Giáo trình Phòng trừ dịch hại

1.1. Khái niệm về sâu, bệnh hại cây trồng

- Dịch hại cây trồng: trên cơ thể cây trồng và xung quanh cơ thể cây trồng có

nhiều sinh vật cùng tồn tại, có loài cần cho hoạt động sống của cây, có loài lấy cây trồng

làm thức ăn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

- Sâu hại là những động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp chuyên gây

hại trên cây trồng. Sau khi trưởng thành cơ thể gồm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng. Ngực

mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.

- Bệnh hại cây trồng là hiện tượng cây không bình thường về chức năng sinh lý,

cấu tạo, hình thái, cây phát triển kém làm giảm năng suất và phẩm chất hoặc có thể chết.

Nguyên nhân do:

+ Do vi sinh vật (vi rus, vi khuẩn, nấm, ): gây bệnh lây lan;

+ Do điều kiện sống không thuận lợi (thời tiết, thừa thiếu chất dinh dưỡng,.): gây

ra bệnh không lây lan.

1.2. Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng

1.2.1.Tác hại của sâu hại cây trồng

- Thiệt hại do sự ăn phá trực tiếp

Hầu hết sự thiệt hại trên cây trồng được gây ra là do sự ăn phá trực tiếp trên cây

trồng của côn trùng. Sự thiệt hại thay đổi tùy theo nhóm côn trùng, tùy theo các đặc tính

nội tại của côn trùng cũng như các điều kiện môi trường. Sự thiệt hại có thể từ rất nhẹ

đến gây chết toàn bộ.

6- Thiệt hại do đẻ trứng

Một số côn trùng có tập quán đẻ trứng trong các bộ phận của cây, tập quán này đã

ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây trồng, một số loài ve sầu khi đẻ

trứng vào cành thường làm cho cành dễ bị gãy, một số loại khác đẻ trứng vào lá, vào quả

làm cho lá và quả không phát triển bình thường và làm quả kém chất lượng.

- Thiệt hại do truyền bệnh cho cây trồng

Trong thời gian gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rõ vai trò của

côn trùng trong việc truyền bệnh cho cây trồng, khoảng 200 loại bệnh trên cây trồng là do

côn trùng truyền, và đa số bệnh này là bệnh siêu vi khuẩn.

Côn trùng có thể truyền bệnh cho cây bằng 3 cách:

+ Khi côn trùng chích hút cây trồng để lấy thức ăn, vết chích là cửa ngõ cho mầm

bệnh xâm nhập vào cây trồng. Nhiều loại mầm bệnh đã xâm nhập vào cây bằng phương

thức này.

+ Mầm bệnh có thể được mang trên hay trong cơ thể côn trùng và được côn trùng

truyền từ cây nầy sang cây khác. Các loài ruồi và ong là tác nhân chủ yếu để truyền bệnh

theo phương thức này.

+ Mầm bệnh có thể được tích trữ trên cơ thể côn trùng trong một thời gian ngắn

hoặc trong cơ thể côn trùng trong một thời gian dài và được tiêm vào cây trồng khi côn

trùng chích hút. Các loài côn trùng chích hút như rầy mềm, rầy nâu, rầy xanh, rầy chổng

cánh. là tác nhân truyền bệnh chủ yếu của phương thức này, hầu hết các bệnh được

truyền là bệnh siêu vi khuẩn, vi khuẩn, mycoplasma, như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên

lúa được truyền bởi rầy nâu, bệnh khảm trên mía được truyền bởi rầy mềm, bệnh vàng lá

gân xanh trên cam quýt được truyền bởi rầy chổng cánh, bệnh Mycoplasma chủ yếu được

truyền bởi rầy lá.

- Sự thiệt hại gây ra do sự ăn phá trực tiếp của côn trùng có thể rất quan trọng,

nhưng một tác nhân truyền bệnh, dù chỉ một vài cá thể cũng có thể làm giảm năng suất

cây trồng một cách trầm trọng và có thể giết hàng loạt cây trồng và khi cây đã bị nhiễm

các loại bệnh nầy thì rất khó trị.

1.2.2. Tác hại của bệnh hại cây trồng

- Bệnh làm giảm năng suất của cây trồng: do cây bị chết, do một bộ phận thân,

cành lá, củ, quả bị huỷ hoại. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, còi cọc.dẫn đến năng suất

giảm. Nếu dịch bệnh bùng phát có thể làm giảm sản lượng trên diện tích rộng gây thiệt

hại kinh tế lớn.

- Bệnh làm giảm phẩm chất nông sản khi thu hoạch và cất trữ

- Bệnh làm giảm giá trị thẩm mỹ của hàng hoá: bệnh loét cam gây ra những vết lở,

loét trên quả.

- Bệnh làm giảm sức sống hoặc gây chết hom giống, mắt ghép, gốc ghép, cành

ghép, các sản phẩm nuôi cấy mô tế bào., trong nhân giống vô tính và giảm sức nảy

mầm gây chết cây con khi bệnh nhiễm trên hạt giống.

7- Bệnh cây còn gây ô nhiễm đất trồng trọt, vi sinh vật gây bệnh nằm trong tàn dư

rơi xuống đất và tuyến trùng trong đất đã làm đất trở thành một nơi nhiễm bệnh rất nguy

hiểm cho vụ trồng trọt sau. Hoá chất phòng trừ bệnh tích tụ lại trong đất ức chế vi sinh

vật có ích, làm ô nhiễm môi trường.

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 1

Trang 1

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 2

Trang 2

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 3

Trang 3

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 4

Trang 4

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 5

Trang 5

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 6

Trang 6

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 7

Trang 7

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 8

Trang 8

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 9

Trang 9

Giáo trình Phòng trừ dịch hại trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 71 trang xuanhieu 8340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng trừ dịch hại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phòng trừ dịch hại

Giáo trình Phòng trừ dịch hại
ận lợi ở điều kiện có nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp
cho sự phát triển của bệnh là 0 - 350C, ở nhiệt độ không khí 200C trở xuống bệnh phát
triển chậm. Vườn ươm vườn trồng gặp mưa nhiều hoặc quá ẩm ướt bệnh phá hại nặng.
Sự phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố đất đai, phân bón, mật độ
trồng... Đất cát thoát nước bệnh nhẹ hơn đất sét, đất thịt. Ngoài ra, tuyến trùng hại rễ cây
đã mở đường cho nấm bệnh xâm nhiễm thuận lợi. Đặc biệt vào lúc nhổ cây con đem
trồng nếu đất có tuyến trùng có thể làm cây con chết tới 100%.
d. Biện pháp phòng chống
- Thực hiện luân canh với lúa nước hoặc với cây họ hoà thảo. Trồng giống chống
bệnh có tác dụng giảm bệnh rõ rệt.
- Xây dựng hệ thống thoát nước tốt ở vườn ươm và vườn trồng, vun luống cao tránh
để cây bị ứ đọng nước.
- Chăm sóc cây con, bón phân khoáng cân đối, tới nước sạch và không tạo vết thư-
ơng trong quá trình chăm sóc.
- Vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch, tiêu huỷ, đốt hoặc chôn sâu cây bị bệnh.
64
- Gieo trồng các giống thuốc lá chống bệnh.
- Phun thuốc phòng trừ kịp thời khi thấy bệnh xuất hiện. Phun ở vườn ươm trước
khi nhổ cây con và ở ruộng trồng khi bệnh chớm phát sinh.
Có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
Aliette 80 WP với lượng dùng 2,5 - 3,5 kg/ha; Zineb 80 WP hoặc Manep (Dithane
M.) 80 WP nồng độ 0,2 - 0,3%.
6.2.2. Bệnh đốm mắt cua thuốc lá
a. Triệu chứng bệnh
Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ hình tròn, màu nâu, về sau phát triển to dần ra
(kích thước vết bệnh dao động từ 5 - 10mm). Khi đó, ở giữa vết bệnh biến thành màu nâu
xám, lồi lên rìa vết bệnh màu nâu, xung quanh vết bệnh có quầng màu xanh vàng. Khi
gặp điều kiện thời tiết ẩm ướt, ở giữa vết bệnh thường xuất hiện lớp nấm mốc màu trắng
xám. Còn trong điều kiện khô hanh, các vết bệnh cũ thường rách, thủng lỗ chỗ trên lá bị
bệnh.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Nấm gây bệnh Cercospora nicotianae Ellis et Everhart, Bộ Moniliales
c. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Nguồn bệnh: Nấm gây bệnh tồn tại chủ yếu dưới dạng sợi nấm và bào tử phân sinh
trên các mẫu hạt giống và tàn dư bộ phận bị bệnh, đó là nguồn bệnh cho các vụ gieo
trồng thuốc lá sau, năm sau.
Nấm gây bệnh có thể sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ khá rộng từ 7 -
340C, nhưng nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 280C. Vì vậy, trên đồng ruộng, bệnh phá hại
mạnh khi có độ ẩm cao, trời mưa và nhiệt độ không khí từ 23 - 270C.
Vụ thuốc lá xuân thường bị bệnh phá hại nặng, nhất là khi bước vào giai đoạn đầu
thu hoạch. Giai đoạn vườn ươm, nếu đất làm dối, đất trũng, ứ đọng nước, thiếu phân,
kém chăm sóc cây cũng bị hại nặng.
Hầu hết các giống thuốc lá đang gieo trồng ngoài sản xuất đều có thể nhiễm bệnh, kể
cả các giống thuốc lá địa phương, giống nhập nội và lai tạo như giống C176; K326 và
C347,...
d. Biện pháp phòng chống
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn thuốc lá. Ruộng thuốc lá phải đảm
bảo thông thoáng, làm sạch cỏ, không trồng quá dày, thoát nước tốt.
- Thực hiện luân canh 1 - 2 năm với cây họ hoà thảo. Thay đổi đất làm vườn ươm,
tiêu diệt tàn dư cây bệnh ở ruộng sản xuất và vườn ươm ngay sau khi thu hoạch.
- Dùng đúng giống chống bệnh và lấy hạt giống từ cây không bị bệnh, xử lý hạt giống.
- Phun thuốc phòng trừ bệnh kịp thời ở vườn ươm và vườn trồng, kết hợp ngắt tỉa lá
già, lá gốc trước khi phun. Có thể dùng Boocđô 1% hoặc Carbendazim 50SC (0,5 -
0,7lít/ha), Dithane M 80WP (1,5 - 2,0 kg/ha), Tilt super 300ND (0,2 - 0,4 lít/ha) để phun
khi thấy bệnh xuất hiện.
65
6.3. Phòng trừ sâu bệnh hại chè, cao su
6.3.1. Rầy xanh hại chè
a. Triệu chứng và mức độ gây hại
- Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi chích hút nhựa ở búp non theo gân chính và
2 đường gân phụ của lá non, tạo nên những vết châm nhỏ như kim châm. Những lá này
nếu gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá, mép lá đến 1/2 lá. Phần còn lại trở nên
cong queo, cằn cỗi. Bị hại nhẹ lá có thể biến thành màu hồng.
- Tác hại có thể làm cho sản lượng và chất lượng giảm sút nghiêm trọng.
b. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành dài 2 - 4 mm, màu xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác, chính giữa
đỉnh đầu có 1 đường vân trắng và 2 bên có chấm đen nhỏ. Cánh trong mờ, màu xanh lục.
- Trứng hình hơi cong dạng quả chuối tiêu, dài 0,8mm, trứng mới đẻ màu trắng sữa,
sắp nở màu lục nhạt hay hơi nâu.
- Rầy non mới nở màu trắng trong suốt dài 1mm, sau chuyển dần màu xanh vàng dài
2 - 2,2 mm.
c. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
- Rầy trưởng thành sợ ánh nắng trực xạ, rầy có xu tính với ánh sáng đèn yếu và có
đặc tính bò ngang. Khi bị khua động, rầy có thể nhẩy hay lẩn trốn nhanh. Rầy trưởng
thành đẻ trứng rải rác vào mô non, cọng búp và gân chính của lá chè. Mỗi búp từ 2-3
trứng, có khi tới 6 - 8 trứng. 
Rầy non có 5 tuổi. Từ tuổi 3 trở lên hoạt động nhanh nhẹn, có thể bò, nhẩy.
- Nhiệt độ thích hợp từ 25 - 30oC, ẩm độ > 80%.
- Vòng đời của rầy: Mùa hè : 8 ngày; Mùa đông: khoảng 20 ngày.
- Mức độ phát sinh gây hại cũng tùy theo điều kiện sinh thái: Nương chè còn non bị
hại nặng hơn nương chè già, nương chè nhiều cỏ dại, ít chăm sóc cũng bị hại nặng, chè ở
nơi khuất gió cũng bị hại nặng hơn, chè trồng xen bị hại nặng hơn chè trồng thuần.
d. Biện pháp phòng chống
- Chăm sóc cho cây chè sinh trưởng tốt, dọn sạch cỏ dại
- Không nên đốn chè quá sớm hay quá muộn. Thời vụ đốn nên từ cuối tháng 12 đến
giữa tháng 1.
- Hái kỹ búp chè lúc rầy trưởng thành đẻ rộ để giảm số lượng trứng rầy.
- Chú ý phòng trừ trong thời gian rầy phát sinh mạnh. Có thể sử dụng thuốc hóa học
theo liều khuyến cáo như: Cartap 95 SP, Trebon 10 EC, Padan 95 SP
6.3.2. Nhện đỏ hại chè
a. Triệu chứng và mức độ gây hại
66
 Nhện đỏ hại chè sống tập trung ở mặt trên lá bánh tẻ và nhất là lá già, rất ít khi
thấy sống trên lá non và ngọn. Trên lá, tập trung thành từng
đám xung quanh gân chính hoặc bên cạnh
mép lá. Chúng dùng kìm chích vào lá, hút
dịch tạo nên các vết châm nhỏ gần bằng
đầu tăm. Lúc đầu có màu trắng trong, sau
chuyển sang màu nâu đồng hoặc trắng bạc
Khi các vết châm dầy đặc tạo nên các
đốm màu nâu đồng, trên 1 lá có thể thấy một
vài đốm như vậy. Khi bị hại nặng toàn bộ lá
mất màu xanh bóng đặc trưng, chuyển sang
màu nâu, mép lá không buông phẳng mà cong lên làm cho lá dường như bị nhỏ lại, biến dạng
rồi rụng sớm. Trên lá còn thấy các vết bụi trắng, đó chính là xác lột của nhện và vỏ trứng. 
Nhện hại mang tính cục bộ rõ rệt. Chúng hại từng đám lá rồi lan sang cả bụi chè.
Sau đó lan rộng cả lô chè. Trong thời kỳ khô hạn, toàn bộ lô chè hoặc cả nương chè có
thể chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu đồng. Cây chè bị “kiệt” không cho búp trong
thời gian dài và hồi phục rất chậm. 
b. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành có màu nâu đỏ. Cơ thể hình trứng, lồi về phía lưng. Trên lưng có 26
lông dài mọc từ u lông. Chân và xúc biện có màu đỏ tươi. Lông kép phía cuối ống chân
rất ngắn. Nhện đực có màu sáng hơn, cơ thể nhỏ, cuối bụng thon dài, dương cụ cong gần
như vuông góc về phía cuối và cong về phía dưới, hơi chìa ra ngoài. 
Trứng có hình cầu hơi dẹt. Đỉnh giữa trứng có 1 chiếc lông. Lúc mới đẻ trứng có
màu trong suốt, sau chuyển sang màu đỏ tươi và sắp nở có màu nâu tối. Nhện non có 3
tuổi: tuổi 1 có 3 đôi chân màu trắng nhạt, tuổi 2 (protonymph) có 4 đôi chân màu thẫm hơn
và tuổi 3 (deutonymph) có 4 đôi chân, kích thước gần bằng trưởng thành, màu nâu đỏ. 
c. Đặc điểm phát sinh gây hại
Nhện đỏ hại chè có vòng đời khá ngắn (11,53 ngày) và thời gian sống của trưởng
thành tương đối dài. 
Trong năm, tháng 1 và tháng 2 mật độ nhện hại thấp thường dưới 1 con/lá, sang
tháng 3 khi nhiệt độ ấm dần lên, nhện đỏ phát sinh mạnh đạt 2,3 con/lá. Sang tháng 4, 5
và tháng 6 sau những lứa hái đầu tiên cây chè tạo được bộ khung tán với số lượng lá chừa
cao, lúc này cùng với nhiệt độ cao 25 -300C, mật độ nhện đỏ rất cao có thể lên tới 10 con/
lá, cá biệt có nơi 20 - 25 con/lá, trung bình 3 - 5,5 con/lá. Lúc này nếu thời tiết khô hạn
và không được chăm sóc đúng lô chè có thể bị “cháy”. Sang tháng 7, 8, 9 tuy nhiệt độ cao
nhưng các trận mưa rào đã rửa trôi đa số nhện hại nên mật độ nhện hại chỉ còn khoảng
0,6 - 1,1 con/lá. Mật độ nhện hại trong các tháng 10 - 11 cao hơn các tháng mùa mưa chút
ít đạt 1,0 - 2,0 con/lá. Đây có thể được coi là 1 cao điểm phụ. Mật độ nhện hại tiếp tục
giảm dần trong tháng 12 và đạt bình quân 0,9 con/lá. 
Mật độ nhện hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tuổi cây chè, các thao tác
đốn, cây che bóng, nhiệt độ, lượng mưa... và các biện pháp canh tác khác. Nghiên cứu
67
Hình 6.3. Nhện đỏ hại chè
sức tăng quần thể nhện đỏ trên 5 giống chè thấy rằng nhện đỏ có sức tăng quần thể cao và
chúng sinh trưởng mạnh trên các giống PH1, 1A, tiếp theo là các giống Gia Vài, Tham vè
và Trung Du. 
Mật độ nhện đỏ ở các lô đốn đau thường thấp hơn ở các lô đốn phớt, Nơi có cây
che bóng thấp hơn nơi không có cây che bóng. Các thao tác hái như san trật và hái theo
lứa không có ảnh hưởng tới mật độ nhện hại. 
d. Biện pháp phòng chống
Sử dụng biện pháp IPM, trong đó các thao tác như: trồng chè đúng kỹ thuật, bón
phân cân đối, trồng cây che bóng hợp lý có thể làm giảm mật độ nhện đỏ. Tưới nước đầy
đủ, nhất là tưới phun. 
Khi mật độ nhện đạt trên 4 - 6 con/lá cần tiến hành phun thuốc hoá học. Các loại
thuốc có thể sử dụng là Nissorun 5EC, Rufast 3EC, Ortus 5SC, Danitol 10EC với liều
lượng 500 lít/ha.
6.3.3. Bệnh phấn trắng cao su
a. Triệu chứng bệnh
Bệnh hại chủ yếu ở lá. Trên lá non màu đồng tím:
bệnh thường hại phần phiến lá gần gây chính. Bệnh làm lá mất độ láng bóng 
bình thường, lá nhăn theo dị hình rồi chuyển sang màu 
tím tối. Cuối cùng, lá bị khô rụng. Lá bệnh mặt dưới 
có lớp phấn trắng. Trường hợp phiến lá đã bị khô rụng
 thì ngọn cành thường phủ đầy nấm trắng.
Trên lá đã chuyển sang màu xanh nhạt: vết bệnh 
thường bị giới hạn trong những đốm nhỏ. Bệnh hại nụ
và hoa làm nụ không nở được, hoa héo rụng. Bệnh
nặng làm toàn bộ nấm và hoa trên chùm rụng hết, trơ lại
cuống phủ đầy nấm phấn trắng
b. Nguyên nhân gây bệnh 
Nấm gây bệnh Oidium heveae Stein. thuộc bộ Moniliales (Hyphales), lớp Nấm Bất
toàn. Giai đoạn hữu tính thuộc lớp Nấm Túi nhưng rất ít gặp. Cành bào tử đứng thẳng
góc với sợi nấm. Cành không phân nhánh, không màu. Bào tử đính thành chuỗi trên
cành, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước 27 - 45 x 15 - 25 p,m.
c. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh
Bệnh phấn trắng cao su có thể gây hại quanh năm. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết và
số lượng lộc non ở các mùa có quan hệ chặt chẽ đến sự phát sinh lưu truyền bệnh trong
một năm. Do vậy, trong một năm có thể chia làm bốn giai đoạn với đặc điểm phát sinh
bệnh như sau:
- Giai đoạn bệnh phát triển mùa xuân
Cao su sinh trưởng trong mùa xuân hình thành rất nhiều lộc non, ứng với thời tiết thuận
lợi cho nấm phát triển nhân lên nhanh chóng từ các ổ bệnh ban đầu tạo thành dịch bệnh. 
68
Hình 6.4. Bệnh phấn trắng
cao su
- Giai đoạn bệnh tiềm sinh mùa hè
Cao su ở giai đoạn hình thành tán lá đã ổn định, các lá đã chuyển sang màu xanh
đậm hoặc đang già, nhiệt độ cao nấm không có khả năng gây hại. Các sợi nấm trên phiến
lá từ trạng thái hoạt động chuyển sang trạng thái tiềm sinh.
- Giai đoạn bệnh khôi phục mùa thu
Với thời tiết thu nhiệt độ giảm dần tạo điều kiện thuận lợi ở mức nhất định cho hoạt
động của nấm bệnh lại phát triển, đặc biệt trong những năm mưa muộn kéo dài. Tuy
nhiên, trong mùa thu số lượng đọt non lá, lá chóng già, hơn nữa biên độ nhiệt độ ngày và
đêm lớn, do vậy bệnh không phát triển thành dịch. Thời kỳ này đối với nấm chỉ có ý
nghĩa tạo điều kiện tăng thêm số lượng nguồn bệnh để chuẩn bị cho đợt phát triển bệnh
mùa xuân tới.
- Giai đoạn bệnh ngủ nghỉ mùa đông
Với điều kiện mùa đông cây cao su rụng hết lá, nhiệt độ lúc này xuống thấp đã bắt
buộc nấm bước vào giai đoạn ngủ nghỉ.
Tóm lại, diễn biến bệnh phấn trắng cao su lên xuống trong một năm chủ yếu do thời
tiết khí hậu ảnh hưởng lên hai mặt: một ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động, sức sinh
trưởng và phát dục của nấm; mặt khác ảnh hưởng gián tiếp thông qua chu kỳ hình thành
các lộc non và giai đoạn rụng lá. Vì vậy, thời kỳ mùa xuân tạo điều kiện cho bệnh phát
sinh nghiêm trọng dễ gây thành dịch.
d. Biện pháp phòng chống
- Cắt bỏ cành bệnh, quét đốt lá bệnh rụng trên các lô cao su về mùa đông, hạn chế
tược đông phát triển.
- Phun thuốc chứa lưu huỳnh trừ ổ bệnh trung tâm và phun bảo vệ trên diện tích
rộng. Phun bột lưu huỳnh 12 - 15 kg/ha hay nước thuốc lưu huỳnh vôi với nồng độ
0,30Bômê.
Thuốc Anvil 30 - 100 a.i./ha, Bayphidan 125 - 500 a.i./ha, Baycor 125 - 375 a.i./hal
Tilt Super 300ND (0,5 - 0,7 l/ha); Sumi -8 12,5WP (0,02 - 0,03%).
THỰC HÀNH
Nhận biết và phân biệt bệnh hại cây công nghiệp
* Mục đích: Phân biệt các bệnh hại chủ yếu trên cây công nghiệp
* Cách tiến hành
Tổ chức nhóm 3 – 10 học viên thu thập triệu chứng phân loại, xác định
bệnh hại theo hướng dẫn dưới đây:
TT Tên công việc Cách thực hiện
1 Thu thập mẫu Khảo sát trên toàn ruộng thu thập các mẫu triệu chứng.
2 Nhận biết bệnh 
thông qua các triệu
chứng
- Dùng panh gắp mẫu bệnh đặt trên khay.
- Quan sát mẫu bệnh bằng mắt thường.
- Điều chỉnh kính lúp ở vị trí nhìn rõ nhất và quan sát mẫu 
bệnh.
- Mô tả các đặc điểm riêng biệt của các triệu chứng
- Đối chiếu với hình vẽ, ảnh mẫu xác định loại bệnh hại
* Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa
69
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa
1 Thu thập không đầy
đủ triệu chứng
Khảo sát không đầy 
đủ.
Tuân thủ quy định về lấy mẫu.
2 Mô tả triệu chứng 
bệnh không đúng.
Mẫu quá cũ 
Không đặc trưng
Lấy mẫu mới, chú ý bảo quản
3 Xác định sai bệnh
hại
Mẫu không điển
hình. Mẫu héo
So sánh đối chiếu với ảnh mẫu. Gửi 
mẫu về phòng thí nghiệm phân tích.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày triệu trứng, quy luật phát sinh và biện pháp phòng chống một số sâu
bệnh hại cây đậu. lạc, chè, cao su
2. Thực hiện nhận biết và trừ sâu bệnh hại cây đậu. lạc, chè, cao su bằng các biện
pháp phù hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
70
1. Bộ môn Côn trùng, (2001). Trường Đại học Nông nghiệp I – Giáo trình Côn
trùng Đại cương và côn trùng chuyên khoa. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
2. Hoàng Thị Hợi, (2001). Giáo trình Côn trùng nông nghiệp. Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
3. Hà Quang Hùng, (1998). Giáo trình Quản ly tổng hợp dịch hại cây trồng
nông nghiệp. hà xuất bản Nông nghiệp.
4 Vũ Triệu Mân & Lê Lương Tề, (2004). Giáo trình bệnh cây, NXB Nông
nghiệp HN. 
5 Tạ Quang Thu, (2009). Giáo Trình Bệnh cây học. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
6 Nguyễn Công Thuật, (1996). Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
7 Phạm Thị Thùy, (2004). Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật. Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà nội.
8 Viện Bảo vệ thực vật, (1997). Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Tập I:
Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. Nhà xuất
bản Nông nghiệp. 
9 Viện Bảo vệ thực vật, (2000). Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật. Tập
III: Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại cây trồng cạn. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
71

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_tru_dich_hai.pdf