien là thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gien đã bị biến đổi do sử
dụng công nghệ gien. Thực phẩm có nguồn gốc từ cây trồng, vật nuôi biến
đổi gien phải trải qua nhiều thử nghiệm hơn bất cứ thực phẩm nào trong lịch
sử. Trước khi đưa ra thị trường, chúng phải được đánh giá sao cho phù hợp
với các qui định do một vài tổ chức khoa học quốc tế đưa ra như Tổ chức Y
tế thế giới, Tổ chức Lương thực thực phẩm và Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thương phẩm hàng thực phẩm
để chuyển hoá đƣờng, vì thế nó lấy đi những vitamin và khoáng chất có giá trị. Acesulfame - K Đây là một loại đƣờng nhân tạo, đƣợc cho phép sử dụng trong nƣớc giải khát bởi Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ. Nó cũng đƣợc tìm thấy trong đồ nƣớng, chewing gum, các món tráng miệng. Chữ "K" trong Acesulfame - K là nguyên tố hoá học Kali, đƣợc xem là ngọt gấp 200 lần đƣờng thƣờng. Những cuộc thử nghiệm chất này không nhiều và Gerbstadt cũng không có chỉ định gì liên quan đến sử dụng chất này. Tuy nhiên, một vài cuộc nghiên cứu nói rằng chất này có thể gây ung thƣ ở chuột. Và điều làm nó nằm trong danh mục 12 chất phụ gia cần tránh là vì những cuộc nghiên cứu trong tƣơng lai sẽ kết luận là nó có hại hay không. Olestra Olestra, một dạng mỡ tổng hợp, còn có tên Olean đƣợc tìm thấy trong một số loại khoai tây chiên, ngăn sự hấp thu mỡ của hệ tiêu hoá. Điều này thƣờng dẫn đến bệnh tiêu chảy cấp, đầy hơi khó tiêu. "Khi bạn ăn mỡ có Olestra, lƣợng mỡ đó sẽ đi thẳng vào ngƣời bạn. Đáng nói hơn là Olestra ngăn sự hấp thụ tiền vitamin A là carotenoid, loại vitamin tan trong chất béo, đƣợc tìm thấy trong trái cây và rau. Olestra đƣợc cho là nguy cơ gây ra bệnh tim và ung thƣ: "Nó ngăn sự hấp thụ mỡ, nhƣng đồng thời cũng ngăn sự hấp thụ vitamin". Gerbstadt nói. Màu thực phẩm: Blue1,2( xanh biển), Red 3 ( đỏ), Green 3( xanh dƣơng) và Yellow 6 ( vàng) Tất cả màu thực phẩm nhân tạo độc hại đã bị FDA cấm từ lâu, nhƣng có 5 loại vẫn còn tồn tại trong chợ, những chất có thể gây ra ung thƣ khi thí nghiệm ở động vật . "Hãy chọn những sản phẩm không có màu. Điều đó không có nghĩa là tránh mọi thứ có màu sắc. Có nhiều sản phẩm có màu tự 135 nhiên. Nhƣng một số loại phẩm màu có thể gây ra ung bƣớu nếu gặp điều kiện thích hợp", theo Gerbstadt. Blue 1 và 2, đƣợc tìm thấy trong những thức uống giải khát nhƣ (trà, sữa, rƣợu, bia...) kẹo, đồ nƣớng và thức ăn cho thú cƣng có mức nguy hiểm thấp nhƣng nó liên quan đến ung thƣ ở chuột. Red 3, tạo ra màu đỏ anh đào, rƣợu cocktail, kẹo, đồ nƣớng, đã đƣợc chứng minh gây ra khối u tuyến giáp ở chuột. Green 3, có trong kẹo và thức uống giải khát, dù là ít sử dụng, gây ra ung thƣ bàng quang. Những cuộc nghiên cứu thấy rằng yellow 6 là chất hay đƣợc sử dụng nhất để cho vào thức uống giải khát, xúc xích, gelatin, đồ nƣớng và kẹo. Yellow 6 có thể gây ra khối u ở thận và tuyến thƣợng thận. Potassium bromated Tuy hiếm gặp nhƣng potassium bromated vẫn đƣợc cho phép dùng ở Mỹ nhƣ một chất phụ gia để tăng khối lƣợng cho bột mì, bánh mì. Hầu hết bromated phân giải thành những dạng không độc, nhƣng nó đƣợc biết đến nhƣ là nguyên nhân gây ra ung thƣ ở động vật - thậm chí những lƣợng nhỏ trong bánh mì có thể gây hại cho con ngƣời. Tại Mỹ, tiểu bang California yêu cầu phải có cảnh báo về ung thƣ trên nhãn của sản phẩm có dùng potassium bromated. Tóm lại dù muốn, dù không chúng ta vẫn phải ăn, vẫn phải uống để sống và làm việc. Trong xã hội hiện nay, chúng ta không thể nào tránh khỏi hàng loạt các hóa chất độc hại trong thực phẩm đƣợc. Chính vì thế, một cách tốt hơn hết là nên cẩn thận trong ăn uống và sinh hoạt, nên điều độ và chừng mực! Hãy cảnh giác và thận trọng đối với các loại thực phẩm (khô, tƣơi và biến chế). Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sản xuất công nghiệp nhƣ các loại nƣớc ngọt, các loại đồ hộp, vv Phụ gia không phải là chất dinh dưỡng Không sử dụng phụ gia trong món ăn cũng không sao. Dù vậy, phụ gia giúp bữa ăn ngon lành hơn cũng đóng một vai trò quan trọng trong chất lƣợng sống của con ngƣời. Điều cần lƣu ý là chỉ nên sử dụng các phụ gia từ thực phẩm tự nhiên và phụ gia đã đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng về tính chất và độ an toàn khi đƣa vào cơ thể. Với những loại phụ gia hóa học này, ngay cả khi đã đƣợc cho phép, cũng nên dùng càng ít càng tốt, và nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng. Thật ra, cảm giác ngon miệng với phụ gia là một thói quen, nên để hạn chế sử dụng phụ gia, thì cách đơn giản nhất là tập thói quen không sử dụng phụ gia. Với trẻ em, giai đoạn đang hình thành thói quen ăn uống, nếu không đƣợc tập quen với các thực phẩm có phụ gia, thì sẽ không có nhu cầu sử dụng phụ gia. Một ví dụ dễ thấy là các quốc gia châu Á sử dụng rất nhiều bột ngọt trong chế biến thực phẩm, nhƣng các đầu bếp châu 136 Âu lại hầu nhƣ hoàn toàn không dùng đến loại phụ gia này, và không vì vậy mà những món ăn châu Âu bị ngƣời châu Âu từ chối. Về mặt dinh dưỡng Phụ gia thực phẩm hoàn toàn không cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Thế nhƣng, nếu xét về mặt văn hóa ẩm thực và công nghệ chế biến thực phẩm, phụ gia lại hầu nhƣ là thành phần không thể thiếu. Ngƣời tiêu dùng luôn đƣa ra tiêu chí là thực phẩm phải có màu sắc đẹp đẽ bắt mắt, mùi phải thơm tho, vị phải đậm đà, phải dai, phải dòn Thế là ngƣời sản xuất cứ theo các tiêu chí đó mà cải thiện thực phẩm của mình theo hƣớng “phục vụ tối đa yêu cầu của thƣợng đế khách hàng” đồng thời cũng không thể bỏ qua cái yêu cầu của chính mình là không đƣợc gia tăng chi phí sản xuất. Và kết quả là thực phẩm ngoài vai trò cung cấp chất dinh dƣỡng để nuôi cơ thể, lại còn nhận thêm cái chức năng là đƣa vào cơ thể những thứ chẳng cần thiết tí nào, thậm chí có khi còn có hại cho sức khỏe. Có cái hại thấy ngay trƣớc mắt, nhƣng cũng có cái hại xuất hiện từ từ đến hàng mấy chục năm sau, thậm chí lâu đến nỗi ngay cả “khổ chủ” cũng đã quên mất tại sao trong cơ thể mình lại tồn tại cái thứ gây bệnh 1.1.11 Chất phụ gia thực phẩm: Lƣợng cho phép ăn vào hàng ngày chấp nhận đƣợc ( acceptable Daily intake _ ADI) Theo quyết định số 3742/2001/QD – BYT của Bộ trƣởng Bộ Y tế, lƣợng chp phép ăn vào hang ngày chấp nhận đƣợc của chất phụ gia thực phẩm ( ADI) là lƣợng xác định của mỗi chất phụ gia thực phẩm đƣợc cơ thể ăn vào hang ngày thông qua thực phẩm hoặc nƣớc uống mà không gây ảnh hƣởng có hại tới sức khỏe. ADI đƣợc tính theo mg trên kg trọng lƣợng cơ thể trong ngày. ADI có thể đƣợc biểu diễn dƣới dạng: - Giá trị xác định - Chƣa qui định - Chƣa xác định Ngoài ra Bột Y tế cũng có qui định đối với “ Lƣợng cho phép tối đa ăn vào hang ngày” Và “ lƣợng cho phép tối đa ăn vào hang tuần chịu đƣợng đƣợc” nhƣ sau: Lƣợng tối đa ăn vào hang ngày (Maximum Toleable Daily intake – MTDI) là lƣợng tối đa các ch. MTDI đƣợc tính theo mg trên ngƣời trong ngày. ất mà cơ thể nhận đƣợc thông qua thực phẩm hay nƣớc uống hàng ngày. 137 Lƣợng cho phép tối đa ăn vào hang tuần tạm thời chịu đựng đƣợc ( Provisional Toleable Weekly intale – PTWI) đƣợc tình theo mg trên kg trọng lƣợng cơ thể. 1.1.12. Chất tạo màu thực phẩm: tự nhiên và nhân tạo Chất tạo màu đƣợc sử dụng với mục đích tạo màu hoặc khôi phục màu cho sản phẩm thực phẩm trong quá trình chế biến. Các chất màu không làm tăng thêm giá trị dinh dƣỡng, mà chỉ làm tăng tính hấp dẫn cho thực phẩm. Nên lựa chọn chất màu có nguồn gốc tự nhiên sẽ có độ an toàn cao hơn chất màu tổng hợp hóa học. Màu tự nhiên: - Vàng: Vàng nghệ E100i, vàng chanh E101i - Vàng cam: E161g, E160ai, E 160f, E160e - Đỏ: E120, màu hạt điều E160b - Xanh lá cây: E140 ( clorofil) - Màu nâu: caramen E 150a - Màu trắng: E171 Màu nhân tạo - Vàng E102, E127 - Vàng cam: E110 - Đỏ E123, E122, E124 - Xanh: E132, E133, E143, E142 Ngƣời tiêu dùng luôn mong muốn các sản phẩm có màu sắc đẹp hấp dẫn. Chính vì điều này, các nhà sản xuất đã bổ sung chất tạo màu để đáp ứng thị hiếu ngƣời tiêu dung. Nếu chất tạo màu dùng trong danh mục cho phép và đúng liều lƣợng thì không gây độc hại và an toàn khi sử dụng. Thế nhƣng, một số sản phẩm bày bán trên thị trƣờng không có nguồn gốc, nhãn mác, có màu sắc sặc sỡ, không đúng màu tự nhiên của thực phẩm thì chúng ta nên cân nhắc khi sử dụng. Để tránh sự ngộ độc khi nhìn màu sắc thực phẩm tƣởng là màu do màu từ một thành phần nguyên liệu nào đó trong thực phẩm mang lại, ngƣời tiêu dung nên đọc thành phần nguyên liệu trên bao bì thay vì chỉ đánh giá theo cảm quan. Thí dụ: một số thực phẩm có màu vàng làm ta tƣởng rằng sản phẩm đó có trứng hoặc bơ 1.1.13. Chất điều vị, thông tin cần biết Chất điều vị đƣợc sử dụng với mục đích làm tang hƣơng vị của thực phẩm. Đặc trƣng của nhóm chất này là bột ngọt, một chất phụ gia quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời Việt Nam. 138 Chất điều vị trên bao bì thực phẩm thƣờng đƣợc ghi là 621, 627, 631. Một số sản phẩm có chất điều vị nhƣ nƣớc tƣơng, bột nêm, viên xúp, xốt mayonnaise, đồ hộp, sản phẩm chế biến từ thịt, thủy sản, một số loại bánh Một số nghiên cứu và đánh giá độ an toàn của bột ngọt đối với ngƣời sử dụng Theo đánh giá năm 1987 của tổ chức JECFA ( Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia thực phẩm thuộc Tổ chức Lƣơng nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). - Bột ngọt là một phụ gia thực phẩm an toàn - Liều dùng bột ngọt hang ngày không xác định - Không có khuyến cáo đặc biệt nào cho trẻ em Theo đánh giá năm 1991 của Tổ chứa EC/SFC (Ủy bna Thực phẩm của Công đồng Châu Âu): - Bột ngọt là chất phụ gia thực phẩm an toàn với mã số E621 - Liều dùng bột ngọt hàng ngày không xác định Theo đánh giá của tổ chức FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ) năm 1995, đã xác định tính an toàn của bột ngọt tƣơng tự nhƣ các gia vị khác nhƣ muối, tiêu, giấm, bột nở Một số lƣu ý về việc sử dụng bột ngọt đối với trẻ em: Đối vớt trẻ em theo JECFA năm 1987 có đƣa ra kết luận: “ Qua 1trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và ngƣời lớn là nhƣ nhau và không có bất kỳ mối nguy nào trên trẻ em đƣợc chỉ ra”. Bên cạnh đó Tổ chức Y tế (WHO) cũng lƣu ý rằng: “ Trẻ em dƣới 12 tháng tuổi không nên sử dụng bất kỳ loại phụ gia thực phẩm nào”. Tuy nhiên thực tế ở lứa tuổi này sữa mẹ là nguồn dinh dƣỡng chính của trẻ. Tuy hiện nay không có khuyến cáo nào về việc sử dụng bột ngọt cho trẻ em nhƣng trong việc chế biến thực phẩm cho trẻ em, việc cân bằng các nhóm chất dinh dƣỡng, chất bột, chất xơ, vitamin, khoáng chất trong khẩu phần ăn là ƣu tiên hàng đầu. Việc sử dụng các loại gia vị, phụ gia chỉ nên ở mức độ vừa phải và phù hợp với món ăn. Bột ngọt đối với trí não ngƣời lớn và trẻ em Hiện nay không có bất kỳ khuyến cáo nào cho rằng bột ngọt trong khẩu phần ăn có thể gây ảnh hƣởng đến trí mão của ngƣời lớn và trẻ em. Cụ thể là JECFA sau khi tập hợp hơn 230 tài liệu khoa học nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của bột ngọt trên não của súc vật non và trƣởng thành ở nhiều đối tƣơng khác nhau nhƣ chuột, chó, thỏ, khỉvà cả trên ngƣời, đã kết luận rằng 139 glutamate trong khẩu phần ăn là an toàn và không có bất kỳ độc tính nào đối với cơ thể. Hơn nữa, cơ thể ngƣời luôn tồn tại 3 hàng rào bảo vệ giúp ngăn chặn và kiểm sáot chất các xâm nhập vào cơ thể. Đó là hàng rào ở nhau thai, ở ruột và ở não. Với cơ thể tự bảo vệ này cho thấy qua 1trình hấp thụ glutamate từ khẩu phần ăn hiện không cho thấy bất kỳ ảnh hƣởng nào gây tổn thƣơng não cả ngƣời lớn và trẻ em. Bột ngọt và một số triệu chứng chóng mặt, đau bụng, buồn nôn có thể xảy ra khi ăn thực phẩm bên ngoài. Các triệu chứng này có thể liên quan đến yếu tố về tính dị ứng thực phẩm hoặc khả năng không chấp nhận thực phẩm. Hiện nay, Ủy ban Codex về thực phẩm (Codex Alimentarius Commision) đã xếp bột ngọt vào nhóm các chất phụ gia thực phẩm an toàn (với mã số 621) và không phải là một chất gây dị ứng thực phẩm. Ủy ban Codex cũng đã liệt kê ra nhóm chất gây dị ứng thực phẩm có thể kể đến nhƣ hải sản, cá, các cây họ đậu nhƣ đậu phộng, đậu nành, trứng, sữa, ngũ cốc có chứa gluten và nhóm thực phẩm chứa sunphit trên 10mg/kg. Vì thế các triệu chứng trên có thể do khả năng không chấp nhận thực phẩm ở một số ngƣời có cơ địa nhạy cảm khi ăn một lƣợng lớn thực phẩm. Khả năng này có thể xaảy ra đối với bất kỳ thực phẩm này nhƣ bia, rƣợu, bột ngọt hay cà phê và tùy thuộc vào sự khác nhau về cơ địa của mỗi ngƣời. Ngoài ra các triệu chứng trên còn bị nghi ngờ có liên quan đến “ Hội chứng nhà hang Trung Quốc” đƣợc tiến sĩ Kwok ghi nhận vào năm 1968 khi ông đi ăn ở nhà hàng Trung quốc và nguyên nhân mà ông ta đƣa ra có thể do hàm lƣợng rƣợu, nƣớc tƣơng hay bột ngọt đƣợc sử dụng trong các món ăn Trung quốc. Một số lƣu ý về nhiệt độ khi sử dụng bột ngọt trong chế biến thực phẩm Thực nghiệm cho thấy khi đốt bột ngọt ở nhiệt độ cao trên 3000C và liên tục trong 2 giờ, bột ngọt sẽ bị biến đổi và mất tác dụng điều vị. Tuy nhiên ở nhiệt độ và thời gian nhƣ thế, các thành phần thực phẩm tự nhiên khác nhƣ protein cũng bị cháy đen. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiệt độ nấu ăn thông thƣờng của chúng ta là khoảng dƣới 2600C (khi chiên, xào..) Do đó, về cơ bản, bột ngọt không bị biến đổi ở điều kiện và nhiệt độ nấu ăn thông thƣờng nên việc nêm nếm hay tẩm ƣớp tùy thuộc vào món ăn và thói quen của ngƣời chế biến. 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT 1. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (2005), Dinh dƣỡng và sức khỏe, nhà xuất bản Y học. 2. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (2005), Dinh dƣỡng và thực phẩm, nhà xuất bản Y học 3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Ngộ độc thực phẩm - Nguyên nhân và cách phòng tránh,(Tài liệu lƣu hành nội bộ), Hà Nội. 4. Hội dinh dƣỡng thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (2011), Chất phụ gia thực phẩm - Cẩm nang cho ngƣời tiêu dung, Nhà xuất bản tổng hợp TP HCM 5. Nguyễn Đức Lƣợng – Phạm Minh Tâm (2002), Vệ sinh và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ chí Minh. 6. Nguyễn Thị Tuyết (2005), Giáo trình thƣơng phẩm hàng thực phẩm, nhà xuất bản Hà Nội. 7. Lữ Quý Hòa (2009), Giáo trình thƣơng phẩm hàng thực phẩm, nhà xuất bản giáo dục. 8. Trần văn Thụ (2002), Vitamin, muối khoáng và các nguyên tố vi lƣợng đối với sức khỏe hàng ngày, nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh. 9. Trung tâm khoa học thực phẩm và dinh dƣỡng ứng dụng (ANFOS) (2011), Chất phụ gia thực phẩm, nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ chí Minh. 10. Dr Jean – Paul Curtay Josette Lyon (1996), Bách khoa toàn thƣ về vitamin, muối khoáng và các yếu tố vi lƣợng, nhà xuất bản y học. II. TIẾNG NƢỚC NGOÀI 11. CERT (1991), Hygiene and safety for food handers, CERT Ltd. 12. Ceserani, Kinton & Foskett (2000) 9th Edition, Practical cookery, John Wiley & Sons.Inc Canada. 13. Cesarani, Kinton & Foskett (2004) 9th Edition, Theory of Catering, John Wiley & Sons. Inc Canada. 14. Dublin (1988), Targeting Hygiene, CERT 15. Karen Eich Drummond& Lisa M. Brefere (2004), Nutrition for foodservice & culinary professionals, Hoboken, New Jersey. 16. Pauli (1999) 3rd Edition, Classical cookery the Modern way, John Wiley & Sons. Inc Canada. 17. Philip Dowell & Adrian Bailey (1987), The book of ingredients, introduction by Jane Grigson, Mermail books. 141 18. Roy Hayter (1995), Food preparation and cooking, Revised second edition, Hotel cateringtraining company, Macmillan. 19. Vietnam tourism Certification board (2004) 2nd Edition, Professional cookery skills, A Practical approach.
File đính kèm:
- giao_trinh_thuong_pham_hang_thuc_pham.pdf