Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp

Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm và những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân

và kinh tế trang trại;

- Trình bày được Vai trò, vị trí của kinh tế hộ, trang trại và các giải pháp phát

triển kinh tế hộ-trang trại của chính phủ.

1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của hộ kinh tế hộ nông dân

1.1.1. Một số khái niệm về kinh tế hộ nông dân

Gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, là tập hợp những người gắn bó với nhau

bằng quan hệ hôn nhân (vợ chồng) và huyết thống. Hộ gia đình là những người sống

chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và chung một ngân quĩ.

Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất tự cấp, tự túc kết hợp với sản xuất hàng

hóa nhỏ, chủ yếu dựa trên sức lao động và tư liệu sản xuất của hộ gia đình. Kinh tế hộ

gia đình giữ vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các hộ

nông dân ở miền xuôi còng như ở miền núi.

Hộ nông dân là những hộ ở nông thôn chủ yếu hoạt động theo nghĩa rộng bao

gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.

1.1.2. Đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế rất phổ biến với một đất nước nông

nghiệp. Loại hình kinh tế này có những đặc trưng cơ bản sau:

- Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.

- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ, từ tự

cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ này quyết định quan hệ giữa

hộ nông dân và thị trường.

- Các hộ nông dân, ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi

nông nghiệp với các mức độ khác nhau

- Vai trò, chức năng của hộ nông dân:

+ Chức năng kinh tế: Đây là chức năng nổi bật của hộ và bản thân hộ cần sản

xuất, kinh doanh. Để đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết trước hết là cho hộ, sau đó là cho

xã hội. Thực hiện chức năng kinh tế, hộ phải hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất,

kinh doanh và đầu tư.

+ Chức năng tiêu dùng: Chức năng này liên quan chặt chẽ với chức năng kinh tế,

làm tiền đề, cơ sở lẫn cho nhau.

+ Chức năng tái sinh sản nguồn nhân lực.

+ Chức năng giáo dục đào tạo.

1.1.3. Phân loại kinh tế hộ

a) Phân loại dựa trên các yếu tố tự nhiên

Căn cứ vào địa hình và vùng kinh tế, hộ nông dân được phân chia thành các loại

như sau:

* Theo địa hình

- Hộ nông dân đồng bằng

- Hộ nông dân trung du, miền núi.

* Theo vùng kinh tế

- Miền núi và trung du Bắc Bộ.

- Đồng bằng sông hồng.

- Ven biển Bắc Trung Bộ.

- Ven biển Nam Trung Bộ.

- Tây Nguyên.

- Đông Nam Bộ.

- Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cách phân loại này cho phép tìm hiểu đặc điểm kinh tế hộ nông dân từng vùng

và so sánh hoạt động kinh tế giữa các vùng.

b) Phân loại dựa trên các yếu tố kinh tế: Đây là cách phân loại thường được sử

dụng, tuỳ thuộc mục tiêu nghiên cứu cụ thể chúng ta có thể chọn theo các cách sau:

- Phân loại dựa vào thu nhập: Chia ra các nhóm hộ Giàu – Khá - Trung bình và

Nghèo. Cách này có hạn chế do kê khai hoặc điều tra thu nhập khó chính xác.

- Phân loại dựa vào mức độ đa dạng hoá sản xuất.

Ví dụ: Nhóm hộ thuần nông.

Nhóm hộ kinh doanh tổng hợp loại sản xuất – kinh doanh.

Nhóm hộ phi nông nghiệp v.v.7

- Ngoài ra có thể phân loại hộ nông dân theo yếu tố xã hội nhưng ít được dùng.

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang xuanhieu 2161
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp

Giáo trình Quản lý kinh tế hộ & trang trại nông lâm nghiệp
kinh doanh của từng 
loại cây, con, so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm, cuối cùng đi đến một 
quyết định hợp lý cho việc cải tiến tổ chức sản xuất – kinh doanh kỳ sau. 
Phương pháp phân tích là dựa vào các chỉ tiêu kinh tế đó tính toán được cho từng 
cây, từng con để: 
- So sánh tình hình thực hiện với dự kiến đạt được khi xây dựng phương án kinh 
doanh. 
- So sánh giữa cây, con này với cây, con khác để lựa chọn cây trồng, vật nuôi có 
hiệu quả hơn. 
Sau khi phân tích phải trả lời được các câu hỏi: 
- Nên lựa chọn cây, con nào đưa vào sản xuất - kinh doanh là có hiệu quả kinh tế 
cao hơn? 
- Cùng một cây hay một con nào đó, vụ này, lứa này, năm này so với dự kiến ban 
đầu, so với vụ trước, lứa trước, năm trước có hiệu quả kinh tế cao hơn hay thấp hơn, vì 
sao? có biện pháp gì để phát huy hay khắc phục. Đó là cơ sở khoa học để đưa ra quyết 
định cuối cùng của người quản lý 
5.3.3. Các chỉ tiêu dùng để phân tích kinh tế 
Mỗi chỉ tiêu kinh tế dưới đây thể hiện hiệu quả của một mặt quản lý nhất định và 
thích hợp với một loại kinh doanh cây, con nào đó, vì vậy khi phân tích cần tùy theo 
điều kiện cụ thể mà lựa chọn chỉ tiêu sử dụng cho thích hợp. 
a) Các chỉ tiêu chính 
* Tổng doanh thu: 
- Trước hết cần phải xác định khoản thu của hộ bao gồm những khoản gì? 
44 
- Căn cứ vào giá nông sản trên thị trường địa phương để tính ra giá trị tổng thu. 
- Tổng doanh thu = Sản lượng hàng hóa bán ra x Giá bán một đơn vị sản phẩm. 
* Tổng chi: 
Xác định tổng chi của hộ: Trước hết cần xác định từng khoản chi phí của hộ đã 
chi trong quá trình sản xuất bao gồm những khoản chi phí mua ngoài như: Phân bón, 
thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc; căn cứ vào giá mua để tính toán chi phí cho sản xuất. 
Tổng chi = Các khoản phải mua ngoài x Giá mua. 
* Chi phí sản xuất: 
- Bao gồm tổng các khoản phải chi phí và giá trị công lao động. 
- Chi phí sản xuất = Tổng chi + Giá trị công lao động 
* Tổng lợi nhuận: 
Tổng lợi nhuận của một loại cây, con kinh doanh = Tổng doanh thu của một loại 
cây, con – Tổng chi phí sản xuất kinh doanh. 
* Thu nhập: 
- Thu nhập = Tổng doanh thu - Tổng chi. 
* Mức thu nhập tính trên một ngày công: 
 Thu nhập sau một chu kỳ SX 
Mức thu nhập tính trên một ngày công = -------------------------------------------- 
 Số ngày công LĐ SD trong cả CK SX 
Lưu ý: Thu nhập sau một chu kỳ sản xuất tính cả phần tự tiêu dùng. 
* Số vòng quay vốn trong một năm: 
 Tổng doanh thu trong năm – Thuế 
Số vòng quay vốn trong một năm = ------------------------------------------- 
 Vốn đưa vào kinh doanh 
Số vòng quay vốn trong một năm càng nhiều thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 
b) Các chỉ tiêu phụ: 
 Tổng Doanh thu trừ thuế 
- Doanh thu trên một ĐV DT = ------------------------------ 
 DT dùng vào kinh doanh 
 Tổng Doanh thu trừ thuế 
- Doanh thu trên một đồng vốn = ---------------------------------- 
 Số vốn đưa vào kinh doanh 
 Tổng lợi nhuận thu được của một loại cây trồng 
45 
- Lợi nhuận thu trên 1 ĐV DT = --------------------------------------------------------- 
 Diện tích dùng vào kinh doanh 
- Tỷ suất lợi nhuận trên 1 đồng Tổng lợi nhuận trong chu kỳ KD 
 vốn đưa vào KD = ------------------------------------------ 
 Toàn bộ vốn đưa vào Kinh doanh 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Thế nào là hạch toán sản xuất kinh doanh hộ-trang trại? Hạch toán có tác dụng 
gỡ? Nêu đặc điểm và nguyên tắc hạch toán này? 
2. Chi phí sản xuất là gỡ? Sản xuất kinh doanh của trang trại thường phát sinh 
những chi phí nào? 
3. Thế nào là giá thành sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập? Cách tính? 
46 
CHƯƠNG VI: THỊ TRƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ở 
HỘ-TRANG TRẠI 
Mục tiêu: 
- Trình bày được khái niệm, chức năng, đánh giá nhu cầu của thị trường; 
- Trình bày được mục đích của việc thăm dò thị trường, các phương pháp nghiên 
cứu thị trường; 
- Phân biệt được thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa sản xuất kinh doanh ở hộ và 
trang trại. 
6.1. Khái niệm về thị trường 
Thị trường: Trong kinh tế học và kinh doanh, thị trường là nơi người mua và 
người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp 
với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. 
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định 
nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, 
thị trường vốn, v.v... 
Một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các 
hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị 
trường miền Trung. 
Thị trường: Trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan 
hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ 
cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. 
Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch 
vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ. 
6.2. Chức năng của thị trường 
Thừa nhận cụng dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đó 
chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, bán với 
giá thế nào. 
Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến 
động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của ác loại hàng 
hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa. Kích thích hoặc hạn chế sản xuất 
và tiêu dùng. 
6.3. Đánh giá nhu cầu thị trường: 
Trước khi bắt đầu công việc sản xuất ra sản phẩm hàng hoá hay kinh doanh, điều 
cơ bản nên biết là liệu có khách hàng hay không – có thị trường cho loại sản phẩm và 
dịch vụ đó không? Để làm được việc này phải điều tra/ thăm dò thị trường. 
47 
6.4. Mục đích của việc thăm dò thị trường 
- Xác định xem người dân muốn mua cái gì? 
- Đánh giá của họ về những sản phẩm mà chúng ta quan đang quan tâm như thế 
nào? Từ đó, xác định chất lượng, mẫu mã của sản phẩm phù hợp với nhu cầu của 
khách hàng. 
- Đâu là nơi tốt nhất để bắt đầu việc kinh doanh? 
- Xác định đâu là nhóm đối tượng khách hàng chính cho sản phẩm của mình 
(khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng) 
- Bao nhiêu sản phẩm hoặc dịch vụ bạn có thể bán được? -> Quy mô sản xuất ra 
sản phẩm. 
- Cách đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào? 
6.5. Các phương pháp nghiên cứu thị trường 
6.5.1. Quan sát 
Khách hàng ở đó họ muốn mua cái gỡ ? 
Giá họ trả thế nào? 
Chất lượng của sản phẩm và phục vụ như thế nào? 
Cửa hàng có phải là nơi thuận lợi để mua hàng không? 
Người bán hàng có vui vẻ hoà nhã khụng? 
Cửa hàng có sạch sẽ không? 
Cửa hàng trang trí có đẹp không? 
Cửa hàng có gần các cửa hàng khác không? 
Cách họ bày bán sản phẩm ra làm sao? 
Mẫu mã các sản phẩm như thế nào? 
Cùng một loại hàng nhưng họ có bao nhiêu loại sản phẩm 
6.5.2. Phỏng vấn trực tiếp 
* Đối tượng để phỏng vấn: 
- Khách tham quan 
- Người dân đi mua hàng 
- Giới trẻ 
- Cán bộ công chức... 
* Nội dung để phỏng vấn: 
- Nguồn gốc sản phẩm của họ từ đâu? 
- Quy trình sản xuất ra làm sao? 
-Họ làm như thế nào để chứng minh sản phẩm của mỡnh? (Cơ sở pháp lý của sản 
phẩm) 
- Đánh giá của khách hàng? 
48 
- Nhu cầu của khách hàng? 
6.6. Thương hiệu 
6.6.1. Khái niệm về thương hiệu 
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của 
nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ 
sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường 
được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. 
Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): Là 
một dấu hiệu (hữu hình và vụ hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay 
một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức 
Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương 
hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, 
nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương 
hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhón hiệu hàng háa: Innova, Camry... 
6.6.2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu 
Phần đọc được: Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác 
của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway, PGrand, 3M...), 
tên sản phẩm (555, Coca Cola), câu khẩu hiệu (Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc, hát, câu 
slogan đặc trưng và các yếu tố phát âm khác. 
Phần không đọc được: Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm 
nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen của Vietnam 
Airlines), màu sắc (màu xanh của Nokia, đỏ của Coca-Cola, hay kiểu dáng thiết kế, 
bao bỡ (kiểu chai bia Henniken) và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khỏc. 
6.6.3. Phân biệt giữa thương hiệu với nhãn hiệu 
Thương hiệu Nhãn hiệu 
- Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình 
và vụ hình) đặc biệt để nhận biết một sản 
phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó 
được sản xuất hay được cung cấp bởi một 
cá nhân hay một tổ chức 
- Thương hiệu bao gồm: 
+ Phần đọc được: Bao gồm những yếu tố 
có thể đọc được, tác động vào thính giác 
của người nghe như tên công ty, doanh 
nghiệp (ví dụ như: Gateway, PGrand, 
3M...), tên sản phẩm (555, Coca Cola), 
câu khẩu hiệu (Tôi yêu Việt Nam), đoạn 
nhạc, hát, câu slogan đặc trưng và các yếu 
- Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu 
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại 
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác 
nhau. 
- Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, 
hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó 
được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu 
sắc. 
Nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm 
và/hoặc bao bì sản phẩm để phân biệt sản 
phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất 
khác nhau 
Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện 
49 
tố phát âm khác. 
+ Phần không đọc được: 
Bao gồm những yếu tố không đọc được 
mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị 
giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bụng 
sen của Vietnam Airlines). 
dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của 
các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau. 
- Nhãn hiệu hàng hoá bao gồm: 
Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc 
không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ 
viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu. 
Hình vẽ, ảnh chụp. Chữ hoặc tập hợp các 
chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Nêu khái niệm và chức năng của thị trường? Nghiên cứu thị trường thường sử 
dụng những phương pháp nào? 
2. Thương hiệu là gì? Thương hiệu và nhãn hiệu khá nhau ở những điểm nào? Để 
một sản phẩm nông lâm nghiệp trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường cần thực 
hiện tốt những yếu tố nào? Lấy ví dụ áp dụng cho một sản phẩm nông lâm nghiệp ở 
địa phương em? 
50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Văn Viện, 2012, Bài giảng Quản lý kinh tế hộ và trang trại, Học viện nông 
nghiệp Việt Nam 
2. Phan Đức Dũng, 2014, Kế toán chi phí giá thành, NXB Thống kê 
3. Đỗ Thị Bắc-Nguyễn Công Giáo-Trần Quang Huy,2003, Giáo trình Marketing 
nông nghiệp, NXB Nông nghiệp 
4. NGhị quyết của chính phủ số 03/2000/NQ-CP về phát triển kinh tế trang trại 
51 
MỤC LỤC 
Trang 
CHƯƠNG I: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỘ - TRANG TRẠI .... 5 
1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản của hộ kinh tế hộ nông dân .................................... 5 
1.2. Nhận thức chung về kinh tế trang trại .................................................................. 7 
1.3. Vai trò, vị trí của kinh tế hộ, trang trại và các giải pháp phát triển kinh tế hộ-
trang trại của chính phủ ............................................................................................... 9 
CHƯƠNG II: LỰA CHỌN CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở HỘ - 
TRANG TRẠI ............................................................................................................... 13 
2.1. Vai trò và sự cần thiết lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại 13 
2.2. Những căn cứ để lựa chọn hoạt động sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại ........ 14 
2.3. Trình tự các bước sản xuất kinh doanh ở hộ-trang trại ...................................... 15 
CHƯƠNG III: QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT ............................................... 17 
3.1. Quản lý các yếu tố sản xuất kinh tế hộ ............................................................... 17 
3.2. Quản lý các yếu tố sản xuất kinh tế trang trại .................................................... 21 
3.3. Quản lý các nguồn tài nguyên trong trang trại ................................................... 23 
3.4. Quản lý kỹ thuật ................................................................................................. 24 
3.5. Thị trường ........................................................................................................... 24 
3.6. Hạch toán kinh doanh (HTKD) .......................................................................... 25 
3.7. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................................... 25 
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TRANG 
TRẠI NÔNG LÂM NGHIỆP ........................................................................................ 27 
4.1 Lập phương án sản xuất kinh doanh của hộ ........................................................ 27 
4.2. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của trang trại ...................................... 28 
4.3. Lập kế hoạch sản xuất trong trang trại ............................................................... 29 
CHƯƠNG V: HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH Ở HỘ-TRANG TRẠI .... 38 
5.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc hạch toán sản xuất kinh doanh hộ-trang trại . 38 
52 
5.2. Nội dung hạch toán sản xuất kinh doanh hộ-trang trại ....................................... 38 
5.3. Hạch toán và phân tích kinh tế hộ ..................................................................... 42 
CHƯƠNG VI: THỊ TRƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ở HỘ TRANG 
TRẠI .............................................................................................................................. 46 
6.1. Khái niệm về thị trường ...................................................................................... 46 
6.2. Chức năng của thị trường ................................................................................... 46 
6.3. Đánh giá nhu cầu thị trường: .............................................................................. 46 
6.4. Mục đích của việc thăm dò thị trường ................................................................ 47 
6.5. Các phương pháp nghiên cứu thị trường ............................................................ 47 
6.6. Thương hiệu ........................................................................................................ 48 
6.6.3. Phân biệt giữa thương hiệu với nhãn hiệu ....................................................... 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 50 
53 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_kinh_te_ho_trang_trai_nong_lam_nghiep.pdf