Giáo trình Thực hành Trồng hoa, cây cảnh
Bài 1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa giới thiệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ
hoa trên thị trường Châu âu, Châu Á và ở Việt Nam, yêu cầu về ngoại cảnh, dinh dưỡng
6đối với cây hoa. Sau khi học xong người học có thể biết được tình hình sản xuất và tiêu
thụ hoa chủ yếu ở Việt Nam, chế độ dinh dưỡng đối với cây hoa. Người học sẽ được học
nội dung lý thuyết cơ bản trước, sau đó học thực hành để biết được cách thực hiện công
việc trong sản xuất và tiêu thụ hoa.
Mục tiêu bài:
- Trình bày được tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam.
- Trình bày được yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa.
- Biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất các loại hoa, cây cảnh.
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
Nội dung chính
1.1. Sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới
1.1.1. Thị trường Eu
Hiện nay, Eu là thị trường tiêu thụ trên 50% lượng hoa của thế giới. Nhiều quốc
gia thuộc Eu có mức tiêu thụ hoa cắt cành bình quân đầu người tương đối cao. Theo thống
kê, Đức là nước có mức tiêu thụ hoa lớn nhất Eu, kế đến là Anh, Pháp, Ý.
Cho đến nay Hà Lan vẫn là nước sản xuất hoa chính của Eu, kế đến là Italia. Trồng
hoa tại các quốc gia khác ở vùng tây bắc Eu như Pháp, Anh, Đức và phần Hà Lan đang
giảm. Số lượng hộ nông dân trồng hoa ở Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Điển và
Đan Mạch cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng trung bình/công ty lại tăng góp phần
làm tổng sản lượng hoa giữ ở mức ổn định.
Ngoài ra, sản lượng hoa cắt cành tại Ireland và các quốc gia đông âu khác như Ba
Lan, Bungari cũng đang trên đà phục hồi và thậm chí còn tăng. Xét toàn diện thì tổng sản
lượng hoa của Eu dự báo vẫn ổn định trong những năm tới. Tuy nhiên Eu vẫn phải nhập
hoa tươi từ các khu vực khác như: Kenya, Colombia, Ecuador, Israel.
Hiện nay có khoảng 50-60% người tiêu dùng mua hoa chủ yếu phục vụ nhu cầu
quà tặng, 15% mua hoa để phục vụ các đám tang và khoảng 20% mục đích tiêu dùng cá
nhân. Nhìn chung, mức tiêu thụ hoa nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân ở những nước có
thu nhập cao thuộc Eu thường cao hơn so với các nước khác có mức thu nhập thấp hơn.
Trong những kỳ nghỉ, lễ lớn là những khoảng thời gian nhu cầu về trang trí, quà tặng tăng
cao nên đã góp phần quan trọng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hoa cắt và sản phẩm trang trí.
Vào những ngày đặc biệt như giáng sinh, Valentine, ngày của mẹ.doanh số kinh doanh
hoa thường tăng mạnh. Bên cạnh những ngày nghỉ lễ quốc tế nổi tiếng, hầu hết các quốc
gia còn có những ngày lễ kỷ niệm riêng của mình.
1.1.2. Thị trường Châu Mỹ
Ecuador là một trong những nước xuất khẩu hoa hồng lớn trong khu vực và trên
thế giới. Trong vòng chưa đầy 20 năm, với đà phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp hoa
Ecuador đã đóng góp tới 5% kim ngạch xuất khẩu và trở thành một trong những khu vực
7kinh tế năng động nhất, tạo việc làm cho hàng nghìn người trong bối cảnh lúc đó Ecuador
có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10%. Về địa lý, Ecuador nằm giữa đường xích đạo phân chia
bắc bán cầu với nam bán cầu, quanh năm tràn nắng ấm, rất thuận lợi cho công việc trồng
hoa. Một trong những công ty trồng hoa hàng đầu của Ecuador, Rosadex, mỗi năm xuất
khẩu 15 triệu cành hồng thuộc hơn 20 loài, trong đó 60% vào thị trường Mỹ, phần còn lại
được xuất sang liên minh Châu Âu (Eu) và Nga.
Hiện Ecuador có 14.000 ha đất trồng hoa hồng trên cả nước, chủ yếu ở vùng núi. Các
hộ gia đình trồng hoa có thu nhập khoảng 4.000 USD/người/năm, trong khi mức thu nhập
bình quân cả nước chỉ đạt hơn 1.000 USD. Hoa hồng chính là loại cây xóa đói giảm nghèo ở
Ecuador, và những ngày nghỉ lễ tết chính là dịp tăng thu nhập của người trồng hoa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực hành Trồng hoa, cây cảnh
an nhưng nhu cầu đối với ánh sáng ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau. Nhìn chung địa lan cần lượng ánh sáng từ 15.000-70.000lux. Khi lượng ánh sáng thỏa mãn, cây lan sinh trưởng phát triển rất khỏe, thân vươn dài lá ngắn rộng, thịt lá dày, màu lá xanh nhạt hoặc xanh vàng, thân giả chắc mập, 77 nhiều hoa, tỷ lệ nở cao, màu hoa sặc sỡ. Nếu như độ chiếu sáng quá lớn (lớn hơn 70.000lux) sẽ ức chế quang hợp nhất là mùa hè thu, thời tiết khá ẩm, ẩm độ tương đối thấp, ánh sáng trực xạ mạnh sẽ làm tổn thương lá. Vì vậy mùa hè và hè thu nên che nắng cho cây lan, giảm bớt lượng ánh sáng và tăng độ ẩm không khí, tránh làm tổn thương đến cây lan. Trái lại khi thiếu ánh sáng (<10.000lux) quang hợp của cây lan sẽ giảm, không đủ dinh dưỡng thường dẫn đến mọc vống, lá nhỏ dài màu xanh sẫm, thịt lá mềm mỏng, lá chúc xuống, ra hoa ít, đóa hoa nhỏ, màu hoa kém sặc sỡ. Bởi vậy trong điều kiện thiếu ánh sáng đặcbiệt là mùa đông, xuân cần phải bỏ ngay vật liệu che nắng để cây lan có nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu như thời tiết âm u kéo dài khi cần biện pháp chiếu ánh sáng nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây lan. b. Nhiệt độ Tính thích ứng của địa lan đối với nhiệt độ là tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 10 - 250C, thông thường nhiệt độ bình quân khoảng 150C là cây lan có thể ra mầm lá, 20-300C cây sinh trưởng tương đối nhanh, dưới 50C và trên 300C cây ở trạng thái ngủ nghỉ. Nếu nhiệt độ dưới 00C trong thời gian ngắn chỉ có cây con bị chết rét, đối với cây con đã lớn và cây trưởng thành ảnh hưởng không lớn. Khi nhiệt độ cao hơn 300C, mặc dù ảnh hưởng không rõ đến cây lan, nhưng hay sinh ra hiện tượng hình thành hoa từ sớm, mầm hoa thui chột. Trong thời gian cây sinh trưởng phát triển, điều kiện nhiệt độ ban ngày 22-280C không thấp hơn 180C và không cao hơn 300C, ban đêm là 18-220C, tốt nhất không thấp dưới 150C hoặc cao hơn 300C. Trong thời gian phân hóa mầm hoa, nhiệt độ ban ngày là 18-220C, tốt nhất là không dưới 150C hoặc cao hơn 300C, ban đêm là 12-180C, tốt nhất không dưới 100C hoặc cao hơn 180C. Khi hoa nở nhiệt độ ban ngày 20-250C tốt nhất không dưới 180C hoặc cao hơn 280C, nhiệt độ ban đêm là 15-200C, tốt nhất không cao hơn 210C cũng không dưới 100C. c. Ẩm độ Đa số giống địa lan có nguồn gốc từ các đồi của núi Hymalaya thích hợp với môi trường sinh thái nhiều mưa. Vì vậy trồng địa lan phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho giá thể và phun nước thường xuyên, duy trì nhiệt độ không khí ở mức độ khá cao. Nếu giá thể quá khô rễ không thể hút được nước, trong khi cây lan không ngừng bốc hơi nước làm cho cây lan bị héo rũ; giá thể quá ẩm, chậu lan đọng nước, rễ thiếu không khí, cây thiếu Oxy dẫn đến ngạt thở. Nhưng nếu chỉ đảm bảo độ ẩm cho giá thể vẫn chưa đủ mà còn phải tìm mọi biện pháp để duy trì độ ẩm không khí, bởi vì độ ẩm không khí quá thấp, cây lan sinh trưởng kém, thường là rễ sinh trưởng yếu, nhỏ bé, lá hơi vàng. Bởi vậy tưới nước cho lan phải căn cứ vào chậu to hay nhỏ, giá thể nhiều hay ít, độ to nhỏ của giá thể và khả năng giữ 78 nước, điều kiện ánh sáng nhiệt độ của mùa sinh trưởng và nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lan ở giai đoạn khác nhau mà cấp nước kịp thời, đầy đủ. Định kỳ tưới nước duy trì giá thể ẩm ướt, thường xuyên phun nước tăng cường độ ẩm không khí. Thông thường trong thời gian sinh trưởng địa lan cần nước đầy đủ và duy trì độ ẩm không khí khá cao, tốt nhất là từ 70-80%, tối thấp không thể thấp hơn 60%, tối cao không thể quá 95%. Thời gian hoa nở cần lượng nước vừa phải, nhiều nước quá sẽ dẫn đến trao đổi chất tăng, phát sinh nấm bệnh... làm cho thời gian hoa nở rút ngắn làm giảm giá trị cành hoa, cung cấp nước ít không thể thỏa mãn hoa nở, dễ dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, đồng thời sẽ làm cho thời gian ra hoa ngắn lại. Độ ẩm không khí tốt nhất là 60-70%, tối cao không quá 80%, tối thấp không quá 50%. d. Thông gió Nguyên chủng đại lan thuộc loại lan phụ sinh, bán khí dễ ưa môi trường thoáng gió, môi trường thoáng gió dễ dẫn đến tình trạng thái CO2, ảnh hưởng đến quang hợp và dễ phát sinh bệnh. Bởi vậy chọn môi trường trồng lan lý tưởng ngoài việc chú ý đến ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm còn phải chú ý đến thông gió, thoáng khí, giữ cho không khí trong lành. Trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của địa lan cần có gió (thông thường khi thấy đuôi lá lan bị gió lay là được) để cuốn đi hơi nước thoát ra từ lá và khí bị ô nhiễm, thúc đẩy sự tuần hoàn nước được đẩy từ rễ và bốc hơi qua lá, khiến cho cây sinh trưởng nhanh. Đặc biệt cũng cần chú ý tới độ đối lưu của không khí theo mùa sinh trưởng và trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây lan, tránh sự đối lưu không khí quá nhanh làm tổn thương đến lá lan. Những nơi mùa đông giá lạnh cần chú ý sự xâm nhập của không khí lạnh, thường thường chỉ nên thay đổi không khí trong vườn hoa vào buổi trưa, khi trời râm sẽ đáp ứng sinh trưởng phát triển bình thường của cây lan. 3.4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 3.4.2.1. Kỹ thuật trồng a. Xử lý cây trước khi trồng Nếu là cây đang ở chậu cũ có thể dùng dao sắc để tách hoặc tách bằng tay, khi tách xong thì dùng que sắt khoảng 2cm đem nung nóng rồi sát vào phần vừa tách đến khi vết đó khô sau đó quét sơn vào và chờ khô. Bước làm này giúp cây tránh mầm bệnh và không bị mất nước. Chỉ tách khi khóm cây có nhiều hơn 5 khóm, mỗi khóm tách có ít nhất 2 thân. Loại bỏ các nhánh hỏng, lá úa, chỉ giữ lại những nhánh khỏe mạnh nhất. b. Tiến hành trồng địa lan Bước 1: Xếp khóm lan làm giống vào chậu theo nguyên tắc, khóm già xoay vào tâm, khóm non hướng ra miệng chậu. Làm như vậy khi cây non nứt ra từ khóm già sẽ mọc tỏa ra mép chậu. 79 Bước 2: Cho chất trồng vào chậu sao cho chất trồng phủ kín ⅓ thân lan. Cố định khóm lan giống để tránh bị lung lay hay tổn thương khi tiếp xúc với chất trồng. Ấn nhẹ nhàng chất trồng cho chặt rồi dùng dương xỉ, vụn xỉ than hoặc rêu phủ lên đều được để giữ ẩm cho cây trong quá trình chăm sóc sau này. Tưới nước để cây hồi sức, nếu mặt lá bị bẩn có thể dùng khăn thấm nước lau sạch. 3.4.2.2. Chăm sóc địa lan a. Tưới nước Điều kiện đầu tiên để cây phát triển khỏe mạnh là nguồn nước tưới phải sạch, không nhiễm bẩn. Khi tưới không chỉ làm ướt bề mặt mà phải để nước thấm dưới đáy chậu. Tùy vào điều kiện khí hậu mà ta cung cấp đủ lượng nước để địa lan phát triển tốt. Có thể dùng ống nước hoặc múc từng gáo để điều chỉnh lượng nước tưới cho cây. Không nên tưới quá mạnh làm hỏng các chồi non và mầm hoa bị biến dạng. Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%. Vào những ngày nóng, độ ẩm không khí thấp thì có thể tưới nước 2 lần/ ngày, vào những ngày mưa, độ ẩm cao thì không cần tưới, nếu bị ngập úng thì thoát nước ngay tránh nước đọng làm thối rễ cây. b. Cắt tỉa cành Địa lan hơn nhau không chỉ hương hoa mà còn là dáng hoa. Để có dáng đẹp, cần thường xuyên cắt tỉa, uốn nắn cho cây. Để phòng trừ sâu bệnh, mỗi ngày phải thu nhặt hoa rụng, loại bỏ lá vàng úa. nếu phát hiện dấu hiệu bệnh phải xử lý và cách ly ngay nếu trồng nhiều chậu hoa. c. Phân bón cho hoa địa lan Lan cần nhiều dưỡng chất trong giai đoạn phát triển. Vì vậy cần tăng cường lượng phân bón, đặc biệt là N trong thời điểm này. Những tháng mùa đông lạnh nên giảm số lượng bón phân xuống còn 1 tháng 1 lần, kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học. Đặc biệt chú ý trong thời gian cây phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá vì phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa. 3.4.3. Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ So với các loài cây khác, địa lan ít mắc bệnh hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa nó kháng mọi loại sâu bệnh. Nếu chăm sóc sai quy cách lan rất dễ mắc các bệnh như vàng lá, đốm nâu, thối rễ, cháy lá Trong trường hợp một số biện pháp thủ công không có hiệu quả để diệt sâu bệnh thì có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi dùng thuốc này cần lưu ý đến liều lượng và cách phun. Không chỉ phun một điểm mà phun toàn bộ cây để tránh lây lan. 80 Kinh nghiệm cho thấy, dùng thường xuyên một loại thuốc bảo hóa chất không tốt cho cây, vậy nên cần thay đổi và xen kẽ các loại thuốc để đạt hiệu quả cao nhất. * Những lưu ý khác Lá và hoa úa tàn là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh. Vì vậy, phải nhặt bỏ toàn bộ lá và hoa úa vàng. Bước chăm sóc này cũng giúp cây hoa trổ bông đều và thẩm mỹ hơn. Sau một vài năm, khi lớp đất cũ đã hết dưỡng chất nên tiến hành thay đất cho lan. Bên cạnh đó, cần loại bỏ bớt rễ phụ và thay chậu mới để cây có không gian phát triển tốt hơn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Anh (chị ) hãy trình bày kỹ thuật thu hoạch, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch đối với cây hoa? 2. hãy mô tả đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc? 3. Trình bày yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa cúc? 4. Trình bày kỹ thuật gieo trồng hoa cúc? 5. Trình bày kỹ thuật chăm sóc cây hoa cúc? 6. Trình bày sâu bệnh hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ? 7. Trình bày kỹ thuật trồng hoa hồng? 8. Trình bày sâu bệnh hại hoa hồng và biện pháp phòng trừ? 9. Trình bày kỹ thuật trồng hoa lay ơn? 10. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa địa lan như thế nào? 11. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại địa lan? Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG HOA CÚC 1/B3/MĐ 34 Bước công việc Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Vật tư, vật liệu Ghi chú Bước 1 Chuẩn bị Vườn cây mẹ đủ tiêuchuẩn làm giống Bước 2: Chuẩn bị nhà giâm nền giâm - Nhà giâm làm từ cây tre uốn thành hình Cuốc, xẻng, dao, tre, nứa 81 vòm cung, chiều rộng vòm 2,2-2,5m, chiều cao từ 1,8-2m, vòm được che phủ 2 lớp. Lớp trên là loại lưới che, có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ. - Nền giâm cúc có thể là đất phù sa, đất thịt nhẹ hay đất bùn ao, nhưng tốt nhất là chọn cát sạch. Bước 3: Chọn cành giâm - Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. - Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ. Cành giâm đủ tiêu chuẩn Bước 4: Giâm cành - Giâm khô là cắm ngọn giâm vào cát sau đó mới tưới đẫm nước. - Giâm ướt là tưới đẫm nước vào cát sau đó cắm ngọn giâm. Sau khi giâm phải che kín gió, che bớt ánh sáng từ 5-7 ngày để tạo bóng tối cho cành giâm nhanh phát sinh rễ non. Cành giâm đã xử lý, luống đất (luống bầu), que cấy Bước 5 Chăm sóc cành giâm - Luôn giữa ẩm cho luống giâm. - Luôn giữ cho lá cây Bình phun, nước, thuốc BVTV 82 xanh tốt. - Phòng trừ sâu bệnh cho cây giâm. PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG HOA HỒNG 2/B3/MĐ 34 Bước công việc Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, vật tư Ghi chú Bước 1 Chuẩn bị - Cuốc, xẻng, dao tay, kéo cắt cành, giá thể giâm, bình phun thuốc. Vườn hoa đủ tiêu chuẩn làm giống, cành giâm, thuốc KTST, thuốc BVTV. Bước 2 Chuẩn bị giá thể giâm - Giá thể giâm hồng làm bằng vật liệu vừa đảm bảo sự tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, đồng thời có tính giữ ẩm cao. Cuốc, xẻng, dao tay, giá thể giâm cành Bước 3 Chọn, cắtcành giâm - Dùng loại cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non. - Chiều dài của đoạn cành dùng để giâm từ 8-10 cm, trên đó có từ 2 - 4 mắt. Khi cắt cành, cắt vát khoảng 30O Cành giâm đủ tiêu chuẩn Bước 4 Xử lýthuốc - Thực hiện đúng thời gian ngâm thuốc KTST. Thuốc KTST, cành giâm Bước 5 Thao tácgiâm cành Cắm cành giâm đúng vị trí và đúng độ sâu của cành giâm. Cành giâm đã xử lý, luống đất (luống bầu), que cấy 83 Bước 6 Kỹ thuật phun, tưới nước Phải luôn luôn đảm bảo độ ẩm cho cây theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Bình phun, nước, thuốc BVTV Bước 7 Chăm sóccành giâm - Pha thuốc đúng nồng độ hướng dẫn trên bao bì. - Nhặt bỏ những cành lá úa. Xén, thuốc BVTV, bình phun thuốc PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRỒNG HOA LAY ƠN 3/B3/MĐ 34 Bước công việc Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, vật tư Ghi chú Bước 1 Chuẩn bị - Cuốc, xẻng, thước, xén, xô, chậu. - Vôi bột, phân hữu cơ, phân lân, củ giống đạt tiêu chuẩn, thuốc BVTV, nước sạch Bước 2 Làm đất và bón lót phân - Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. - Rắc đều vôi sau đó xới xáo đều một lượt. - Lên luống cao 20-25cm - Mặt luống rộng 1,2-1,3m - Mặt luống phẳng - Bón toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, rắc đều phân trên mặt luống xới qua một lần rồi đánh rạch. - Cuốc, xẻng, thước dây - Phân hữu cơ, phân lân, vôi bột Bước 3 Xác định mật độ khoảng cách - Khoảng cách trồng: Cây cách cây 20cm, hàng cách hàng 20cm. - Độ sâu trồng củ 10cm Xác định đúng mật độ khoảng cách trồng. Cuốc, xẻng, Thước kẻ, Xén Bước 4 Chọn và - Chọn củ giống đạt tiêu - Xô, chậu, que khuấy, 84 xử lý củ giống chuẩn đem trồng - Pha thuốc đúng nồng độ - Ngâm củ đúng thời gian - Vớt củ sau khi đủ thời gian ngâm thuốc rổ rá - Củ giống, thuốc nấm bệnh, nước sạch. Bước 5 Kỹ thuậttrồng - Rạch hàng thẳng, khoảng cách giữa các hàng đều nhau - Đặt củ ngay ngắn vào các rãnh đã rạch, mầm hướng lên trên. - Lấp đất dày khoảng 2,5- 3cm, tránh không làm củ bị nghiêng và gãy mầm Thực hiện các bước trồng đúng yêu cầu kỹ thuật. Cuốc, xẻng, củ giống đã xử lý Bước 6 Chăm sóc Luôn luôn giữ ẩm cho luống hoa, kiểm tra sâu bệnh hại thường xuyên để kịp thời phòng trị. - Bình phun thuốc, ô doa, cuốc, xẻng - Thuốc BVTV, nước sạch tưới PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA ĐỊA LAN 3/B3/MĐ34 Bước công việc Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, vật tư Ghi chú Bước 1 Chuẩn bị - Dao con, que sắt, chậu trồng. - Sơ dừa, rêu, gỗ mục, dương xỉ, nước tưới Bước 2 Xử lý cây trước khi dùng que sắt khoảng 2cm đem nung nóng rồi sát vào - Dao con, que sắt 85 trồng phần vừa tách đến khi vết đó khô sau đó quét sơn vào và chờ khô. Bước làm này giúp cây tránh mầm bệnh và không bị mất nước. Bước 3 Tiến hànhtrồng Bước 1: Xếp khóm lan làm giống vào chậu theo nguyên tắc, khóm già xoay vào tâm, khóm non hướng ra miệng chậu. Bước 2: Cho chất trồng vào chậu sao cho chất trồng phủ kín ⅓ thân lan. Cố định khóm lan giống để tránh bị lung lay hay tổn thương khi tiếp xúc với chất trồng. Ấn nhẹ nhàng chất trồng cho chặt rồi dùng dương xỉ, vụn xỉ than hoặc rêu phủ lên đều được để giữ ẩm cho cây trong quá trình chăm sóc sau này. Chậu trồng, chất để trồng Bước 4 Chăm sóc - Luôn tưới nước để giữ ẩm cho cây - Cắt tỉa cành tạo dáng cho hoa. Để phòng trừ sâu bệnh, mỗi ngày phải thu nhặt hoa rụng, loại bỏ lá vàng úa. - Trong giai đoạn phát triển lan cần bón phân đầy đủ để sinh trưởng phát triển tốt. - Kéo cắt cành, bình phun thuốc. - Nước sạch tưới, thuốc BVTV, phân bón. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao. NXB lao động-xã hội. 2. Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh. NXB Nông nghiệp. 3. Trồng hoa cây cảnh trong gia đình. NXB Nông nghiệp. 4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh. NXB Nông nghiệp. 5. Những kiến thức cơ bản về trồng hoa cây cảnh. NXB Nông nghiệp. 6. Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh. NXB Nông nghiệp. 7. Cẩm nang hướng dẫn trồng hoa và cây cảnh đơn giản. NXB Nông nghiệp. 8. WWW. Bạn nhà nông.vn 87
File đính kèm:
- giao_trinh_thuc_hanh_trong_hoa_cay_canh.pdf