Giáo trình mô đun Vi sinh vật

1. Định nghĩa đại cương về vi sinh vật

1.1. Vi sinh vật:

* Khái niệm: Vi sinh vật là sinh vật đơn bào, chỉ nhìn được bằng kính hiển vi (quang

học hoặc điện tử). Cụ thể đơn vị để đo kích thước của chúng chỉ tính bằng  (nanomet), 

(micromet): 10A0 = 1 = 10-3 = 10-6mm = 10-9m

* Một số đặc điểm của vi sinh vật

Kích thước nhỏ bé:

Vi khuẩn đo bằng micromet (μ). Các cầu khuẩn có đường kính trung bình 1μ và trực

khuẩn 1μ x 5μ. Các virut bé hơn nhiều và đo bằng nanomet (η). Do kích thước nhỏ bé nên

diện tích bề mặt của một lượng nhất định rất lớn, ví dụ một lượng cầu khuẩn có thể tích

1cm3 sẽ có diện tích bề mặt 6m2.

Chuyển hóa nhanh và hấp thu nhiều:

Vi khuẩn Lactobacilli trong 1 giờ có thể chuyển hóa một lượng đường lactose bằng

1000 lần khối lượng của chính nó. Đặc điểm này được ứng dụng trong vi sinh vật công

nghiệp và xử lí chất thải.

Sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh:

Các vi khuẩn thường phân chia 20-30 phút một lần. Từ 1 vi khuẩn ban đầu, nuôi cấy

ở nhiệt độ và môi trường thích hợp, sau 24h có thể thu được 272 (4 722 366 482 869 645

213 696) vi khuẩn. Đặc điểm này được ứng dụng để sản xuất các sinh khối và các chất do

vi khuẩn tạo ra như sản xuất vacxin, kháng sinh.

Thích ứng mạnh:

Các vi sinh vật có khả năng thích ứng rất nhanh với môi trường. Enzim thích ứng của

vi khuẩn chiếm 10% lượng protein của tế bào vi khuẩn, do vậy khả năng thích ứng của

chúng thường rất lớn. Chúng có thể tồn tại và phát triển được trong những khoảng cách

nhiệt độ, áp lực của môi trường rất lớn.

Dễ dàng biến dị:

Do bộ gen của vi sinh vật rất ít nên chúng dễ biến dị. Đây là một đặc điểm nguy hiểm

vì nhiều vi sinh vật (đặc biệt là vi rut) biến dị trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Nhiều chủng loại và phân bố rộng:

Thế giới động vật bao gồm 1,5 triệu loài, thực vật có 0,5 triệu loài và vi sinh vật có

khoảng 0,1 triệu loài. Chúng phân bố khắp nơi trên trái đất, dưới biển sâu hàng ngàn mét,

trên cao 85km cũng vẫn có các vi sinh vật.

1.2. Các nhóm vi sinh vật chủ yếu:

Có nhiều loại vi sinh vật, có thể chia thành các nhóm sau:

- Nhóm vi khuẩn: là một nhóm vi sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ, thường có

cấu trúc tế bào đơn giản. Vi khuẩn có thể hiện diện khắp nơi, nhiều vi khuẩn là tác nhân

gây bệnh cho vật nuôi.6

- Nhóm nấm có kích thước hiển vi, có cấu tạo nhân điển hình. Vi nấm gồm 2 nhóm

lớn: nấm men và nấm sợi, nấm men có cấu trúc đơn bào, nấm sợi có cấu trúc đa bào,

- Nhóm xạ khuẩn: có kích thước rất nhỏ, nhân giống với vi khuẩn, không có màng

nhân và tiểu hạch, phân bố nhiều trong tự nhiên

- Nhóm Mycoplasma: là vi sinh vật ngoại bào nhỏ nhất, không có thành tế bào, đặc

tính này làm cho chúng kháng tự nhiên với nhiều loại kháng sinh phổ biến như penicillin

hoặc các kháng sinh nhóm β - lactam khác tác động vào thành tế bào

- Nhóm nguyên sinh động vật: là một dạng sống đon giản, mặc dù cơ thể chỉ có một

tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào

hoàn chỉnh, chúng có thể lấy thức ăn, tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion, điều hòa áp

suất thẩm thấu, chuyển động và sinh sản.

- Nhóm Rickettsia: là những vi sinh vật có cấu trúc giống tế bào vi khuẩn, sống ký

sinh nội bào bắt buộc, nên sự tồn tại phụ thuộc vào sự tồn tại, phát triển và nhân rộng trong

tế bào chất của nhân tế bào chủ

- Nhóm virut: là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở trong tế bào.

Virut có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật: động vật, thực vật, vi khuẩn.

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Vi sinh vật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 59 trang xuanhieu 7960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Vi sinh vật

Giáo trình mô đun Vi sinh vật
ếp qua vết cắn hoặc 
virut xâm nhập qua vết thương. 
 Trong phòng thí nghiệm dùng thỏ, chuột bạch, chuột lang. Tiêm bệnh phẩm vào não 
thỏ, sau 12 - 25 ngày thỏ có hiện tượng co giãn đồng tử, sau đó xuất hiện những rối loạn 
hô hấp và biểu hiện liệt đầu tiên, nhanh chóng liệt 4 chân, lả đi, kiệt sức và chết. 
 Với chuột bạch sau khi tiêm 8 - 15 ngày virut vào não và xuất hiện triệu chứng đầu 
tiên như lông dựng đứng với sự hình thành 1 cục bướu ở cột sống và chuột bị kích thích 
khá mạnh, sau đó run rẩy, liệt 2 chân sau dần lan ra toàn thân rồi mệt lả và chết. 
53 
 b. Chẩn đoán vi rút học (công việc này quan trọng nhưng khi rất cần thiết mới được 
thực hiện vì rất nguy hiểm cho người thực thi) 
 - Lấy bệnh phẩm: não 
 - Nuôi cấy vào môi trường thích hợp, quan sát bệnh lí, biến đổi tế bào, tiểu thể bao hàm 
 c. Phòng và trị bệnh 
Cho đến nay, khi đã chẩn đoán chính xác là bệnh dại thì cầm chắc là tử vong, do 
vậy công tác phòng bệnh được đưa lên hàng đầu. Danh từ "chữa bệnh" chỉ dùng cho những 
trường hợp can thiệp nhanh, sớm, cho người và gia súc quý hiếm khi phát hiện bị chó dại 
hoặc mèo dại cắn (nói cách khác: khi phát hiện bị nhiễm virut dại). 
 * Đối với chó: 
 Việc phòng bệnh dại chó cần có sự hỗ trợ của chính quyền về mặt luật pháp. Cụ thể 
cần làm tốt các việc sau: 
 - Tuyệt đối cấm chó thả rông ra đường, nếu ra đường phải đi theo người, có dây và 
buộc rọ mõm. Chó chạy rông ra đường phải bắt giam và tuỳ theo từng trường hợp mà xử 
lý thích đáng. 
 - Với chó nuôi chưa tiêm phòng mà bị chó dại cắn thì nên giết ngay, chôn sâu giữa 2 
lớp vôi bột, tiêu độc khu vực nhốt gia súc. 
 - Việc tiêm phòng dại cho chó phải đạt ít nhất 80% và đặc biệt phải đảm bảo cho miễn 
dịch tốt. 
- Chó từ 2 tháng tuổi trở lên phải tiêm phòng dại, sau khi tiêm phải cấp giấy chứng 
nhận, phải chú ý đến việc nhận dạng chó đã được cấp giấy. Hiện nay thường dùng các 
vacxin sau: 
 Vacxin Flury - LEP (màu đỏ hồng hoặc đỏ nâu), liều 2 - 3 ml/con vào dưới da mặt 
trong đùi sau, hoặc tiêm bắp thịt. Đây là loại vacxin tươi chế từ phôi gà được cấy giống 
virut dại cố định thích ứng trên phôi gà ở đời thứ 40 - 50 (Lowegg passage). Phôi gà sau 
thu hoạch được đem nghiền thành huyễn dịch và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh trong 
thời gian tiêm. Sau tiêm 9 - 14 ngày chó có miễn dịch, thời gian miễn dịch 1 năm. Vacxin 
dùng tiêm cho chó, mèo, bò 
 Vacxin Flury - HEP (HEP = High Egg Pasage): Vacxin Flury - LEP tuy cho miễn 
dịch cao nhưng còn gây phản ứng cho chó con, mèo và bò. Do vậy được đem cấy truyền 
liên tiếp trên phôi gà đến đời thứ 270 - 300 thì tạo được chủng virus Flury - HEP (độc lực 
giảm nhưng tính miễn dịch cao). Vacxin Flury - HEP là huyễn dịch có 33% phôi gà, an 
toàn hơn vacxin Flury LEP nên có thể tiêm cho chó chửa, chó gầy yếu, chó con, mèo mà 
không có phản ứng gì. Liều tiêm 3ml cho chó, 1 - 2 ml cho mèo, 5ml cho trâu bò, cách 
tiêm tương tự Flury HEP. 
Vacxin Rabisin: Hãng Rhone - Merieuc (1992) tên giao dịch là Merial đã dùng 
chủng virut dại cố định, nuôi cấy trên môi trường tế bào, thu hoạch ở thời điểm thích hợp, 
sau đó đem vô hoạt, chế thành vacxin Rabisin đóng lọ 1ml tiêm cho 1 con. Vacxin Rabisin 
được đánh giá là loại vacxin tốt nhất hiện nay. 
54 
 * Đối với các loài vật khác: 
 Khi có dấu hiệu bệnh dại hoặc khi xác định là bị chó dại cắn thì nên tiêu diệt ngay. 
Thịt của chúng chỉ được phép làm thực phẩm cho người khi xác định là con vật bị cắn chưa 
quá 7 ngày, nếu hơn phải hủy bỏ. 
 Vùng đang xảy ra dịch, có thể dùng vacxin Rabisin tiêm cho các gia súc cảm thụ bệnh 
với liều 1ml/con. 
 * Đối với người: 
 Hầu hết các trường hợp khi bị chó cắn, mèo cắn (có khi cả các loài vật khác) thì phải 
đặc biệt quan tâm đến bệnh dại. Cho nên cần phải thực hiện các việc sau: 
 - Xử lý vết thương: Rửa sạch vết cắn bằng nước xà phòng ấm 20%, rửa nhiều lần 
sau đó bôi cồn Iod. 
 - Tiêm phòng dại: có thể trì hoãn thời gian tiêm phòng dại khi: 
 + Vết cắn ở xa thần kinh trung ương 
 + Chó cắn người đã có miễn dịch bệnh dại (xác định việc này bằng cách kiểm tra 
giấy chứng nhận tiêm phòng dại). 
 + Theo dõi chó trong vòng 15 ngày nếu không thấy chó phát dại. 
 Các trường hợp còn lại đều phải tiêm phòng dại ngay tại các trạm phòng dịch, khi 
được tiêm phải lưu ý: 
 + Theo đúng lời dặn của y, bác sỹ về số lần tiêm. 
 + Sau tiêm trong vòng 6 tháng cần tránh làm suy giảm miễn dịch của cơ thể như lao 
động quá sức, uống rượu, bia, ma tuý, dùng Corticoid  
 Tốt hơn cả là tiêm sớm kháng huyết thanh (sau khi bị cắn muộn nhất là 72 giờ) đồng 
thời với vacxin. 
2.4. Nhóm virut hình thành khối u 
2.4.1. Virut Marek 
 a. Đặc tính sinh học 
 Virus Marek có kích thước khoảng 100. Là virut ARN, có vỏ bọc. 
 Hiện nay đã phân lập được 3 typ virut: 
Type có độc lực mạnh: gây bệnh Marek thể cấp tính, khá phổ biến trên các đàn gà 
hiện nay. 
Type có độc lực vừa: gây bệnh Marek thể mãn tính 
Type không có độc lực 
 Trong tự nhiên sự tồn tại của virut trong cơ thể và sự xuất hiện kháng thể trong máu 
không có quan hệ trực tiếp đến quá trình sinh dịch. Virus Marek thường chỉ có vai trò 
truyền bệnh khi tồn tại trong tế bào sống. Những tế bào thượng bì của da và lông gà bệnh 
thường tồn tại lâu ngoài tự nhiên nên virus Marek có sức đề kháng mạnh. 
55 
 Trong tự nhiên gà cảm thụ với bệnh mạnh nhất. Gà tây, gà sao cũng có thể bị mắc 
bệnh. Thường gà từ 6 tuần tuổi trở đi mới bị mắc bệnh, phổ biến nhất là từ tuần tuổi 8 - 24. 
Gà trước và sau lứa tuổi này thường ít mắc bệnh. Bệnh không thấy ở các loài thủy cầm. 
Bệnh chưa được nghiên cứu ở các loài chim. 
 b. Chẩn đoán vi rút học 
 - Lấy bệnh phẩm: máu chống đông, tổ chức tại khối u, phủ tạng gà bệnh 
 - Nuôi cấy vào môi trường thích hợp, quan sát bệnh lí và biến đổi tế bào, 
 c. Phòng và trị bệnh 
 * Phòng bệnh 
 - Phòng bằng vacxin: Đã có 3 loại vacxin được sử dụng để phòng bệnh: 
 + Vacxin virut không độc: chế từ chủng virut không có độc lực trong tự nhiên 
 + Vacxin virut giảm độc: chế từ chủng virut cường độc tự nhiên bị làm giảm độc qua 
nhiều đời. 
 + Vacxin virut giảm độc tự nhiên: vacxin này có hiệu lực cao hơn các vacxin trên và 
được dùng ở hầu hết các nước trên thế giới. Vacxin được dùng cho gà ngay từ khi 1 ngày 
tuổi. Việc định kì tiêm phòng hoặc tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch đều có tác dụng làm giảm 
tổn thất kinh tế. 
 Hiện nay hãng Fort Dodge Animal Health (USA) có vacxin MD - VAC CFL (vacxin 
sống đông khô), vacxin Poulvac Ovoline CVI + HVT (vacxin sống bảo quản trong Nitơ 
lỏng) cho gà 1 ngày tuổi với một liều duy nhất. 
 - Chọn giống gà có sức kháng bệnh và công tác vệ sinh phòng bệnh: 
 + Công tác chọn giống gà đang được tiến hành nhưng cho kết quả chưa khả quan. 
 + Công tác vệ sinh phòng bệnh bao gồm các biện pháp: vệ sinh chăm sóc, tiêu độc 
sát trùng, nuôi dưỡng, cách li. Trong mỗi cơ sở chăn nuôi không nên nuôi các gà lứa tuổi 
khác nhau ở các ô chuồng gần nhau. Việc sát trùng vỏ trứng có ý nghĩa quan trọng trong 
việc làm giảm tỉ lệ mắc bệnh vì virus Marek chỉ bám ngoài vỏ trứng và lây bệnh cho gà 
con mới nở. 
 * Trị bệnh: 
 Với gia cầm đã mắc bệnh thì nên giết bởi tính chất lây lan nguy hiểm, phòng và trị 
bệnh khó khăn, bệnh tiềm tàng. 
 Không có thuốc kháng sinh đặc trị bệnh Marek. 
2.4.2. Virut nhóm Leukosis-Sarcoma 
 a. Đặc tính sinh học 
 Avian-Leukose là tên gọi một nhóm bệnh có đặc tính là sự tăng sinh không định 
hướng của các tế bào hồng cầu, tuỷ bào và lymfo bào 
56 
 Bệnh được gọi là Erythroblastosis khi hồng cầu bị tăng sinh, gọi là Myeloblastosis 
khi tuỷ bào hay các tế bào hạt tăng sinh, thông thường 2 thể bệnh này hay xảy ra cùng lúc. 
Khi tế bào lymfoblast tăng sinh thì gọi là lymfoblastosis hay bệnh lymfoid - Leukosis. 
 Bằng giải phẫu bệnh đại thể, khó phân biệt được 3 bệnh này nhưng bằng phương pháp 
kiểm tra tế bào máu và tổ chức tế bào ở các khối u có thể chẩn đoán phân biệt được. 
 Người ta xếp các virut gây ra Avian-Leukose thành 1 nhóm gọi là nhóm Avian-
Leukose - Sarcomavirus. Nhóm này gồm virut Sarcom Rouse và các virut bạch cầu gà 
(virut gây tăng nguyên cầu, tăng nguyên tuỷ bào, tăng lymfo bào). 
 Các virut này có hình cầu, đường kính 60 - 100nm, là virut ARN, có vỏ lipit bao bọc. 
Mặc dù chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng người ta nhận thấy các virut trong nhóm này 
có quan hệ rất gần gũi nhau, mỗi virut có thể gây không những hình ảnh lâm sàng của bệnh 
mà theo đó virut được đặt tên mà còn gây những loại khối u khác và kiểu bạch cầu khác. 
 Nuôi cấy virut này trên phôi gà 11 ngày tuổi. Sau nở 2 tuần, các gà con xuất hiện các 
khối u xơ, u nội tạng, u thận và các u sụn. 
 Virut không bền với nhiệt độ (550C virut chết sau 30 phút), các chất sát, khử trùng 
thông thường tiêu diệt virut nhanh chóng, virut rất nhạy cảm với ete và clorofor. 
 Gà con sau nở đến 10 tuần tuổi dễ mẫn cảm với virut, nhưng gà bị nhiễm virut chỉ thể 
hiện bệnh ở thể ẩn tính, từ tuần thứ 16 gà trở nên rất cảm thụ với bệnh, tỉ lệ gà ốm và chết 
cao nhất thường ở giữa tuần tuổi 24-25. Gà trên 1 năm tuổi có sức đề kháng với bệnh. 
 b. Chẩn đoán virut học 
 Lấy bệnh phẩm: máu, huyết thanh và tổ chức khối u hoặc tổ chức nội tạng của gà 
nghi bệnh, nước nhớt ở miệng, lòng trắng trứng gà mới đẻ hoặc phôi gà ấp 10 ngày. 
 Nuôi cấy vào phôi gà 11 ngày tuổi, quan sát bệnh lí trên gà con. 
 c. Phòng và trị bệnh 
 Hiện chưa có vacxin phòng bệnh có hiệu lực. Chưa có kháng sinh đặc trị bệnh. 
2.5. Nhóm virut gây suy giảm miễn dịch 
 Virut Gumboro 
 a. Đặc tính sinh học 
 Virus Gumboro hay còn gọi virus IBD (Infectious Bursal Desaese Virus) gây nên 
bệnh Gumboro. 
 Virus Gumboro gồm 2 serotyp khác nhau gây bệnh riêng biệt cho gà và gà tây đặc 
biệt 2 serotyp virut này không gây miễn dịch chéo cho nhau. Chính vì vậy việc chế tạo và 
sử dụng vacxin phòng bệnh gặp nhiều khó khăn. 
 Virus Gumboro có thể nuôi cấy trên phôi gà 10 -11 ngày tuổi (tiêm vào màng niệu). 
Sau tiêm 3 – 5 ngày phôi bị chết với bệnh tích xung huyết, xuất huyết màng niệu, màng dày 
lên, xuất huyết điểm ở dưới da (đùi, đầu, lườn), gan sưng có điểm xuất huyết và hoại tử. 
57 
 Ngoài ra virut còn có thể nuôi cấy trên môi trường tế bào xơ phôi gà một lớp, phôi 
vịt, thận thỏ, thận khỉ. Đặc biệt nếu tiếp truyền nhiều đời qua môi trường tế bào thì độc lực 
của virut Gumboro giảm dần và có thể sử dụng làm giống virut vacxin. 
 Nuôi cấy virut trên cơ thể gà 3 – 6 tuần tuổi, sau tiêm virut, gà có biểu hiện triệu 
chứng và bệnh tích giống gà mắc bệnh tự nhiên. Nếu thu hoạch túi Fabricius vào thời điểm 
48 – 72 giờ sau khi gây nhiễm sẽ thu được lượng virut lớn nhất và độc lực của virut mạnh 
nhất. Đặc biệt, trên gà nếu tiếp đời nhiều lần virut Gumboro thì độc lực của virut được tăng 
cường. 
 Virut Gumboro có sức đề kháng cao trong tự nhiên. Trong phân, rác, chất độn chuồng 
và nền chuồng gà bệnh virut tồn tại rất lâu. Đây chính là nguồn tàng trữ virut dẫn đến việc 
bệnh lưu cữu và xảy ra quanh năm. 
 Virut đề kháng kém với nhiệt độ cao: ở 700C virut chết nhanh chóng. Có thể dùng 
các loại thuốc sát trùng sau để diệt virut: Cloramin, BKA, Benkocid, 
 Trong tự nhiên gà được coi là loài nhiễm bệnh duy nhất. Người ta thấy lứa tuổi gà 
mắc bệnh phụ thuộc vào sự phát triển và thoái triển của túi Fabricius. Tuổi càng nhỏ, tỉ lệ 
nhiễm và mắc bệnh càng cao nhưng sự thể hiện bệnh không rõ ràng. Gà trên 12 tuần tuổi 
ít bị mắc bệnh hơn. Các dòng gà cao sản, gà chăn nuôi tập trung thường mắc bệnh nặng 
hơn. Ngoài ra một số tác giả cho rằng gà tây và vịt cũng có thể mắc bệnh. 
 b. Chẩn đoán vi rút học 
 - Lấy bệnh phẩm: túi fabricius hoặc lách gà bệnh. 
 - Nuôi cấy vào môi trường thích hợp, quan sát triệu chứng, bệnh tích. 
 c. Phòng và trị bệnh 
 * Phòng bệnh 
 Không tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch. 
 Hiện nay có 2 loại vacxin: 
 - Vacxin vô hoạt nhũ dầu dùng cho gà trưởng thành, gà bố mẹ dùng bằng cách tiêm 
dưới da, tiêm bắp. 
 - Vacxin nhược độc: dùng cho gà con, gà mới nở bằng cách nhỏ mắt, mũi, miệng, cho 
uống vào lúc gà 7, 14, 21 ngày tuổi (ở cơ sở đã xảy ra bệnh thì phải nhỏ ở cả thời điểm gà 
1 ngày tuổi). 
 Hãng Merial có 2 loại vacxin cho hiệu lực tốt là: 
 - Vacxin Gumboral CT (đông khô) dùng bằng cách cho vào niêm mạc. 
 - Vacxin Gumborifa (vô hoạt) dùng bằng cách tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. 
 * Trị bệnh: 
 Chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh. 
 Khi gà bị mắc bệnh Gumboro thường chết do các nguyên nhân: khát, sốt cao, bị dẫm 
đạp, bị nhiễm khuẩn kế phát Do vậy cần áp dụng nguyên tắc điều trị: 
58 
Chăm sóc, nuôi dưỡng, hộ lí tốt. 
 Chống khát, cân bằng điện giải. 
 Chống kế phát, bội nhiễm. 
 Để thực hiện nguyên tắc điều trị trên cần thực hiện biện pháp điều trị sau: 
 - Khẩn cấp tạo miễn dịch chống các bệnh khác, đặc biệt là bệnh Newcastle. Cụ thể 
với gà dưới 30 ngày tuổi chưa dùng lasota hoặc B1 thì khẩn cấp nhỏ ngay vacxin này. Với 
gà trên 30 ngày tuổi chưa dùng vacxin H thì khẩn cấp dùng ngay. 
 - Dùng ngay kháng thể cho toàn đàn. 
 - Cung cấp điện giải: tạo điều kiện cho gia cầm uống điện giải tự do, thoải mái. 
 - Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát. Thường dùng các loại kháng sinh trị 
vi khuẩn gram âm như Floxacin, Colistin, Tetracyclin, Neomycin, các Sulfamid 
 - Bổ sung các loại vitamin như C, B1, K 
Câu hỏi ôn tập chương 4 
 1. Hình thái, kích thước và cấu tạo của vi rút? 
 2. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut dịch tả lợn cổ điển? 
 3. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut dịch tả lợn Châu Phi? 
 4. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
virut Newcastle? 
 5. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut dịch tả vịt? 
 6. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut Care? 
 7. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut lở mồm long móng? 
 8. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut đậu? 
 9. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut dại? 
 10. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut Marek? 
 11. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut nhóm Leukosis-Sarcoma? 
 12. Trình bày đặc tính sinh học, chẩn đoán vi khuẩn học và cách phòng trị bệnh do 
Virut Gumboro? 
59 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1] Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Tỵ, (2007)Vi sinh 
vậthọc. NXB Giáo dục 
[2]Nguyễn Khắc Tuấn;(1996) Vi sinh vật học. NXB Nông Nghiệp 
[3] Nguyễn Vĩnh Phước; (1977)Vi sinh vật học thú y. NXB Đại học và THCN 
 [4] Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiền, Trần Thị Lan Hương (1997)Vi 
sinhvật thú y. NXB Nông nghiệp 
[5] Phạm Văn Ty;(2007) Virut học. NXB Giáo dục 
[6] Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên; (2004)Giáo trình Vi sinh vật học đại 
cương. NXB Nông nghiệp 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_vi_sinh_vat.pdf