Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2)

Bước 1 (Tạo dựng): Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên

còn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng

như năng lực cá nhân. Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng

lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như không có nhóm nào có được sự

tiến bộ trong giai đoạn này.

Bước 2 (Công phá) : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các

thành viên thường cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công

việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể

sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối mặt với những điều trước đây

họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải mái. Tất cả “sức mạnh”

của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và hướng tới mục

tiêu chung.

Bước 3 (Ổn định) : Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm

quen dần và điều hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến

giảm dần và tính hợp tác tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công

việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể trong hiệu quả công việc.

Bước 4 (Hoàn thiện): Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi

được với điểm mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trò

của họ là gì. Mọi người đã cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay được

nêu ra thảo luận vì họ không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết

định của mình như một công cụ để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên những

nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn

thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang duykhanh 13800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2)

Giáo trình Nhập môn về kỹ thuật (Phần 2)
và ngoài xã hội. 
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng cần thiết trong học 
tập và làm việc bởi vì cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải 
giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào. Chương này trình bày một số vấn 
đề cơ bản về giải quyết vấn đề trong kỹ thuật 
Mục tiêu của chương cung cấp giúp cho sinh viên: 
+ Những khái niệm cơ bản về vấn đề và giải quyết vấn đề trong kỹ thuật. 
+ Quy trình giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua sáu bước. 
+ Một số kỹ thuật, công cụ và phương pháp cơ bản thường dùng để giải quyết 
vấn đề trong kỹ thuật. 
4.1 Khái niệm 
4.1.1 Vấn đề 
Một vấn đề là một tình huống, có số lượng hoặc không có số lượng, mà một cá 
nhân hoặc nhóm người được yêu cầu phải giải quyết. Vấn đề là một cơ hội để cải 
thiệ, sự khác biệt giữa trình trạng hiện tại và tình trạng mong muốn, là kết quả của 
việc nhìn nhận một sự việc không hoàn thiện trong hiện tại và sự tin tưởng vào khả 
năng có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn. 
4.1.2 Phân loại vấn đề 
Phân loại theo độ khó giải quyết của vấn đề: 
+ Vấn đề đơn giản 
+ Vấn đề phức tạp 
Vấn đề đơn giản là vấn đề được xác định rõ ràng, nó có tính lặp đi lặp lại và có 
một nguyên nhân duy nhất, nguyên nhân này có những giải pháp có thể đánh giá 
được hoàn toàn về ảnh hưởng của nó đối với vấn đề. 
Vấn đề phức tạp là vấn đề không được xác định rõ ràng, có tính độc nhất, 
không bình thường hoặc mới lạ, có nhiều nguyên nhân gây ra. 
Chương 4 
Nhập môn về kỹ thuật 49 
Phân loại theo dạng vấn đề: 
Vấn đề nghiên cứu 
Vấn đề kiến thức 
Vấn đề sai sót, lỗi 
Vấn đề toán học 
Vấn đề nguồn lực; tài chính 
Vấn đề xã hội 
Vấn đề thiết kế 
4.2 Quy trình và các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề 
Để giải quyết vấn đề người kỹ sư cần thực hiện các bước sau đây 
1. Nhận diện đúng vấn đề cần giải quyết 
2. Xác định đúng những nguyên nhân tạo ra vấn đề đó 
3. Tìm ra được nhiều giải pháp thiết thực và khả thi để giải quyết vấn đề đó 
4. Ra quyết định để lựa chọn một giải pháp phù hợp có thể giải quyết được vấn 
đề đặt ra. 
5. Kiên trì, quyết tâm thực hiện các giải pháp cho đến khi thu được kết quả 
mong muốn. 
Để thực hiện các bước theo quy trình trên, người kỹ sư cần có các kỹ năng cần thiết 
bao gồm: 
 Kỹ năng phân tích: Dùng kỹ thuật logic để xác định vấn đề cần phải phân 
tích, xác định mục tiêu, xác định các mối quan hệ và chia nhỏ vấn đề ra từng 
phần. 
 Kỹ năng tổng hợp: Dùng phương pháp luận sáng tạo để phát triển các ý 
tưởng và đánh giá các ý tưởng bằng phân tích khi đã có đủ các ý tưởng. 
 Kỹ năng ra quyết định: Dùng kỹ thuật logic để so sánh các ý tưởng và lự 
chọn ý tưởng tốt nhất. 
 Kỹ năng khái quát hóa: Trừu tượng hóa các vấn đề cụ thể trọ giúp việc phân 
tích, tổng hợp và ra quyết định. 
4.3 Giải quyết vấn đề sáng tạo 
Trong thực tế, người kỹ sư phải giải quyết nhiều vấn đề rộng lớn và phức 
tạp. Những vấn đề như thế yêu cầu phải giải quyết vấn đề sáng tạo. Giải quyết vấn 
Chương 4 
Nhập môn về kỹ thuật 50 
đề sáng tạo là một phương pháp đã được chứng minh nhằm để tiếp cận một vấn đề 
hoặc một thử thách theo lối cách tân và sáng tạo. Alex Osborn và Sidney Parnes 
đã thực hiện nghiên cứu rộng rãi và đưa ra mô hình giải quyết vấn đề sáng tạo mang 
tên Osborn - Parnes gồm: 
1. Tìm kiến mục tiêu. 
2. Tìm kiếm dữ liệu. 
3. Tìm kiếm vấn đề. 
4. Tìm kiếm ý tưởng. 
5. Đánh giá ý tưởng. 
6. Thực hiện ý tưởng. 
4.4. Kỹ thuật, công cụ và phƣơng pháp giải quyết vấn đề 
a) Tìm kiếm ý tưởng thường sử dụng một số công cụ sau 
* Ma trận (Matrix). 
* Thế giới song song song (Parallel Worlds). 
* Bản đồ tư duy (Mind Mapping). 
* Mô hình chồng lấp ước muốn/ nhu cầu/ mong muốn (Desires/Needs/Wants 
Overlap Model). 
* Bằng cách sử dụng công nghệ mới ? (How can I use new technology). 
b) Nhóm công cụ hiển thị và phân tích dữ liệu 
* Biểu đồ thanh và đồ thị dòng 
* Phân tích so sánh 
* Sơ đồ tập trung 
* Chi phí chất lượng 
* Tính toán DPMO 
* Phân tích lỗi 
* Năm câu hỏi tại sao 
* Biểu đồ tần suất 
* Biểu đồ Pareto 
* Biểu đồ hình tròn 
* Biểu đồ xu hướng, quá trình 
* Biểu đồ phân tán 
Chương 4 
Nhập môn về kỹ thuật 51 
* Phân tích biểu đồ theo thời gian 
c) Nhóm công cụ, kỹ thuật ra quyết định 
* Nhu cầu và mong muốn 
* Kỹ thuật nhóm danh định 
* Bầu chọn và xếp hạng 
* Xếp hạng cưỡng bức 
* Phân tích tài chính 
* Cần quyết định 
d) Nhóm công cụ cải tiến chung 
* Phân tích kết quả và phương thức thất bại 
* Kiểm chứng sai sót 
e) Nhóm công cụ lập biểu đồ quá trình 
* Biểu đồ tiến trình 
* Sơ đồ giấy nâu 
* Sơ đồ quy trình làm việc 
* Bản đồ tình trạng hiện hành 
* Biểu đồ SIPOC 
f) Nhóm công cụ quản lý dự án 
* Phát biểu vấn đề 
* Bảng phân công công việc nhóm 
* Biên bản cuộc họp 
* Kế hoạch hoạt động 
* Biểu đồ PERT 
* Biểu đồ Gantt 
g) Nhóm công cụ, kỹ thuật thống kê 
* Biểu đồ kiểm soát 
* Phân tích ANOVA 
* Đo năng lực quá trình 
* Phân tích hồi quy 
* Phân tích đa biến 
* Quy hoạch thực nghiệm 
Chương 4 
Nhập môn về kỹ thuật 52 
* Đánh giá độ tin cậy 
* Kiểm định ý nghĩa thống kê 
* DMAIC. 
h. Nhóm các biểu mẫu giải quyết vấn đề và danh sách kiểm tra 
* Phiếu giải quyết vấn đề 8D. 
* Phiếu giải quyết vấn đề DMAIC. 
* Phiếu phát biểu vấn đề. 
* Mẫu phân công công việc nhóm. 
* Mẫu biên bản cuộc họp. 
* Phiếu phân tích so sánh. 
* Bảng liệt kê hạng mục cần kiểm tra để ngăn ngừa tái diễn. 
Chương 4 
Nhập môn về kỹ thuật 53 
Câu hỏi ôn tập và thảo luận 
1. Vấn đề là gì ? Hãy phân loại vấn đề ? 
2. Thế nào là giải quyết vấn đề? 
3. Trình bày chung để giải quyết vấn đề? 
4. Hãy nêu các nội dung của phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo ? 
Chương 5 
Nhập môn về kỹ thuật 54 
CHƢƠNG 5: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 
Mục tiêu của chương cung cấp giúp cho sinh viên: 
+ Nhận biết được bản chất của đạo đức và đạo đức nghề nghiệp 
+ Phân biệt luật pháp và đạo đức; 
+ Nhận biết các chuẩn mực và tiêu chuẩn cơ bản của đạo đức nghề nghiệp kỹ 
sư. 
5.1. Các khái niệm 
Kỹ sư được hiểu là người: 
 Tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật. 
 Có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và kinh nghiệm nghề nghiệp. 
 Cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ cho khách hàng và thị 
trường. 
 Có tinh thần trách nhiệm, trung thực và có văn hóa. 
 Có bản lĩnh về chuyên môn, có lương tâm và có đạo đức nghề nghiệp 
Đạo đức là gì: 
 Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, qui 
định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội 
 Những tiêu chuẩn ĐĐ được áp dụng cho các hành vi có kết quả hoặc có thể 
có kết quả rõ ràng trong cuộc sống của con người. 
Trách nhiệm xã hội của kỹ sư: 
 Mối liên kết chính nối giữa đạo đức và kỹ thuật xuất phát từ tác động của sản 
phẩm và quy trình được thiết kế cho xã hội. 
 Các kỹ sư phải suy nghĩ về thiết kế, chế tạo, và tiếp thị sản phẩm mang lại lợi 
ích cho xã hội. 
Chương 5 
Nhập môn về kỹ thuật 55 
 Trách nhiệm xã hội đòi hỏi phải có sự xem xét đến nhu cầu của xã hội khi 
thiết kế chế tạo sản phẩm hay quá trình. 
Đạo đức có một kết nối thứ hai với kỹ thuật: Đạo đức xuất phát từ trách 
nhiệm xã hội đặt những bổn phận và nghĩa vụ lên mỗi cá nhân chúng ta. Đạo đức 
phù hợp với kỹ thuật thông qua trách nhiệm nghề nghiệp. 
Chuẩn mực: được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo đó mà làm cho 
đùng, cái được công nhận lad đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội. 
Tiêu chuẩn: điều quy định làm căn cứ để đánh giá, phân loại. 
5.2. Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kỹ sƣ 
1/ Sống có lý tưởng: vì nước, vì dân, vì lợi ích XH. 
2/ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 
3/ Tinh thần trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả trong học tập. Chủ động, tích 
cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo. 
4/ Trung thực, dũng cảm, tự trọng, trong sáng, giản dị: 
- Tham gia phòng, chống gian lận, tiêu cực trong học tập, thi cử: không coi 
cóp, không học hộ, thi hộ, làm bài hộ và ngược lại không nhờ người khác học, thi, 
làm bài hộ mình. 
- Số liệu và dữ liệu tính toán phải trung thực. 
- Tôn trọng bản quyền, không sao chép bài tập, tiểu luận, đồ án, bài thí 
nghiệm, đồ án tốt nghiệp 
5/ Thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự. Kính trọng thầy, cô, cán bộ công 
nhân viên. Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè trong học tập, rèn luyện. 
6/ Tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường. Tôn trọng kỷ luật, kỷ cương học tập 
- Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui chế của nhà 
trường, nơi cư trú: 
 + Không vi phạm luật giao thông, luật môi trường, 
Chương 5 
Nhập môn về kỹ thuật 56 
 + Có tính kỷ luật cao: không bỏ học, đi trễ, về sớm, làm việc riêng trong lớp 
học 
- Không vi phạm tệ nạn XH: ma túy, cờ bạc, cá độ, rượu bia 
5.3. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cơ bản của kỹ sƣ 
• Trách nhiệm chung 
Khi thực hiện nhiệm vụ thì người kỹ sư có trách nhiệm cao nhất đối với lợi ích 
XH 
Người kỹ sư chỉ chứng nhận các bản thiết kế bảo đảm cuộc sống, sức khỏe, 
phúc lợi, tài sản của cộng đồng trong khi vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật 
• Cảnh báo 
 Nếu một phán xét chuyên môn của người kỹ sư bị bác bỏ mà dẫn tới sự 
nguy hại cho cuộc sống, sức khỏe, phúc lợi hoặc tài sản của cộng đồng thì phải 
thông báo cho người sử dụng lao động (người chủ), đồng nghiệp và những ai có 
liên quan. 
• Trung thực trong công việc 
 KS phải khách quan, trung thực trong các báo cáo NN, các phát biểu hay 
những kết quả thử nghiệm và phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến sản 
phẩm 
 KS không đưa ra những ý kiến nghề nghiệp nếu những ý kiến này không dựa 
trên nền tảng của các sự kiện và một kết quả đánh giá đáng tin cậy 
• Bổn phận tiết lộ thông tin rõ ràng 
 KS sẽ không đưa ra những ý kiến chuyên môn về những vấn đề mà họ đã 
được vận động, được trả tiền để phát biểu, trừ khi họ xác định rõ ràng họ phát biểu 
với tư cách gì và công ty mà họ đại diện. 
• Luật “Bàn tay sạch” 
 KS không tham gia làm ăn, không liên quan đến các cá nhân, tổ chức có 
hành vi bất hợp pháp 
Chương 5 
Nhập môn về kỹ thuật 57 
• Trách nhiệm đối với luật pháp XH 
 KS khi biết về bất kỳ vi phạm luật lệ nào có thể xảy ra, phải có trách nhiệm 
báo cáo cơ quan chuyên môn phù hợp và giúp cơ quan chức năng giải quyết vấn đề 
khi được yêu cầu. 
• Lĩnh vực chuyên môn 
 KS chỉ nhận những nhiệm vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực được đào tạo hay có đủ 
kiến thức và kinh nghiệm thực tế. 
 KS chỉ xác nhận, ký tên vào các bản vẽ, các thiết kế khi họ nắm vững hoặc 
đã điều hành, giám sát trực tiếp. 
• Yêu cầu bảo mật 
 KS không được tiết lộ những thông tin nghề nghiệp mà không có sự cho 
phép của người sử dụng lao động hay của khách hàng ngoại trừ có sự yêu cầu hay 
cho phép của pháp luật. 
 Ví dụ KS Cơ khí sẽ không được nói những bí quyết công nghệ chế tạo sản 
phẩm mới của công ty nếu không được sự cho phép của NSDLĐ. 
• Va chạm về quyền lợi 
KS không được nhận những đặc quyền, đặc lợi như tài chính, vật chất từ 
phía nhà thầu hay các tổ chức khác khi đang làm việc cho NSDLĐ hay khách hàng 
KS phải thông báo cho NSDLĐ hoặc khách hàng những va chạm có thể xảy ra 
về mặt quyền lợi hay những tình huống khác có thể ảnh hưởng đến phán xét chuyên 
môn hay chất lượng công việc của họ. 
Tham khảo tiêu chuẩn kỹ sƣ của một số ngành. 
 Tiêu chuẩn ĐĐNN theo Đăng bạ KS chuyên nghiệp và sự thừa nhận lẫn 
nhau của hội Địa kỹ thuật và nền móng công trình Việt Nam 
1/ Trách nhiệm và tường minh trong các quyết định nghề nghiệp 
2/ Hành nghề độc lập, thu nhập chính đáng từ những dịch vụ mang tính 
chuyên nghiệp. Sống bằng nghề nghiệp 
Chương 5 
Nhập môn về kỹ thuật 58 
3/ Không có quan hệ bất hợp pháp, vì lợi ích cá nhân, vụ lợi, tham nhũng với 
khách hàng chủ đầu tư và nhà thầu. Không nhận kinh phí bất minh 
4/ Tôn trọng pháp luật và bảo vệ môi trường 
5/ Đưa ra các quyết định vì sự phát triển bền vững 
6/ Hành nghề vì lợi ích cộng đồng và hiệu quả của toàn xã hội 
7/ Hành nghề vì các giá trị văn hóa, kỹ thuật và XH. Tôn trọng lợi ích của chủ 
đầu tư và khách hàng 
8/ Hành nghề với lương tâm nghề nghiệp vì con người, tôn trọng con người, 
công bằng, dân chủ, văn minh và an toàn 
9/ Có trách nhiệm giúp đỡ và đào tạo đồng nghiệp 
 Tiêu chuẩn ĐĐNN theo Quy tắc đạo đức của Hội kỹ sư cơ khí Mỹ - ASME 
Code 
 1/ KS phải giữ gìn sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi cộng đồng khi thực hiện 
nhiệm vụ 
 2/ KS chỉ thực hiện các công việc trong lĩnh vực thẩm quyền của mình 
 3/ KS phải tiếp tục phát triển nghề nghiệp trong suốt sự nghiệp của mình và 
phải luôn tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên dưới quyền 
4/ KS khi làm việc chuyên môn cho NSDLĐ hay khách hàng phải trung thành, 
tin cậy và tránh va chạm về quyền lợi 
 5/ KS phải xây dựng uy tín nghề nghiệp bằng kết quả công việc, không cạnh 
tranh không bình đẳng, không lành mạnh với đồng nghiệp 
4/ KS khi làm việc chuyên môn cho NSDLĐ hay khách hàng phải trung thành, 
tin cậy và tránh va chạm về quyền lợi 
 5/ KS phải xây dựng uy tín nghề nghiệp bằng kết quả công việc, không cạnh 
tranh không bình đẳng, không lành mạnh với đồng nghiệp 
Chương 5 
Nhập môn về kỹ thuật 59 
Câu hỏi ôn tập và thảo luận 
1. Bạn là kỹ sư mới về làm việc tại công ty. Bạn nhận thấy các công nhân khi 
làm việc đã bỏ qua một số biện pháp an toàn trên máy dập và máy ép. Theo 
các công nhân thì thao tác đầy đủ các biện pháp an toàn sẽ giảm năng suất, 
tốn chi phí, không hiệu quả về kinh tế. Quy trình vận hành họ đang làm 
vẫn bảo đảm an toàn. 
 Bạn có ngay lập tức yêu cầu công nhân thực hiện đúng quy trình chuẩn 
hay bạn im lặng để công nhân làm như cũ hay bạn báo cáo với quản đốc? 
Xét về đạo đức nghề nghiệp bạn có thể để công nhân làm việc như vậy 
không? 
Bạn sẽ xử lý như thế nào? 
2. Bạn và Toàn – một đồng nghiệp đang cùng nhau thực hiện dự án thiết kế 
và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho một nhà máy công nghiệp. 
Toàn chịu trách nhiệm xử lý nước thải rồi thải ra sông vùng lân cận. 
Bạn nhận thấy Toàn thường chấp nhận mức độ các hóa chất độc hại cao 
hơn tiêu chuẩn cho phép. 
 Bạn nói với Toàn về điều này nhưng Toàn bảo rằng mức độ vượt quá 
không cao nên không có vấn đề nghiêm trọng về an toàn và đạo đức. Vì 
vậy không cần thiết phải đầu tư thêm nhiều công sức, thời gian và tiền bạc 
để hoàn thiện dự án. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1] Phạm Ngọc Tuấn, Hồ Thị Nga, Đỗ Thị Ngọc Khánh, Trần Đại Nguyên, 
Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Minh Hà , Nhập môn về kỹ thuật, Nhà xuất bản 
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. 
[2] Nguyễn Tấn Tiến, Trần Thanh Tùng, Kim Sang Bong., Giảng dạy thiết kế hệ thống 
cơ điện tử qua đồ án Mechatronics System Design through Project – A Case Study, 
Hội nghị toàn quốc lần thứ 8 về Cơ điện tử- VCM 2016, pp117- 
 [3] Okes, W.C, Leone, LL, Gunn, CL, Engineering Your Future – A 
Comprehension Introduction to Engineering, Great Lakes Press. 
[4] Nguyễn Thanh Nam, Giáo trình phương pháp thiết kế kỹ thuật, NXB Đại học 
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2007 
[5] Lưu Đức Hoà, Cơ khí đại cương, NXB KH & Kỹ thuật, Hà Nội, 2003. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhap_mon_ve_ky_thuat_phan_2.pdf