Giáo trình Thống kê xã hội

Giới thiệu: Giới thiệu tổng quan về môn học và các khái niệm cơ bản, cũng như đối tượng nghiên cứu của thống kê xã hội. Giúp người học có cái nhìn tổng quát và những yêu cầu của môn học.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được nguồn gỗc thống kê, các khái niệm cơ bản về thống kê xã hội, mục đích, ý nghĩa của thống kê xã hội.

- Kỹ năng: Áp dụng được các khái niệm, các loại thang đo, thu thập thông tin trong thống kê xã hội.

- Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, khách quan, chính xác trong quá trình thống kê.

Nội dung chính:

1. Nguồn gốc môn học

Nếu thống kê được hiểu theo nghĩa thông thường thì ngay từ thời cổ đại con người đã đã chú ý đến việc này thông qua việc ghi chép đơn giản.

Cuối thế kỷ XVII, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ làm cho phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản ra đời. Kinh tế hàng hóa phát triển dẫn đến các ngành sản xuất riêng biệt tăng thêm, phân công lao động xã hội ngày càng phát triển. Tính chất xã hội của sản xuất ngày càng cao, thị trường được mở rộng không chỉ trong một nước mà toàn thế giới. Để phục vụ cho mục đích kinh tế, chính trị và quân sự nhà nước tư bản và các chủ tư bản cần rất nhiều thông tin thường xuyên về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên liệu, dân số,. Do đó, công tác thống kê phát triển nhanh chóng. Chúng ta có thể đưa ra 3 nhóm tác giả được gọi là những người khai sáng cho ngành khoa học thống kê:

- Những người đầu tiên đưa ngành khoa học thống kê đi vào thực tiễn, đại diện cho những tác giả này là nhà kinh tế học người Đức H.Conhring (1606 - 1681), năm 1660 ông đã giảng dạy tại trường đại học Halmsted về phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể.

- Với những thành quả của người đi trước, bổ sung hoàn chỉnh thành môn học chính thống, đại diện là William Petty, một nhà kinh tế học của người Anh, là tác giả cuốn “Số học chính trị” xuất bản năm 1682, một số tác phẩm có tính chất phân tích thống kê đầu tiên ra đời.

- Thống kê được gọi với nhiều tên khác nhau thời bấy giờ, sau đó năm 1759 một giáo sư người Đức, Achenwall (1719-1772) lần đầu tiên dùng danh từ “Statistics” (một thuật ngữ gốc La tinh “Status”, có nghĩa là Nhà nước hoặc trạng thái của hiện tượng) - sau này người ta dịch ra là “Thống kê”.

Kể từ đó, thống kê có sự phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện, gắn liền với nhiều nhà toán học - thống kê học nổi tiếng như: M.V.Lomonoxop (nga, 1711-1765), Laplace (Pháp, 1749-1827), I.Fisher, W.M.Pearsons,.

2. Thống kê là gì?

2.1. Định nghĩa

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

2.2. Chức năng của thống kê

Thống kê thường được phân thành 2 lĩnh vực:

- Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

- Thống kê suy luận (Inferential statistics): là bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thông tin thu thập từ kết quả quan sát mẫu.

 

Giáo trình Thống kê xã hội trang 1

Trang 1

Giáo trình Thống kê xã hội trang 2

Trang 2

Giáo trình Thống kê xã hội trang 3

Trang 3

Giáo trình Thống kê xã hội trang 4

Trang 4

Giáo trình Thống kê xã hội trang 5

Trang 5

Giáo trình Thống kê xã hội trang 6

Trang 6

Giáo trình Thống kê xã hội trang 7

Trang 7

Giáo trình Thống kê xã hội trang 8

Trang 8

Giáo trình Thống kê xã hội trang 9

Trang 9

Giáo trình Thống kê xã hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 58 trang xuanhieu 3160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thống kê xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thống kê xã hội

Giáo trình Thống kê xã hội
 là cơ sở để xác định và thu thập số liệu thống kê phản ánh đúng thực tế khách quan. Ngược lại nếu khái niệm, định nghĩa không đúng, mập mờ, thiếu rõ ràng thì việc xác định, đo tính (lượng hoá) hiện tượng sẽ bị sai lệch. Ví dụ, Khi điều tra cán bộ khoa học công nghệ có trình độ sau đại học, xét về chất, sau đại học phải là những người đã tốt nghiệp và có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Trong thực tế có cuộc điều tra thống kê ở nước ta chỉ đưa ra khái niệm sau đại học còn chung chung, thiếu cụ thể. Điều này làm cho những người tham gia điều tra (kể cả điều tra viên lẫn đối tượng trả lời) hiểu khái niệm cán bộ khoa học công nghệ có trình độ sau đại học rất khác nhau. Một số ít người đã hiểu đúng với nghĩa trình độ sau đại học phải gồm những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; phần đông còn lại đã hiểu không đúng và cho là sau đại học gồm những người đã tốt nghiệp đại học sau đó được đi thực tập sinh sau đại học và thậm chí còn cả những người đã tốt nghiệp đại học nhưng chỉ được đi tập trung để đào tạo bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ một vài tháng.
Thực tế này đã làm cho số liệu điều tra được về cán bộ khoa học công nghệ có trình độ sau đại học tăng lên hơn hai lần so với số thực tế có tại thời điểm điều tra.
Như vậy, những lỗi trong việc xây dựng các khái niệm, định nghĩa và nội dung thông tin về tiêu thức, chỉ tiêu thống kê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng số liệu thống kê. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong điều tra thống kê ở nước ta hiện nay.
Để có số liệu tốt, giảm bớt sai số điều tra, một vấn đề có tính chất nguyên tắc đó là phải chuẩn hoá các khái niệm, định nghĩa về các tiêu thức, chỉ tiêu của điều tra thống kê. Đồng thời phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và cụ thể hoá các khái niệm, định nghĩa cho phù hợp với từng cuộc điều tra riêng biệt.
- Sai số điều tra liên quan tới thiết kế bảng hỏi, xây dựng các bảng danh mục và mã số dùng trong điều tra:
Trong điều tra thống kê, bảng hỏi là vật mang tin, là công cụ giúp điều tra viên điền thông tin hoặc đánh dấu, đánh mã vào các ô, dòng, cột phù hợp theo nội dung trả lời của các câu hỏi tương ứng với các tiêu thức ghi ở bảng hỏi dùng trong điều tra.
Nếu các câu hỏi phức tạp, khó hiểu, khó trả lời, khó xác định hoặc khó điền thông tin thì khi đó thông tin thu được sẽ kém chính xác, không đáp ứng yêu cầu của số liệu điều tra.
Cùng với bảng hỏi, các bảng danh mục và các mã số có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp số liệu thống kê. Thông tin thu được dù đảm bảo độ tin cậy cần thiết, nhưng nếu bảng danh mục dùng cho điều tra không chuẩn xác, các mã số không rõ ràng, khó áp dụng dẫn tới việc đánh sai, đánh nhầm và tất nhiên như vậy số liệu tổng hợp sẽ bị sai lệch.
Để giảm sai số điều tra, bảng hỏi phải được thiết kế một cách khoa học, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin theo nội dung điều tra đã được xác định, bảo đảm mối liên hệ logic và tính thống nhất giữa các câu hỏi. Mặt khác, các câu hỏi phải đơn giản, dễ hiểu, dễ trả lời, dễ ghi chép, phù hợp với trình độ của điều tra viên và đặc điểm về nguồn thông tin của từng loại câu hỏi. Thiết kế bảng hỏi còn phải đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ thông tin. Các bảng danh mục phải có nội dung phù hợp với những thông tin cần thu thập và được mã hoá một cách khoa học theo yêu cầu tổng hợp của điều tra. Danh mục vừa phải phù hợp với yêu cầu của từng cuộc điều tra, vừa phải đáp ứng và thống nhất với danh mục phục vụ cho tổng hợp chung của công tác thống kê. Nội dung bảng danh mục và cách mã hoá phải được giải thích đầy đủ và hướng dẫn cụ thể.
- Sai số điều tra liên quan tới việc lựa chọn điều tra viên và hướng dẫn nghiệp vụ:
Điều tra viên là người trực tiếp truyền đạt mục đích, nội dung, yêu cầu điều tra đến các đối tượng cung cấp thông tin, đồng thời trực tiếp phỏng vấn, lựa chọn thông tin để ghi vào bảng hỏi (nếu là điều tra trực tiếp). Vì vậy, điều tra viên có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng số liệu trong điều tra.
Nếu điều tra viên không nắm vững mục đích của cuộc điều tra, không hiểu hết nội dung thông tin cần thu thập thì sẽ truyền đạt không đúng các yêu cầu cần thiết cho đối tượng trả lời. Ngay cả khi điều tra viên nắm được nghiệp vụ, nhưng nếu thiếu ý thức trách nhiệm, chỉ phỏng vấn và ghi chép cho xong việc, hoặc cách tiếp cận với đối tượng điều tra không tốt thì cũng sẽ dẫn đến kết quả số liệu điều tra thu được không theo ý muốn.
Như vậy, việc lựa chọn điều tra viên không tốt cũng là nguyên nhân không kém phần quan trọng làm cho sai số điều tra tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng số liệu. Vì vậy, muốn giảm bớt loại sai số điều tra này, cần tuyển chọn điều tra viên có trình độ nhất định, nắm được nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế về điều tra thống kê, đồng thời phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao.
Sau khi lựa chọn được điều tra viên cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ đầy đủ và thống nhất. Trong lớp tập huấn bên cạnh giải thích biểu mẫu điều tra cần cung cấp thêm những kiến thức về xã hội, phổ biến những kinh nghiệm thực tế và cách tiếp cận đối tượng điều tra, cách ứng xử trong thực tế. Đối với các cuộc điều tra thống kê có nội dung phức tạp và quy mô lớn, cần tiến hành điều tra thử để kịp thời rút kinh nghiệm, đảm bảo hướng dẫn nghiệp vụ gắn với điều tra thực địa.
Trong điều tra chọn mẫu, khi hướng dẫn nghiệp vụ cần chỉ rõ lộ trình điều tra theo từng cấp chọn mẫu, xác định địa bàn điều tra, lập danh sách địa bàn và đối tượng điều tra chọn mẫu (có địa chỉ cụ thể), quy định rõ những trường hợp mất mẫu phải thay đổi như thế nào, thay đổi đến đâu để tránh tình trạng điều tra viên thay đổi mẫu tuỳ tiện theo ý chủ quan của họ, v.v...
2.2. Sai số trong quá trình tổ chức điều tra:
- Sai số điều tra liên quan đến quan hệ giữa yêu cầu về nội dung thông tin và quỹ thời gian, các điều kiện vật chất cần cho thu thập số liệu:
Nếu trong các cuộc điều tra thống kê phải thu thập quá nhiều chỉ tiêu có nội dung thông tin phức tạp, tốn nhiều thời gian để giải thích, phỏng vấn và ghi chép; trong khi đó quỹ thời gian và kinh phí dành cho công việc này lại không tương xứng, làm cho điều tra viên không đủ điều kiện để tiếp cận tìm hiểu tình hình thực tế, giải thích một cách đầy đủ, cặn kẽ về mục đích, yêu cầu và nội dung điều tra, ..., cho người cung cấp thông tin thì có thể họ sẽ không khai báo, hoặc khai báo qua loa, sai với thực tế. Đặc biệt có những loại thông tin phải hồi tưởng thì càng không đủ thời gian để nhớ lại. Tất cả những điều đó làm cho số liệu thu thập được sai số nhiều, không phản ánh đúng thực tế khách quan.
Để nâng cao chất lượng số liệu thống kê, giảm sai số khi tổ chức điều tra, phải cân đối giữa nhu cầu thu thập thông tin với khả năng về điều kiện kinh phí và quỹ thời gian dành cho điều tra. Không nên tổ chức một cuộc điều tra đòi hỏi thu thập quá nhiều chỉ tiêu; đặc biệt phải giới hạn những chỉ tiêu thu thập quá khó và tính toán phức tạp. Hơn nữa tuỳ thuộc vào đặc điểm và nội dung thông tin của các chỉ tiêu khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau để có cách tiếp cận thu thập thông tin cho hợp lý. Có thể chỉ tiêu này cần thu thập từ những nội dung chi tiết rồi tổng hợp chung lại, nhưng chỉ tiêu kia chỉ cần lấy số liệu khái quát. Không nên cho rằng bất kỳ chỉ tiêu nào, nội dung thông tin nào cũng phải lấy từ số liệu chi tiết mới là chính xác.
- Sai số điều tra liên quan đến điều tra viên:
Như trên đã nói để nâng cao chất lượng số liệu, giảm sai số điều tra, một trong những yêu cầu là phải chọn những người điều tra đủ tiêu chuẩn về chuyên môn và tinh thần trách nhiệm.
Ngoài những yêu cầu trên, điều tra viên khi được phân công về địa bàn điều tra, còn đòi hỏi phải làm quen với địa bàn, tìm hiểu thực tế về phong tục, tập quán, về điều kiện đi lại, sinh hoạt của địa phương.
Khi điều tra, điều tra viên phải kết hợp được kiến thức chuyên môn về điều tra đã được hướng dẫn với tình hình thực tế ở địa bàn điều tra, vừa phải giữ đúng nguyên tắc quy định cho điều tra, vừa phải có được những xử lý linh hoạt và hài hoà. Phần lớn những thắc mắc của đối tượng điều tra, điều tra viên phải tự mình tìm ra hướng giải đáp. Chỉ những trường hợp cần thiết mới ghi lại để xin ý kiến về cách xử lý của cấp chỉ đạo cao hơn.
- Sai số điều tra liên quan đến ý thức, tâm lý và khả năng hiểu biết của người trả lời:
Ở đây việc trả lời câu hỏi có thể không tốt do ba nguyên nhân thuộc người cung cấp thông tin như sau:
- Về ý thức của người trả lời: Nếu họ không có tinh thần trách nhiệm cao, cho là cung cấp thông tin thế nào cũng được, nói cho xong việc thì có thể khi điều tra, người cung cung cấp thông tin sẽ lấy lý do này, lý do khác để không trả lời hoặc trả lời không hết, không đúng sự thật. Không ít trường hợp người trả lời còn cố tình khai không đúng vì lợi ích kinh tế và mục đích khác.
- Về tâm lý, nhiều người cung cấp thông tin không muốn trả lời những câu hỏi liên quan đến đời tư, đến mức sống, đến sự bí mật kín đáo của họ, của đơn vị họ. Ví dụ: khi điều tra thu thập thông tin mức thu nhập của hộ gia đình, phần lớn các chủ hộ nhất là những người có thu nhập cao thường không muốn nói thật, nói hết mức thu nhập của mình. Một ví dụ khác một người phụ nữ đi phá thai trong trường hợp giấu gia đình họ sẽ không muốn khai vì không muốn cho những người thân trong gia đình biết đến.
- Về nhận thức của người trả lời, nhiều người do nhận thức có hạn, không thấy rõ được mục đích, yêu cầu điều tra, không hiểu được nội dung câu trả lời... do vậy họ không thể trả lời hoặc trả lời không đúng với yêu cầu câu hỏi.
Qua đây cho thấy, để giảm bớt sai số điều tra, điều tra viên phải có cách tiếp cận hợp lý với từng loại đối tượng điều tra, ngoài kiến thức chuyên môn còn phải hiểu biết về xã hội, giải thích cho người được phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa, về nguyên tắc cung cấp và bảo mật thông tin riêng, về trách nhiệm và quyền hạn của người cung cấp thông tin, giải thích cho họ hiểu nội dung câu hỏi một cách thuận tiện nhất, gợi ý cho họ những cách trả lời để đi đến có được số liệu thật.
- Sai số điều tra liên quan đến các phương tiện cân, đong, đo lường:
Tất cả các khâu khác chuẩn bị tốt, nhưng nếu các loại phương tiện như cân, thước đo, dụng cụ đo huyết áp... dùng cho các chỉ tiêu phải thực hiện kiểm tra, đo, đếm trực tiếp mà không được chuẩn bị tốt thì cũng sẽ sai sót dẫn đến sai số trong điều tra. Ví dụ: điều tra để xác định mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em. Nếu ta dùng loại cân không chuẩn thì sẽ cân không chính xác, dẫn đến số liệu tổng hợp về tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng sẽ không đúng, hoặc là cao hơn, hoặc là thấp hơn thực tế.
Như vậy, việc chuẩn bị tốt các phương tiện đo lường, sử dụng đơn vị đo lường tiêu chuẩn, tránh sử dụng đợn vị đo lường địa phương khi điều tra cũng là biện pháp cần thiết để giảm sai số điều tra.
2.3. Sai số liên quan đến quá trình xử lý thông tin:
Sai số điều tra còn có thể xảy ra vì sai sót trong khâu đánh mã, nhập tin trong quá trình tổng hợp, xử lý số liệu.
Số liệu thu về phải được kiểm tra sơ bộ trước khi đánh mã, nhập thông tin. Việc kiểm tra này có thể phát hiện ra những trường hợp hiểu đúng nhưng ghi chép sai như nhầm đơn vị tính: 1 cái ghi sai thành 1 ngàn cái, 1 đồng thành 1 ngàn đồng; điền sai vị trí của thông tin, v.v. Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như quan hệ logic tính toán giữa các câu hỏi, người kiểm tra có thể phát hiện được những loại sai sót kiểu này. Kiểm tra sơ bộ còn có thể phát hiện những trường hợp có "số liệu lạ" (quá cao hoặc quá thấp so với mức bình quân chung). Những loại sai sót trên đây nhân viên kinh tế có thể tự điều chỉnh hoặc nếu trong những trường hợp cần thiết phải kiểm tra xác minh lại. Làm tốt khâu kiểm tra sơ bộ cũng là công việc góp phần quan trọng để giảm sai số điều tra.
Cần kiểm tra sơ bộ công đoạn đánh mã và nhập thông tin. Số liệu ghi đúng, ghi đầy đủ được kiểm tra kỹ lưỡng, nhưng nếu đánh mã sai, hoặc nhập thông tin sai thì cũng dẫn đến kết quả tổng hợp sai.
Sai sót trong đánh mã có thể là lựa chọn mã không phù hợp với nội dung của thông tin, hoặc là do bảng mã không cụ thể, khó xác định, hoặc là khả năng liên hệ vận dụng mã của người đánh mã không tốt; , đánh mã sai (mã này lẫn với mã kia) hoặc có mã đúng nhưng lộn số (ví dụ 51 thành 15), v.v...
Để khắc phục sai sót trong khâu đánh mã, trước hết phải có bảng mã tốt, cụ thể, phù hợp với nội dung thông tin cần thu thập. Bên cạnh những mã cụ thể cần có những mã chung để cho người đánh mã có cơ sở vận dụng cho những trường hợp thực tế xảy ra nhưng chưa có mã trong danh mục mã cụ thể (gọi là các trường hợp khác). Mặt khác, người đánh mã phải được hướng dẫn đầy đủ về yêu cầu, nguyên tắc và kỹ thuật đánh mã, khi thực hiện phải biết vận dụng và xử lý linh hoạt nhưng tuyệt đối không được tuỳ tiện, người đánh mã còn kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong cùng khâu tổng hợp, xử lý số liệu.
Sau đánh mã là khâu nhập thông tin và khâu này cũng thường xuyên xảy ra sai số. Loại sai sót này thường xảy ra trong các trường hợp sau: Nhập tin đúp hoặc bỏ qua không nhập thông tin, nhập mã sai, ấn lộn số, v.v...
Để khắc phục những sai sót khi nhập tin, thông trước hết phải lựa chọn những nhân viên nhập tin có khả năng nhập tốt, ít nhầm lẫn, có tinh thần trách nhiệm cao, tuân thủ nghiêm túc những quy trình và nguyên tắc nhập thông tin đã được hướng dẫn thống nhất.
Trên góc độ công nghệ thông tin, phải có chương trình nhập hợp lý, khoa học, có được những lệnh cho phép tự kiểm tra để phát hiện những lỗi nhập thông tin.
Trong nhiều trường hợp phải phân công chéo để nhập thông tin hai lần rồi so sánh đối chiếu số liệu nhập để tìm ra những trường hợp không thống nhất thuộc về lỗi nhập thông tin.
Đối với các cuộc điều tra thống kê thực tế hiện nay, những lỗi nhập thông tin ảnh hưởng đến sai số điều tra không phải là nhỏ. Tuy nhiên, sai số do lỗi nhập thông tin, nếu có chuẩn bị tốt hoàn toàn có khả năng khắc phục.
Câu hỏi ôn tập:
1. Trình bày điều tra chọn mẫu, các phương pháp điều tra chọn mẫu?
2. Trình bày sai số trong thống kê và điều tra chọn mẫu?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Hữu Hồ (2001), Xác suất thống kê, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 
2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội, NXB Thống kê.
3. Khoa dự báo và phát triển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2003), Giáo trình Dự
báo phát triển kinh tế - xã hội, NXB Thống kê.
4. Nguyễn Đình Hương (1999), Thống kê ứng dụng trong quản lý, NXB Thanh niên. Nguyễn Khắc Minh (2002), Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế, NXB Khoa học và kỹ thuật.
5. Nguyễn Thành Long (2005), Giáo trình dự doán kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
6. Trần Bá Nhẫn, Đinh Thái Hoàng (1998), Lý thuyết thống kê ứng dụng trong quản trị, kinh doanh và nghiên cứu kinh tế, NXB Thống kê.
7. Trần Ngọc Phát, Trần thị Kim Thu (2006), Giáo trình Lý thuyết thống kê, NXB Thống kê.
8. Viện Khoa học thống kê (2005), Một số vấn đề phương pháp luận thống kê.
9. Võ Thị Thanh Lộc (2000), Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, NXB Thống kê.
10. Joseph F. Healy (2002), Statistics: A tool for Social Research, Wadsworth Publishing Company (An International Thomson Publishing Company).

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_thong_ke_xa_hoi.doc