Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng

Khái niệm chung về kỹ thuật lắp đặt điện.

Mục tiêu: Trình bày được nội dung tổ chức công việc lắp đặt điện.

1.1. Tổ chức công việc lắp đặt điện.

Nội dung tổ chức công việc lắp đặt điện bao gồm các công việc sau:

- Kiểm tra và thống kê chính sác các hạng mục công việc cần làm theo thiết

kế và bản vẽ thi công. lập bảng thống kê tổng hợp các trang thiết bị,vật tư, vật

liệu cần thiết cho việc lắp đặt.

- Lập biểu đồ tiến độ lắp đặt, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ, tay nghề,

bậc thợ, trình độ chuyên môn theo từng hạng mục, khối lượng và đối tượng

công việc. Lập biểu đồ luân chuyển nhân lực, cung cấp vật tư và các trang thiết

bị theo tiến độ lắp đặt.

- Soạn thao các phiếu công nghệ trong đó miêu tả chi tiết công nghệ, công

đoạn cho tất cả các công việc lắp đặt được đề ra theo thiết kế.

- Chọn và dự tính số lượng các máy móc thi công, các dụng cụ phục vụ cho

lắp đặt cũng như các dụng cụ cần thiết để tiến hành công việc lắp đặt.

- Xác định số lượng các phương tiện vận chuyển cần thiết.

- Soạn thảo hình thức thi công mẫu để thực hiện các công việc lắp đặt điện

cho các trạm mẫu hoặc các công trình mẫu.

- Soạn thảo các biện pháp về kỹ thuật an toàn.

Việc áp dụng thiết kế tổ chức công việc lắp đặt điện cho phép tiến hành các

hạng mục công việc theo biểu đồ và tiến độ thi công, cho phép rút ngắn được

thời gian lắp đặt, nhanh chóng đưa công trình vào vận hành.

Biểu đồ tiến dộ lắp đặt điện được thành lập trên cơ sở biểu đồ tiến độ của các

công việc lắp đặt và hoàn thiện. Khi biết được khối lượng, thời hạn hoàn thành

các công việc lắp đặt và hoàn thiện giúp ta xác định được cường độ công việc

theo số giờ – người. Từ đó ta xác định được số đội, số tổ,số nhóm cần thiết để

thực hiện công việc. Tất cả các công việc này được tiến hành theo biểu đồ công

nghệ, việc tổ chức được xem xét dựa vào các biện pháp thực hiện công việc lắp

đặt.

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 1

Trang 1

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 2

Trang 2

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 3

Trang 3

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 4

Trang 4

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 5

Trang 5

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 6

Trang 6

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 7

Trang 7

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 8

Trang 8

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 9

Trang 9

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 54 trang duykhanh 10860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng

Giáo trình Thực hành điện chiếu sáng
g kim loại dạng tròn, ống hoặc thép góc, dài 23 mét 
được đóng sâu trong đất. Các cọc này được nối với nhau bởi các thanh giằng 
bằng phương pháp hàn. 
c. Hệ thống nối đất tự nhiên – hệ thống các thiết bị, công trình ngầm bằng kim 
loại có sẵn trong lòng đất như các cấu kiện bê tông cốt thép, các hệ thống ống 
dẫn bằng kim loại, vỏ cáp ngầm v.v. 
d. Hệ thống nối đất nhân tạo – hệ thống bao gồm các cực tiếp địa bằng thép 
hoặc bằng đồng được nối liên kết với nhau bởi các thanh ngang. Phân biệt hai 
dạng nối đất là nối đất làm việc và nối đất bảo vệ. 
44 
e. Hệ thống nối đất làm việc – hệ thống nối đất mà sự có mặt của nó là điều 
kiện tối cần thiết để các thiết bị làm việc bình thường, ví dụ nối đất điểm trung 
tính của máy biến áp, nối đất của các thiết bị chống sét v.v. 
f. Hệ thống nối đất bảo vệ – hệ thống nối đất với mục đích loại trừ sự nguy 
hiểm khi có sự tiếp xúc của người với các phần tử bình thường không mang 
điện nhưng có thể bị nhiễm điện bất ngờ do những nguyên nhân nào đó. Ví dụ 
nối đất vỏ thiết bị, nối đất khung, bệ máy v.v. 
1.1.2. Vai trò của bảo vệ nối đất. 
Vai trò bảo vệ của hệ thống nối đất này được giải thích như sau : 
Khi có sự ngắn mạch chạm masse, nếu vỏ thiết bị không được nối đất (Hình 
5.1.a) thì trên vỏ sẽ xuất hiện điện áp bằng điện áp pha, do đó sẽ gây nguy 
hiểm khi người tiếp xúc với nó. Nếu vỏ thiết bị được nối đất (Hình 5.1.b), thì 
giá trị điện áp tiếp xúc chỉ bằng độ rơi điện áp trên điện trở của hệ thống nối 
đất bảo vệ, nếu hệ thống nối đất bảo vệ có giá trị đủ nhỏ thì có thể đảm bảo 
được sự an toàn cho người khi tiếp xúc với vỏ thiết bị. 
1.2. Hệ thống chống sét. 
 Hệ thống chống sét là hệ thống được lắp đặt ở các tòa nhà nhằm mục đích thu 
sét để ngăn chặn việc sét đánh trực tiếp vào tòa nhà để bảo vệ tòa nhà và con 
người. 
 Một hệ thống chống sét tốt phải có khả năng nhận năng lượng sét từ hệ thống 
kim thu sét và giải phóng năng lượng này vào lòng đất một cách nhanh nhất, 
nhằm giảm thiểu khả năng lan truyền năng lượng sét trong hệ thống làm phá 
hỏng các thiết bị. Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố 
định nhưng có thể coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy 
phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê. 
Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn 
sét, cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương 
Hình 5.1. Nguyên lý bảo vệ nối đất 
b) a) 
45 
nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, 
ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn. 
Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống chống 
sét nào. Nó đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị bảo vệ 
xuống tổ đất tiếp địa công tác và tiêu tán năng lượng các xung này. Tiếp địa 
đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nếu thiết bị chống sét không được 
tiếp địa tốt (điện trở đất quá cao), việc sét đánh vào mạng điện gây hậu quả lớn 
hoàn toàn có thể xảy ra. Tuỳ thuộc vào yêu cầu tiếp địa và điện trở đất của 
công trình ,chúng ta có thể xây dựng hệ thống tiếp địa an toàn bằng đóng cọc, 
hoặc khoan giếng thả cọc với số lượng cọc hoàn toàn có thể tính toán được. 
Hình 5.2. Cấu trúc chung của hệ thống đất chống sét: 
Một hệ thống tiếp địa thông thường bao gồm các cọc sắt hoặc cọc sắt bọc đồng 
(có thể chỉ cần mạ đồng là đủ) được chôn chìm trong lòng đất. Các cọc này có 
thể dùng thép góc hoặc thép tròn để chế tạo, chiều dài thông thường từ 1,2 - 1,5 
m. Các cọc được liên kết với nhau tạo thành một hệ thống lưới tiếp địa có điện 
trở phù hợp với yêu cầu chống sét của công trình. Trong nhiều trường hợp, 
điện trở của lưới tiếp địa quá cao cho dù đã gia tăng thêm số cọc đóng vào lòng 
đất. Để có thể đạt điện trở đất như mong muốn, trong kỹ thuật chống sét sử 
dụng các loại hoá chất làm giảm trở kháng đất (GEM). Để giảm điện trở cho hệ 
thống tiếp địa và đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống, ngày nay các mối 
liên kết giữa dây dẫn sét với cọc tiếp địa được liên kết với nhau bằng phương 
pháp hàn hoá nhiệt ( Cad-Weld) thay vì dùng kẹp nối hay hàn hơi như trước kia 
... 
Hoá chất giảm điện trở đất (GEM): Đây là hoá chất gồm hai thành phần khi 
trộn lẫn với nhau trong nước khi đổ lên vùng chôn các điện cực sẽ tạo nên một 
lớp keo hồ (GEM) đồng nhất. Chính vì thế nó không bị rửa trôi giống như 
46 
muối tro và tồn tại trong đất nhiều năm. Hợp chất này tỏ ra đặc biệt thích hợp ở 
những vùng đất trung du, đồi núi của Việt Nam. 
Mối hàn hoá nhiệt (Cad-Weld): Là công nghệ tiên tiến, dựa vào phản ứng nhiệt 
nhôm có nhiệt độ nóng chảy cao trên 30000 C, được hàn bởi khuôn hàn nên có 
độ thẩm mỹ cao, đồng nhất về khối, không có khiếm khuyết dị tật, bởi vị trí 
được hàn được nóng chảy hoàn, các xỉ than và phụ gia hàn được nổi lên trên . 
Nên nó có ưu điểm hơn so với các loại hàn hơi, hay kẹp cáp thông thường là 
tránh được sự ăn mòn điện hoá giữa các kim loại được nối với nhau, độ thẩm 
mỹ cao, khả năng tiêp xúc tốt và bền về cơ học. 
Hệ thống tiếp địa thường được bố trí gần công trình. Trong điều kiện bất khả 
kháng thì mới đặt xa công trình, khi đó phải tham khảo thêm các tiêu chuẩn về 
điện trở đất. Sau khi hoàn thành hệ thống này sẽ được nối lên các kẹp nối để 
liên kết với hệ thống thu và dẫn sét. Yêu cầu hệ thống chống sét lan truyền sau 
khi hoàn thành hệ thống tiếp đất này có giá trị điện trở đất phải phù hợp với 
các tiêu chuẩn của ngành, của nhà nước, của nước sản xuất thiết bị. 
Đẳng thế hệ thống đất: 
Một công trình có thể bao gồm nhiều hệ thống tiếp địa: Hệ thống đất trực tiếp, 
hệ thống đất chống sét lan truyền, hệ thống đất công tác (nối mass). Để đảm 
bảo cân bằng điện thế, tránh xảy ra hiện tượng chênh lệch điện thế giữa các hệ 
thống mass làm phá hỏng thiết bị điện tử cần phải thực hiện nối đẳng thế các 
hệ thống tiếp địa. Nhưng việc nối đẳng thế có thể gây rủi ro do nếu dòng điện 
sét quá lớn gây ra hiện tượng dòng điện sét lan truyền từ hệ thống đất qua 
đường đẳng thế xâm nhập vào thiết bị làm cho thiết bị cắt sét bị đánh ngược, 
làm tăng đột biến điện áp gây hỏng máy móc, thiết bị. Để khắc phục hiện 
tượng này ta lắp đặt thêm thiết bị nối đẳng thế để nối các hệ thống tiếp địa. 
Thiết bị này làm việc như một biến trở cực lớn tăng điện trở tối đa phân cách 
khi mức xung sét tại tổ đất trực tiếp là quá cao đến một giới hạn nhất định. 
2. Lắp đặt hệ thống nối đất. 
Mục tiêu: Lắp đặt được hệ thống nối đất. 
2.1. Nối đất tự nhiên. 
Nối đất tự nhiên là tập hợp các cực tiếp địa và dây nối đất có nhiệm vụ truyền 
dẫn dòng điện xuống đất thông qua hệ thống các thiết bị, công trình ngầm bằng 
kim loại có sẵn trong lòng đất như các cấu kiện bê tông cốt thép, các hệ thống 
ống dẫn bằng kim loại, vỏ cáp ngầm v.v. 
Những bộ phận sau đây được sử dụng để làm nối đất tự nhiên: 
- Các ống dẫn nước và các ống dẫn bằng kim loại khác đặt dưới đất, ngoại trừ 
các ường ống dẫn chất lỏng dễ cháy, khí, và các hợp chất cháy nổ. 
47 
- Các ống chôn trong đất của giếng khoan, các kết cấu kim lọai và cốt thép nằm 
dưới đất của các nhà và các công trình xây dựng, các đường ống kim loại của 
công trình thuỷ lợi. 
- Vỏ bọc chì của dây cáp đặt trong đất, không được phép sử dụng vỏ nhôm của 
dây cáp để làm cực nối đất tự nhiên. 
- Nối đất của cột điện thuộc đường dây tải điện đã được nối với trang bị nối đất 
của thiết bị điện bằng dây chống sét của đường dây nếu như dây chống sét 
không bị cách ly với cột của đường dây. 
- Dây không của đường dây tải điện trên không điện áp đến 1000V có nối đất 
lặp lại khi số đường dây không ít hơn 2. 
- Các cụm nối đất phải được nối với trục nối đất ít nhất ở 2 chỗ khác nhau. Yêu 
cầu này không áp dụng đối với cột điện của đường dây tải điện trên không và 
với vỏ kim loại của cáp. 
Để tiến hành việc lắp đặt hệ thống nối đât ta phải thực hiện các bước sau: 
- Khảo sát khu vực ta định tiến hành nối đất. Tìm ra điểm nối đất phù hợp. 
- Chạy một đường dây nối từ điểm nối đất đến vị trí thiết bị cần nối. 
- Nối dây nối đất của các vỏ máy, vỏ thiết bị vào dây nối đất đã chờ sẵn. 
2.2. Nối đất nhân tạo. 
a) Trang thiết bị cho nối đất nhân tạo. 
Nối đất nhân tạo được thực hiện bằng các cọc thép tròn được mạ đồng hoặc 
bằng inox, thép ống, thanh thép dẹt hay thép góc dài 2 – 3m, đóng sâu xuống 
đất, đầu trên của chúng cách mặt đất 0,5 – 0,7 m để tránh thay đổi của điện trở 
đất theo thời tiết. Các cọc thép được hàn nối với nhau bằng các thanh thép đặt 
nằm ngang và cũng được chôn sâu cách mặt đất 0,5 – 0,7m. 
Hình 5.3. Một số cọc tiếp địa thông dụng 
Để chống ăn mòn kim loại, các ống thép và các thanh thép dẹt hay thép góc 
phải có bề dày không nên nhỏ hơn 4 mm. 
Dây nối đất cần phải có thiết diện đảm bảo được độ bền về cơ khí và độ ổn 
định nhiệt. Thường dùng thép có tiết diện 120 mm2, nhôm 35 mm2 hoặc đồng 
25 mm2. 
48 
Hình 5.4. Dây nối đất bằng thép bọc đồng 
Tất cả các chỗ nối của trang bị nối đất được thực hiện bằng cách hàn chồng, 
chiều dài chỗ hàn phải ít nhất bằng 2 lần chiều rộng của thép dẹt hoặc 6 lần 
đường kính của thép tròn. Chỗ hàn phải được bảo vệ chống ăn mòn. 
Khi đấu dây nối đất vào các đường ống mà ở đó nếu hàn có thể gây ra biến 
dạng thì dùng vòng đai bằng thép thanh dày ≥ 4mm. 
b) Các hình thức thực hiện nối đất nhân tạo. 
- Nối đất tập trung: dùng một thanh nối đất hay nhiều thanh nối đất đặt tập 
trung một chỗ. Điều kiện để đảm bảo an toàn cho người là: 
Iđ x Rđ <= Utxcp 
 Điều kiện trên nhiều khi rất khó thực hiện vì hoặc do điện trở suất của đất 
quá lớn, hoặc dòng điện qua hệ thống nối đất rất lớn. Như vậy khi có dòng điện 
Iđ đi qua thì điện thế phân bố trên mặt đất rất không có lợi (cả Utx và Ubước 
đều lớn). 
 Để tăng độ an toàn, tránh Utx và Ubước còn khá lớn, người ta dùng hình 
thức nối đất hình lưới (hay hình vòng). 
- Nối đất hình lưới điện cực nối đất là một lưới sắt rộng chôn phía dưới khu 
vực đặt thiết bị được bảo vệ (hoặc chỉ chôn theo chu vi mạch vòng của khu vực 
được bảo vệ). Có thể đóng thêm các cọc theo chu vi mạch vòng và ở các mắt 
lưới. Với hình thức nối đất này, trong khu vực được bảo vệ cả Utx và Ubước 
đều được giảm thấp đảm bảo an toàn cho người. 
Theo phương thức bố trí, hệ thống nối đất được phân biệt hai loại là nối đất 
ngoại biên và nối đất bao quanh (hình 5.2). Nối đất ngoại biên thường được bố 
trí xa vị trí đặt thiết bị (hình 5.3). Nối đất bao quanh có thể được thực hiện theo 
vòng kín hoặc vòng hở. 
49 
Hình 5.2. Các loại hệ thống nối đất. 
a, Nối đất ngoại biên 
b, Nối đất bao quanh 
Ở hệ thống nối đất bao quanh, trường phân bố dòng điện từ các cực tiếp địa 
đan vào nhau, do đó điện thế tại điểm bất kỳ trên mặt đất bên trong khung tiếp 
địa khá cao. Tuy nhiên, hiệu điện thế giữa các điểm trên lãnh thổ bên trong 
khung của hệ thống nối đất lại giảm, do đó điện áp tiếp xúc sẽ không lớn. 
Hình 5.3. Nối đất ngoại biên 
a) Mạch vòng; b) Mạch thẳng; 
1- Cực tiếp địa; 2- Dây nối đất; 
3- Thiết bị ; 4- Thanh nối. 
 Các bước nối đất nhân tạo. 
Để thực hiện việc nối đất ta phải tiến hành các bước sau. 
- Đóng cọc tiếp địa: cọc tiếp địa là các cọc thép tròn, thép ống, thanh thép dẹt 
hay thép góc dài 2 – 3m, đóng sâu xuống đất, đầu trên của chúng cách mặt đất 
0,5 – 0,7 m. Để đóng cọc tiếp địa xuống độ sâu cần thiết ta phải đào hào xung 
quanh khu vực cần nối đất, độ sâu của hào từ 0,5 – 0,7 m sau đó đóng các cọc 
xuống cho đến khi đầu cọc bằng với đáy hào ta vừa đào. 
- Hàn nối các cọc tiếp địa với nhau bằng các thanh thép dẹt nằm ngang. Ta 
dùng máy hàn để hàn nối các đầu cọc với nhau. 
50 
- Nối đường dây nối đất vào lưới tiếp địa vừa hàn, nếu dùng dây thép làm dây 
nối đất ta có thể hàn trực tiếp vào lưới, nếu dùng dây nhôm hoặc đồng ta tiến 
hành quấn thành nhiều vòng để đảm bảo dây nối đất tiếp xúc tốt với lưới tiếp 
địa. 
- Lấp đất, khi lấp đất ta phải dung loại đất tơi và có khả năng giữ ẩm tốt, tránh 
dùng gạch và đá để lấp. 
- Nối dây nối đất của các vỏ máy, vỏ thiết bị vào dây nối đất đã được chờ sẵn. 
3. Lắp đặt hệ thống chống sét. 
Mục tiêu: Lắp đặt được hệ thống chống sét cho tòa nhà. 
3.1. Lắp đặt kim thu sét. 
Hình 5.4. Một số hình ảnh về kim thu sét. 
Kim thu sét là một thiết bị bằng thép không gỉ, kim này có tác dụng tạo một 
đường dẫn dòng sét xuống đất theo đường dây dẫn sét. Để kim thhu sét phát 
huy tác dụng ta phải gắn kim trên một trụ đỡ cao ít nhất là 2m so với mặt của 
trần tòa nhà. 
Để lắp đặt kim thu sét ta tiến hành theo các bước sau. 
- Lắp đặt trụ đỡ kim: Trụ đỡ kim được xây dựng bằng gạch, cột bê tông hoặc 
bằng thép có chiều cao tối thiểu 2m và được đặt ở trung tâm của mái nhà. 
51 
Hình 5.4. Trụ đỡ kim thu sét 
- Đặt kim thu sét vào vị trí cần đặt và tiến hành cố định kim thu sét (kim thu 
sét phải được cố định chắc chắn để tránh trường hợp bão gió làm đổ và hỏng 
kim) 
Hình 5.5. Kim thu sét được gắn vào trụ 
3.2. Đặt đường dây dẫn sét nằm trên mái. 
Đường dây dẫn sét là một thanh thép dẹt được đặt song song với mặt mái và 
được bắt cố định trên mặt mái bằng các đai thép. Đường dây dẫn sét có nhiệm 
vụ dẫn sét từ kim thu sét xuống cọc tiếp địa. 
52 
Hình 5.6. Đường dây dẫn sét nằm trên mái 
Để lắp đặt đường dây dẫn sét nằm trên mái ta tiến hành các bước sau. 
- Khoan lỗ, đặt sâu vít trên mặt mái (chú ý khi khoan lỗ đặt sau vít ta chỉ 
khoan lỗ có đọ sâu vừa với chiều dài của sâu vít để tránh làm hỏng mặt mái). 
- Đặt các miếng đế đỡ bằng cao su dọc theo đường đi của dây dẫn sét. 
- Đặt dây dẫn sét lên trên tấm đế đỡ. 
- Bắt đai thép cố định dây dẫn sét. 
- Đấu nối đường dây dẫn với kim thu sét 
3.3. Đường dây dẫn sét đứng trên tường. 
Đường dây dẫn sét đứng trên tường được nói liền vơid đường dây nằm trên mái 
và cũng được cố định chắc chắn. Đường dây được nối với kim thu sét thông qua 
đường dây nằm trên mái xuống cọc tiếp địa dọc theo tường. 
Khi bắt đường dây đứng dọc theo tường ta cũng dùng các cọc sắt được trôn 
trong tường để hàn cố định cố định dây dẫn sét hoặc có thể dung các đai thép để 
cố định. Việc bắt cố định đường dây đứng dọc theo tường ta có thể sử dụng giàn 
giáo để khoan lỗ bắt sâu vít hoặc dung xe cẩu thùng để bắt đối với những nhà 
cao tầng. 
Hình 5.7. Đường dây dẫn sét đứng dọc theo tường. 
53 
3.4. Nối dây dẫn sét vào hệ thống nối đất. 
Khi lắp đặt song hệ thống dây dẫn sét ta tiến hành liên kết dây dẫn sét với hệ 
thống nối đất để đảm bảo khi có sét đánh, sét được truyền qua hệ thống kim thu, 
dây dẫn và được truyền xuống đất. 
Câu hỏi ôn tập: 
Câu 1: Trình bày khái niệm chung về hệ thong nối đất và chống sét? 
Câu 2: Trình bày các bước lắp đặt hệ thống nối đất? 
Câu 3: Trình bày các bước lắp đặt hệ thống chống sét? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Nghề Điện dân dụng - Nguyễn Văn Bính - Trần Mai Thu. Nhà xuất bản giáo dục 
1994 
- Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện – Phan Đăng Khải . Nhà xuất bản giáo dục 
2004. 
- Vật liệu kỹ thuật điện - Nguyễn Xuân Phú - Hồ Xuân Thanh. NXB khoa học và 
kỹ thuật 2001. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_dien_chieu_sang.pdf