Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông

1. Yêu cầu kỹ thuật đối với khối xây gạch:

1.1 Yêu cầu về vật liệu:

- Gạch xây phải có cường độ, kích thước, phẩm chất theo quy định của thiết kế;

- Các viên gạch phải sạch, có độ ẩm cần thiết;

- Vữa xây phải đảm bảo đúng loại và đúng mác theo yêu cầu được trộn đều và có

độ dẻo theo yêu cầu của thiết kế; khi xây tường, trụ gạch, độ dẻo từ 9 đến 13, khi xây lanh

tô vỉa từ 5 đến 6.

1.2. Yêu cầu về chất lượng của khối xây:

- Khối xây tường phải đúng vị trí, đúng hình dáng và kích thước, có đủ các lỗ chừa

sẵn theo quy định của thiết kế và phương án thi công;

- Khối xây tường phải đặc chắc, nghĩa là tất cả các mạch vữa phải đầy, mạch ngoài

được miết gọn. Những chỗ ngừng khi xây tiếp phải làm sạch, tưới ẩm;

- Từng lớp xây phải ngang bằng;

- Khối xây phải thẳng đứng, phẳng mặt;

- Góc của khối xây phải đúng theo thiết kế;

- Mạch đứng của khối xây không được trùng nhau, phải lệch nhau ít nhất 5cm (hình1-1).

- Đây là yêu cầu quan trọng góp phần tạo nên khối xây có chất lượng cao.5

Hình 1- 1: 1. Mạch đứng; 2. Mạch nằm; 3. Mạch ruột

2. Cấu tạo khối xây:

Nguyên tắc chung: Mỗi loại khối xây đều có cách sắp xếp các viên gạch khác

nhau, xong chúng có chung một quy luật. Ở những chỗ giao nhau giữa các bức tường,

giữa tường với trụ phải xếp lớp câu, lớp ngắt, bên câu, bên ngắt (hình 1-2). Để đảm bảo

khối xây vững chắc, không bị trùng mạch.

3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng khối xây:

Chất lượng khối xây được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu về vị trí, tim trục của khối xây;

- Chỉ tiêu về độ ngang bằng, chiều cao của khối xây;

- Chỉ tiêu về độ phẳng mặt của khối xây;

- Chỉ tiêu về độ đặc chắc, so le mạch vữa xây.

- Như vậy khi công trình đang được thi công hoặc đã xây xong, phải dùng các

phương tiện, dụng cụ để kiểm tra lại khối xây theo các chỉ tiêu trên, sau đó so sánh kết

quả kiểm tra với chỉ số sai lệch cho phép của khối xây theo bảng 1

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 135 trang xuanhieu 5240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông

Giáo trình mô đun Xây, trát và mô đun thi công bê tông
 + Dùng bàn xoa sắt xoa nhẵn bề mặt. 
 126 
 + Chờ nước tự do ở bể mặt bay hết có thể tháo được khuôn để tiếp tục đổ tấm 
khác. 
 + Ký hiệu ngày, giờ đổ và vị trí đặt thép chịu lực. 
 BÀI 4. THI CÔNG BÊ TÔNG TẠI CHỖ 
 (Bê tông móng, bê tông đường ) 
 Bê tông tại chỗ là một khâu quyết định và chiếm một vị trí vô cùng quan trọng 
trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng kết cấu bê tông và tuổi thọ của 
công trình. Nếu làm tốt đúng quy định sẽ góp phần nâng cao tuổi thọ cho các công 
trình xây dựng, đảm bảo an toàn cho việc sử dụng. 
 Mục tiêu: 
 - Nắm chắc các yêu cầu kỹ thuật khi thi công. 
 - Xác định được vị trí, kích thước và chiều dày của lớp Bê tông. 
 - Thi công Bê tông đúng kỹ thuật và an toàn. 
 - Rèn luyện tính cần cù chịu khó, tôn trọng và thực hiện theo kỹ thuật quy định. 
 - Rèn luyện thái độ chấp hành kỷ luật trong lao động. 
 - Làm việc có trách nhiệm với công việc được giao 
 Nội dung: 
 1. Thi công bê tông móng. 
 1.1 Chuẩn bị 
 Ngoài những công việc chuẩn bị chung, khi thi công móng cần phải chuẩn bị 
một số công việc cụ thể như sau: 
 a. Dụng cụ, phương tiện 
 - Đầm chày (dùi). 
 - Đầm gang (nếu không có đầm máy). 
 - Que xọc bằng sắt, bàn xoa sắt và một số dụng cụ cầm tay khác. 
 - Máng tôn (nếu hố móng sâu). 
 - Xe chở bê tông. 
 - Máy bơm nước (nếu hố móng có nước). 
 b. Hiện trường 
 127 
 - Kiểm tra lại tim trục của đế móng, tim trục của cổ móng đã đúng vị trí thiết kế 
chưa. Nếu có sai lệch phải chỉnh lại cốp pha, cốt thép ngay. 
 - Kiểm tra lại cao độ lớp lót móng có đúng thiết kế và có bằng phẳng không 
(kiểm tra trước khi đặt thép). 
 - Kiểm tra các miếng bê tông để kê cốt thép, chỗ nào thiếu cần bổ sung. 
 - Ở cổ móng đơn (móng cột) thép đứng cổ móng phải được buộc (hoặc hàn) 
chặt vào lưới thép ở đế móng. Khung lưới thép ở cổ móng phải thẳng đứng không bị 
xê dịch khi thi công. 
 - Ở móng băng thép ở cổ móng phải thẳng, ngang bằng, đúng vị trí. 
 - Vệ sinh hố móng: Dọn sạch đất rơi vãi lên lớp bê tông đệm đáy móng, phải có 
ga thu nước để hố móng luôn luôn khô (nếu móng có nước). 
 c. Vật liệu 
 - Bê tông đổ móng nên có độ sụt nhỏ, phù hợp với phương tiện và môi trường 
thi công. 
 - Móng là cấu kiện dầy nên khi trộn bê tông cho phép dùng cấp phối đá có kích 
thước lớn (chiếm khoảng 25%) để đỡ tốn xi măng. 
 1.2. Kỹ thuật đổ và đầm 
 - Nếu hố móng có độ sâu lớn (quá 3m) thì dùng máng đặt nghiêng để đảm bảo 
bê tông chảy đều không bị phân tầng (hình 1). Nếu độ nghiêng của máng nhỏ (5 ÷ 10) 
thì lắp máy rung để bê tông theo máng xuống dễ dàng, không cần dùng xẻng. 
 1
 2
 Hình 1. Đổ bê tông móng qua máng nghiêng 1. Máng nghiêg; 2. Máy rung. 
 - Nếu hố móng có độ sâu nhỏ thì có thể đổ trực tiếp không cần phải đổ máng 
nghiêng.Trường hợp kích thước hố móng vừa rộng vừa sâu, kích thước chiều rộng 
tảng móng lớn không thể đổ trực tiếp bê tông vào kết cấu công trình được, có thể bắc 
 128 
sàn công tác đi qua hố móng, dùng xe chở bê tông đổ qua phễu tiếp bê tông và vòi voi 
(hình 2). 
 - Đổ bê tông thành từng lớp có chiều dày theo quy định. Thời gian đầm nằm tại 
một điểm cũng không được lâu quá 25 giây để tránh phân tầng. 
 3
 Hình 2. Đổ bê tông móng 2
 qua phễu và ống vòi voi 1
 1.ống vòi voi; 2. Phễu tiếp bê tông; 
 3. Sàn công tác. 
 6
 5
 3
 2
 7
 1
 4 
 Hình 3. Đổ bê tông bậc móng 
 1. Đế móng; 2. Bậc móng 3. Cổ móng; 4. Thép đế móng; 
 5,6. Thép cổ móng; 7. Vữa xi măng. 
 - Đối với móng độc lập: 
 + Khi thi công đế móng và các bậc bên trên đế móng: Dùng đầm dùi để đầm bê 
tông, bắt đầu từ bốn góc đế móng sau đó đầm dần vào giữa. Không nên để đầm chạm 
nhiều vào cốt thép, vì như vậy sẽ làm chuyển dịch vị trí cốt thép đồng thời làm giảm 
khả năng dính kết giữa cốt thép và bê tông. 
 + Ở sát chân bậc của móng nền đắp một ít bê tông dẻo vào cạnh dưới cốp pha 
để nước xi măng không bị chảy (hình 3) 
 + Mặt của bậc dưới lúc đầu chưa đổ đầy bê tông ngay, vì khi đổ ở bậc trên bê 
tông sẽ chảy xuống bậc dưới. Sau khi đổ xong bê tông các bậc mới tiến hành sửa lại 
các bậc, nếu bê tông chưa đủ sẽ đổ bổ sung. Cuối cùng dùng bàn xoa sắt đập và xoa 
phẳng mặt bê tông. 
 129 
 + Thi công cổ móng: Sau khi đổ và đầm bê tông đế và các bậc móng xong tiến 
hành đổ bê tông cổ móng. 
 Nếu cổ móng cao dưới 1,5m có thể đổ trực tiếp bê tông vào ván khuôn cổ móng. 
Nếu cổ móng cao trên 1,5m phải dùng máng dẫn hoặc ống vòi voi cho bê tông chảy 
xuống đều tránh hiện tượng phân tầng. Đổ mỗi lớp dày không quá 30cm. 
 Dùng đầm chày (đầm dùi) hoặc que chọc để đầm bê tông. Vừa đầm vừa gõ nhẹ 
mặt ngoài thành cốp pha cổ móng để nước xi măng chảy đều ra phía mặt tiếp giáp cốp 
pha, tránh mặt bê tông bị rỗ. 
 - Đối với móng băng: 
 Móng băng cấu tạo mặt cắt ngang thường có 2 phần: Đế móng và sườn móng. 
 Đế móng mặt cắt ngang có dạng hình thang, sườn móng có dạng hình chữ nhật 
(hình4) 
 2
 1
 Hình 4. Móng băng 
 1.Đế móng; 2.Sườn móng. 
 Hố móng băng có thể đào rãnh dài nếu bề rộng móng nhỏ hoặc có thể đào toàn bộ 
đất phạm vi mặt bằng công trình nếu bề rộng móng lớn. 
 Nếu đất thành hố móng ổn định không bị sạt lở cứ lần lượt đổ và đầm bê tông đế 
móng rồi tiếp tục đổ và đầm bê tông sườn móng theo kiểu cuốn chiếu từng trục móng 
băng. 
 Nếu đất thành hố móng không ổn định, dễ bị sạt lở thì tiến hành đổ đế móng liên 
tục trước để giữ mái đất hố móng ổn định sau đó tiến hành đổ bê tông sườn móng. 
 Kỹ thuật đầm bê tông đế móng và sườn móng băng cũng giống như móng độc 
lập. 
 Khi bố trí tuyến đổ, nên đổ bê tông ở phía xa trước phía gần sau. Đổ bê tông 
móng cần chú ý khống chế chiều dày và đúng kích thước để tránh tình trạng tăng thể 
tích, tốn bê tông. 
 130 
 Trường hợp không có đầm máy, bất đắc dĩ mới dùng đầm gang và que sắt chọc 
để đầm. Những dụng cụ thủ công này dùng để thi công những móng có kích thước và 
khối lượng bê tông nhỏ. 
 4. Một số sai phạm, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 
 - Trên bề mặt bê tông xuất hiện những lỗ rỗng. 
 - Do khi trộn vữa bê tông, tỷ lệ: N/X không hợp lý (nhiều nước), lại đổ bê tông 
vào những ngày có độ ẩm cao nên khi nước bốc hơi đi để lại các lỗ rỗng trên bề mặt. 
Để khắc phục hiện tượng này, khi trộn vữa bê tông phải sử dụng đúng vật liệu, tỷ lệ: 
N/X hợp lý. 
 - Trên bề mặt bê tông xuất hiện những vết nứt nhỏ 
 - Do khi trộn vữa bê tông, tỷ lệ: N/X không hợp lý (ít nước), lại đổ bê tông vào 
những ngày nắng nóng nên nước trong bê tông bốc hơi đi rất nhanh, khi khô sẽ xuất 
hiện các vết nứt trên bề mặt. Để tránh hiện tượng này, khi trộn vữa bê tông phải sử 
dụng đúng vật liệu, tỷ lệ: N/X hợp lý. Bảo dưỡng sau khi đổ đúng quy định. 
 5. Dưỡng hộ bê tông. 
 - Bê tông sau khi đổ và đầm thì bắt đầu đông kết và hóa cứng. Quá trình đông 
cứng của bê tông chủ yếu được thực hiện bởi tác dụng thủy hóa của xi măng, mà tác 
dụng thủy hóa này chỉ có thể tiến hành ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Mặt khác, trong 
quá đông cứng bê tông tỏa nhiệt và bốc hơi nước. Nếu không khí khô nóng, bị gió thổi 
hoặc nắng chiếu vào thì nước trong bê tông sẽ bốc hơi rất nhanh, ảnh hưởng đến tác 
dụng thủy hóa của xi măng, gây hiện tượng nứt bê tông. Thậm chí trong khối bê tông 
sẽ bị rời rạc làm giảm cường độ. 
 - Vì vậy sau khi đổ bê tông 4 giờ về mùa hè và 6 giờ về mùa đông phải tiến 
hành dưỡng hộ bê tông. 
 - Dưỡng hộ bê tông thường dùng các phương pháp dưỡng hộ tự nhiên, dưỡng 
hộ hơi nước, dưỡng hộ nhiệt áp sấy điện  
 5.1. Dưỡng hộ tự nhiên. 
 - Biện pháp dưỡng hộ tự nhiên là tưới nước. Tưới nước tốt nhất là dùng cách 
phun (mưa nhân tạo), không được tưới nước trực tiếp lên mặt bê tông khi bê tông mới 
đông cứng. Nước tưới lên bê tông phải sạch như nước để trộn bê tông. 
 131 
 - Số lần tưới nước trong ngày sao cho bảo đảm bề mặt bê tông luôn luôn ẩm 
ướt, không bị khô trắng. 
 - Thời gian tưới nước dưỡng hộ không được ít hơn thời gian quy định trong 
bảng 3-10. 
 Bảng 3-10, Thời gian tưới nước dưỡng hộ bê tông 
 Loại bê tông Mùa ẩm ướt Mùa hanh khô 
 Bê tông bằng xi măng Póoc lăng 7 ngày 14 ngày 
 Bê tông xi măng pu dơ lan 28 ngày 28 ngày 
 Bê tông bằng xi măng đông kết nhanh 3 ngày 7 ngày 
 - Che đậy mặt bê tông để giữ ẩm. Có thể dùng rơm rạ, bao tải, mạt cưa hoặc cát 
phủ lên bề mặt bê tông. Lúc đó thời gian cách quãng giữa hai lần tưới nước cho phép 
dài hơn. 
 * Khi dưỡng hộ trong điều kiện tự nhiên phải theo quy định dưới đây: 
 - Đối với bê tông dùng xi măng Póoc lăng: Khi nhiệt độ 150C trở lên 7 ngày đầu 
phải tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm (ngày ít nhất 3 giờ tưới nước một lần; đêm 
tưới ít nhất hai lần); những ngày sau phải giữ cho bề mặt bê tông luôn luôn ẩm (bằng 
cách che phủ bao tải ướt ). 
 - Đối với bê tông dùng xi măng Pudơlan: Trong 7 ngày đầu giữ luôn luôn độ 
ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên; sau đó cứ 3 giờ tưới nước một lần ban ngày, 6 
giờ tưới nước một lần về ban đêm cho đến ngày thứ 14; những ngày sau cứ mỗi ngày 
tưới nước ít nhất ba lần cho đến ngày thứ 28. 
 - Trong quá trình dưỡng hộ không được va chạm mạnh đến đà giáo ván khuôn 
và bề mặt bê tông. 
 2. Dưỡng hộ hơi nước. 
 - Để tăng nhanh thời gian đông cứng của bê tông có thể dưỡng hộ bê tông bằng 
hơi nước nóng. Phương pháp này được dùng trong các nhà máy bê tông đúc sẵn. Bê 
tông dưỡng hộ bằng hơi nước có thể tháo ván khuôn trong khoảng 1 ngày, do đó tăng 
nhanh vòng quay dùng ván khuôn. 
 - Với phương pháp này, bê tông được dưỡng hộ trong một lò hấp lớn dẫn hơi 
riêng, lấy từ đường ống dẫn hơi chính ở chỗ sản xuất hơi nước ra. 
 132 
 - Bê tông đầm xong, cho vào lò hấp và đậy nắp lò lại, mở van cho hơi vào lò từ 
từ trong khoảng 4 giờ để nhiệt độ trong lò tăng lên. Khi nhiệt độ lên đến 70 ÷ 800C đối 
với xi măng Póoc lăng và 90 ÷ 950C đối với xi măng Pudơlan và xi măng xỉ, giữ nhiệt 
độ ấy trong khoảng 8 ÷ 17 giờ, sau đó từ từ hạ nhiệt độ xuống tới nhiệt độ bình thường 
(thời gian này cũng là 4 giờ). Cuối cùng đưa bê tông ra ngoài để 2 ÷ 4 giờ nữa thì có 
thể đem lắp được. Hấp như vậy chỉ trong khoảng 18 ÷ 20 giờ, cường độ của bê tông có 
thể đạt đến 70% so với cường độ bê tông dưỡng hộ tự nhiên 28 ngày. 
 BÀI 5: AN TOÀN LAO ĐỘNG 
 1. An toàn trong công tác thi công bê tông. 
 1.1. Khu vực làm việc. 
 - Nơi làm việc phải khô ráo, đường đi lại vận chuyển thuận tiện không bị 
vướng, khi dùng ván làm cầu lên xuống thì chiều dày ván ≥ 4 cm, đóng gỗ ngang làm 
bậc, không được để phẳng và dùng ván mục. 
 - Khi làm việc vào ban đêm phải đủ ánh sáng treo cao ở đường đi lại, cầu thang 
lên xuống và nơi để đổ bê tông, những nơi cấm cần phải có đèn đỏ báo hiệu nguy 
hiểm. 
 - Không được leo theo giáo để lên xuống nơi làm việc, phải có cầu thang riêng 
chắc chắn và cách vị trí làm việc ít nhất là 80 cm, cấm không được hút thuốc lúc đang 
làm việc hay nghỉ ngơi trên giáo. 
 - Không được lấy gạch đá hoặc những dụng cụ không đảm bảo kê lót dưới giáo. 
 - Những nơi đổ bê tông cao hơn 2m phải làm giàn giáo có tay vịn. 
 - Khi đổ bê tông sàn phải làm chân ngựa thấp để lót ván làm đường đi lại và 
 vận chuyển bê tông đến nơi đổ, chân ngựa chắc chắn, không dùng gạch thay chân 
ngựa. Nếu kéo bê tông bằng lỗ chừa sẵn trên trần và sàn nhà thì lúc nghỉ phải dùng ván 
đậy lại và không được ngồi nghỉ ở đó, người đứng nhận vật liệu ở đó phải đeo dây an 
toàn, không đứng trên ô văng, sê nô đã tháo vật chống ở phía dưới để đổ bê tông. 
Không được ngồi trên 2 mép ván khuôn để đầm bê tông, mà phải đứng trên sàn công 
tác và phải có dây an toàn. 
 - Khi đang đổ bê tông thì không được qua lại ở phía dưới, phải có biển cấm. 
 - Khi đổ bê tông ở nơi có độ dốc trên 300 phải có dây an toàn. 
 133 
 - Không được gánh bê tông đi trên đường, nếu dùng puly để vận chuyển vữa lên 
cao, khi xô đang thả xuống thì không được gánh bê tông đổ vào. 
 1.2. An toàn khi sử dụng dụng cụ, vật liệu 
 Phải kiểm tra dụng cụ kỹ càng, nếu có hiện tượng hư hỏng thì không được 
dùng, không được vứt dụng cụ hay những trang bị từ trên cao xuống mà phải chuyển 
theo dây hoặc chuyền tay mang xuống. Sau khi đổ bê tông xong phải thu xếp dụng cụ 
gọn và rửa sạch, không được vứt bừa bãi hay để bê tông khô cứng trên những dụng cụ 
đó. 
 Bao xi măng không được chồng cao quá 2m, chỉ được chồng 10 bao, không 
được để dựa vào tường, phải để cách tường từ 0,6 -1m làm lối đi lại. 
 1.3. An toàn khi vận chuyển bê tông 
 - Các đường vận chuyển bê tông trên cao các xe thô sơ đều phải có che chắn 
cẩn thận. Khi vận chuyển bằng băng tải thì góc nghiêng của băng tải không quá 200, 
lớp bê tông trên băng phải có độ dày ít nhất là 10 cm, việc làm sạch những ống làm 
băng cao su và các bộ phận khác chỉ được tiến hành khi máy ngừng làm việc. 
 - Chỉ vận chuyển vữa bê tông bằng băng tải từ dưới lên trên, hết sức hạn chế 
vận chuyển ngược chiều từ trên xuống. 
 - Khi băng tải chuyền lên hoặc xuống phải tuân theo tín hiệu quy định 
 - Vận chuyển vữa lên cao thường dùng thùng có đáy đóng mở, đựng bê tông rồi 
dùng cần trục đưa lên cao, thùng vận chuyển phải bền chắc, không dò nước, dễ đóng 
mở. Khi đưa thùng đến phễu đổ, không được đưa qua đầu công nhân đổ bê tông. Tốc 
độ quay ngang và đưa lên cao phải chậm vừa sao cho lúc nào dây treo thùng cũng gần 
như thẳng đứng. Chỉ khi nào thùng bê tông ở trong tư thế ổn định và cách miệng phễu 
một khoảng 1m mới được mở đáy thùng. Nếu dùng cần trục hay vận thăng để vận 
chuyển vữa bê tông lên cao thì khu vực làm việc phải rào lại trong phạm vi 3m2, có 
bảng cấm cho người không có nhiệm vụ qua lại, ban đêm phải có đèn báo ở ngay trên 
bảng cấm. 
 2. An toàn khi đổ và đầm bê tông. 
 - Khi đổ bê tông theo các máng nghiêng hoặc theo ống vòi voi cần phải kẹp 
chặt máy và thùng chứa vào ván khuôn, đà giáo hoặc cốt thép để tránh bị dật đứt khi 
vữa chuyển động. 
 134 
 - Khi đổ vữa bê tông ở độ cao trên 3m không có che chắn, phải đeo dây an toàn. 
Thi công ban đêm phải có đèn chiếu sáng. 
 - Công nhân san đầm bê tông phải đi ủng cao su cách nước, cách điện, mặc 
quần áo phòng hộ, đeo găng tay, đội mũ cứng. 
 3. An toàn khi dưỡng hộ bê tông 
 - Công nhân phải có sức khỏe, quen trèo cao, không được bố trí những người 
 thiếu máu, đau thần kinh và phụ nữ có thai làm việc này. 
 - Khi tưới bê tông ngoài trời nắng phải đội mũ nón, đi giày dép, khi tưới bê tông 
 trên cao mà không có giàn giáo phải đeo dây an toàn. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1] Bùi Hữu Hạnh, giáo trình Kỹ thuật thi công nhà xuất bản Xây dựng năm 
2000 
 [2] Nguyễn Đức Chương, Trần Quốc Kế, Nguyễn Duy Trí, Giáo trình kỹ thuật 
thi công, nhà xuất bản Xây dựng năm 2000 
 [3] Đặng Lừng, Kỹ thuật thi công, giáo trình dùng cho các Trường trung học 
xây dựng. 
 [4] - Giáo trình thi công bê tông một số cấu kiện – Nhà xuất bản Xây dựng năm 
2000. 
 [5] - Vật liệu xây dựng – Nhà xuất bản Xây dựng năm 2000. 
 [6] - Giáo trình cốt thép biết hàn - Tác giả tập thể giáo viên Trường Trung học 
Xây dựng số 2 – Nhà xuất bản Xây dựng năm 2000. 
 [7- Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép – Tác giả Nguyễn Đình Cống – Nhà 
xuất bản Xây dựng năm 2004. 
 135 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_xay_trat_va_mo_dun_thi_cong_be_tong.pdf