Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

 Khái niệm năng lượng

- Năng lượng là gì?

Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lượng, sau đây xin trình bày một số

khái niệm khá phổ biến:

+ Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Có nhiều dạng

năng lượng khác nhau như: điện năng, quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt

năng

Hoặc, năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có

nhiều dạng năng lượng như: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm

tăng nhiệt độ của vật thể

+ Năng lượng là dạng vật chất có khả năng sinh công bao gồm nguồn năng

lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện

năng được sinh ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng (Nghị định Chính

phủ số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 /9/2003 Về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu

quả).

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 47 trang duykhanh 6760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Giáo trình Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
g phòng đều phải cắt hết điện. 
- Các đèn bàn trên các bàn làm việc chỉ được bật khi đang làm việc (đọc công 
văn giấy tờ, đánh máy vi tính ...) 
- Đèn hành lang, bảo vệ chỉ được: 
* về mùa hè: Bật vào 19h tắt vào 5h sáng 
 40 
* về mùa đông: bật vào 18h tắt 6 giờ sáng. 
- Điều hoà nhiệt độ chỉ được sử dụng vào mùa hè và đặt ở chế độ nhiệt độ 
25oC- 27oC và phải cắt điện khi không còn người làm việc trong phòng hoặc hết 
giờ làm việc và giao phòng HLQT quản lý nhiệt độ đặt ( 25 - 27oC ) này. 
- Máy vi tính chỉ được sử dụng cho công việc cơ quan, xong công việc phải 
cắt điện, không được dùng việc khác cá nhân (chơi cờ, theo dõi cổ phiếu, 
chứng khoán vv...) 
- Máy photocopy, máy in chỉ được sử dụng cho công việc của cơ quan, 
không được dùng cho việc riêng cá nhân. Song hết một công việc phải cắt điện, 
không được để ngâm điện. 
- Máy tăng giảm điện áp hạ áp (survolteur ) dùng cho các thiết bị điện có 
điện áp ổn định như máy tính (nếu có) phải cắt điện ra khỏi mạng điện áp lưới 
điện đã đủ và ổn định. 
- Cấm đun nấu bằng điện trong cơ quan 
- Cấm dùng tủ lạnh trong cơ quan 
- Giao chỉ tiêu định mức điện năng tiêu thụ điện năng hàng tháng. Mùa đông 
và mùa hè cho từng phòng ban và toàn cơ quan trên cơ sở tiết kiệm 10% so với 
trước và trên cơ sở đã thực hiện các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện. 
- Các trưởng phòng ban có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu điện năng tiêu thụ 
hàng tháng của phòng ban mình theo công tơ phụ điện treo ở phòng ban mình và 
phải chịu trách nhiệm về chi tiêu này. 
- Trưởng phòng (chánh VP) có trách nhiệm quản lý chỉ tiêu định mức điện 
năng hàng tháng ở công tơ toàn cơ quan và chịu trách nhiệm về chỉ tiêu này. 
b. Chế độ kiểm tra theo dõi: 
- Phòng Hành chính quản trị có trách nhiệm thường xuyên hàng ngày kiểm 
tra theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị theo các chế định thời gian quy định 
trong nội quy của cơ quan và thông báo trên bảng đen của cơ quan: 
* Hàng tuần về vi phạm chế độ và thời gian sử dụng các trang thiết bị điện 
của các phòng ban. 
* Hàng tháng về vi phạm chi tiêu định mức điện năng được giao của các 
phòng ban. 
 41 
- Bất thường hoặc định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) tổ chức kiểm tra tập 
thể (bao gồm phòng HLQT + Công đoàn + Đảng uỷ) toàn cơ quan để đánh giá, 
uốn nắn, phê bình và tổng kết cho việc thưởng phạt thi đua về tiết kiệm điện. 
Việc kiểm tra tập thể này phải lập thành văn bản, báo cáo lãnh đạo và thông báo 
cho toàn cơ quan biết. 
c. Chế độ thưởng phạt và động viên thi đua: 
- Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tiết kiệm điện. 
- Những sáng kiến về tiết kiệm điện có hiệu quả trong cơ quan, đều phải khen 
thưởng kịp thời và áp dụng ngay. 
- Việc thưởng phạt về tiết kiệm điện phải dựa vào việc chấp hành các chế độ 
sử dụng, các trang thiết bị điện trong nội quy, quy định và chỉ trên định mức tiêu 
thụ điện năng được giao. 
II. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng điện trong các khu vực hành 
chính sự nghiệp: 
Có rất nhiều biện pháp tiết kiệm điện trong khu vực hành chính sự nghiệp. 
Cơ thể kế ra hàng loạt như: không được đun nấu trong khu vực cơ quan, ra khỏi 
phòng làm việc phải tắt quạt, tắt điều hoà nhiệt độ v.v.... Những biện pháp này 
đã được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng những hiệu quả 
chưa được cao vì các quy định đề ra không có sự giám sát thường xuyên và các 
giải pháp kỹ thuật thì lại đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu khá lớn. Nếu tính cả vốn 
đầu tư thì hiệu quả tiết kiệm không được như báo chí đã công bố (vì trên sách 
vở, báo chí, người ta chỉ đơn thuần tính hiệu quả tiết kiệm điện mà không xét 
đến số tiền bỏ ra ban đầu). 
Sau đây xin giới thiệu vài giải pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng lại có hiệu quả 
trong việc tiết kiệm điện trong khu vực hành chính sự nghiệp: 
1. Việc sử dụng máy điều hoà nhiệt độ (ĐHNĐ): 
Vào mùa hè, điện năng dùng cho ĐHNĐ là phụ tải chiếm tỉ lệ lớn nhất trong 
tổng phụ tải của khu vực hành chính sự nghiệp (ước khoảng 70 - 80%). Cán bộ 
văn phòng của chúng ta vẫn có thói quen khi bật ĐHNĐ thì tắt quạt. Đây là một 
sự lãng phí khá lớn về điện năng. Như đã biết, hiện tượng tản nhiệt bề mặt phần 
 42 
lớn quyết định bởi hệ số tản thiệt. Nếu không khí đứng yên, hệ số này rất nhỏ, 
nhưng nếu không khí chuyển động (quạt chạy), hệ số này sẽ khá lớn. Vì hệ số 
tản thiệt lớn nên dù đặt nhiệt độ của máy điều hoà cao hơn ít nhiều, mọi người 
vẫn cảm thấy mát. Nếu chúng ta quy định về mùa hè tất cả các cơ quan hành 
chính sự nghiệp đều phải chạy ĐHNĐ kèm theo quạt (tốc độ thấp) thì riêng 
khoản điện năng làm mát có thể tiết kiệm được từ 10 - 15%. Đây là một khoản 
tiền khá lớn tiết kiệm cho ngân sách, đó là chưa kể số điện năng nói trên còn có 
thể dùng vào những việc cần thiết khác. 
Để hỗ trợ cho biện pháp vừa nêu, Nhà Nước nên ban hành các quy định về 
trang phục cho công chức vào mùa hè. Nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu 
nóng bức nhưng những quan chức cao cấp và cán bộ quản lý thường có thói 
quen mặc com lê, thắt cà vạt cho thêm phần ''nghiêm chỉnh". Thói quen này góp 
phần làm tăng thêm lượng điện năng sử dụng. Nếu vào mùa hè tất cả cán bộ 
công nhân viên đều thống nhất mặc áo sơ mi trong công sở (đến phòng cởi áo 
khoác ra) thì lượng điện tiêu thụ còn giảm hơn nữa. Nhật Bản là một cường quốc 
châu á, lại có khí hậu khá lạnh nhưng họ đã sớm có ý thức trong việc này. Chính 
Thủ tướng Nhật ở nhiệm kỳ trước, ông Koizumi, đã gương mẫu thực hiện trước 
tiên. Vậy tại sao chúng ta không học tập họ? Đâu phải tại nước Nhật thiếu điện 
năng mà chỉ vì họ có ý thức tiết kiện điện hơn chúng ta. 
Máy ĐHNĐ hai chiều cũng phải được sử dụng hợp lý. Năng lượng dùng để 
sưởi ấm của máy này cũng khá lớn, không kém gì năng lượng làm mát. Về mùa 
đông ở nước ta nhiệt độ trung bình ban ngày vào khoảng 15oC, đây là một nhiệt 
độ không quá thấp đến mức phải dùng máy sưởi trong mùa đông. Đúng ra trong 
điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam và trong tình hình thiếu điện hiện nay, 
tốt nhất nên cấm chạy sưởi ấm vào mùa đông. Nếu tất cả cán bộ công nhân viên 
đều ''vui lòng'' thực hiện việc này thì sẽ tiết kiệm thêm được một số điện năng 
nữa cho lưới điện vốn còn bất cập của quốc gia. 
2. Hạn chế hoặc cấm các sử dụng điện ngoài mục đích công tác: 
ở các nước công nghiệp tiên tiến kỷ luật sản xuất là kỷ luật sắt Trong giờ làm 
việc cán bộ công nhân không được làm bất cứ việc gì khác ngoài chức năng 
chính của mình. ở Việt Nam ta thì không như vậy. Trong giờ làm việc vẫn có 
 43 
hiện tượng ngồi tán gẫu, uống nước chè, chơi ghêm (gam) trên máy vi tính hoặc 
mở mạng để theo dõi thị trường chứng khoán v.v... Trong giờ nghỉ trưa có người 
còn tranh thủ cắm bếp điện tự nấu lấy ăn cho hợp khẩu vị. Tất cả các điều nói 
trên đều là những thói quen mà chúng ta cần chấm dứt. Điều này lại càng cần 
thiết khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, một "sân chơi'' cần tác phong 
làm việc nghiêm túc và khoa học mới mong tồn tại được trong thời buổi cạnh 
tranh toàn cầu. Những hiện tượng nói trên lâu nay đã gây ra lãng phí điện năng 
khá lớn. Nên chăng cần có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn, có sự giám 
sát hẳn hoi, trárth tình trạng kêu gọi "tiết kiệm điện'' một cách chung chung. 
3. Quy định ngắt điện ổ cắm sau giờ làm việc: 
Có hai cách ngắt điện vào thiết bị. Cách thứ nhất là nhấn công tắc, cách thứ 
hai là rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Cách thứ nhất không phải là ngắt điện tuyệt 
đối vì vẫn còn dòng điện rò chạy qua công tắc. Chỉ có cách thứ hai mới là ngắt 
điện tuyệt đối mà thôi. 
Trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của một đất nước có hàng chục vạn 
đồ điện dân dụng kiểu như vậy, đó là: máy vi tính, thiết bị truyền tin, máy 
photocopy, quạt điện, đèn bàn... Nếu tất cả chúng đều được rút dây nguồn ra 
khỏi ổ cắm sau giờ làm việc thì sẽ tiết kiệm được một số điện năng đáng kể. 
Hơn nữa Việt Nam là một nước có khí hậu ẩm ướt, lượng điện năng hao phí do 
dòng điện rò còn lớn hơn gấp nhiều lên so với các nước có khí hậu khô ráo. 
Một điểm nữa cần bàn là đối với máy vi tính. Trong thời kỳ tin học hoá phổ 
cập như hiện nay, trung bình mỗi cơ quan hành chính phải có ít nhất là vài chục 
chiếc máy vi tính. Nếu tính trong phạm vi toàn quốc, số lượng này có thể lên 
đến con số đáng kể. Thông thường khi làm việc trên máy vi tính xong, ta thường 
tắt máy bằng cách ''Shut Down'', tắt màn hình, rồi cứ để vậy mà đi về. Người 
thao tác yên tâm rằng máy đã được tắt toàn bộ. Thực tế không phải như vậy! 
Tuy đèn tín hiệu của CPU đã tắt, màn hình đã hết sáng, nhưng vẫn còn một dòng 
điện nhỏ chạy qua máy. Đây không phải dòng điện rò mà là một dòng điện 
thường trực. Tuy cường độ của nó không lớn nhưng tổng cộng lại đó là một giá 
trị đáng kể, gây nên lãng phí điện một cách vô ích. Đối với các thiết bị điện tử 
khác có điều khiền từ xa như ti vi, đèn, quạt cũng không nên để chế độ đèn chờ 
 44 
(đèn đỏ). Mỗi mạch đèn chờ tiêu thụ 8W, tương đương với một bóng đèn 
compact 7W. Tổng năng lượng do đèn chờ tiêu thụ trong cả nước cũng là một 
con số khá lớn. 
Vừa qua có nước ở châu Âu đã tiến hành thí điểm về việc này. Họ ra lệnh tại 
khu vực hành chính sự nghiệp và bộ phận văn phòng của các doanh nghiệp, cán 
bộ sau khi rời phòng làm việc phải rút hết dây nguồn ra khỏi ổ cắm. Kết quả là 
lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng giảm được đến 10%. 
Nếu nước ta áp đụng, có thể làm theo cách khác khoa học hơn. Nên tách 
nguồn điện cung cấp cho các ổ cắm trong cơ quan thành một mạch riêng, có cầu 
dao tổng. Sau giờ làm việc, người trực điện của cơ quan có nhiệm vụ cúp cầu 
dao tổng, đến giờ làm việc lại đóng lại. Đây là cách làm triệt để nhất đồng thời 
cũng trárth được các hiện tượng lãng phí điện trong giờ nghỉ trưa mà chúng ta đã 
bàn đến ở mục 2. 
4. Bố trí độ chiếu sáng hợp lý ở các phòng làm việc: 
ở các nước tiên tiến, độ chiếu sáng của các phòng làm việc phải tuân thủ 
đúng quy định của Nhà nước. Có những phòng cần độ chiếu sáng cao, cũng có 
những phòng chỉ cần chiếu sáng vừa đủ. Phòng cần độ chiếu sáng cao như 
phòng kỹ thuật, phòng đồ họa, hội trường... Phòng có độ chiếu sáng vừa đủ như 
phông lưu trữ, phòng tiếp khách, phòng chờ, phòng tạp vụ toa lét... Độ chiếu 
sáng này được đo hẳn hơi bằng lux kế chứ không phải được ước lượng bằng mắt 
như ở nước ta. 
Nếu bố trí chiếu sáng hợp lý, lượng điện năng tiêu thụ của khu vực hành 
chính sự nghiệp sẽ giảm đi được từ 1 - 2%. 
5. Tiết kiệm điện thông qua biện pháp chế tài: 
Vấn đề cuối cùng là việc tiết kiệm điện cũng có thể được thực hiện tốt thông 
qua các biện pháp chế tài. Muốn vậy ta nên xây dựng một định mức về tiêu thụ 
đến cho các cơ quan hành chính và sự nghiệp trong toàn quốc. 
Khi đã có định mức hợp lý và được mọi người thừa nhận, Nhà nước không 
nhất thiết phải có sự kiểm tra hàng ngày mà chỉ cần dùng biện pháp chế tài là đủ. 
Lúc đó mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp có một mức khoán tiền điện nhất định. 
 45 
Những đơn vị biên chế lớn có thể chia thành nhiều khối chức năng để tiến hành 
việc này. Nếu cuối tháng đơn vị vẫn hoàn thành tốt khối lượng công việc mà lại 
dùng điện ít hơn thì sẽ được khen thưởng thích đáng. Nếu dùng nhiều hơn thì 
phải bị trừ vào quỹ tiền lương. Chỉ cần có quy định như trên thì dù không hô 
hào, kêu gọi, mọi người vẫn tự giác tiết kiệm và nhắc thở nhau tiết kiệm điện. 
Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm điện trong thời buổi năng 
lượng khan hiếm hiện nay. Đặc điểm của nó là vẫn đạt được hiệu quả tiết kiệm 
điện như những biện pháp khác mà không tốn (hoặc tốn rất ít) vốn đầu tư ban 
đầu. Đây là một điều rất phù hợp với tình hình ngân sách eo hẹp của nước ta. Tất 
nhiên việc chấn chỉnh phương thức tác nghiệp, đấu tranh với những thói quen lỗi 
thời là việc làm khó và tốn nhiều thời gian, nhưng nếu các cán bộ quản lý các 
cấp và toàn dân ta nhất trí và quyết tâm thực hiện thì trong thời gian sắp tới sẽ 
tiết kiệm được một số năng lượng khá lớn cho nền kinh tế quốc dân. 
 3.4.3 Hệ số công suất và vấn đề tiết kiệm năng lượng 
 3.4.3.1 Hiệu quả của việc nâng cao hệ số công suất 
Công suất truyền từ nguồn đến tải luôn tồn tại 2 thành phần : Công suất tác 
dụng và công suất phản kháng. Công suất tác dụng đặc trưng cho khả năng sinh 
ra công hữu ích của thiết bị, đơn vị W hoặc kW. Ví dụ như công suất cơ (sức 
kéo) của động cơ. Công suất phản kháng không sinh ra công hữu ích nhưng nó 
lại cần thiết cho quá trình biến đổi năng lượng, đơn vị VAR hoặc kVAR. Có thể 
hiểu nôm na đó là thành phần từ hóa, tạo từ trường trong quá trình biến đổi năng 
lượng điện thành các dạng năng lượng khác, hoặc từ năng lượng điện sang chính 
năng lượng điện. 
3.4.3.2 Các biện pháp nâng cao hệ số công suất 
Các thiết bị bù công suất: 1. Bù trên lưới điện ápTrong mạng lưới hạ áp, bù 
công suất được thực hiện bằng :Tụ điện với lượng bù cố định (bù nền). Thiết bị 
điều chỉnh bù tự động hoặc một bộ tụ cho phép điều chỉnh liên tục theo yêu cầu 
khi tải thay đổi. Chú ý : Khi công suất phản kháng cần bù vượt quá 800KVAr và 
tải có tính liên tục và ổn định, việc lắp đặt bộ tụ ở phía trung áp thường có hiệu 
 46 
quả kinh tế tốt hơn. 2. Tụ bù nền Bố trí bù gồm một hoặc nhiều tụ tạo nên lượng 
bù không đổi. việc điều khiển có thể thực hiện: Bằng tay: dùng CB hoặc LBS ( 
load – break switch Bán tự động: dùng contactor. Mắc trực tiếp vào tải đóng 
điện cho mạch bù đồng thời khi đóng tải.Các tụ điện được đặt: Tại vị trí đấu nối 
của thiết bị tiêu thụ điện có tính cảm ( động cơ điện và máy biến áp ). Tại vị trí 
thanh góp cấp nguồn cho nhiều động cơ nhỏ và các phụ tải có tính cảm kháng 
đối với chúng việc bù từng thiết bị một tỏ ra quá tốn kém. Trong các trường hợp 
khi tải không thay đổi. Bộ tụ bù điều khiển tự động ( bù ứng động ) 
- Bù công suất thường được hiện bằng các phương tiện điều khiển đóng ngắt 
từng bộ phận công suất. Thiết bị này cho phép điều khiển bù công suất một cách 
tự động, giữ hệ số công suất trong một giới hạn cho phép chung quanh giá trị hệ 
số công suất được chọn. 
- Thiết bị này được lắp đặt tại các vị trí mà công suất tác dụng và công suất 
phản kháng thay đổi trong phạm vi rất rộng. ví dụ: tại thanh góp của tủ phân 
phối chính, tại đầu nối của các cáp trục chịu tải lớn. 
3.4.4 Một số thiết bị điện hiệu suất cao (câu hỏi thảo luận) 
Chương 4: Sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả (co file PDF) 
4.1 Sử dụng xăng dầu khí đốt tiết kiệm hiệu và hiệu quả. 
4.1.1 Khai thác và sản xuất xăng dầu khí đốt 
4.1.1.1 Quá trình sản xuất xăng dầu khí đốt từ dầu mỏ 
4.1.1.2 Hiện trạng khai thác xăng dầu trên thế giới và ở Việt Nam 
4.1.2 Sử dụng xăng dầu khí đốt 
4.1.2.1 Các ứng dụng của xăng dầu khí đốt 
4.1.2.2 Hiện trạng sử dụng xăng dầu khí đốt trên thế giới và ở Việt Nam 
4.1.2.3 Các vấn đề xảy ra khi sử dụng xăng dầu khí đốt 
4.1.3 Sử dụng xăng dầu khí đốt tiết kiệm hiệu quả 
4.2 Sử dụng than tiết kiệm hiệu quả 
4.2.1 Sản xuất than ở Việt Nam 
4.2.2 Tình hình sử dụng than ở Việt Nam 
4.2.3 Sử dụng than tiêt kiệm và hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_su_dung_nang_luong_tiet_kiem_hieu_qua.pdf