Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp

Bài 1: Khái niệm chung về bản vẽ điện Thời gian: 2 giờ

Mục tiêu:

- Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ điện.

- Trình bày đúng hình thức bản vẽ điện như: khung tên, lề trái, lề phải, đường nét, chữ viết.

- Phân biệt được các tiêu chuẩn của bản vẽ điện.

Nội dung:

1. Qui ước trình bày bản vẽ.

1.1.Vật liệu dụng cụ vẽ.

1.2. Khổ giấy.

1.3. Khung tên.

1.4. Chữ viết trong bản vẽ.

1.5. Đường nét

1.6. Cách ghi kích thước.

1.7. Cách gấp bản vẽ.

2. Các tiêu chuẩn của bản vẽ điện.

2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam.

2.2. Tiêu chuẩn Quốc tế.

 

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 110 trang duykhanh 6960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Nghề điện công nghiệp
 quy ước ở trên
Câu hỏi 6. Vẽ các ký hiệu điện sau 
STT
Tên gọi
Ký hiêu
Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc
Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor dây quấn
Máy điện đồng bộ
Máy điện một chiều kích từ độc lập
Máy điện một chiều kích từ nối tiếp
Động cơ 1 pha kiểu điện dung
Hướng dẫn: Xem phần ký hiệu quy ước ở trên
Câu hỏi 7. Vẽ các ký hiệu điện sau 
STT
Tên gọi
Ký hiêu
Cuộn dây rơle, công tắc tơ, khởi động từ.
Rơle, công tắc tơ, khởi động từ có 2 cuộn dây
Tiếp điểm của rơle điện, công tắc tơ, khởi động từ
Thường hở.
Thường kín.
Đổi nối
Phần tử đốt nóng và tiếp điểm của rơle nhiệt
Nút ấn không tự giữ.
Thường mở.
Thường kín.
Nút ấn tự giữ 
Thường mở.
Thường kín.
Đổi nối
Phanh hãm điện từ
Bàn điện từ, nam châm điện.
Hướng dẫn: Xem phần ký hiệu quy ước ở trên
Câu hỏi 8. Vẽ các ký hiệu điện sau 
STT
Tên gọi
Ký hiêu
Nút bấm liên động
Công tắc hành trình
Thường mở.
Thường đóng.
Liên động.
Tiếp điểm thường hở của rơle thời gian:
Đóng muộn:
Cắt muộn
Đóng, cắt muộn
Tiếp điểm thường đóng của rơle thời gian:
Đóng muộn:
Cắt muộn
Đóng, cắt muộn
Tiếp điểm của rơle không điện:
Kiểu cơ khí
Kiểu khí nén
Hướng dẫn: Xem phần ký hiệu quy ước ở trên
Câu hỏi 9. Vẽ các ký hiệu điện sau
STT
Tên gọi
Ký hiêu
Dao cách ly 
Máy cắt ba cực điện cao áp
Cầu chì tự rơi (FCO)
Trạm biến áp
Trạm phân phối
Chống sét ống
Chống sét van
Tụ bù 
Hướng dẫn: Xem phần ký hiệu quy ước ở trên
Câu hỏi 10. Vẽ các ký hiệu điện sau 
STT
Tên gọi
Ký hiêu
Thanh cái 
Đường dây trên không có 3 dây, 4 dây.
Đường dây động lực AC đến 1000V (dây trần, dây bọc)
Dây nối trung gian có 2 đầu tháo ra được:
Nối đất (cọc bằng ống thép)
Hỏng cách điện giữa các đường dây và giữa đường dây và võ.
Đường dây xuyên tường từ dưới lên, từ trên xuống.
Trụ bê tông ly tâm có neo chằng về 2 hướng vuông góc 900
Crắc 2 sứ hạ thế
U 2 sứ hạ thế
Hướng dẫn: Xem phần ký hiệu quy ước ở trên
Câu hỏi 11. Vẽ các ký hiệu điện sau 
STT
Tên gọi
Ký hiêu
Diode bán dẫn
Diode biến dung (varicap)
SCR
Diode quang; LED
UJT
BJT
JFET kênh n
MOSFET gián đoạn
Triăc
Diăc
Transistor quang loại n-p-n
Hướng dẫn: Xem phần ký hiệu quy ước ở trên
Câu hỏi 12. Nhận dạng các ký hiệu sau 
Ký hiêu
Tên gọi
DC; 
AC; 
A, B, C, N
A
V
W
cosj
Hz
kWh
VAr
+
 – 
Đ
Đ
Đ
G
D
S
G
D
S
Y
A
B
J
Y1
K
Y2
FF
Y
A
B
Y
A
B
Y
A
Y
A
B
Hướng dẫn: Xem phần ký hiệu quy ước ở trên
BÀI 3
VẼ SƠ ĐỒ ĐIỆN CHO CĂN HỘ
Giới thiệu: 
Vẽ sơ đồ điện là một bước quan trọng trong thiết kế. Nó là cơ sở để dự trù vật tư, thi công, cũng như bảo trì hệ thống điện.
Sơ đồ điện của căn hộ chính là bản vẽ mặt bằng điện của căn hộ, thể hiện hệ thống điện trên sơ đồ mặt bằng. Dựa vào quá trình thể hiện đó sẽ giúp ta thiết kế, thi công, bảo trì hệ thống điện đáp ứng yêu cầu đặt ra cho hệ thống.
Mục tiêu:
Vẽ các bản vẽ điện cơ bản đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tế (IEC). 
Vẽ các bản vẽ điện chiếu sáng cho một căn hộ ; bản vẽ lắp đặt điện; cung cấp điện; sơ đồ mạch điện tử... theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế
Chuyển đổi qua lại giữa các dạng sơ đồ theo các ký hiệu qui ước.
Dự trù khối lượng vật tư cần thiết phục vụ quá trình thi công theo tiêu chuẩn qui định.
Đề ra phương án thi công đúng với thiết kế.
Nội dung chính:
1. Khái niệm
1.1. Sơ đồ mặt bằng
Mặt bằng ngôi nhà là hình cắt bằng của ngôi nhà, phân xưởng, một khu vực nào đó. Trên đó thể hiện vị trí, kích thước các tường, vách, cửa và các thiết bị đồ đạc.
1.2 Sơ đồ bố trí thiết bị:
Sơ đồ vị trí trình bày vị trí lắp đặt thiết bị điện, khí cụ điện trên mặt bằng. sơ đồ vị trí được căn cứ từ mặt bằng kiến trúc ( sơ đồ mặt bằng ). Ký hiệu điện dùng trong sơ đồ vị trí là ký hiệu điện dùng trong sơ đồ mặt bằng.
1.3 Sơ đồ đơn tuyến
Sơ đồ đơn tuyến trình bày mạch điện, mạng điện bằng một nét vẽ trên đó vẫn thể hiện được số lượng, cỡ dây, cũng như cách thức đi dây. Sơ đồ đơn tuyến được dùng trong bản vẽ thiết kế. ký hiệu điện dùng trong sơ đồ đơn tuyến là ký hiệu điện dùng trong sơ đồ mặt bằng.
Chú ý: Sơ đồ vị trí, sơ đồ đơn tuyến, sơ đồ nối dây phải thể hiện tương ứng trên mặt bằng, dù rằng tỉ lệ mặt bằng có thể khác nhau.
1.4 Sơ đồ nối dây: 
Sơ đồ nối dây (hay sơ đồ chi tiết lắp đặt) trình bày chi tiết mạch điện, mạng điện dùng trong thi công. Nó được căn cứ theo sơ đồ đơn tuyến, tất cả các đường dây được trình bày đầy đủ giữa các phụ tải, khí cụ điện và nguồn điện trên sơ đồ mặt bằng. các đường dây được thể hiện theo từng tuyến hoặc từng lộ dây. Ký hiệu điện dùng trong sơ đồ điện là ký hiệu điện dùng trong sơ đồ điện.
Ví dụ: Căn hộ có sơ đồ đơn tuyến như sau:
Sơ đồ nối dây như sau:
2. Vẽ sơ đồ điện cho căn hộ:
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG ĐIỆN CỦA CĂN HỘ
2.1 Vẽ sơ đồ mặt bằng: 
Các bước thực hiện:
a. Xác định mặt bằng xây dựng: hình dạng, kích thước tổng quát của căn hộ.
- Sử dụng ký hiệu dùng trong mặt bằng xây dựng như tường gạch, tường bê tông, độ dày của tường, cột.
- Dùng thước để đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao, góc cạnh của từng khu vực trên mặt bằng.
- Sử dụng các dụng cụ vẽ để vẽ lại hình dạng, kích thước của mặt bằng.
Chú ý: + Hình dạng, kích thước của mặt bằng phải đảm bảo đúng thực tế.
	 + Kích thước bản vẽ có thể tỷ lệ với kích thước thực tế, nhưng kích thước ghi trên bản vẽ phải là kích thước thực
b. Xác định vị trí, kích thước các cửa sổ, cửa phụ, cửa chính của căn hộ:
c. Xác định chức năng của các phòng, các khu vực trong căn hộ để dự tính kích thước trang thiết bị nội thất.
2.2 Vẽ sơ đồ vị trí:
- Xác định vị trí các thiết bị điện trong căn hộ như: đèn, công tắc, ổ cắm, tủ điện, ........
- Xác định chủng loại, kiểu dáng, kích thước của các thiết bị để xây dựng sơ đồ vị trí đảm bảo đúng thực tế.
- Xác định những ký hiệu quy ước của các thiết bị. Trường hợp những thiết bị chưa được quy ước ký hiệu thì khi vẽ phải có chú thích rõ ràng.
2.3 Vẽ sơ đồ đơn tuyến:
Để vẽ sơ đồ đơn tuyến cho căn hộ thì cần xác định rõ những thiết bị điện như đèn, ổ cắm, quạt,.... được điều khiển bởi những khí cụ điện nào.
2.4 Sơ đồ đi dây:
Sơ đồ đi dây là sơ đồ thể hiện phương thức và hướng đi của dây dẫn từ các khí cụ điện đến thiết bị điện theo sơ đồ mặt bằng và sơ đồ đơn tuyến. Từ đó mà ta lắp đặt những tuyến ống, hộp nối dây..... đảm bảo tiết kiệm vật tư thiết bị, thi công lắp đặt dễ dàng và phù hợp với sơ đồ thiết kế.
Sơ đồ đi dây còn gọi là bản vẽ shopdrawing, dùng để thi công ngoài công trường.
Ví dụ, ta vẽ sơ đồ đi dây cho Phòng Khách như sau:
CÂU HỎI
Vẽ lại sơ đồ điện cho một phòng học tại nơi anh (chị) học tập? Gồm sơ đồ mặt bằng chiếu sáng và sơ đồ đi dây.
BÀI 4
VẼ SƠ ĐỒ ĐỘNG LỰC CHO PHÂN XƯỞNG
Giới thiệu
Sơ đồ động lực phân xưởng là sơ đồ thể hiện nguyên lý cung cấp điện cho các động cơ, máy móc, thiết bị trong phân xưởng.
Mục tiêu: 
Vẽ các bản vẽ điện cơ bản đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tế (IEC). 
Vẽ các bản vẽ sơ đồ động lực phân xưởng theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế
Dự trù khối lượng vật tư cần thiết phục vụ quá trình thi công theo tiêu chuẩn qui định.
Đề ra phương án thi công đúng với thiết kế.
Nội dung:	
1. Vẽ sơ đồ mặt bằng phân xưởng
Dựa vào mặt bằng thực tế, ta xác định vị trí, kích thước của các thiết bị, máy móc trong phân xưởng sau đó dùng những ký hiệu tượng trưng để vẽ lại sơ đồ mặt bằng của phân xưởng
Hình 4.1
2. Vẽ sơ đồ nguyên lý
Đây là sơ đồ thể hiện nguyên lý cấp điện của tủ điện chính MDB cho phân xưởng
- Sơ đồ nguyên lý tủ điện phân phối chính của phân xưởng:
MDB
Hình 4.2
- Sơ đồ nguyên lý tủ điện phân phối phụ DB: là tủ điện được cấp điện từ tủ điện phân phối chính, sau đó cấp điện đến các thiết bị, máy móc. Các tủ điện DB1, DB2, ....DB6 có sơ đồ nguyên lý giống nhau.
Hình 4.3
CÂU HỎI ÔN TẬP
Một phân xưởng có sơ đồ mặt bằng, sơ đồ bố trí thiết bị (máy tiện và máy phay) như Hình 4.1. Anh (chị) hãy vẽ lại sơ đồ nguyên lý cho tủ điện phân phối chính MDB và 2 tủ điện phân phối phụ, trong đó:
- Tủ phân phối phụ 1: là tủ được cấp điện từ MDB và sau đó cấp điện cho tất cả máy tiện
- Tủ phân phối phụ 2: là tủ được cấp điện từ MDB và sau đó cấp điện cho tất cả máy phay.
BÀI 5: VẼ TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN
Giới thiệu
 Tủ điện điều khiển là tủ điện chứa các thiết bị, khi cụ điện để đóng cắt, bảo vệ, điều khiển, khống chế động cơ, máy móc có công suất lớn.
Có nhiều loại tủ điện điều khiển khác nhau dựa vào các phương thức khởi động, điều khiển tùy thuộc vào loại động cơ và yêu cầu của khách hàng như là: khởi động trực tiếp, khởi động sao tam giác, khởi động mềm, biến tần.
Mục tiêu: 
Vẽ các bản vẽ điện cơ bản đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tế (IEC). 
Vẽ các bản vẽ tủ điện điện điều khiển theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế
Chuyển đổi qua lại giữa các dạng sơ đồ theo các ký hiệu qui ước.
Dự trù khối lượng vật tư cần thiết phục vụ quá trình thi công theo tiêu chuẩn qui định.
Đề ra phương án thi công đúng với thiết kế.
Nội dung:	
1. Khái niệm.
- Mạch điều khiển là mạch điện thực hiện xử lý thông tin từ các ngõ vào và ngõ ra, để đưa ra các tín hiệu sao cho giữ vững mục tiêu điều khiển đã đặt ra. Bộ điều khiển có thể thuộc dạng analog hay digital.
- Mạch động lực là mạch điện thực hiện xử lý và chuyển đổi năng lượng. Ví dụ như cấp nguồn cho động cơ để chuyển điện năng thành cơ năng, cấp nguồn cho bóng đèn để chuyển điện năng thành quang năng,...... Mạch động lực còn gọi là mạch điện cấp nguồn cho các thiết bị điện.
2. Vẽ sơ đồ tủ điện điều khiển:
2.1 Vẽ sơ đồ tủ điện điều khiển động cơ KĐB ba pha khởi động trực tiếp.
a. Sơ đồ nguyên lý
Hình 5.1
STT
KÝ HIỆU
TÊN GỌI
1
Cuộn dây Contacto K
2
Tiếp điểm thường đóng NC (95-96) của Rơle nhiệt
3
Tiếp điểm thường hở NO (97-98) của Rơle nhiệt
4
Nút nhấn thường hở M
5
Nút nhấn thường đóng D
6
Tiếp điểm động lực của Rơle nhiệt có 2 phần tử đốt nóng
7
Tiếp điểm chính thường hở của Contacto
8
Tiếp điểm phụ thường hở của Contacto
9
Động cơ 3 pha roto lồng sóc
Bảng 5.1
b. Sơ đồ nối dây:
Hình 5.2
2.2 Vẽ sơ đồ tủ điện điều khiển đảo chiều quay gián tiếp động cơ KĐB 3 roto lồng sóc 
a. Sơ đồ nguyên lý:
Hình 5.3
STT
KÝ HIỆU
TÊN GỌI
1
Cuộn dây Contacto T, quay thuận
2
Cuộn dây Contacto N, quay nghịch
3
Tiếp điểm thường đóng NC (95-96) của Rơle nhiệt
4
Tiếp điểm thường hở NO (97-98) của Rơle nhiệt
5
Nút nhấn thường hở MT , mở quay thuận.
6
Nút nhấn thường hở MN , mở quay nghịch.
7
Nút nhấn thường đóng D, dừng động cơ
8
Tiếp điểm phụ thường đóng của Contacto N
9
Tiếp điểm phụ thường đóng của Contacto T
10
Tiếp điểm động lực của Rơle nhiệt có 2 phần tử đốt nóng
11
Tiếp điểm chính thường hở của Contacto T
12
Tiếp điểm chính thường hở của Contacto N
13
Động cơ 3 pha roto lồng sóc
Bảng 5.3
b. Sơ đồ nối dây:
Hình 5.4
CÂU HỎI
Vẽ sơ đồ nối dây của Tủ điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha roto lồng sóc đảo chiều quay trực tiếp có mạch điều khiển như sau:
BÀI 6
PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ THỰC TẾ CĂN HỘ
Giới thiệu
Để công tác thi công, vận hành hệ thống điện của căn hộ được tiến hành thuận lợi thì công tác phân tích sơ đồ thực sự cần thiết và đòi hỏi phải cẩn thận , chính xác.
Mục tiêu: 
- Phân tích được bản vẽ phân phối điện, bản vẽ vị trí thiết bị điện, khí cụ điện trên mặt bằng xây dựng cho một căn hộ.
- Hình thành năng lực phân tích bản vẽ điện trong thi công.
Nội dung:	
1. Phân tích bản vẽ mặt bằng
 1.1. Bảng ghi chú ký hiệu
Đây là bảng quy định về cách ký hiệu các thiết bị như đèn, ổ cắm, máy lạnh,.. của bên thiết kế. Tùy từng bản vẽ, tùy người thiết kế sẽ có bảng ghi chú ký hiệu riêng. 
Ví dụ: Bảng ghi chú ký hiệu trong bản vẽ điện căn hộ.
STT
TÊN GỌI
KÝ HIỆU
1
Cửa ra vào 1 cánh
2
Cửa ra vào 2 cánh
3
Cửa sổ
4
Đèn huỳnh quang
5
Đèn nung sáng
6
Đèn ốp trần
7
Đèn chùm
8
Ô cắm đơn, ổ cắm đôi
9
Cầu chì
10
MCB, MCCB
11
Tủ phân phối
12
Cầu dao một pha
13
Công tắc đơn, đôi, ba, bốn
Bảng 6.1
1.2 Bản vẽ bố trí các thiết bị
Công việc của bước này là xác định các yếu tố của các điểm nêu bên dưới:
Hình 6.1
Các yếu tố cho từng thiết bị là :
+ Vị trí lắp đặt.
+ Cách lắp đặt (trên trần, tường, sàn) và cao độ (nếu có)
+ Kích thước, hình dạng thực tế (có thể tìm qua internet)
+ Các thông số kèm theo.
1.4 Bản vẽ đi dây
Chúng ta sẽ chia thành các phần sau:
+ Phần chiếu sáng.
+ Phần nguồn cho Ổ cắm và các thiết bị đặc biệt (máy bơm, máy nước nóng,)
+ Phần cho điều hòa không khí (máy lạnh, quạt hút,.)
1.5. Phần chiếu sáng
Các điểm cần lưu ý gồm:
+ Đèn được điều khiển bởi công tắc nào, thuộc cụm công tắc nào, vị trí ở đâu.
+ Nguồn cấp cho cụm công tắc đó ký hiệu là gì
* Ví dụ cụ thể:
Hình 6.2
Trong hình minh họa cho một trường hợp cụ thể. + 3 đèn mang số 1 sẽ được điều khiển bởi công tắc số 1.
+ Tương tự cho 3 đèn mang số 2 và dãy đèn hắt trần mang số 3
+ 3 công tắc được lắp tại cụm công tắc ở vị trí được chú thích trong hình, được điều khiển và cấp nguồn ký hiệu là TĐ-2/L1.
* Lưu ý: Ký hiệu TĐ-02/L1 thể hiện cụm công tắc được cấp nguồn từ tủ TĐ-2. Nếu như bạn thực hiện bước tiếp theo Đọc Sơ Đồ nguyên lý chắc chắn bạn sẽ thấy kí hiệu TĐ-02/L1 này được điều khiển bởi 1 thiết bị đóng cắt nào đó mà đến bước sau bạn sẽ hiểu. Những gì bạn cần làm ở bước này là ghi nhận cụm công tắc được cấp nguồn từ đường dây có kí hiệu TĐ-02/L1.
1.6 Phần ổ cắm:
Hình 6.3
Những điểm cần phải lưu ý gồm :
+ Vị trí của các ổ cắm
+ Các ổ cắm nào chung nguồn cấp vào
+ Ký hiệu nguồn cấp cho các ổ cắm đó.
* Ví dụ cụ thể:
Hình 6.4
Trong hình minh họa cho một trường hợp cụ thể.
+ Các ổ cắm trong hình bên đều được cấp nguồn ký hiệu TĐ-02/S1 và TĐ-02/S2
+ Tủ điện TĐ-02 ở vị trí đã ghi chú trong hình
1.7 Phần điều hòa không khí:
Hình 6.5
Các điểm cần lưu ý gồm:
+ Vị trí lắp đặt thiết bị (máy lạnh, quạt hút,..)
+ Ký hiệu của nguồn cung cấp cho thiết bị (tương tự như các trường hợp trên)
Ví dụ cụ thể:
Hình 6.6
Trong hình minh họa trên:
+ Máy lạnh lắp ở vị trí như trong bản vẽ.
+ Nguồn cấp cho máy ký hiệu là FCU-06
2. Phân tích bản vẽ nguyên lý cấp điện
Các điểm cần lưu ý khi thực hiện bước này gồm:
+ Thông số của các thiết bị đóng cắt, điều khiển.
+ Thông số của cáp nguồn, dây tải điện.
+ Thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào.
+ Vị trí của tủ điện trong sơ đồ nguyên lý và cách đi dây của từng loại tải (chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa không khí) đến tủ
Đây là phần hơi phức tạp khi nói về các định nghĩa trừu tượng nhưng khi nhìn vào ví dụ dưới đây sẽ thấy bước này thực sự đơn giản
Hình 6.7
Theo như bản vẽ sơ đồ nguyên lý ở ví dụ trên, ta sẽ có các thông tin sau :
+ Thông số của các thiết bị đóng cắt
   – 1 MCB 2 pha 40A 6kA
   – 4 MCB 1 pha 16A 6kA
   – 6 MCB 1 pha 20A 6kA
   – 1 ELCB 2 pha 32A 30mmA
+ Thông số của cáp nguồn: chúng ta có 4 loại cáp nguồn trong bản vẽ này, gồm
   – CV 1.5mm2
   – CV 2.5mm2 – CV 4.0mm2
   – CV 6.0mm2
+ Thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Phân tích bản vẽ điện của căn hộ sau:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] - Giáo trình Vẽ điện, Lê Công Thành, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM - 1998.
[2] - Tiêu chuẩn nhà nước: Ký hiệu điện; Ký hiệu xây dựng.
[3] - Các tạp chí về điện.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_ve_dien_nghe_dien_cong_nghiep.doc