Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2)

Quy trình kiểm tra mạch

 Bước 1: Phán đoán và kết luận hư hỏng

Khi thực hiện kiểm tra mạch điện cần dựa vào những hiện tượng của mạch và

những nguyên nhân có thể dẫn đến những hư hỏng đó để phán đoán và kết luận hư

hỏng của mạch.

 Bước 2: Kiểm tra

Sau khi đã phán đoán và kết luận hư hỏng của mạch, ta tiến hành thao tác kiểm

tra các bộ phận có thể dẫn đến hư hỏng đó.

 Bước 3: Thay thế các bộ phận của mạch

Sau khi đã tìm ra được nguyên nhân hư hỏng ta tiến hành sửa chữa (nếu có thể)

hoặc thay thế các bộ phận của mạch đèn. Ví dụ, nếu hỏng hóc do chấn lưu ta sẽ thay

thế bằng chấn lưu mới nhưng lưu ý, các thông số của bộ phận thay thế phải giống với

các bộ phận hỏng hóc.

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 57 trang duykhanh 12540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2)

Giáo trình Thực hành điện cơ bản (Phần 2)
sắt non bị nam châm hút, chuông kêu. Hiện tượng đó cứ tiếp diễn cho đến khi thôi 
không nhấn nút chuông nữa. 
Đặc điểm của loại chuông này: 
- Có thể sử dụng với 2 loại điện xoay chiều và 1 chiều. 
- Gây nhiễu cho máy thu thanh. 
 Chuông đồng bộ 
Cấu tạo như chuông rung nhưng không tiếp điểm ngắt mạch điện. Nguyên lý 
làm việc của nó dựa vào đặc điểm của dòng điện xoay chiều có cường độ biến thiên, 
nên lợi dụng dòng điện có những thời điểm i = 0. Tại thời điểm này, nam châm không 
hút, lá sắt non sẽ bung ra do quán tính của lò xo. Khi có đỉện, lá sắt non lại bị hút nữa 
và cần gõ lại gõ lên nắp chuông. Cứ thế cần gõ liên tiếp lên nắp chuông liên tục theo 
tần số dòng điện 
Đặc điểm của chuông: 
- Cấu tạo đơn giản hơn, không gây nhiễu vì không có tiếp điểm ngắt điện 
- Chỉ dùng nguồn điện xoay chiều. 
 Chuông phân cực (Hình 18-2) 
Trong một vài điện thoại có bộ nguồn cấp điện magnéto dùng cấp điện cho 
chuông báo gọi thường dùng là loại chuông phân cực. Cấu tạo gồm 1 thanh nam 
châm vĩnh cửu có mang hai cần gó ở hai đầu cực dùng gõ vào chuông. Đặt cố định 
dưới hai đầu từ cực là hai nam châm điện được quấn dây cùng chiều để tạo ra từ cực 
cùng dấu khi có dòng điện đi qua. Khi có dòng điện xoay chiều qua nam châm điện, 
hai cực của nam châm sẽ đổi dấu theo tần số dòng điện. Nam châm vĩnh cửu sẽ lần 
Hình 18.2: Cấu tạo chuông phân cực 
 113 
lượt bị hai từ cực hút và đẩy cùng lúc. Kết quả cần gõ, gõ lần lượt các nắp chuông hai 
bên. Với dòng điện có tần số 50Hz thì trogn 1giây cần gõ sẽ gõ được 100 cái. 
Đặc điểm : 
- Loại chuông này chỉ dùng với điên xoay chiều. 
- Cấu tạo không tiếp điểm nên không phát nhiễu gây tác động đến máy thu 
thanh. 
3. Thiết lập sơ đồ lắp đặt 
Mục tiêu: 
- Thiết lập được sơ đồ lắp đặt đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật 
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học 
 Khi thiết kế lắp đặt mạch chuông, tuỳ theo yêu cầu mà lắp đặt mạch chuông sử 
dụng nguồn điện độc lập pin, accu hoặc nguồn điện trong mạng điện thắp sáng. Việc 
đi đường dây mạch chuông trong nhà, phải đi riêng đường dây và giữ khoảng cách 
cần thiết với các đường dây thắp sáng, thiết bị toả nhiệt, máy móc Cấm dùng biến 
áp tự ngẫu giảm áp hoặc điện trở mắc nối tiếp với chuông nhằm giảm áp cung cấp 
điện cho chuông, mà chỉ được phép dùng biến áp giảm áp có cuộn dây sơ cấp và thứ 
cấp riêng biệt. 
Trong trường hợp sử dụng trực tiếp nguồn điện mạng điện 110V/220V rất dễ 
nguy hiểm điện giật xảy ra tại nút ấn chuông, nhất là nút chuông đặt ở ngoài nhà, 
cổng rào trong mùa mưa. Để ngừa trường hợp này, phải trang bị loại nút chuông an 
toàn sử dụng ngoài trời. Các dây dẫn được cách điện và lắp đặt đường dây giống như 
mạch thắp sáng cần trang bị cầu chì bảo vệ. 
Mạch chuông cửa này được lắp với biến áp nhỏ nối với nguồn AC.Máy biến áp 
này tương đối đơn giản. Phần sơ cấp được nối với nguồn AC, phần thứ cấp đi đến 
chuông cửa. Mạch gồm 1 nút ấn báo hiệu và 1 công tắc đơn để ngắt mạch tránh tình 
trạng phá rối trong những trường hợp người sử dụng không muốn dùng chuông. Khi 
nhấn nút, dòng điện qua cuộn thứ cấp cửa máy biến áp đến chuông cửa làm chuông 
reo. 
4. Phương pháp lắp đặt 
Mục tiêu: 
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt mạch đèn cầu thang 
- Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học 
Vì mạch chuông báo gọi cửa nên nút ấn chuông sẽ được đặt ở cửa nhà. Dây đi 
trong ống nhựa luồn dây. Sử dụng mắc chuông trực tiếp với nguồn điện xoay 
Máy biến áp 
chuông cửa 
L1 
N 
~220V 
Nút ấn chuông 
Hình 18-3: Sơ đồ lắp đặt mạch 
điện chuông cửa 
 114 
chiều110/220V phải dùng chuông đồng bộ hoặc chuông rung có điện trở cuộn dây 
lớn. 
Trong cách mắc này, nên chú ý trang bị chuông có cách điện tốt. Khi đặt ở ngoài 
nhà, các phụ kiện đi đường dây và cách điện dây dẫn trang bị như lắp đặt mạng điện 
chiếu sáng, có cầu chì bảo vệ. Khi đường dây đi ngoài trời, có thể dùng loại cáp dẫn 
điện bọc trong ống chì, vì cần chống ẩm ướt, trong trường hợp đặt ngầm đường dây 
dưới đất để đạt yêu cầu mĩ thuật hơn. 
Các đầu dây đi đến chuông cần xoắn khoảng từ 5 dến 10 vòng để giảm sự rung 
làm tác động đến đường dây, các khoen nối nên đặt theo chiều siết ốc và vòng tròn 
khoen nên dặt ngay trên trục của các vòng xoắn. Còn mối nối ở nút chuông, dây dẫn 
không cần xoắn vài vòng nhưng không được kéo quá căng tác động lên nút chuông 
5. Lắp đặt mạch chuông điện 
Mục tiêu: 
- Trình bày được các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây mạch điện chuông cửa 
- Lắp ráp thành thạo mạch điện chuông cửa đúng yêu cầu kỹ thuật 
- Thực hiện tốt các nguyên tắc an toàn và thể hiện được tác phong công nghiệp 
trong công việc 
5.1 Quy trình thực hiện 
 Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành 
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ 
mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và chuông cửa 
 Bước 2: Đấu dây 
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị 
- Đấu dây các thiết bị 
5.2 Thực hành lắp đặt và đấu dây 
5.2.1 Công tác chuẩn bị: 
a) Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 
1 Máy bắn vít dùng pin 01 
2 Kìm tuốt dây 01 
3 Kìm điện 01 
4 Kìm cắt dây 01 
5 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
6 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
b) Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m 
2 Bảng điện 01 
3 Ống PVC 10m 
4 Khới nối 5 cái 
5 Chuông điện 01 
6 Ốc, vít 20 cái 
5.2.2 Thao tác mẫu 
 115 
Kỹ năng lắp ráp mạch, học sinh đã được thao tác rất nhiều ở các bài trước, điểm 
khác biệt của bài này là việc lắp đặt chuông cửa trên panel thực hành. Giáo viên chỉ 
cần thao tác mẫu kỹ năng này cho học sinh quan sát. Các kỹ năng khác chỉ cần nhắc 
nhở và nhấn mạnh những lưu ý khi lắp đặt. 
5.2.3 Thực hành 
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành 
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc 
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và 
chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các 
em. 
5.2.4 Đánh giá kết quả 
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực 
hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng đấu mạch chuông điện, sản 
phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau: 
- Mạch hoạt động tốt 
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp 
- Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện 
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. 
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. 
6. Sửa chữa các hư hỏng của mạch điện 
Mục tiêu: 
- Kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của mạch điện chuông cửa 
- Thực hiện được các quy định về an toàn trong công việc lắp ráp mạch 
- Thể hiện được tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong rèn 
luyện kỹ năng. 
6.1 Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân, cách kiểm tra và khắc phục 
- Hệ thống không hoạt động 
Nguyên nhân phổ biến nhất về việc mất âm thanh là do nút nhấn cửa. Để kiểm 
tra, bạn hãy kéo nút nhấn ra, nhưng không tháo các dây nối, nối tắt các đầu nối với 
nhau. Biến áp cũng có thể bị hư hỏng, mặc dù điều này ít khi xảy ra. Hãy chắc chắn 
cuộn dây sơ cấp của máy biến áp được nối với nguồn và đang có điện áp đường dây. 
Kiểm tra bằng dụng cụ thí nghiệm với đèn neon. 
Nếu cuộn dây sơ cấp đang có điện áp, hãy kiểm tra cuộn thư cấp bằng đồng hồ 
vạn năng (VOM) để biết điện áp AC phía thấp. Các chuông và bộ tạo âm cần điện áp 
6-12V, các bộ âm thanh hai cấp có định mức 15-20V. Nếu không có điện áp qua cuộn 
thứ cấp, hoặc điện áp rất thấp, biến áp bị hỏng. Nếu điện áp của cuộn thứ cấp đủ, có 
lẽ có sự hở mạch trong hệ thống dây dẫn đến các nút ấn. Trong một số trường hợp, 
sự cố có thể do chuông, bộ tạo âm thanh hoặc bộ âm thanh hai cấp. Đối với chuông 
hoặc bộ tạo âm thanh, hãy thử thay chuông mới. Các bộ âm thanh 2 cấp có thể được 
vận hành bằng từ trường. 
- Cách kiểm tra biến áp 
Có nhiều cách kiểm tra biến áp, nhưng tốt nhất là cách không cần tách thiết bị 
này ra khỏi nguồn điện. Điều này cần có sự trợ giúp của đồng hồ vạn năng (VOM). 
Cài đặt bộ phận điều khiển chức năng của VOM để ghi điện áp AC và điều chỉnh bộ 
chọn khoảng đo để có giá trị đo trung bình khoảng 120V. Đặt các dây thử nghiệm 
 116 
qua các dây của cuộn sơ cấp. Giá trị đo xấp xỉ 120V cho thấp biến áp đang có đầu 
vào cần thiết, nghĩa là đường dây công suất nhánh được nối với cuộn sơ cấp của máy 
biến áp đang làm việc chính xác và cầu chì (hoặc bộ ngắt mạch) ở tình trạng tốt. Hãy 
duy trì bộ chọn chức năng của VOM ở vị trí đo điện áp AC, nhưng hạ thấp khoảng đo 
để có giá trị đo cực đại khoảng 50V. Nối các dây thử nghiệm của VOM với các đầu 
nối của cuộn thứ cấp. Giá trị điện áp trong khoảng 6-20V cho biết cuộn thứ cấp của 
máy biến áp đang cung cấp cho chuông, bộ tạo âm thanh hoặc bộ âm thanh 2 cấp và 
biến áp đó đang hoạt động. 
6.2 Thực hành sửa chữa mạch điện chuông cửa 
6.2.1 Công tác chuẩn bị 
Trước khi cho học sinh thực hành kiểm tra và sửa chữa, giáo viên sẽ phải tạo ra 
các lỗi trên mạch điện của từng nhóm. Các lỗi nằm trong phạm vi lý thuyết đã học và 
không làm ảnh hưởng đến tính an toàn của mạch điện. 
Ngoài ra, phải chuẩn bị thêm thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn năng và 
bút thử điện 
6.2.2 Thao tác mẫu 
Ở bước này giáo viên cần thực hiện thao tác mẫu các kỹ năng sau: 
- Kỹ năng kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong mạch (kiểm tra nguội) 
- Kỹ năng kiểm tra khi mạch vẫn được cấp nguồn (kiểm tra nóng) 
- Kỹ năng sửa chữa và thay thế các thiết bị trong mạch điện. 
Lưu ý: Khi thực hiện kỹ năng kiểm tra nóng cần phải tuyệt đối cẩn thận. 
6.2.3 Thực hành 
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành 
- Các nhóm tiến hành thực hiện công việc 
- Trong thời gian thực hành, giáo viên phải thường xuyên quan sát, uốn nắn và 
chỉnh sửa các thao tác còn chưa đúng, chưa đạt của để hoàn thiện kỹ năng cho các 
em. 
6.2.4 Đánh giá kết quả 
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực 
hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch 
phải đạt được những tiêu chí sau: 
- Thao tác kiểm tra thành thạo 
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt 
- Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị 
Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp. Nhắc 
nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lưu ý trong bài. 
* Kiểm tra 
Đây là bài kiểm tra thứ hai trong Mô-đun, mục đích của bài kiểm tra này là đánh 
giá khả năng tiếp thu kiến thức và mức độ hoàn thiện kỹ năng của học sinh trong 
những bài đã học. 
Có thể lựa chọn một trong các đề sau: 
ĐỀ 1 
Thời gian thực hiện: 150 phút 
a) Đề bài: 
 117 
Câu 1: - Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn cao áp thủy ngân 
 - Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp ráp mạch điện đèn cao áp thủy 
ngân 
Câu 2: Thực hành lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân trên panel thực hành 
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra: 
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn cao áp thủy ngân 
- Trình bày được quy trình kỹ thuật các bước lắp ráp mạch điện đèn cao áp thủy 
ngân 
- Lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân trên panel thực hành đúng quy trình kỹ 
thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật 
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng: 
* Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 
1 Kìm tuốt dây 01 
2 Kìm điện 01 
3 Kìm cắt dây 01 
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
6 Máy bắn vít dùng Pin 01 
* Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m Hai màu 
2 Bảng điện 01 
3 Ống PVC 10m 
4 Khới nối 5 cái 
5 Chao và đèn cao áp thủy ngân 01 
6 Ốc, vít 20 cái 
ĐỀ 2 
Thời gian thực hiện: 120 phút 
a) Đề bài: 
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch điện đèn 
halogen 
Câu 2: Thực hành sửa chữa mạch điện đèn halogen 
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra: 
- Trình bày được quy trình kỹ thuật kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch điện đèn 
halogen 
- Thực hành sửa chữa mạch điện đèn halogen đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng: 
* Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 
1 Đồng hồ vạn năng 01 
2 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
 118 
3 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
4 Bút thử điện 01 
* Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 
1 Mạch điện đèn halogen đã lắp 
đặt và tạo 3 lỗi cơ bản 
1m 
ĐỀ 3 
Thời gian thực hiện: 150 phút 
a) Đề bài: 
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch điện đèn cầu thang 
Câu 2: Thực hành lắp ráp mạch điện đèn cầu thang 
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra: 
- Trình bày được quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch điện đèn cầu thang 
- Thực hành lắp ráp mạch điện đèn cầu thang đúng yêu cầu kỹ thuật 
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng: 
* Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 
1 Kìm tuốt dây 01 
2 Kìm điện 01 
3 Kìm cắt dây 01 
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
* Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m 
2 Bảng điện 02 
3 Cầu chì 01 
4 Công tắc 3 cực 02 
5 Ống PVC 10m 
6 Khới nối 5 cái 
7 Đui và bóng đèn 01 
8 Ốc, vít 20 cái 
ĐỀ 4 
Thời gian thực hiện: 120 phút 
a) Đề bài: 
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa mạch đèn cầu thang 
Câu 2: Thực hành sửa chữa mạch đèn cầu thang 
b) Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra: 
- Trình bày được quy trình kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa mạch đèn cầu 
- Thực hành sửa chữa mạch đèn cầu thang đúng yêu cầu kỹ thuật 
 119 
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng: 
* Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 
1 Đồng hồ vạn năng 01 
2 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
3 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
4 Bút điện 01 
* Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 
1 Mạch điện đèn cầu thang đã lắp 
đặt và đã tạo 3 lỗi cơ bản 
01 
ĐỀ 5 
Thời gian thực hiện: 150 phút 
a) Đề bài: 
Câu 1: Trình bày quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch chuông điện 
Câu 2: Thực hành lắp ráp mạch chuông điện 
b) Yêu cầu: 
- Trình bày được quy trình kỹ thuật lắp ráp mạch chuông điện 
- Thực hành lắp ráp mạch chuông điện đúng yêu cầu kỹ thuật 
c) Công tác chuẩn bị cho phần kiểm tra kỹ năng: 
* Dụng cụ 
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 
1 Máy bắn vít dùng pin 01 
2 Kìm tuốt dây 01 
3 Kìm điện 01 
4 Kìm cắt dây 01 
5 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01 
6 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01 
* Thiết bị vật tư 
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú 
1 Dây dẫn đơn lõi một sợi 1,5 mm2 10m 
2 Bảng điện 01 
3 Ống PVC 10m 
4 Khới nối 5 cái 
5 Chuông điện 01 
6 Ốc, vít 20 cái 
 120 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. TS. Phan Đăng Khải, Kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục, 2004 
2. Vũ Văn Tẩm, Điện dân dụng và công nghiệp, NXB Giáo dục, 2007 
3. KS. Bùi Văn Yên - KS. Trần Nhật Tân, Sửa chữa điện dân dụng và công 
nghiệp, NXB Giáo dục, 2007 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_dien_co_ban_phan_2.pdf