Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh

1. Khái niệm về nguồn điện 1 chiều, phụ tải và máy phát điện.

1.1. Nguồn điện một chiều.

Mạch điện là tập hợp các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn tạo

thành những vòng kín trong đó dòng điện có thể chạy qua. Mạch điện gồm 3

phần tử cơ bản là nguồn điện, thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn ngoài ra còn có các

thiết bị phụ trợ như: thiết bị đóng cắt, đo lường, bảo vệ, tự động

Ví dụ: Sơ đồ mạch điện đơn giản như hình vẽ:

Nguồn điện: Là các thiết bị để biến đổi các dạng năng lượng như: Cơ năng,

hoá năng, nhiệt năng, thuỷ năng, năng lượng nguyên tử thành điện năng.

Nguồn một chiều: Pin, acquy, máy phát điện một chiều,.

Các nguồn điện một chiều thường được đặc trưng bằng sức điện động E, điện

trở trong r. Với nguồn xoay chiều thường biểu diễn bằng công suất P (công suất

máy phát) và điện áp ra u.

Hình 1.2: Một số loại nguồn điện1.2. Phụ tải

Là các thiết bị sử dụng điện năng để chuyển hóa thành một dạng năng

lượng khác, như dùng để thắp sáng (quang năng), chạy các động cơ điện (cơ

năng), dùng để chạy các lò điện (nhiệt năng). . Các thiết bị tiêu thụ điện

thường được gọi là phụ tải (hoặc tải) và ký hiệu bằng điện trở R hoặc bằng tổng

trở Z.

1.3. Dây dẫn

Có nhiệm vụ liên kết và truyền dẫn dòng điện từ nguồn điện đến nơi tiêu

thụ. Thường làm bằng kim loại đồng hoặc nhôm và một số vật liệu dẫn điện có

điện dẫn suất cao khác.

Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ:

- Dùng để đóng cắt như: Cầu dao, công tắc, aptômát, máy cắt điện, công tắc

tơ.

- Dùng để đo lường: Ampe mét, vôn mét, oát mét, công tơ điện

- Dùng để bảo vệ: Cầu chì, rơ le,

1.4. Máy phát điện

Máy phát điện biến đổi cơ năng đưa vào trục của máy thành điện năng

lấy ra ở các cực của dây quấn.

2. Các đại lượng đặc trưng quá trình năng lượng trong mạch điện

2.1. Dòng điện

Dòng điện i có trị số bằng tốc độ biến thiên của điện lượng Q qua tiết

diện ngang của vật dẫn I =

dt

dQ đơn vị là Ampe, A

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 1

Trang 1

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 2

Trang 2

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 3

Trang 3

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 4

Trang 4

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 5

Trang 5

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 6

Trang 6

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 7

Trang 7

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 8

Trang 8

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 9

Trang 9

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 196 trang xuanhieu 4520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh

Giáo trình Sửa chữa thiết bị điện lạnh
ứng nước, một đầu 
nối với phía sau van xả nước. Một khi van điện từ vào nước hỏng không đóng 
được, nước chảy vào thùng giặt quá mức quy định thì sẽ qua ống tràn xả ra 
ngoài. 
 Kết cấu của van như hình 4.11. 
 Trong máy giặt tự động thì nam châm điện thường là loại xoay chiều. 
Trong van xả nước, van cao su được ép chặt trong bệ van bởi một lò xo ngoài 
với lực ép quăng 10N để đảm bảo nước không dò ra. Lò xo trong là một lò xo 
kéo, thường ở vị trí kéo căng nhưng do có ống dẫn nên lực kéo của nó thành ra 
nội lực của ống dẫn và không tác dụng đến van cao su mà chỉ làm cần kéo ép 
chặt lên ống dẫn. 
 Hình 4.11. Kết cấu van điện từ xả nước 
 1 - cần kéo; 2 - ống dẫn; 3 - nắp van; 4 - đế van; 5 - thùng 
 ngoài; 6 - lỗ ra nước; 7 - lỗ nước tràn; 8 - lỗ xả nước; 9 - van 
 cao su; 10 - lò xo ngoài; 11 - lò xo trong; 12 - cữ; 13 - lõi nam 
 châm điện; 14 - thân nam châm điện. 
 Khi cấp điện vào cuộn dây nam châm điện, lõi động của nam châm điện 
bị hút kéo lò xo trong về phía trái. Do lò xo trong cứng hơn lò xo ngoài đồng 
thời do ở trạng thái bị kéo căng trước nên khi bị kéo thì trước tiên ép lò xo 
ngoài lại, ống dẫn bị kéo ra, van cao su được mở ra và quá trình xả nước bắt 
đầu. Vì phải xả hết nước trong thùng với một thời gian ngắn nên độ mở của van 
cao su phải đến 8-10mm. Khi cần kéo dịch về trái thì chốt cữ trên cần kéo tác 
động lên cần hãm của bộ ly hợp giảm tốc làm cho bộ ly hợp này ở vào trạng 
thái xả nước (h4.11b). 
 Khi ngắt điện vào nam châm điện thì lực hút điện từ không còn 
nữa. Dưới tác dụng của lò xo ngoài, ống dẫn sẽ dịch về phía phải và van cao su 
lại đậy kín van xả nước. Dưới tác dụng của lò xo trong, cần kéo sẽ kéo lõi nam 
châm ra (h.4.11a) và chốt cữ sẽ trả cần hãm của bộ ly hợp về vị trí cũ. 
 e. Hệ thống khống chế. 
 Hệ thống khống chế của máy giặt tự động gồm có bộ điều khiển chương 
trình, bộ khống chế mức nước, van vào nước và xả nước, công tác an toàn và 
còi báo. 
 Bộ điều khiển chương trình kiểu điện động gồm có động cơ điện đồng 
bộ, bộ giảm tốc, hệ cam và công tắc tiếp điểm lá. Khi bộ điều khiển chương 
trình làm việc thì bộ khống chế tự làm việc theo một trình tự nhất định: động cơ 
điện, van vào nước, xả nước, còi báo để hoàn thành chương trình đặt ra. 
 Bộ khống chế mực nước dùng để khống chế van vào nước và động cơ 
điện. Khi mức nước trong thùng giặt thấp hơn mức nước đặt thì bộ khống chế 
mức nước nối thông van vào nước và ngắt mạch điện vào động cơ. Khi nước 
đạt mức nước đã định thì bộ khống chế mức nước ngược lại sẽ ngắt mạch điện 
của van điện từ vào nước và thông mạch điện vào động cơ. 
 Công tắc an toàn đặt ở nơi trục quay của nắp máy giặt. Ngoài tác dụng 
khi vắt mà mở nắp máy thì tự động ngắt mạch điện vào động cơ và hãm thùng 
vắt dừng lại còn có một tác dụng khác: Khi đồ vật giặt trong thùng vắt phân bố 
không đều làm cho máy giặt rung quá nhiều khi vắt thì thùng hứng nước sẽ 
chạm vào cần của công tắc an toàn làm ngắt nguồn điện và quá trình vắt dừng 
hẳn. 
b. Kết cấu của máy giặt tự động kiểu thùng quay ngang. 
 5 6 7 
 8 
 4 
 9 
 10 
 3 11 
 2 12 
 13 
 1 14 
 16 15 
 Hình 4-12. Sơ đồ cấu tạo máy giặt một thùng trục quay ngang 
 1- Vỏ máy; 2- Nắp máy; 3- Nắp trong suốt; 4- Bảng điều khiển; 
 5- Lò xo treo thùng; 6- Thùng ngoài; 7- Thùng trong; 8- Ống 
 nước vào; 9- Ống xiphông đo nước; 10- Đối trọng; 11- Bộ 
 truyền động puli dây đai; 12- Trục quay ngang; 13- Động cơ 
 điện; 14- Ống xả nước; 15- Bơm nước xả; 16- Thanh gia nhiệt. 
 Máy giặt tự động kiểu thùng quay ngang chủ yếu do các bộ phận sau hợp 
lại: Cơ cấu giặt (bao gồm thùng quay, dung dịch giặt), cơ cấu truyền động 
(Động cơ hai tốc độ, thiết bị truyền động), cơ cấu giá đỡ (Vỏ thùng ngoài, lò xo 
treo), cơ cấu nước vào ra (van điện từ vào nước, bơm xả nước lọc) cơ cấu 
khống chế (bộ khống chế chương trình công tác mức nước, rơ le khống chế 
nhiệt độ nước), bộ gia nhiệt nước và trang bị hong khô nếu có (Bộ gia nhiệt 
hình ống trang bị thổi gió). 
 Thùng quay ngang còn gọi là thùng trong (h 4.13 ) là bộ phận chủ yếu 
của máy giặt. Toàn bộ quá trình giặt, dũ, vắt, thậm chí cả hong khô (Nếu có) 
đều được thực hiện trong thùng này. 
 Hình 4.13: Thùng quay ngang 
 Thùng giặt được kéo bằng một động cơ không đồng bộ một pha điện 
dạng hai tốc độ ( h. 4.14 ). Khi giặt hoặc dũ, thùng giặt quay với tốc độ thấp, 
thường là 50-70 vg/ph. Khi vắt thì quay với tốc độ cao quăng 400 – 800 vg/ph. 
Truyền động từ động cơ lên thùng giặt thường dùng curoa hình thang. 
 Hình 4.14: Động cơ truyền động 
 1 - Bộ khống chế chương trình; 2 - ống nối với công tắc 
 mức nước; 3 – thùng ngoài; 4 – giá điều chỉnh vị trí động 
 cơ; 5 – bánh đai nhỏ; 6 - động cơ hai tốc độ; 7 - bộ giảm 
 rung; 8 – Đai hình thang; 9 – giá đỡ thùng; 10 - Đường 
 nước vào; 11 – lò xo treo 
 Cấu tạo của van điện từ nước vào của máy giặt tự động thùng quay 
ngang về nguyên lý cũng giống như máy giặt tự động kiểu đứng. Ở cửa vào 
nước có lắp một lưới lọc nước. 
 Máy giặt tự động thùng quay ngang không xả nước bằng van mà dùng 
bơm xả (h.4.15). Bơm làm bằng chất dẻo, miệng hút có đường kính 40mm, 
miệng xả đường kính 18mm, có thể bơm cao 1,5m, lưu lượng nước quãng 15 
l/ph, được kéo bằng một động cơ điện một pha có công suất quãng 90W. 
Thường lắp bơm ở ngoài vỏ máy giặt, miệng hút nối với một bộ lọc bằng cao 
su, đầu ra nối với ống xả. 
 Hình 4.15: Bơm xả nước 
 1 - Đầu dây đấu động cơ; 2 - vỏ nhựa; 3 - quạt gió; 
 4 – rô to; 5 - vỏ ngoài; 6 - lỗ vào nước; 7 - lỗ xả nước; 
 8 – lõi sắt; 9 - cuộn dây stato 
 Máy giặt tự động kiểu thùng quay ngang lắp bộ gia nhiệt kèm theo bộ 
khống chế nhiệt độ, có thể phối hợp với các chương trình giặt để khống chế 
nhiệt độ dung dịch giặt. Hình 4.16 là kiểu khống chế nhiệt độ bằng một tấm 
lưỡng kim và hình 4.17 là kết cấu của bộ gia nhiệt. Bộ gia nhiệt này thường lắp 
ở đáy thùng dung dịch giặt, ở giữa thùng trong và thùng ngoài, công suất gia 
nhiệt có thể đến 3kW. 
 Hình 4.16: Bộ khống chế gia nhiệt 
 1 - Tiếp điểm tĩnh; 2 - tiếp điểm động; 3 - cầu nối 
 tiếp điểm động; 4 – tấm lưỡng kim; 5 – thanh đẩy; 
 6 - vỏ; 7 – đây nối 
 Hình 4.17: Kết cấu bộ gia nhiệt 
 1 - đầu nối dây; 2 - cách điện; 3 - ống kim loại; 
 4 - bốt cách điện; 5 - dây điện trở 
5. Cách sử dụng. 
 + Cấp nguồn cho máy, đông thời ấn phím nguồn 
 + Xoay núm hoặc ấn phím để chọn mức nước 
 + Nếu cho máy làm việc theo lập trình máy đã chọn, ta chỉ việc ấn phím 
khởi động máy. Ngoài ra nếu thay đổi chế độ thời gian ta ấn phím sao cho đèn 
báo sáng ở chế độ nào tức là máy sẽ làm việc ở chế độ đó. 
Ví dụ: ấn phím chọn các chế độ, ấn một lần chỉ giặt, hai lần giặt và dũ, ba lần 
dũ với vắt, bốn lần chỉ vắt, năm lần thì giặt, dũ và vắt. 
6. Mạch điện máy giặt tự động. 
a. Máy giặt cơ 
 * Sơ đồ mạch điện 
 Hình 4.18: Sơ đồ mạch điện máy giặt tự động 
 - Mạch điện cấp nước: 
 Từ nguồn 1 => cầu chì => A-1 => công tắc mức nước 1 => D-2 => van 
cấp nước => nguồn 2 
 - Mạch điện giặt, dũ: Khi nước vào đến mức lựa chọn máy sẽ chuyển 
sang chế độ giặt hoăc dũ 
 . Từ nguồn vào 1 => cầu chì => A-1 => công tắc mức nước 2=> E-2 => 
động cơ không đồng bộ (đồng hồ thời gian) => nguồn 2 
 . Từ nguồn vào 1 => cầu chì => A-1 => công tắc mức nước 2=> E-2 => 
F-2 => Công tắc lưu lượng nước => J, H (1-2) => động cơ điện (động cơ giặt) 
=> nguồn 2. 
 - Mạch điện xả nước: Khi giặt hoặc dũ xong sẽ chuyển sang giai đoạn xả 
nước 
 .Từ nguồn vào 1 => cầu chì => A-1 => C-1 => động cơ đông bộ => 
nguồn 2 
 .Từ nguồn vào 1 => cầu chì => A-1 => C-1 => F-1 => van xả nước => 
nguồn 2 
 - Mạch điện vắt: Khi xả xong công tắc mức nước sẽ tự động chuyển từ vị 
trí 2 sang vị trí 1 và bắt đầu giai đoạn vắt. Công tắc C tự đông chuyển về vị trí 
trung gian. 
 .Từ nguồn vào 1 => cầu chì => A-1 => công tắc mức nước 1 => D-1 => 
công tắc an toàn => động cơ đồng bộ => nguồn 2 
 . Từ nguồn vào 1 => cầu chì => A-1 => công tắc mức nước 1 => D-1 => 
công tắc an toàn => F-1 => van xả nước => nguồn 2. 
 . Từ nguồn vào 1 => cầu chì => A-1 => công tắc mức nước 1 => D-1 => 
công tắc an toàn => E-1 => G-2 => I-2 => đông cơ điện vắt => nguồn 2. 
 Khi vắt lần cuối cùng xong, công tắc C từ trạng thái trung gian chuyển 
sang trạng thái 2 làm cho còi kêu. Khi toàn bộ chương trình giặt kết thúc công 
tắc A từ trạng thái 1 chuyển sang trang thái trung gian và ngắt nguồn hoàn 
thành toàn bộ quá trình giặt. 
 Trong máy giặt tự động hiện đại, thường dùng bộ điều khiển chương 
trình vi mạch. Trên các mạch in đã ghi lại các chương trình làm việc của máy 
giặt, chỉ cần ấn các phím chức năng trên mạch điều khiển là máy sẽ thực hiện. 
Bộ điều khiển chương trình vi mạch kết cấu phức tạp nhưng hình thức đẹp thao 
tác đơn giản, độ chính xác cao và có thể có nhiều loại chương trình. Ngoài ra 
do làm việc không có tiếp điểm nên tuổi thọ cao ít sự cố hơn. 
b. Máy giặt điện tử 
 CPU 
Cầu C 
 chì 
 W.V T.M 
 Van vào Van xả Cảm biến 
 nước nước mức nước 
 Công tắc cửa 
 Động cơ giặt, 
 vắt 
 Hình 4.19. Sơ đồ mạch điện cấp nguồn máy giặt SANYO 
7. Một số hiện tượng hư hỏng thường gặp ở máy giặt tự động. 
7.1. Cấp nguồn điều khiển nhưng nước không vào. 
 a. Nguyên nhân: 
 - Mất nguồn nước 
 - Mất nguồn điện cho van cấp nước 
 - Hỏng van cấp 
 - Tắc lưới lọc 
 b. Cách kiểm tra: 
 Trước hết kiểm tra nguồn nước cấp cho máy, nếu có ta chạm tay vào van 
cấp, nếu có cảm giác rung nhẹ tức là van đã làm việc, ta kiểm tra lưới lọc của 
van, sau đó kiể tra lò xo, lõi sắt màng cao su bên trong van. Nếu không có tiếng 
rung ta kiểm tra nguồn cấp cho van (nếu không có nguồn ta kiểm tra dây dẫn, 
các thiết bị cung cấp nguồn cho van). Nếu có ngồn ta kiểm tra van. 
7.2. Nước vào đến mức quy định nhưng máy không giặt. 
 a. Nguyên nhân: 
 - Mất nguồn điện cấp cho động cơ 
 - Hỏng động cơ điện 
 - Hỏng tụ 
 - Có thể tuột dây curoa 
 b. Cách kiểm tra. 
 Nếu nước đến mức quy định mà nước không tự động dừng thì ta kiểm tra 
bộ phận khống chế mức nước. Nhưng nếu nước vào đến mức quy định nhưng 
máy không giặt, ta kiểm tra dòng bằng 0V thì tiến hành kiểm tra nguồn cấp cho 
động cơ điện. Nếu dòng nhỏ ta tiến hành kiểm tra dây curoa, nếu dòng lớn thì 
kiêm tra tụ, động cơ điện. 
7.3. Khi giặt mâm chỉ quay một chiều. 
 a. Nguyên nhân: 
 - Hỏng công tắc đảo chiều 
 - Có thể đứt một trong hai dây dẫn trong bộ phận điều khiển đến tụ. 
 - Đối với máy điều khiển cơ khí do đồng hồ thời gian không quay. 
 - Do hỏng bộ phận ly hợp 
 - Có thể do một trong hai cuộn dây của động cơ bị om. 
 b. Cách kiểm tra: 
 Nếu mâm giặt quay một chiều liên tục ta kiểm tra lại đồng hồ đo thời 
gian. 
 Nếu mâm giặt quay một chiều không liên tục ta kiểm tra dòng làm việc 
khi máy dừng. Nếu dòng bằng không ta kiểm tra dây dẫn từ tụ lên bộ phận điều 
khiển, đối với máy điều khiển cơ khí ta kiểm tra công tắc tiếp điểm đảo chiều 
quay động cơ, còn đối với máy điều khiển bằng mạch điện tử ta kiểm tra hai 
triac đảo chiều, kiểm tra điều kiện cho triac làm việc. 
 Nếu khi dừng dòng lớn ta tháo dây curoa rồi cho máy hoạt động nếu 
dòng nhỏ ta kiểm ra bộ phận ly hợp, nhưng nếu dòng lớn ta kiểm tra cuộn dây 
của động cơ điện(đối với máy điều khiển bằng mạch điện tử ta phải kiểm tra 
triac đảo chiều động cơ có thể bị rò). 
7.4. Không xả nước. 
 a. Nguyên nhân: 
 - Mất nguồn cấp cho van 
 - Hỏng van xả 
 - Tắc van xả (ống xả) 
 b. Cách kiểm tra: 
 Nếu sau chế độ giặt, sau chế độ dũ không xả nước, ta kiểm tra nguồn cấp 
cho van, kiểm tra van (kiểm tra cuộn dây, lõi sắt, chốt, lẫy, lò xo,...). Nếu sau 
chế độ giặt nước xả bình thường nhưng sau chế độ dũ không xả ta kiểm tra 
nguồn cấp cho van (có thể do chọn chế độ giặt và dũ. Ngoài ra ta kiểm tra công 
tắc xả nước, công tắc mức nước, công tắc an toàn,...) 
7.5. Không vắt. 
 a. Nguyên nhân: 
 - Do mất nguồn cấp cho động cơ điện. 
 - Do phần cơ bị kẹt 
 - Do thùng vắt và thùng chứa sát vào nhau. 
 b. Cách kiểm tra: 
 Nếu ở chế độ dũ và chế độ vắt đều không vắt ta kiểm tra dòng làm việc. 
Nếu dòng bằng không ta kiểm tra nguồn cấp cho động cơ điện, kiểm tra nguồn 
cấp cho van xả. Nếu dòng lớn ta kiểm tra phần cơ, kiểm tra thùng vắt bằng cách 
dùng tay quay. 
 Nếu ở chế độ dũ vắt bình thường nhưng chế độ vắt không vắt ta kiểm tra 
nguồn cấp cho động cơ. 
7.6. Khi vắt chỉ có mâm quay. 
 a. Nguyên nhân: 
 - Do hỏng bộ phận ly hợp 
 - Do van điện từ 
 - Trường hợp thay thế van điện từ có thể không phù hợp. 
 b. Cách kiểm tra: 
 Dùng tay kéo lẫy tách ra khỏi bánh răng ly hợp, nếu thùng vắt không 
quay ta kiểm tra bộ phận ly hợp, nhưng nêu thùng vắt quay ta kiểm tra điều 
chỉnh van xả sao cho khi van xả làm việc lẫy phải tách ra khỏi bánh răng. 
7.7. Máy làm việc có tiếng kêu. 
 Trước hết ta kiểm tra, theo dõi, quan sát tiếng kêu phát ra từ đâu, thông 
thường ở động cơ điện hoặc ở phần cơ. 
 BÀI 2: BÌNH NƯỚC NÓNG 
1. Công dụng: 
 Làm nước nóng để tắm rửa 
2. Cấu tạo 
 Gồm có loại sợi đốt đặt đứng và sợi đốt nằm ngang. 
 Vỏ 
 bình 
 Sợi đốt Thanh lọc 
 Nước Nước 
 Nước Nước 
 lạnh lạnh 
 nóng nóng 
 vào vào 
 ra ra 
 Rơ le bảo vệ và rơ le Van một chiều 
 khống chế nhiệt độ 
 Ha: Loại sợi đốt đặt Hb: Loại sợi đốt đặt 
 đứng ngang 
 Hình 5.3. Cấu tạo bình chứa 
- Sơ đồ mạch điện bình nước nóng 
 RL khống 
 chế nhiệt độ 
 RL bảo vệ 
 Sợi 
 đốt 
 Hình 5.4. Sơ đồ mạch điện 
3. Một số hiện tượng hư hỏng thường gặp 
3.1. Nước không nóng: 
 a. Nguyên nhân: 
 Do mất điện cấp cho sợi đốt 
 Hỏng sợi đốt 
 b. Cách kiểm tra: 
 Ta dựa vào đèn báo nguồn: nếu đền báo không sáng ta kiểm tra nguồn 
đốt cấp cho sợi đốt bằng cách kiểm tra trước và sau aptômát, kiểm tra rơ le bảo 
vệ, rơ le khống chế nhiệt độ, dây dẫn. Nếu đèn báo sáng ta kiểm tra zắc cắm, 
kiểm tra sợi đốt (điện trở suất vào khoảng 20). 
3.2. Nước nóng chậm. 
 a. Nguyên nhân: 
 - Nguồn điện yếu 
 - Còn bẩn bám nhiều ở sợi đốt 
 - Đặt nhiệt độ thấp hoặc rơ le khống chế nhiệt độ đóng cắt không hợp lý. 
 b. Cách kiểm tra: 
 Trước hết kiểm tra nguồn điện, sau đó kiểm tra núm điều chỉnh nhiệt độ, 
kiểm tra vỏ bình (cách nhiệt kém), thông thường sau một thời gian cặn bẩn bám 
nhiều ở sợi đốt do đó ta phải tiến hành vệ sinh xúc xả. 
3.3. Rò nước: 
 a. Nguyên nhân: 
 - Do hở zắc co nối ống 
 - Hở zoăng 
 - Do thủng bình 
 b. Cách kiểm tra: 
 Trước hết kiểm tra sơ bộ zắc co nối ống, zoăng cao su, đối với bình bằng 
kim loại thường gặp hiện tượng thủng do đó ta phải tháo vỏ ngoài bới xốp ở 
phần đáy rồi bơm nước vào kiểm tra khắc phục chỗ thủng (hàn điện). 
3.4. Rò điện: 
 a. Nguyên nhân: 
 - Do dây dẫn dẫn điện chạm ra vỏ 
 - Rơ le chạm ra vỏ 
 - Sợi đốt chạm ra vỏ 
 b. Cách kiểm tra: 
 Ta tách sợi đốt ra khỏi mạch điện sau đó kiểm tra, nếu không có hiện 
tượng như ban đầu thì ta kiểm tra và khắc phục sợi đốt, nếu điện rò ra vỏ ta 
kiểm tra dây dẫn rơ le. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sua_chua_thiet_bi_dien_lanh.pdf