Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí

Nội dung:

1.Nhiệm vụ hệ thống điều hòa không khí8

- Thay đổi nhiệt độ.

- Thay đổi độ ẩm trong xe.

- Điều khiển tuần hoàn không khí trong xe.

- Lọc và làm sạch không khí.

2. Các loại hệ thống điều hòa không khí

2.1. Phân loại theo vị trí

- Hệ thống điều hòa phía trƣớc: là hệ thống có giàn đặt trƣớc (phía dƣới, cạnh

bảng táp lô)

Hình 1.1:Hệ thống điều hòa phía trƣớc

- Hệ thống điều hòa kiểu kép: là hệ thống điều hòa có 2 giàn lạnh.

Hình 1.2:hệ thống điều hòa kép

- Kiểu kép treo trần: là hệ thống điều hòa có 2 giàn lạnh, trong đó có một giàn

lạnh đặt tại trần xe.9

Hình 1.3:Hệ thống điều hòa kiểu treo trần

2.2. Phân loại theo phƣơng pháp điều khiển

- Điều khiển bằng tay

Hình 1.4:Hệ thống điều hòa điều khiển bằng tay

- Điều khiển tự động10

Hình 1.4:Hệ thống điều hòa điều khiển tự động

3. Nguyên lý trao đổi nhiệt.

- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Một vật thể khi nhận nhiệt thì nhiệt độ của nó tăng lên. Khi bị lấy đi một

phần nhiệt, nhiệt độ của nó giảm đi

- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì dừng lại.

- Nhiệt lƣợng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lƣợng do vật kia thu vào.

Ví dụ: Chúng ta cảm thấy hơi lạnh thậm chí sau khi bơi trong một ngày nóng.

Đó là vì khi bay hơi nƣớc đã lấy nhiệt từ cơ thể của chúng ta.

Tƣơng tự nhƣ vậy chúng ta cũng cảm thấy lạnh khi bôi cồn vào tay: Cồn đã

lấy nhiệt của tay khi bay hơi, chúng ta có thể làm cho các vật lạnh đi bằng

cách sử dụng các hiện tƣợng tự nhiên này ví dụ chất lỏng bay hơi có thể thu

nhiệt từ một vật.

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 65 trang duykhanh 8400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí

Giáo trình môn Hệ thống điều hòa không khí
tắc phát hiện áp suất không bình thƣờng trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng 
máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ đƣợc các 
bộ phận trong chu trình làm lạnh. 
- Phát hiện áp suất thấp không bình thường 
Cho máy nén làm việc khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi 
không có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân 
khác sẽ làm cho việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén. Khi áp suất 
môi chất thấp hơn bình thƣờng (nhỏ hơn 0,2 MPa (2kgf/cm2)), thì công tắc áp 
suất phải ngắt để ngắt ly hợp từ. 
- Phát hiện áp suất cao không bình thường 
Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao không bình thƣờng khi 
50 
giàn nóng không đƣợc làm mát đủ hoặc khi lƣợng môi chất đƣợc nạp quá 
nhiều. Điều này có thể làm hỏng các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh. Khi 
áp suất môi chất cao không bình thƣờng (cao hơn 3,1 MPa (31,7kgf/cm2)), thì 
công tắc áp suất phải tắt để ngắt ly hợp từ. 
 Hình 3.25. Vị trí van áp suất 
 Hình 3.26. Nguyên lý hoạt động van áp suất 
4.6.6. Điều khiển ngắt máy nén khi nhiệt độ nước quá cao 
Khi nhiệt độ nƣớc xấp xỉ 100 độ C, thì ngắt máy nén để giảm tải cho động cơ 
4.6.7. Điều khiển bù không tải 
51 
- Chức năng 
 Hình 3.27. Điều khiển bù không tải 
Ở trạng thái không tải nhƣ khi e đi chậm hoặc dừng hẳn, công suất ra của 
động cơ rất nhỏ. Ở trạng thái này, việc dẫn động máy nén sẽ làm quá tải động 
cơ làm nóng động cơ hoặc chết máy. Do đó, một thiết bị bù không tải đƣợc 
lắp đặt để làm cho chế độ không tải hơi cao hơn một chút khi chạy điều hoà, 
hoặc khi tốc độ động cơ thấp hơn mức bình thƣờng thì ngắt máy nén để bảo 
vệ động cơ không bị chết máy. 
- Nguyên lý hoạt động 
ECU động cơ nhận tín hiệu bật công tắc A/C sẽ mở van điều khiển tốc độ 
không tải một ít để tăng lƣợng không khí nạp. Để làm cho tốc độ quay của 
động cơ phù hợp với chế độ không tải có điều 
5. Phiếu giao việc 
6. Câu hỏi 
52 
BÀI 4: BẢO DƢỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA 
Thời gian: 40giờ ( LT: 5 giờ; Thực hành: 30giờ ; Kiểm tra:5 giờ) 
Mục tiêu: Học ong bài này ngƣời học có khả năng 
- Trình bày đƣợc quy trình kiểm tra hệ thống điều hòa 
- Trình bày đƣợc quy trình xả ga bằng đồng hồ áp suất 
- Trình bày đƣợc hút chân không và kiểm tra độ kín của hệ thống 
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp 
Nội dung: 
1. Kiểm tra hệ thống điều hòa 
1.1. Những chú ý khi làm việc với hệ thống điều hòa 
 Khi sử dụng môi chất (ga điều hoà) cần tuân theo các chú ý sau 
- Không đƣợc ử lý môi chất trong phòng kín hoặc gần lửa. 
- Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt 
- Cẩn thận không để môi chất dính vào mắt hoặc da. 
Nếu môi chất dính vào mắt hoặc da thì: 
- Không đƣợc chà sát. 
- Rửa khu vực bị thƣơng bằng nƣớc lạnh. 
- Bôi mỡ vazơlin sạch lên da, đến ngay bác sĩ, bệnh viện để có đƣợc sự chăm 
sóc chữa trị cần thiết. 
- Không đƣợc tự cố gắng chữa trị. 
Khi thay thế các chi tiết trên đường dẫn môi chất. 
- Thu hồi ga điều hoà vào thiết bị thu hồi ga để dùng lại. 
- Nút ngay các chi tiết vừa tháo để ngăn không cho bụi, hơi ẩm chui vào. 
- Không đƣợc để giàn nóng mới hoặc bình chứa/Bộ sấy khô.v.v. nằm xung 
quanh mà không đƣợc nút kín. 
- Xả khí Nitrogen ra khỏi van nạp trƣớc khi tháo nút ra khỏi máy nén 
mới.Nếu không xả khí Nitrogen trƣớc thì dầu máy nén sẽ phun ra cùng với 
khí Nitrogen khi tháo nút. 
53 
- Không dùng mỏ hàn để uốn cong hoặc kéo dài các đƣờng ống. 
1.2. Kiểm tra bằng quan sát 
- Kiểm tra em đai dẫn động có bị lỏng không? 
Nếu đai dẫn động quá lỏng nó sẽ trƣợt và gây ra mòn. 
- Lƣợng khí thổi không đủ 
Kiểm tra bụi bẩn tắc nghẽn trong bộ lọc không khí. 
- Nghe thấy tiếng ồn gần máy nén khí 
Kiểm tra bu lông bắt nén khí và các bu lông bắt giá đỡ. 
- Nghe tiếng ồn bên trong máy nén 
Tiếng ồn có thể do các chi tiết bên trong bị hỏng. 
Hình 4.1. Kiểm tra bằng qua sát 
- Cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn 
Nếu các cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn, thì áp suất của giàn nóng sẽ 
giảm mạnh. Cần phải làm sạch tất cả các bụi bẩn ở giàn nóng. 
Các vết dầu ở chỗ nối của hệ thống làm lạnh hoặc các điểm nối 
Vết dầu ở chỗ nối hoặc điểm nối cho thấy môi chất đang rò rỉ từ vị trí đó. Nếu 
tìm thấy vết dầu nhƣ vậy thì phải iết lại hoặc phải thay thế nếu cần thiết để 
ngăn chặn sự rò rỉ môi chất. 
- Nghe thấy tiếng ồn gần quạt giàn lạnh 
54 
Quay motor quạt giàn lạnh tới các vị trí LO, MED và HI. Nếu có tiếng ồn 
không bình thƣờng hoặc sự quay của motor không bình thƣờng, thì phải thay 
thế motor quạt giàn lạnh. Các vật thể lạ kẹp trong quạt giàn lạnh cũng có thể 
tạo ra tiếng ồn và việc lắp ráp motor cũng có thể làm cho motor quay không 
đúng do đó tất cả các nguyên nhân này cần phải kiểm tra đầy đủ trƣớc khi 
thay thế motor quạt giàn lạnh. 
- Kiểm tra lƣợng môi chất qua kính quan sát 
Nếu nhìn thấy lƣợng lớn bọt khí qua kính quan sát, thì có nghĩa là lƣợng môi 
chất không đủ do đó phải bổ sung môi chất cho đủ mức cần thiết. Trong 
trƣờng hợp này cũng cần phải kiểm tra vết dầu nhƣ đƣợc trình bày ở trên để 
đảm bảo rằng không có sự rò rỉ môi chất. Nếu không nhìn thấy các bọt khí 
qua l ỗ quan sát ngay cả khi giàn nóng đƣợc làm mát bằng cách dội nƣớc lên 
nó, thì có nghĩa là giàn nóng có quá nhiều môi chất do đó cần phải tháo bớt 
môi chất chỉ còn một lƣợng cần thiết. 
Khi hệ thống sử dụng giàn nóng loại làm mát phụ, môi chất có thể không đủ 
ngay cả khi không nhìn thấy bọt khí. 
1.3. Kiểm tra áp suất 
1.3.1. Tầm quan trọng của sự kiểm tra áp suất 
Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hoà làm việc cho phép bạn có 
thể giả định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải ác định 
đƣợc giá trị phù hợp và để chẩn đoán sự cố. 
Điều kiện kiểm tra: 
- Nhiệt độ nƣớc làm mát động cơ: Sau khi đƣợc hâm nóng 
- Núm chọn luồng không khí: "FACE" 
- Cửa mở 
- Khí vào: recirculation 
- Tốc độ động cơ 1,500 vòng/phút 
- Nhiệt độ không khí vào: 25-350C 
- Quạt dàn lạnh: cực đại 
- Nhiệt độ cài đặt: thấp nhất. 
55 
1.3.2. Tìm sự cố bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất 
Khi thực hiện chuẩn đoán bằng cách sử dụng đồng hồ đo phải đảm bảo các 
điều kiện sau đây. 
- Hệ thống làm việc bình thƣờng 
Nếu hệ thống làm việc bình thƣờng, thì giá trị áp suất đồng hồ đƣợc chỉ ra nh-
ƣ sau: 
- Phía áp suất thấp : Từ 0,15 đến 0,25 MPa (1,5 đến 2,5 kgf/cm2) 
- Phía áp suất cao : 1,37 đến 1,57 MPa (14 đến 16 kgf/cm2) 
Hình 4.2. áp suất ga bình thường 
- Lƣợng môi chất không đủ 
56 
Hình 4.3. Lượng môi chất không đủ 
Nhƣ đƣợc chỉ ra trên hình vẽ, nếu lƣợng môi chất không đủ, thì áp suất đồng 
hồ ở cả hai phía áp suất thấp và áp suất cao đều thấp hơn mức bình thƣờng. 
- Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ 
Nếu thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ, thì áp suất đ ồng 
hồ ở cả 2 phía áp suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thƣờng. 
Hình 4.3. Lượng môi chất thừa 
- Hơi ẩm trong hệ thống làm lạnh 
Hình 4.4. Hơi ẩm trong hệ thống 
Khi hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh, áp suất đồng hồ ở mức bình thƣờng khi 
điều hoà làm việc, sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ 
57 
chân không tăng dần, sau vài giây tới vài phút áp suất đồng hồ trở về giá trị 
bình thƣờng. Chu kỳ này đƣợc lặp lại. Hiện tƣợng này ảy ra khi hơi ẩm lọt 
vào gây ra sự lặp đi lặp lại chu kỳ đóng băng và tan băng gần van giãn nở. 
- Sụt áp trong máy nén 
Hình 4.5. Sụt áp suất máy nén 
Khi ảy ra sụt áp trong máy nén, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao 
hơn giá trị bình thƣờng. Áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao sẽ thấp hơn giá trị 
bình thƣờng. 
- Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh 
Hình 4.6. Tắc nghẽn trong hệ thống 
Khi môi chất không thể tuần hoàn (do tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh), thì 
58 
áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp chỉ áp suất chân không. áp suất đồng hồ ở 
phía áp suất cao chỉ giá trị thấp hơn giá trị bình thƣờng. 
- Không khí ở trong hệ thống làm lạnh 
Khi không khí lọt vào hệ thống làm lạnh, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp 
suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thƣờng. 
Hình 4.7. Không khí trong hệ thống 
Độ mở của van giãn nở quá lớn 
Hình 4.8. Độ mở van giãn nở quá lớn 
Khi van giãn nở mở quá rộng, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn 
59 
mức bình thƣờng. Điều này làm giảm hiệu quả làm lạnh. 
- Triệu chứng 
Áp suất ở phía áp suất thấp tăng lên và hiệu quả làm lạnh giảm uống (áp suất 
ở phía áp suất cao hầu nhƣ không đổi). 
Băng bám dính ở đƣờng ống áp suất thấp. 
- Nguyên nhân 
Sự cố hoạt động ở van giãn nở. 
- Biện pháp sửa chữa 
Kiểm tra và sửa chữa tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận nhiệt. 
2. Trình tự xả ga với đồng hồ áp suất 
Hình 4.9. Quá trình xả ga 
1. Khoá kín van thấp áp, 
2. Van cao áp, 
60 
3. ống màu đỏ đấu vào phía cao áp, 
4. ống màu anh nối vào phía thấp áp, 
5. Vải sạch giúp theo dõi dầu nhờn thoát ra theo môi chất lạnh. 
Trình tự ả ga 
B1. Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ bộ đồng hồ đo áp 
suất đôi vào hệ thống điện lạnh ôtô cần đƣợc ả ga. 
B2. Đặt đầu cuối giữa ống màu vàng của bộ bộ đồng hồ đo áp suất đôi lên 
một khăn hay giẻ lau sạch 
B3. Mở nhẹ van đồng hồ phía cao áp cho môi chất lạnh thoát ra theo ống giữa 
bộ đồng hồ đo. 
B4. Quan sát kỹ khăn lau em dầu bôi trơn có cùng thoát ra theo môi chất 
lạnh không. Nếu có, hãy đóng bớt van nhằm giới hạn thất thoát dầu nhờn. 
B5. Sau khi đồng hồ phía cao áp chỉ áp suất dƣới mức 3,5 kg/cm2, hãy mở từ 
từ van đồng hồ phía thấp áp. 
B6. Khi áp suất trong hệ thống lạnh đã hạ uống thấp, hãy tuần tự mở cả hai 
van đồng hồ cho đến lúc số đọc là số không. 
B7. Bây giờ hệ thống lạnh đã đƣợc ả sạch môi chất lạnh có thể an toàn tháo 
rời các bộ phận để kiểm tra sửa chữa nhƣ yêu cầu. 
B8. Đóng kín các van đồng hồ sau khi môi chất lạnh đã ả hết 
B9. Tháo tách bộ đồng hồ, nhớ đậy kín các cửa thử trên máy nén, đề phòng 
tạp chất chui vào hệ thống lạnh. 
3. Trình tự hút chân không và kiểm tra độ kín của hệ thống 
Hút không khí ra khỏi hệ thống điều hoà để loại bỏ hơi nƣớc ra khỏi ống của 
điều hoà không khí (để cho hơi nƣớc bay hơi) và kiểm tra độ kín khí của hệ 
thống. 
3.1. Nối đồng hồ đo 
B1: Đóng hết van phía áp suất thấp và van phía áp suất cao của đồng hồ. 
61 
Hình 4.10. Đóng van áp suất thấp và áp suất cao 
B2: Nối một đầu của ống nạp vào đồng hồ đo và đầu kia vào van nạp trên xe. 
Ống anh → Phía áp suất thấp 
Ống đỏ → Phía áp suất cao 
Hình 4.11. Nối đường thấp áp và cao áp với xe 
62 
CHÚ Ý: Để nối, hãy iết chặt ống nạp bằng tay, và không sử dụng bất kỳ 
dụng cụ nào. 
Nếu gioăng nối ống nạp bị hỏng, hãy thay nó. 
Do kích cỡ nối là khác nhau ở phía áp suất thấp và áp suất cao, ống không thể 
nối với đầu của nó đặt ở phía áp suất ngƣợc nhau. 
Khi nối ống vào van nạp trên xe, hãy ấn cút nối nhanh vào van nạp và truợt nó 
cho đến khi nghe thấy tiếng tách. 
Khi nối đồng hồ áp suất, cẩn thận để không làm cong ống. 
3.2. Hút chân không 
B1: Mở các van ở phía áp suất cao và phía áp suất thấp của đồng hồ đo và bật 
bơm chân không để hút chân không. 
B2: Tiến hành hút chân không cho đến khi phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ 
750 mmHg hay cao hơn. 
Duy trì áp suất 750 mmHg hay cao hơn và hút trong 10 phút. 
B3: Đóng các van ở phía áp suất cao và thấp của đồng hồ và tắt bơm chân 
không. 
CHÚ Ý: Nếu bơm bị tắt khi cả hai van mở (phía áp suất thấp và cao), không 
khí sẽ lọt vào hệ thống điều hoà. 
B4 . Kiểm tra độ kín khí 
Sau khi bơm đã dừng, hãy để hệ thống trong khoảng 5 phút với cả 2 van phía 
áp suất thấp và cao đóng. Sau đó, chắc chắn rằng chỉ số của đồng hồ đo không 
thay đổi. 
GỢI Ý: Khi áp suất của đồng hồ tăng lên, không khí lọt vào trong hệ thống 
điều hoà nên hãy kiểm tra gioăng chữ O và tình trạng nối của hệ thống điều 
hoà. 
CHÚ Ý: Trong trường hợp hút chân không chưa đủ, hơi nước sót lại trong 
đường ống điều hoà không khí sẽ bị đóng băng và sẽ ngăn không cho ga điều 
hoà tuần hoàn tốt hay làm rỉ bên trong hệ thống điều hoà. 
4. Trình tự nạp ga. 
Do ga điều hoà là khí đƣợc nén dƣới áp suất cao, nạp ga cần chú ý đặc biệt. 
63 
Những chú ý khi làm việc với ga điều hoà 
CHÚ Ý: Không tháo và lắp bình nạp ga hay ống ở gần mặt. Hãy đeo kính bảo 
hộ. Nếu ga điều hoà lọt vào mắt, nó có thể gây nên mù. 
Không chĩa phần đáy của bình nạp ga vào ngƣời khác. Nó có đƣợc cấu tạo để 
xả ga từ dƣới đáy trong trƣờng hợp khẩn cấp. 
Không nung nóng trực tiếp bình nạp ga, cũng nhƣ không nhúng vào trong 
nƣớc sôi, do nó có thể bị thủng. 
4.1. Nạp phía áp suất cao 
Khi động cơ không hoạt động, mở van phía áp suất cao và nạp ga điều hoà 
cho đến kho đồng hồ phía áp suất thấp chỉ khoảng 1 kg/cm². Sau đó, đóng 
van. 
Hình 4.12. Nạp ga phía áp suất cao 
CHÚ Ý: Không bao giờ cho máy nén điều hoà hoạt động. Cho máy nén hoạt 
động khi ga điều hoà không nạp ở phía áp suất thấp có thể dẫn đến máy nén bị 
kẹt. 
64 
Không bao giờ mở van phía áp suất thấp. Ga điều hoà thƣờng đƣợc nén ở 
trạng thái khí bên trong máy nén. Tuy nhiên nếu van phía áp suất thấp đƣợc 
mở ra trong khi đang nạp ở phía áp suất cao, ga điều hoà trở lại trạng thái lỏng 
và máy nén có thể bị hƣ hỏng khi bắt đầu hoạt động. 
4.2. Nạp ở phía áp suất thấp 
B1: Van phía áp suất cao đóng lại, khởi động động cơ và bật điều hoà không 
khí. 
B2: Mở van phía áp suất thấp của đồng hồ đo và nạp một lƣợng ga tiêu chuẩn. 
Hình 4.13. Nạp ga phía áp suất thấp 
Điều kiện nạp ga 
- Động cơ chạy ở 1500 v/p 
 Công tắc tốc độ quạt gió ở "HI" 
 Công tắc A/C ON 
 Bộ chọn nhiệt độ ở "MAX COOL 
 Cửa mở hoàn toàn 
Chú ý: Quay ngược bình nạp ga lên khi đang nạp ga ở phía áp suất thấp có 
thể làm cho ga điều hoà đi vào trong máy nén ở trạng thái lỏng. Chất lỏng bị 
nén có thể làm hỏng máy nén 
65 
 Không nạp quá nhiều do nó có thể gây ra làm mát không tốt hay quá 
nóng 
 Khi thay bình nạp ga, đừng quên đóng van phía áp suất cao và van 
phía áp suất thấp. Sau khi thay thế, mở van xả khí và xả không khí ra 
khỏi ống giữa (xanh lá cây) và ra khỏi đồng hồ đo. 
 Không bao giờ mở van phía áp suất cao khi sửa chữa đang chạy. Nó có 
thể làm cho khí cao áp chạy ngược trở lại bình nạp ga, gây nên nứt vỡ. 
B3: Kiểm tra lƣợng ga nạp theo chỉ số áp suất của đồng hồ đo. 
Chỉ số áp suất tiêu chuẩn: 
 Phía áp suất thấp: 0.15-0.25 Mpa: (1.5-2.5kgf/cm², 21-36 psi) 
 Phía áp suất cao : 1.37-1.57 Mpa (14-16 kgf/cm², 199-228 psi) 
GỢI Ý: Chỉ số áp suất của đồng hồ đo có thể thay đổi một chút tuỳ theo nhiệt 
độ không khí bên ngoài. 
B4: Đóng van phía áp suất thấp và dừng động cơ. 
B5: Tháo ống nạp ra khỏi van nạp trên xe và van của bình nạp ga. 
GỢI Ý: Chỉ số áp suất của đồng hồ đo có thể thay đổi một chút tuỳ theo nhiệt 
độ không khí bên ngoài. 
Do việc nạp ga sẽ khó khăn khi nhiệt độ bên ngoài cao, hãy làm mát giàn 
ngƣng bằng nƣớc hay không khí. 
Hâm nón bình nạp ga trong nƣớc ấm (dƣới 40 độ C) khi nhiệt độ bên ngoài 
thấp để sao cho có thể nạp ga đƣợc dễ dàng hơn 
5. Phiếu giao việc 
6. Câu hỏi ôn tập 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_he_thong_dieu_hoa_khong_khi.pdf