Giáo trình Sinh hóa động vật

Mục tiêu của chương:

- Trình bày được định nghĩa, cấu tạo, phân loại, vai trò và quá trình chuyển hóa

protein trong cơ thể vật nuôi

9- Phân loại protein và thực hiện chu trình chuyển hóa protein trong cơ thể động vật

- Nghiêm túc trong học tập và hiểu đúng kiến thức chuyên môn

1. ĐẠI CƯƠNG PROTEIN

Protein theo tiếng Hy Lạp "Protos" - có nghĩa là đầu tiên, quan trọng nhất, điều

đó cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng bậc nhất của protein đối với cuộc sống.

1.1. Định nghĩa protein

Người ta định nghĩa protein theo hai quan điểm:

1.1.1. Theo quan điểm hoá học

Các nhà hoá học căn cứ vào thành phần và cấu tạo hoá học của protein để định

nghĩa. Họ cho rằng protein là nhóm chất hữu cơ lớn với hai đặc điểm đáng chú ý là:

- Phân tử có chứa Nitơ

- Trọng lượng phân tử rất cao.

1.1.2. Theo quan điểm sinh vật học

Các nhà sinh vật học lại dựa vào giá trị dinh dưỡng và tầm quan trọng của

protein đối với sự sống để định nghĩa. Theo quan điểm sinh vật học thì protein là chất

mang sự sống.

Nội dung định nghĩa về sự sống của Ăng-ghen:

- Sự sống là phương thức tồn tại của protein. Protein ở đây là một cơ thể hoàn

chỉnh có tổ chức, chứ không phải là một loại protein riêng biệt nào đó.

- Thể protein ở đây chứa đựng cả lớp nucleoprotein.

- Nội dung chính của sự vận động sống là sự trao đổi chất, sự tự thay cũ đổi mới

các nguyên tố hoá học mà hiện tượng này không thể có trong một chất vô sinh. Bốn

biểu hiện cụ thể của sự sống là:

+ Có khả năng vận động và đáp nhận kích thích bên ngoài

+ Có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản

+ Có khả năng di truyền và biến dị

+ Có khả năng trao đổi vật chất với môi trường bên ngoài

Trong tất cả 4 biểu hiện trên thì biểu hiện thứ tư của sự sống là quan trọng nhất.

Bởi vì có trao đổi vật chất thì cơ thể mới có khả năng vận động và đáp ứng được các kích

thích, mới có khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh sản và mới có khả năng di truyền, biến

dị được.

1.2. Các nguyên tố hoá học của protein

Qua phân tích hoá học người ta xác định được trong protein có các nguyên tố

sau đây (tính theo % vật chất khô):

- Cacbon:. 50,6 - 54,5

10- Oxy:.21,5 - 23,5

- Hydro:.6,5 - 7,3

- Nitơ:.15,0 - 17,6 (trung bình 16%)

- Lưu huỳnh:.0,3 - 2,5

- Phospho:.1,0 - 2,0

Ngoài các nguyên tố hoá học kể trên, trong thành phần protein còn có các

nguyên tố vi lượng và các nguyên tố siêu vi lượng. Mặc dù số lượng các nguyên tố đó

trong protein rất thấp nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động

sống của động vật, đặc biệt là trong thành phần của enzym và hormon.

Ví dụ:

Iod có trong tuyến giáp trạng

Đồng có ở tuyến gan

Kẽm có ở tuyến sinh dục.

1.3. Vai trò sinh học của protein

Protein giữ vai trò rất quan trọng trong tất cả các quá trình sinh học. Ý nghĩa

đáng kể nhất của chúng được thể hiện qua các vai trò chủ yếu sau đây:

- Vai trò tạo hình

Ngoài các protein làm nhiệm vụ cấu trúc như vỏ virus, màng tế bào, ta còn gặp

những protein thường có dạng sợi như: fibroin của tơ tằm, nhện; collagen, elastin của

mô liên kết, mô xương. Các chất này có tác dụng tạo hình đảm bảo độ bền và tính

mềm dẻo của các mô liên kết.

- Vai trò xúc tác

Hầu hết các phản ứng sinh hóa học xảy ra trong cơ thể đều do các protein đặc

biệt đóng vai trò xúc tác. Những protein này được gọi là enzym. Mặc dù gần đây

người ta đã phát hiện được một loại ARN có khả năng xúc tác quá trình chuyển hóa

tiền ARN thông tin (pro-mARN) thành ARN thông tin (mARN), nghĩa là enzym

không nhất thiết phải là protein. Tuy nhiên, hầu hết các phản ứng xảy ra trong cơ thể

sống đều được xúc tác bởi các enzym có bản chất protein. Vì vậy, người ta thường

định nghĩa enzym là những protein có khả năng xúc tác đặc biệt cho các phản ứng sinh

hóa học.

- Vai trò bảo vệ

Protein có chức năng chống lại bệnh tật bảo vệ cơ thể. Đó là các protein tham

gia vào hệ thống miễn dịch. Đặc biệt nhiều loại protein thực hiện các chức năng riêng

biệt tạo nên hiệu quả miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Các protein miễn dịch

được nhắc đến nhiều nhất là các kháng thể, bổ thể và các cytokine. Ngoài ra, một số

protein còn tham gia vào quá trình đông máu để chống mất máu cho cơ thể. Một số

11loài có thể sản xuất ra những độc tố có bản chất protein như enzym nọc rắn có khả

năng tiêu diệt kẻ thù để bảo vệ cơ thể.

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 1

Trang 1

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 2

Trang 2

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 3

Trang 3

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 4

Trang 4

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 5

Trang 5

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 6

Trang 6

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 7

Trang 7

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 8

Trang 8

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 9

Trang 9

Giáo trình Sinh hóa động vật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 86 trang xuanhieu 1880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sinh hóa động vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Sinh hóa động vật

Giáo trình Sinh hóa động vật
onin của tuyến giáp trạng...
có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi nước, muối khoáng và các thành phần
khác, giữ cân bằng nội môi, ổn định áp suất thẩm thấu, duy trì độ PH...
Hormon tham gia điều tiết sự thích nghi của cơ thể với môi trường. Ví dụ
hormon tyrosin của tuyến giáp trạng tham gia điều tiết thân nhiệt, hormon adrenalin và
noradrenalin của tuyến trên thận giúp cơ thể chống lại các stress của môi trường. 
- Hormon tham gia điều tiết quá trình sinh sản ở động vật. Sự có mặt của các
hormon sinh dục đực (androgen) và hormon sinh dục cái (oestrogen) đảm bảo sự phát
triển, duy trì giới tính, sự phát triển giao tử, sự thụ tinh, bào thai, đẻ và nuôi con của
động vật.
Mặc dù cấu tạo hoá học và tác dụng sinh lý của hormon đã biết khá tường tận,
nhưng cơ chế tác dụng của từng loại hormon còn nhiều điều chưa rõ hiện nay có thể
quan niệm một số cơ chế chung của hormon như sau:
- Cơ chế điều hoà chuyển hoá của nhiều hormon được thể hiện bằng quá trình
cảm ứng tổng hợp enzym.
Ví dụ: Nhiều hormon đặc biệt là các cocticosteroit có thể kích thích sản xuất
ARN ở nhân tế bào qua đó làm tăng tổng hợp enzym đặc hiệu .
- Hoạt hoá trực tiếp trên enzyme, nhiều hormon khi đưa vào cơ thể có tác dụng
làm tăng hoạt tính một enzym nào đó.
- Ảnh hưởng tới tính thấm của màng tế bào: Nhiều hormon tham gia đặc hiệu
vào vận chuyển một số chất qua màng tế bào (ose, acid amin, cation.. .).
3. PHÂN LOẠI HORMON
Dựa vào bản chất hoá học của hormon người ta chia hormon làm 2 loại:
- Loại có dẫn xuất steroit
- Loại có bản chất protein, dẫn xuất protein
Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào vị trí sản sinh ra hormon để phân loại. Theo
77
đó ta có: 
- Hormon của tuyến yên
- Hormon của tuyến giáp trạng
- Hormon của tuyến tụy
- Hormon của tuyến thượng thận
- Hormon của tuyến sinh dục
 3.1. Loại dẫn xuất steroit
 3.1.1. Hormon sinh dục đực
3.1.2. Hormon sinh dục cái
3 hormon sinh dục cái là oestrgon, oestradiol và oestriol.
- Oestrogen còn có tên gọi thứ hai phổ biến hơn là foliculin.
- Progesterol hay còn gọi luteosterol được sản sinh trong thể vàng của buồng
trứng khi chửa. Progesterol có cấu tạo gần giống hormon sinh dục đực, trong phân tử
có 2 nhóm xeton, 3 gốc metyl và một nối đôi. Progesterol trong cơ thể động vật có thể
chuyển sang dạng không hoạt động và kết hợp với acid glucoronic thành phức chất
được bài tiết theo nước tiểu. Các oestrogen khác được bài tiết theo nước tiểu dưới dạng
este của acid sunfuric hoặc acid glucoronic.
 3.1.3. Hormon vỏ tuyến trên thận
78
Vỏ tuyến thượng thận chiếm khoảng 2/3 khối lượng của tuyến và có chức năng
nội tiết. Nó tiết ra số lượng lớn các hormon có tác động mạnh lên cơ thể động vật. Tất
cả các chất được tiết ra từ miền vỏ tuyến thượng thận có bản chất steroid.
Các corticosteron có tác động lớn đối với sự trao đổi protein và glucid. Riêng
deoxycorticosteron có tác động mạnh đối với trao đổi nước và muối khoáng, nhưng lại
có tác động yếu với trao đổi protein, glucid.
Năm 1953 người ta đã chiết xuất được từ miền vỏ tuyến thượng thận một loại
hormon mới có hoạt lực mạnh gấp 30-120 lần so với deoxycorticosteron đối với trao
đổi nước và muối khoáng. Trong phân tử của hormon này nhóm metyl (CH3) ở vị trí
13 được thay thế bởi nhóm aldehyd. Vì thế hormon đó được đặt tên là aldosteron hay
elecrocortin. Aldosteron tìm thấy trong máu và nước tiểu của bệnh thận, suy tim. Có
90% corticosteron trong máu ở dạng liên kết với protein, chủ yếu là liên kết với
albumin.
Corticosteron có vai trò quan trọng trong trao đổi chất. Thí nghiệm cho thấy nếu
cắt tuyến thượng thận sẽ gây ra sự rối loạn trao đổi protein, glucid, lipid cũng như trao
đổi nước và muối khoáng. Điều đó dẫn tới sự bài tiết chỉ theo nước tiểu, tích luỹ canxi
trong tế bào, giảm mạnh glycogen trong gan và đường ở trong máu. Sự tích luỹ đường
trong máu sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường (diabet), đồng thời kèm theo sự phân giải protein
và lipid. Nếu đưa vào cơ thể động vật mắc bệnh hormon của vỏ tuyến thượng thận sẽ
khắc phục được sự rối loạn đó và lập lại trạng thái bình thường của cơ thể.
3.2. Loại dẫn xuất protein
3.2.1. Hormon tuyến giáp trạng
Năm 1919 Kjeldahl khi thuỷ phân tyreoglobin đã thu được tyrosin. Trong máu
của động vật, người ta thấy chất có cấu tạo gần với tyrosin nhưng hoạt lực mạnh gấp
10 lần tyrosin - đó là triiodtyrosin:
Ngoài ra, trong tuyến giáp trạng người ta còn thấy tồn tại cả monoiodtyrosin.
Tyrocine chứa 1,8% nitơ và 75% iod của tuyến giáp trạng. 
Hormon tuyến giáp trạng có tác động nhiều mặt đối với cơ thể động vật. Nó
điều hoà trao đổi protein, glucid, lipid và muối khoáng, tăng khả năng sinh trưởng,
tăng nhu cầu vitamin và cảm giác với nhiệt độ. Nó ảnh hưởng lớn tới chức năng của hệ
thần kinh trung ương, hệ tim mạch, quá trình sinh sản, hoạt động cơ và các trạng thái
khác. Tyrosin làm tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể, hấp thụ O2, thải CO2, cũng
như quá trình phân giải protein, đào thải nitơ.
 3.2.2. Hormon tuyến tụy
Tuyến tụy tiết ra các hormon: Insulin, glucagon, lipocain,varotonin.
* Insulin: Hormon này có tên gọi xuất phát từ chữ La tinh insula (đảo), như vậy
nó được sản sinh do các tế bào của đảo Langhenhan của tuyến tụy. Insulin là một loại
79
protein dễ kết tinh trong muối kẽm, điểm đẳng điện nằm trong khoảng pH 5,3 - 5,8.
Insulin được cấu tạo từ 51 acid amin gồm hai chuỗi: Chuỗi A có 21 acid amin,
chuỗi B có 30 acid amin. Hai chuỗi nối với nhau bởi hai cầu disunfid (S-S) ở vị trí thứ
7 của chuỗi A và B, vị trí 20 của chuỗi A và 19 của chuỗi B. Cấu tạo phân tử insulin
của các loài động vật chỉ khác nhau gốc acid amin ở vị trí 8, 9 và 10 của chuỗi A. Cụ
thể:
Tác động của insulin đối với cơ thể rất lớn. Khi cắt tuyến tụy ở động vật xuất
hiện các hiện tượng giảm sự đồng hoá glucose, tăng đường huyết, đường niệu, giảm
tốc độ oxy hoá glucose, tăng nitơ trong nước tiểu, tăng cường việc hình thành thể
ceton, tăng nồng độ cholesterol và các lipoid khác ở trong máu... sinh bệnh tiểu đường.
Động vật mắc bệnh tiểu đường sẽ bị rối loạn trao đổi protein, glucid, phá huỷ trạng
thái cân bằng toan-kiềm trong cơ thể.
Tác động chủ yếu của insulin là xúc tiến quá trình oxy hóa glucose, chuyển
glucose thành lipid, kìm hãm sự phân giải glycogen ở gan, kìm hãm sự sản sinh thể
ceton. 
* Glucagon: Được sản sinh trong tuyến tụy do tế bào a của đảo Langhenhan.
Glucagon có tác dụng xúc tiến quá trình phân giải glycogen dự trữ thành glucose để
đưa vào máu (làm tăng đường huyết).
Glucagon là một polypeptid. Công thức cấu tạo như sau:
Lipocain: Do tế bào biểu mô của tuyến tụy tiết ra. Lipocain điều hoà trao đổi
lipid trong cơ thể, không để gan nhiễm mỡ hình thành các ceton, nó xúc tiến quá trình
oxy hóa acid béo (tiêu mỡ). 
3.2.3. Hormon tuyến yên
Tuyến yên gồm 3 thuỳ: Thuỳ trước, thuỳ giữa và thuỳ sau, mỗi thuỳ sản sinh ra
các hormon riêng. Trong tuyến yên đã tìm thấy 9 loại hormon có ý nghĩa quan trọng
trong sự điều hoà trao đổi chất và kích thích chức năng của các tuyến nội tiết khác.
80
* Hormon của thùy trước tuyến yên
Thuỳ trước tuyến yên sản sinh ra các loại hormon sau:
- Somatotropin hormon (STH) hay còn gọi là hormon sinh trưởng (Growth
hormon - GH). Hormon này được phát hiện khi thí nghiệm cắt bỏ thùy trước tuyến yên
ở động vật non. Thí nghiệm cho thấy những động vật này ngừng phát triển và chậm
sinh sản. Hormon sinh trưởng là một loại protein đặc biệt gồm 245 gốc acid amin,
chứa 15,6% nitơ, không bền khi đun nóng. 
Vai trò của STH là kích thích sự phát triển của cơ thể thông qua cơ chế làm tăng
quá trình đồng hoá protein ở mô bào tạo nên sự cân bằng trong cơ thể. STH tác dụng
chủ yếu vào sự phát triển của sụn liên hợp, tăng sinh về khối lượng và phát triển về thể
tích của hệ thống xương.
Khi ưu năng tuyến yên trước tuổi dậy thì thì gây bệnh khổng lồ, ưu năng sau
tuổi dậy thì thì gây bệnh to đầu ngón. Khi nhược năng tuyến yên trước tuổi dậy thì thì
gây bệnh lùn, nhưng cơ thể cân đối, còn nhược năng sau tuổi dậy thì thì gây bệnh rối
loạn sinh dục.
- Thyroit stimulating hormon (TSH) hay còn gọi là kích giáp trạng tố. Đó là loại
glucoprotein hoà tan trong nước. TSH bị phân huỷ khi đun nóng và phân giải bởi
enzym protease.
Chức năng chính của TSH là kích thích tuyến giáp trạng, cắt bỏ tuyến yên,
tuyến giáp trạng cũng teo lại. Ngược lại, tiêm TSH gây ưu năng tuyến giáp, tăng
chuyển hoá cơ sở. Trong bệnh ưu năng tuyến giáp thường kèm theo hiện tượng lồi
mắt, chính TSH có tác dụng gây lồi mắt.
- Adrenocorticotropin hormon (ACTH) - kích thượng thận tố. Đó là một
polypeptit gồm 39 acid amin. Người ta nhận thấy rằng, trong 39 acid amin thì 24 acid
amin đầu là cần thiết cho hoạt tính của hormon, còn 15 acid amin còn lại là không có
hoạt tính rõ rệt và thay đổi tuỳ loài.
Chức năng chính của ACTH là kích thích miền vỏ của tuyến trên thận. ACTH
cũng tham gia chuyển hoá glucid, lipid, protein, nước và muối khoáng. Với glucid làm
tăng đường huyết, dự trữ glycogen; với lipid tăng huy động lipid và làm tăng thể
ceton; với protein gây thoái biến protein tạo cân bằng nitơ âm; ACTH có tác dụng giữ
nước và Na, tăng đào thải kim loại. 
- Folicule stimulating hormon (FSH) - còn gọi là kích noãn bào tố. 
Ở con cái FSH có tác dụng kích thích sự phát triển của noãn bào đến dạng chín
gọi là nang trứng nổi rõ trên bề mặt buồng trứng và kích thích bao noãn tiết noãn tố
oestrogen.
Ở con đực FSH kích thích sự phát triển của ống sinh tinh và kích thích các tế
bào Sertoli ở ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
81
- Luteinising hormon (LH) - còn gọi là kích hoàng thể tố. Đó là một
glucoprotein bao gồm 250 acid amin.
Ở con cái LH cùng với FSH thúc đẩy noãn bào chín và tiết nhiều noãn tố. LH
còn có tác dụng làm chín mọng noãn bào, tăng bài tiết dịch trong xoang bao noãn để
đạt tới một áp lực lớn làm noãn bào vỡ ra, trứng được giải phóng ra (gọi là trứng
rụng). LH còn có tác dụng biến bao noãn còn lại thành vết sẹo đó là thể vàng và kích
thích thể vàng tiết hoàng thể tố progesterol. Như vậy, FSH chỉ làm cho trứng chín,
không làm trứng rụng, trứng muốn rụng được phải có LH. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ FSH/LH bằng 3/1 là thích hợp cho trứng chín và rụng.
Ở con đực tương ứng với LH của con cái, con đực có intermedino- cortico
stimulating hormon (ICSH) còn gọi là hormon kích thích tế bào kẽ Leydig phát triển
và tiết ra hormon sinh dục đực androgen.
- Prolactin hay Luteotropin hormon (LTH) - còn gọi là kích nhũ tố. Đó là một
polypeptid gồm 198 acid amin.
Chức năng chính của prolactin là kích thích sự phát triển của tuyến vú và làm
tăng tiết sữa.
* Hormon của thùy giữa tuyến yên
Thùy giữa tuyến yên có melanphosphostimulin hormon(MSH) hay intermedin
có tác dụng điều hoà sắc tố da của động vật. Nó là một polypeptit gồm 18 gốc acid
amin, dễ phân huỷ bởi enzym trypsin. 
* Hormon của thùy sau tuyến yên
Thùy sau tuyến yên có những chức năng nội tiết sau: Tăng cường co bóp cơ tử
cung, tăng huyết áp và điều hoà sự thải nước tiểu.
Hormon thùy sau tuyến yên có ocytocin và vasopressin, cả hai hormon này đều
là polypeptid có cấu tạo tương tự nhau.
- Ocytocin: Cấu tạo từ 8 gốc acid amin: Cystin, tyrosin, prolin, acid glutamic,
acid aspartic, glycin, leucin và isoleucin. 
- Vasopressin: Là một polypeptid cấu tạo từ 8 gốc acid amin, khác ocytocin ở vị
trí thứ 3 isoleucin thay bằng phenylalanin và vị trí thứ 8 leucin thay bằng argrinin.
Như vậy cấu tạo hoá học của của ocytocin và vasopressin chỉ khác nhau 
gốc acid amin ở vị trí thứ 3 và vị trí thứ 8:
82
Ocytocin có tác dụng kích thích sự co bóp của các ống tuyến sữa làm tăng thải
tiết sữa hoặc gây co bóp cơ trơn tử cung gây hiện tượng thúc đẻ.
Vasopressin có tác dụng chống bài xuất nước tiểu, làm tăng huyết áp, co cơ
trơn. Cơ chế chống bài xuất niệu, cụ thể là làm tăng cường quá trình tái hấp thu nước ở
ống thận. 
Sơ đồ chức năng nội tiết của tuyến yên và mối liên quan với hệ thần kinh trung
ương:
3.3. Loại dẫn xuất của acid amin
* Adrenalin: Hormon của miền tủy tuyến thượng thận. Nó là sản phẩm của
sự chuyển hoá của acid amin tyrosin:
83
Adrenalin là chất kết tinh, không tan trong các dung môi hữu cơ, ít tan trong
nước lạnh, dễ tan trong nước nóng và các acid hữu cơ, kiềm. Dung dịch nước
adrenalin có phản ứng kiềm. Ngoài không khí nó rất nhanh bị oxy hoá chuyển thành
màu hồng hoặc đỏ.
Adrenalin có trong miền tủy tuyến thượng thận, trong máu và các tế bào khác ở
trạng thái tự do hoặc ở dạng liên kết với protein của máu và tế bào. Trong máu hàm
lượng adrenalin rất ít. Adrenalin có tác động đối với hệ tim mạch, làm tăng huyết áp,
tăng cường quá trình trao đổi khí, tăng nhiệt độ cơ thể, tăng sự oxy hoá ảnh hưởng lớn
nhất của adrenalin là trao đổi glucid, dưới tác động của adrenalin ở gan tăng cường sự
phân giải glycogen làm tăng đường huyết.
* Noradrenalin
Noradrenalin là adrenalin nhưng mất nhóm metyl ở mạch nhánh. Hàm lượng
noradrenalin trong máu lớn hơn adrenalin 8-l0 lần. Sự có mặt của noradrenalin trong
miền tuỷ của tuyến thượng thận, trong máu, trong gan, lách, não và nước tiểu nói lên
vai trò của noradrenalin trong quá trình trao đổi chất như là một hormon cùng với
adrenalin. 
84
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày khái niệm chung về hormon.
Câu 2: Trình bày vai trò sinh học của hormon.
Câu 3: Phân loại hormon. 
Câu 4: Giải thích hiện tượng động dục giả ở vật nuôi
Câu 5: Giải thích hiện tượng chửa giả ở vật nuôi.
Câu 6: Ứng dụng của hormon trong quá trình sinh sản ở vật nuôi
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Ân, Đỗ Duy Ban, Nguyễn Hữu Chấn, Đỗ Đình Hồ, Lê Đức Trình
(1980), Hoá sinh học, Nhà xuất bản Y học.
2. Vũ Kim Bảng, Nguyễn Đặng Hùng, Nguyễn Văn Kiệm, Trần Thị Lộc, Vũ
Thị Thư, Lê Khắc Thận, (1991), Hoá sinh đại cương, Nhà xuất bản Đại học và Giáo
dục chuyên nghiệp, Hà Nội- 1 99 1 .
 3. Trịnh Văn Bảo, Phan Thị Hoan và CS (2002), Các nguyên lý sinh học, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
 4. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (1999), Hoá sinh học, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
 5. Hồ Huỳnh Thuỳ Dương (1998), Sinh học phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
 6. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Văn Ty, Nguyễn Đình Quyến (1999), Vi sinh
vật học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
 7. Đỗ Đình Hồ và CS (2005), Hoá sinh y học, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí
Minh.
 8. Phạm Thành Hổ (2001), Di truyền học (tái bản lần thứ 3), Nhà xuất bản Giáo
dục, TP Hồ Chí Minh.
 9. N.V. Kurilov, A.V. Krotkova (1979), Sinh lý và hoá sinh tiêu hoá động vật
nhai lại (Sách dịch), Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội, 1979.
 10. Hoàng Quang và CS, (2000), Hoá sinh y học, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
 11. Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Đình Huyên (1998), Giáo trình Sinh hoá hiện
đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998.
 12. Nguyễn Xuân Thắng và CS (2004), Hoá sinh học, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
 13. Lê Thị Khu Thu (2002) Hóa sinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
 14. Hoàng Văn Tiến, Lê Khắc Thận, Lê Doãn Diễn (1997), Sinh hoá học với
cơ sở khoa học của công nghệ gen (Giáo trình Cao học Nông nghiệp), Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội-1997
86

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_sinh_hoa_dong_vat.pdf