Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp

Khái niệm

Để mạch điện vận hành đúng nguyên lý thì phải đấu dây chính xác theo

sơ đồ nguyên lý. Còn muốn thể hiện phương án đi dây cụ thể thì phải dùng sơ

đồ đấu dây kết hợp trên sơ đồ vị trí.

Như các ví dụ đã xét: sơ đồ nối dây thể hiện chi tiết phương án đi dây, cách

đấu nối cũng như thể hiện rõ số dây dẫn trong từng tuyến. Nhưng nhược

điểm lớn nhất của dạng sơ đồ này là quá rườm rà, số lượng dây dẫn chiếm

diện tích lớn trong bản vẽ (không còn chổ để thể hiện đầy đủ các thiết bị) và

sự chi tiết này đôi khi cũng không cần thiết.

Để đơn giản hoá sơ đồ nối dây, người ta chỉ dùng 1 dây dẫn để biểu diễn

mạng điện, mạch điện gọi là sơ đồ đơn tuyến.

ưu điểm của sơ đồ này là số dây dẫn được giảm thiểu đến mức tối đa nhưng

vẫn thể hiện được nguyên lý cũng như phương án đi dây của hệ thống. Mặt

khác, sơ đồ đơn tuyến rất thuận tiện biểu diễn trên sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị

trí.

Phần lớn các bản vẽ thiết kế hệ thống điện, mạng điện, mạch điện đều được

thể hiện bằng sơ đồ đơn tuyến kết hợp với sự giải thích, minh họa bằng văn

bản hoặc các sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây chi tiết (nếu cần)

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 64 trang duykhanh 6220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp

Giáo trình Mô đun Vẽ điện - Điện công nghiệp
ọi là cực E 
 G (gate) Cực cổng, cực kích, cực 
điều khiển của SCR, triăc, 
diăc, FET. 
Thường gọi là cực G 
 D (drain) Cực tháo, cực xuất của 
FET. 
Thường gọi là cực D 
 S (source) Cực nguồn của FET. Thường gọi là cực S 
 50
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
Câu hỏi: 
1.Vẽ ký hiệu mặt bằng và giải thích ý nghĩa của chúng ( bảng 2-16) 
STT Tên gọi Ký hiệu Ý nghĩa 
1 Của ra vào 1 cánh;2 
cánh 
2 Của gấp, của kéo 
3 Của sổ đơn không 
mở 
4 Bếp hơi 
- Hai ngọn 
- Bốn ngọn 
5 Chậu rửa mặt 
2.Vẽ các ký hiệu điện và giải thích ý nghĩa của chúng (bảng 2-17) 
STT Tên gọi Ký hiệu Ý nghĩa 
1 Dòng điện DC;AC 
2 Mạng điện 3fa; bốn 
dây; nối sao 
3 Mạng điện 3fa; ba 
dây; nối tam giác 
 51
4 Nối vỏ máy, nối đất 
5 Hai dây nối với nhau 
về điện 
3.Vẽ các ký hiệu điện và giải thích ý nghĩa của chúng (bảng 2-18) 
STT Tên gọi Ký hiệu Ý nghĩa 
1 Cầu dao 1fa 
Cầu dao 3fa 
2 Công tắc 2 cựcc 
Công tắc 3 cực 
3 Ổ cắm điện 
4 Áptomat 2 cực;3 cực 
Áptomat 3 cực 
5 Nút ấn 
4.Nhận dạng các ký hiệu sau và cho biết phạm vi ứng dụng của chúng (bảng 
2-19) 
STT Ký hiệu Tên gọi Tên gọi Ý nghĩa 
1 
 52
2 
3 
4 
5 
 53
BÀI 3.VẼ SƠ ĐỒ ĐIỆN 
Mã bài: 10-03 
Giới thiệu: 
 Trong ngành điện - điện tử, để thể hiện một mạch điện cụ thể nào đó có 
thể dùng các dạng sơ đồ khác nhau. Mỗi dạng sơ đồ sẽ có một số tính năng, 
yêu cầu cũng như các qui ước nhất định. Việc nắm bắt, vận dụng và khai thác 
chính xác các dạng sơ đồ để thể hiện một tiêu chí nào đó trên một bản vẽ là 
yêu cầu cơ bản mang tính bắt buộc đối với người thợ cũng như cán bộ kỹ 
thuật công tác trong ngành điện - điện tử. 
Để làm được điều đó thì việc phân tích, nhận dạng, nắm bắt các qui chuẩn của 
các dạng sơ là một yêu cầu trọng tâm. Nó là cơ sở bao trùm để thực hiện hoàn 
chỉnh một bản vẽ. Đồng thời nó còn là điều kiện tiên quyết cho việc thi công, 
lắp ráp hay dự trù vật tư, lập phương án thi công các công trình điện, điện tử 
dân dụng và công nghiệp. 
Mục tiêu: 
 - Vẽ được các bản vẽ điện cơ bản đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 
và tiêu chuẩn Quốc tế (IEC). 
- Vẽ/phân tích được các bản vẽ điện chiếu sáng; bản vẽ lắp đặt điện; 
cung cấp điện; sơ đồ mạch điện tử... theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế 
- Chuyển đổi qua lại được giữa các dạng sơ đồ theo các ký hiệu qui ước. 
- Dự trù được khối lượng vật tư cần thiết phục vụ quá trình thi công theo 
tiêu chuẩn qui định. 
- Đề ra phương án thi công đúng với thiết kế. 
- Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, chủ động và sáng tạo 
trong công việc. 
1.Mở đầu 
Mục tiêu: 
 - Trình bầy được khái niệm,các nguyên tắc vẽ một bản vẽ điện 
 - Vẽ được các bản vẽ như : Bản vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị trí đạt yêu 
cầu 
1.1.Khái niệm 
 Trong ngành điên – điện tử, sử dụng nhiều dạng sơ đồ khác nhau. Mỗi 
dạng sơ đồ sẽ thể hiện một số tiêu chí nhất định nào đó của người thiết kế. 
 Thật vậy, nếu chỉ cần thể hiện nguyên lý làm việc của một mạch điện, 
hay một công trình nào đó thì không quan tâm đến vị trí lắp đặt hay kích 
 54
thước thật của thiết bị. Ngược lại nếu muốn biết vị trí lắp đặt của thiết bị để có 
phương án thi công thì phải đọc trên sơ đồ vị trí (sơ đồ nguyên lý không thể 
hiện điều này). 
 Trong bài học này sẽ giới thiệu cách thực hiện các dạng sơ đồ cũng như 
mối liên hệ ràng buộc giữa chúng với nhau. Đồng thời cũng nêu lên các 
nguyên tắc cần nhớ khi thực hiện một bản vẽ điện. 
Ví dụ về các dạng sơ đồ( hình 3-1) 
Sơ đồ (hình 3-1) cho biết nguyên lý hoạt động của sơ đồ, cụ thể như 
sau: Sau khi đóng cầu dao CD, mạch chuẩn bị hoạt động. Đóng công tắc 1K, 
đèn 1Đ sáng, tương tự đèn 2Đ sẽ sáng khi 2K được ấn. Muốn sử dụng các 
thiết bị như quạt điện, bàn ủi (bàn là)... chỉ việc cắm trực tiếp thiết bị vào ổ 
cắm OC. 
Như vậy sơ đồ này chỉ cho biết nguyên tắc nối mạch như thế nào để mạch vận 
hành đúng nguyên lý, chứ chưa thể hiện được vị trí lắp đặt thiết bị, phương án 
đi dây hay lượng vật tư tiêu hao cần có... 
Trong sơ đồ nối dây (hình 3-2), thể hiện tương đối rõ hơn phương án đi 
dây cụ thể nhưng cũng chưa thể dự trù được vật tư, hay xác định vị trí thiết bị 
vì chưa có mặt bằng cụ thể của công trình. 
1K C
C 
N  
Hình 3-1. Sơ đồ nguyên lý 
2K 
1§ 
2§ 
O
C 
C
D 
 55
 Còn sơ đồ vị trí như (hình 3-3) thì người thi công dễ dàng xác định 
được khối lượng vật tư cũng như phương án thi công nhưng lại không rõ ràng 
về phương án đóng cắt, điều khiển các thiết bị. 
 Do vậy, để thể hiện đầy đủ một công trình người ta sẽ kết hợp các dạng 
sơ đồ với nhau một cách hợp lý nhất, cần thiết có thể sử dụng thêm bảng 
thuyết minh chi tiết bằng lời hoặc bằng hình vẽ minh họa. 
Hình 3.2. Sơ đồ đi dây 
 
Hình 3-3. Sơ đồ vị trí 
12m 
6m
 56
1.2.Vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị trí 
1.2.1.Sơ đồ mặt bằng 
 Là sơ đồ biễu diễn kích thước của công trình (nhà xưởng, phòng ốc) 
theo hướng nhìn từ trên xuống. 
 Ví dụ về sơ đồ mặt bằng và sơ đồ vị trí .(hình 3-4) thể hiện mặt bằng 
của một căn hộ có 3 phòng: phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp. Nhìn vào sơ 
đồ này có thể biết được các kích thước của từng phòng, của cửa ra vào, cửa sổ 
cũng như kích thước tổng thể của căn hộ 
1.2.2.Sơ đồ vị trí 
 Dựa vào sơ đồ mặt bằng, người ta bố trí vị trí của các thiết bị có đầy đủ 
kích thước gọi là sơ đồ vị trí. Ký hiệu điện dùng trong sơ đồ vị trí là ký hiệu 
điện dùng trong sơ đồ mặt bằng. 
Hình 3-4.Sơ đồ mặt bằng của một căn hộ 
4,5m 
6m
4,5m 3m 
2,
4m
1,4m 
Hình 3-5. Sơ đồ vị trí mạng điện đơn giản 
12m 
6m
1 
2 
3 
4 4 
 57
 Hình 3-5 là sơ đồ vị trí của mạng điện đơn giản gồm có 1 bảng điều 
khiển và 2 bóng đèn, chi tiết các phần tử của mạng điện như sau: 
Nguồn điện (đường dây dẫn đến có ghi số lượng dây); 
Bảng điều khiển; 
Đường dây liên lạc (dây dẫn điện); 
Thiết bị điện (bóng đèn); 
2.Vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây 
Mục tiêu 
 - Trình bầy được nguyên tắc vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây 
 - Vẽ được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây đạt yêu cầu 
2.1.Sơ đồ nguyên lý 
 Sơ đồ nguyên lý là loại sơ đồ trình bày nguyên lý vận hành của mạch 
điện, mạng điện. Nó giải thích, giúp người thợ hiểu biết sự vận hành của mạch 
điện, mạng điện. Nói cách khác, sơ đồ nguyên lý là dùng các ký hiệu điện để 
biểu thị các mối liên quan trong việc kết nối, vận hành một hệ thống điện hay 
một phần nào đó của hệ thống điện. 
Sơ đồ nguyên lý được phép bố trí theo một phương cách nào đó để có thể dể 
dàng vẽ mạch, dể đọc, dể phân tích nhất. Sơ đồ nguyên lý sẽ được vẽ đầu tiên 
khi tiến hành thiết kế một mạch điện, mạng điện. Từ sơ đồ này sẽ tiếp tục vẽ 
thêm các sơ đồ khác (sơ đồ nối dây, sơ đồ đơn tuyến...) nếu cần. 
Sơ đồ nguyên lý có thể được biểu diễn theo hàng ngang hoặc cột dọc. Khi 
biểu diễn theo hàng ngang thì các thành phần liên tiếp của mạch sẽ được vẽ 
theo thứ tự từ trên xuống dưới. Còn nếu biểu diễn theo cột dọc thì theo thứ tự 
từ trái sang phải. 
2.2.Sơ đồ nối dây 
 Là loại sơ đồ diễn tả phương án đi dây cụ thể của mạch điện, mạng điện 
được suy ra từ sơ đồ nguyên lý. 
 Sơ đồ nối dây có thể vẽ độc lập hoặc kết hợp trên sơ đồ vị trí. Người thi 
công sẽ đọc sơ đồ này để lắp ráp đúng với tinh thần của người thiết kế. Khi 
thiết kế sơ đồ nối dây cần chú ý những điểm sau đây: 
 58
Bảng điều khiển phải đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, thuận tiện thao tác, phù 
hợp qui trình công nghệ (chú ý vị trí cửa sổ, cửa cái, hướng mở cửa cái, cửa 
lùa, hướng gió thổi). 
 Dây dẫn phải được đi tập trung thành từng cụm, cặp theo tường hoặc 
trần, không được kéo ngang dọc tuỳ ý. 
Trên sơ đồ các điểm nối nhau về điện phải được đánh số giống nhau. 
Trên bảng vẽ các đường dây phải được vẽ bằng nét cơ bản, chỉ vẽ những 
đường dây song song hoặc vuông góc nhau. 
Cầu dao chính và công tơ tổng nên đặt ở một nơi dễ nhìn thấy nhất. 
Phải lựa chọn phương án đi dây sao cho chiều dài dây dẫn là ngắn nhất. 
Ví dụ 3.1: Vẽ sơ đồ nguyên lý 
 Mạch gồm 1 cầu dao, 1 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 đèn 
sợi đốt. (hình 3-6) 
 Căn cứ vào sơ đồ, chúng ta sẽ hiểu được nguyên tắc kết nối các thiết bị 
với nhau để mạch vận hành đúng nguyên lý. Đồng thời mạch cũng cho biết 
các thao tác vận hành và các chức năng bảo vệ... 
2.3. Vẽ sơ đồ mạch điện tử. 
 Sơ đồ trong mạch điện tử thường sử dụng dạng sơ đồ nguyên lý là 
chính (sơ đồ nối dây gần như không dùng; để lắp ráp được mạch người ta sử 
dụng sơ đồ mạch in). Trong phạm vi tài liệu này sẽ giới thiệu một số mạch 
điện tử cơ bản thể hiện bằng sơ đồ nguyên lý. 
Ví dụ 3.2: Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha có tụ lọc. (hình 3-7) 
 Hình 3-7. Sơ đồ nguyên lý mạch chỉnh lưu 
Hình 3-6. Sơ đồ nguyên lý 
K 
C
N 
 
§ 
O
C
D1 
N 
 
D2 
D3 
D4 
+ 
T¶i 
– 
+ 
– 
 59
3.Vẽ sơ đồ đơn tuyến 
Mục tiêu: 
 - Trình bầy được nguyên tắc vẽ sơ đồ đơn tuyến 
 - Vẽ được sơ đồ dơn tuyến đạt yêu cầu 
3.1.Khái niệm 
 Để mạch điện vận hành đúng nguyên lý thì phải đấu dây chính xác theo 
sơ đồ nguyên lý. Còn muốn thể hiện phương án đi dây cụ thể thì phải dùng sơ 
đồ đấu dây kết hợp trên sơ đồ vị trí. 
Như các ví dụ đã xét: sơ đồ nối dây thể hiện chi tiết phương án đi dây, cách 
đấu nối cũng như thể hiện rõ số dây dẫn trong từng tuyến... Nhưng nhược 
điểm lớn nhất của dạng sơ đồ này là quá rườm rà, số lượng dây dẫn chiếm 
diện tích lớn trong bản vẽ (không còn chổ để thể hiện đầy đủ các thiết bị) và 
sự chi tiết này đôi khi cũng không cần thiết. 
Để đơn giản hoá sơ đồ nối dây, người ta chỉ dùng 1 dây dẫn để biểu diễn 
mạng điện, mạch điện gọi là sơ đồ đơn tuyến. 
ưu điểm của sơ đồ này là số dây dẫn được giảm thiểu đến mức tối đa nhưng 
vẫn thể hiện được nguyên lý cũng như phương án đi dây của hệ thống. Mặt 
khác, sơ đồ đơn tuyến rất thuận tiện biểu diễn trên sơ đồ mặt bằng, sơ đồ vị 
trí... 
Phần lớn các bản vẽ thiết kế hệ thống điện, mạng điện, mạch điện đều được 
thể hiện bằng sơ đồ đơn tuyến kết hợp với sự giải thích, minh họa bằng văn 
bản hoặc các sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối dây chi tiết (nếu cần). 
3.2.Nguyên tắc thực hiện 
 Để thực hiện hoàn chỉnh một mạng điện, mạch điện bằng sơ đồ đơn 
tuyến, cần tuân thủ trình tự và các nguyên tắc sau đây: 
 Bước 1: Căn cứ vào yêu cầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật vẽ phác họa sơ 
đồ nguyên lý. 
 Bước 2: Căn cứ vào mặt bằng, đặc điểm của qui trình sản xuất để xác 
định vị trí lắp đặt các thiết bị và vẽ sơ đồ vị trí. 
 Bước 3: Chọn phương án đi dây và vẽ phác họa sơ đồ nối dây chi tiết. 
Đồng thời đề xuất phương án thi công. 
 Bước 4: Vẽ sơ đồ đơn tuyến theo các nguyên tắc sau: 
Chỉ dùng một dây dẫn để thể hiện sơ đồ. 
Sử dụng các ký điện dùng trong sơ đồ mặt bằng. 
 60
Số dây dẫn cho từng đoạn được thể hiện bằng các gạch xiên song song (hoặc 
con số) đặt trên tuyến đó (hình 3-8). Điều này sẽ thực hiện được bằng cách 
kiểm tra số dây dẫn từng đoạn trên sơ đồ nối dây. 
Lập bảng thuyết minh: có thể sử dụng ngôn ngữ hoặc các sơ đồ nguyên lý, 
hình cắt, mặt cắt để minh họa nếu cần. 
Hình 3-9 là sơ đồ đơn tuyến của mạch điện đơn giản. Sơ đồ này có thể 
giải thích như sau 
Đoạn ab có 2 dây nguồn vào (pha và trung tính). 
Bảng điện đặt sát tường bên phải cạnh cửa ra vào, gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc 
và ổ cắm. 
Đoạn bc có 2 dây ra đèn (1 dây ra từ công tắc và dây trung tính). 
3.3.Nguyên tắc chuyển đổi các dạng sơ đồ 
Nguyên tắc chung 
 Qua khảo sát các phần đã xét, dễ dàng nhận thấy:Sơ đồ nguyên lý là cơ 
bản, quan trọng nhất, nó quyết định tính đúng sai của mạch điện, mạng điện. 
2 Dây 3 dây 5 dây 
5 
Hình 3-8. Ký hiệu số dây dẫn 
a 
b 
c 
a 
b 
c 
Hình 3-9 Minh họa sơ đồ đơn tuyến 
 61
Từ sơ đồ nguyên lý kết hợp với mặt bằng, vị trí thiết bị sẽ có được sơ đồ nối 
dây chi tiết. 
 Đơn giản hóa sơ đồ nối dây chi tiết sẽ là sơ đồ đơn tuyến. 
Căn cứ vào các mối quan hệ ở trên, có thể đưa ra nguyên tắc chuyển đổi qua 
lại giữa các dạng sơ đồ. 
Mối quan hệ này có tính thuận – ngược; áp dụng cho người thiết kế và người 
thi công được thể hiện qua (hình 3-10). 
3.4. Dự trù vật tư 
 Công việc này thường dành cho người thiết kế. Sau khi đã tính toán, so 
sánh kinh tế – kỹ thuật để chọn phương án khả thi tối ưu nhất; Người thiết kế 
sẽ căn cứ vào sơ đồ để lập bảng dự trù vật tư cần thiết cho công trình. 
 Khi dự trù vật tư có thể tăng thêm (5 – 10)% so với số lượng thực tế đối 
với các thiết bị dễ hỏng hóc hoặc trường hợp ước tính. 
Lập bảng kê có dạng như sau: 
Bảng 3-11.Dự trù vật tư 
STT Chỉ danh -chủng 
loại 
ĐVT SL Đơn 
giá 
Thành 
tiền 
Ghi 
chú 
Hình 3-10.Nguyên tắc chuyển đổi các dạng sơ đồ 
Sơ đồ nối 
dây 
Sơ đồ 
nguyên lý 
Sơ đồ đơn 
tuyến 
Sơ đồ mặt bằng, sơ 
đồ vị trí 
Thiết kế 
ChuyÓn ®æi 
thuËn 
Thi công 
Chuyển đổi ngược 
 62
Ghi chú: 
 Ở mục chỉ danh thiết bị phải nêu rõ ràng các đặc tính kỹ thuật cơ bản, 
cần thiết có thể nêu cả xuất xứ, nguồn gốc của thiết bị. 
Ví dụ: 
Cầu chì hộp 7A (không ghi là cầu chì chung chung). 
Dây điện đơn CADIVI 30/10 (không ghi là dây điện đơn chung chung) 
CB 1 pha 30A – LG (không ghi là CB 30A hoặc CB 1 pha chung chung) 
3.5. Vạch phương án thi công 
 Đây là công việc của người thi công. Để là tốt việc này, đòi hỏi người 
thợ phải tuân thủ một số qui định sau: 
Nghiên cứu thật kỹ bản vẽ, khảo sát cẩn thận hiện trường công tác. 
Phương án khả thi, thuận tiện, hợp lý nhất. 
Phương án phải đảm bảo thi công đúng với tinh thần của người thiết kế. 
Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 
Nên trù tính các tình huống phát sinh, để tránh bị động trong quá trình thực 
hiện. 
 63
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
1.Câu hỏi. 
1.1. Nêu sự khác nhau và mối liên hệ giữa các dạng sơ đồ dùng trong vẽ điện? 
1.2. Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của sơ đồ nguyên lý? 
1.3. Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của sơ đồ nối dây? 
1.4. Nêu các yêu cầu khi vạch một phương án đi dây chi tiết cho một công 
trình điện? 
1.5. Nêu trình tự và nguyên tắc khi chuyển từ sơ đồ nối dây chi tiết sang sơ đồ 
đơn tuyến? 
1.6. Phân tích các yêu cầu cần thiết cho việc đọc bản vẽ điện phục vụ công tác 
thi công? 
2. Bài tập. 
2.1.Mạch gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc điều khiển 3 đèn sợi đốt (có điện 
áp giống nhau và bằng với điện áp nguồn). Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý, sơ đồ nối 
dây và sơ đồ đơn tuyến cho mạch điện trên. 
2.2.Mạch chuông gọi đến nhiều nơi và từ nhiều nơi gọi đến được bố trí như 
hình 3.59. Hãy hoàn chỉnh sơ đồ nguyên lý; vẽ sơ đồ nối dây và sơ đồ đơn 
tuyến. 
2.3. Mạch đèn cầu thang được bố trí như hình 3-12. Hãy hoàn chỉnh sơ đồ 
nguyên lý; vẽ sơ đồ nối dây và sơ đồ đơn tuyến. 
Hình 3-11. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển chuông 
1CC 
N  
1C§ 
1M 
2CC 3M 
2C§ 
3C§ 
4C§ 
2M 
4M 
Hình 3-12 Sơ đồ nguyên lý mạch đèn cầu thang 
2K 
§ 
1K 
N  N  
1CC 
1CC 
 64
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]- Lê Công Thành, Giáo trình Vẽ điện, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật 
TP. HCM 2000. 
[2]- Tiêu chuẩn nhà nước: Ký hiệu điện; Ký hiệu xây dựng, NXB KHKT, 
2002 
[3]- Nguyễn Thế Nhất , Vẽ Điện, NXB GD 2004 
[4]- Chu Văn Vượng, Các tiêu chuẩn bản vẽ điện, NXB ĐH sư phạm, 2004 
[5]- Trần Văn Công, Kí hiệu thiết bị điện, NXB GD 2005 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_ve_dien_dien_cong_nghiep.pdf