Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Trình bày được khái niệm trồng rau công nghệ cao.

- Liệt kê được các công nghệ ứng dụng trong sản xuất rau công nghệ cao.

- Lắp đặt được các hệ thống trồng rau đơn giản: nhà có mái che, hệ thống thủy canh,

hệ thống tưới nhỏ giọt.

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

1.1. KHÁI NIỆM TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO

1.1.1. Khái niệm

Trồng rau ứng dụng công nghệ cao là một công nghệ hay một kỹ thuật hiện đại, tiến

tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất rau nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng

cao, giá thành hạ. Công nghệ được ứng dụng trong việc tạo, chọn và sử dụng các giống cây

rau chất lượng cao, kháng hoặc chống chịu tốt với các loại dịch hại; ứng dụng các kỹ thuật

tiên tiến trong canh tác từ gieo trồng, bón phân, tưới nước, phòng trừ dịch hại, thu hoạch, sơ

chế, bảo quản và tiêu thụ.

Các kỹ thuật canh tác này có thể được thực hiện trong các nhà lưới, nhà kính hoặc

nhà màng, có thể trên mặt đất, trên không hoặc dưới lòng đất, canh tác trong môi trường đất,

các loại giá thể khác nhau (địa canh), trong môi trường nước (thủy canh) hoặc trong không

khí (khí canh).

Kỹ thuật này cho phép con người hoàn toàn chủ động, điều khiển và quản lý bằng các

chương trình, trang thiết bị và phương tiện hiện đại như việc cung cấp dinh dưỡng theo nhu

cầu của cây trồng và theo mục tiêu năng suất, chất lượng mong muốn của nhà sản xuất.

Những nông dân canh tác theo phương thức này cũng phải được đào tạo, thực hành và ứng

dụng nhuần nhuyễn có thể được gọi là các công nhân nông nghiệp. Tất cả các yếu tố nêu

trên sẽ mang lại giá trị cao cho sản phẩm khi được đưa vào thị trường.

1.1.2. Đặc trưng của sản xuất rau công nghệ cao

Trồng rau ứng dụng công nghệ cao có những đặc trưng sau:

- Chủ yếu sản xuất trong nhà có mái che với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp

nhiều công nghệ tiến bộ.

- Môi trường sản xuất được kiểm soát, đảm bảo vệ sinh.

- Đối tượng sản xuất là những loại rau cao cấp, sử dụng giống chất lượng cao.

- Kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ, có tính chuyên nghiệp cao.

- Người quản lý và công nhân sản xuất có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi.

5- Sản phẩm có năng suất và chất lượng rất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị

trường rau cao cấp và xuất khẩu.

- Yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn.

1.2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHÀ CÓ MÁI CHE TRONG SẢN XUẤT RAU

1.2.1. Ưu, nhược điểm của sản xuất rau trong nhà có mái che.

* Ưu điểm

- Có thể trồng rau ở những nơi đất xấu, nghèo dinh dưỡng.

- Cây rau được cách lý với mầm mống sâu bệnh hại và độc tố ở trong đất.

- Thâm canh cao.

- Phòng tránh cỏ dại.

- Phòng tránh tác hại của thiên tai và lây lan sâu bệnh hại.

- Tăng năng suất cây trồng.

- Sử dụng phân bón và nước tưới tiêu hiệu quả nhất.

* Nhược điểm

- Chi phí đầu tư cao.

- Yêu cầu chất lượng nước tưới cao.

- Yêu cầu kỹ thuật cao.

- Nước và giá thể thải cần được xử lý.

- Tăng nguy cơ tạo điều kiện cho bênh hại.

- Tăng nguy cơ về vấn đề dinh dưỡng cho cây trồng.

1.2.2. Các dạng nhà có mái che

a) Nhà vòm thấp

- Ưu điểm:

+ Hạn chế được nhiều loại sâu hại nhất là sâu hại rau trái vụ.

+ Hạn chế ảnh hưởng của mưa to và nắng gắt.

+ Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.

- Nhược điểm:

+ Khó thực hiện với cây leo giàn và cần côn trùng thụ phấn.

+ Có thể gây khó khăn cho việc chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây rau ở giai đoạn đầu.

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 72 trang xuanhieu 8900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao

Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao
o.. (Nhật Bản); Inthanon, Rapongo, Gladial(Hà Lan)
Hình 5.5: Dưa lưới Taki
5.2.2. Chuẩn bị trước lúc trồng cây.
Tương tự như trồng dưa chuột trên giá thể
5.2.3. Mật độ, khoảng cách trồng.
Tùy theo mùa vụ mà bố trí mật độ phù hợp, vào những tháng mưa nhiều ánh sáng
yếu, thường gây nên hiện tượng tạo lưới không đều và nứt quả. 
- Mật độ: mùa khô 2500-2700 cây/1000m2. Mùa mưa 2200-2500 cây/1000m2. Trồng
vào lúc trời mát là tốt nhất và chọn cây phải đồng đều, cây khỏe mạnh, xanh tốt, không sâu
bệnh hại.
- Tùy theo cách trồng bằng túi PE hoặc trồng trên máng mà bố trí khoảng cách phù
hợp.
65
 + Trồng bằng túi PE với kích thước 32 x 18cm tương đương 2.5kg giá thể; trồng
theo hàng đơn hoặc đôi, khoảng cách giữa 2 cây trên một hàng là 40cm; khoảng cách giữa 2
hàng đơn là 1,2m; khoảng cách giữa 2 hàng đôi (hàng cách hàng 40cm) là 1,6m.
 + Trồng trực tiếp bằng máng: kích thước máng rộng 30cm, cao 20cm, chiều dài
tùy theo chiều dài của vườn 20 - 30m, trồng hàng đơn hoặc hàng đôi, cây cách cây 40cm.
5.2.4. Trồng cây.
- Tiêu chuẩn cây đem trồng
+ Cây dưa lưới khoảng 16-20 ngày sau khi gieo ươm hạt,
+ Cây con được khoảng 2-3 lá thật, chọn cây mập, khỏe, lông ngắn tiến hành chuyển
cây ươm vào giá thể trồng.
Hình 5.6: Cây con dưa lê vân lưới
- Trồng cây vào bầu giá thể:
+ Khi trồng để lá mầm trên mặt xơ dừa khoảng 1cm. Ghim que tưới cách gốc 2 cm
ngay sau khi trồng.
Lưu ý:
- Trước khi trồng 1 ngày phun thuốc Ridomin gol và thuốc trừ sâu để ngăn ngừa côn
trùng bám vào khi di chuyển từ vườn ươm sang nơi trồng.
- Việc chuyển cây ươm vào bầu giá thể trồng phải làm triệt để trong vòng 1 – 2 ngày
để bảo đảm cây con khỏe, tỷ lệ sống của cây cao, cây đồng đều về kích thước.
5.2.5. Chăm sóc.
* Điều khiển nước tưới
Sử dụng nguồn nước sạch, pH nước tốt nhất từ 6 - 7. Có thể sử dụng nước giếng
khoan hay nước sông không nhiễm mặn, phèn, kim loại nặng và vi sinh vật gây hại.
Chế độ tưới cho dưa lưới được thực hiện như sau:
66
Giai đoạn Số lần tưới(lần/ngày)
Thời gian tưới
(phút/lần)
Lượng nước
(lít/bầu/ngày)
Trồng 14 ngày 5 5 0,8
Trồng 15 ngày – ra hoa 8 5 1,6
Đậu trái – thu hoạch 10 5 2,0
* Điều khiển lượng phân bón
- Loại phân bón sử dụng: các loại phân như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Urê,
KH2PO4, Ca(NO3)2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. 
- Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống
tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định
nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Cụ thể liều lượng các chất dinh dưỡng (g/1000 lít nước)
được sử dụng như sau:
Đơn vị tính: gr/1000 lít nước
Giai đoạn N P K Ca Mg
Trồng 14 ngày 160 45 270 175 50
Trồng 15 ngày – ra hoa 120 55 300 175 50
Đậu trái – thu hoạch 180 55 330 175 50
Vi lượng: B: 0,3-0,5mg/l, Mn: 0,3mg/l, Fe: 2 – 3 mg/l, Cu: 0,1-0,5 mg/l, Zn: 0,3mg/l
Lưu ý: Các giống khác nhau có thể yêu cầu lượng phân bón khác nhau và quy trình
dinh dưỡng phù hợp với từng vùng sinh thái.
* Treo cây: Cây được treo cố định sau khi trồng 7 – 10 ngày (cây cao khoảng 50cm),
sử dụng dây để buộc sát gốc dưa lưới, hàng ngày quần ngọn dưa lưới theo dây buộc.
Hình 5.7: Treo cây dưa lưới
67
* Tỉa chồi: cây được tỉa bỏ các cành cấp 1 từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để
lại các cành cấp 1 mang trái từ lá thứ 10 trở lên để thụ phấn, cành mang trái để lại 2 lá thật
đầu tiên, còn các cành còn lại không mang trái cắt bỏ.
* Thụ phấn: thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay.
+ Thụ phấn bằng ong mật: sử dụng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn
1000m2 là 2 tổ, mỗi tổ 4 cầu, bắt đầu thả ong khi cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (tương
đương khoảng 15 – 20 ngày sau khi trồng), thả vào lúc trời mát.
+ Thụ phấn bằng thủ công: do con người thực hiện, khi cây xuất hiện hoa cái thì tiến
hành thụ phấn, sử dụng phấn hoa đực để chụp lên đầu nhụy hoa cái, thụ phấn trước 9h sáng,
tiến hành thụ phấn liên tục trong vòng 7 ngày, khi hầu hết (100%) cây đều đậu trái thì ngưng
thụ phấn.
Hình 5.8: Thụ phấn thủ công cho dưa lưới
* Tỉa trái: sau khi cây đậu trái, trái có đường kính trên 2cm thì tiến hành tỉa trái, chỉ
để lại 1 đến 2 trái trên cây, còn lại tỉa bỏ hết nhằm tập trung dinh dưỡng để nuôi trái.
* Vị trí để trái: để trái từ nách lá thứ 10 đến nách lá thứ 15.
* Bấm đọt thân chính: sau khi cây được 25 lá thì tiến hành bấm ngọn thân chính để
tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
* Phòng trừ sâu bệnh hại:
- Bọ trĩ: Sử dụng bẫy dính màu vàng để phòng ngừa bọ trĩ. Chăm sóc cây sinh trưởng
tốt. Trong mùa nóng, sử dụng hệ thống phun sương và quạt thông gió làm mát để giảm bớt
nhiệt độ nhằm hạn chế bọ trĩ phát triển. Sử dụng các thuốc có hoạt chất Thiamethoxam
(Actara 25WG); Matrine (Sokupi 0.36AS); Dinotefuran (Oshin 20WP, Radiant 60SC).
- Bọ phấn: vệ sinh các loại cỏ dại xung quanh nhà màng là nơi ký chủ của bọ phấn
nhằm hạn chế xâm nhập vào bên trong nhà màng. Dùng bẩy dính màu vàng để thu hút vả
tiêu diệt bọ phấn trưởng thành. Có thể dùng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất
Thiamethoxam (Actaza 25WG), Dinotefuran (Oshin 20WP, Chat 20WP); Oxymatrine
(Vimatrine 0,6L); Citrus oil (MAP Green 10AS), Galic Juice (BioRepel 10SL, Bralic – dầu
tỏi 1,25SL), Pyrethrins 2,5% + Rotenone 0,5% + (Biosun 3EW);
- Bệnh phấn trắng: Đặc biệt chú ý tỉa bỏ và vệ sinh sạch tàn dư thân lá bị bệnh. Xử lý
kỹ nhà màng trước khi trồng. Bố trí mật độ trồng hợp lý. Bón phân cân đối N-P-K. Có thể
dùng một số loại thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh chớm xuất hiện và gặp điều kiện thời
68
tiết thuận lợi cho sự phát sinh gây hại của bệnh. Dùng Scroe 250EC (Difenoconazole),
Amistar Top 325 SC (Azoxystrobin + Difenoconazole).
* Thu hoạch: Tiêu chí xác định độ chín, độ ngọt: khi thấy lưới tạo đều và phấn cuống
trái đã xuất hiện lưới kết hợp chuyển màu hơi vàng là thời điểm thu hoạch thích hợp (tương
đương 40 - 50 ngày sau thụ phấn) hay độ ngọt (độ Brix) đạt 12% trở lên là thời điểm có thể
thu trái.
Sản phẩm sau khi thu hoạch phải đảm bảo các dư lượng (đạm Nitrate, kim loại nặng,
thuốc BVTV, vi sinh vật) dưới ngưỡng cho phép, hình thức trái đẹp mắt. Thời điểm thu
hoạch tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi thu hoạch, vận chuyển ngay vào nhà
sơ chế hoặc nơi thoáng mát để phân loại, đóng gói và vận chuyển đến nơi tiêu thụ sớm nhất.
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
 CÔNG VIỆC: CHĂM SÓC CÂY DƯA CHUỘT 1/B5/MĐ16
Bước
công
việc
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,trang thiết bị Ghi chú
1
Tưới nước cho dưa
chuột ở các thời
điểm trong ngày
-Giá thể luôn duy trì được độ
ẩm ở vùng rễ
Hệ thống tưới Địa điểm:
Vườn trồng
cây dưa
chuột công
nghệ cao
2 Buộc cây dưa chuộtlên giàn.
Đảm bảo số cây dưa chuột
buộc lên dây không bị gục đổ,
ra khỏi dây buộc.
Kẹp, dây buộc
3 Bấm ngọn, tỉa cành,cho cây dưa chuột.
Đảm bảo số cây dưa chuột
được bấm ngọn, tỉa cành,
đúng yếu cầu kỹ thuật
Kéo
4
Tính lượng phân bón
và điều khiển dinh
dưỡng cho cây cà
chua.
- Đo đúng EC dinh dưỡng đầu
vào, đầu ra, pH trên giá thể
- Chia đúng lượng dinh
dưỡng tưới theo từng thời
điểm trong ngày.
- Vận hành hệ thống tưới
đúng yêu cầu, an toàn
Phân đạm,
kali.. hệ thống
điều khiển
phân bón, máy
đo EC, pH
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Thu Cúc, 2005, Giáo trình Kỹ thuật trồng rau. NXB Hà Nội
2. Bùi Hữu Hoàn, 2000, Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp
3. Bộ NN&PTNT, 2013,Giáo trình mô đun Trồng rau công nghệ cao.
4. 
k-thu-t-tr-ng-cay-ca-chua
5. 
6. 
he-thong-tuoi-nho-giot-nd720.html
70
MỤC LỤC
Trang
BÀI 1: THIẾT LẬP NHÀ TRỒNG RAU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.............5
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT..............................................................................5
1.1. KHÁI NIỆM TRỒNG RAU CÔNG NGHỆ CAO.............................................5
1.1.1. Khái niệm.....................................................................................................5
1.1.2. Đặc trưng của sản xuất rau công nghệ cao...................................................5
1.2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHÀ CÓ MÁI CHE TRONG SẢN XUẤT RAU5
1.2.1. Ưu, nhược điểm của sản xuất rau trong nhà có mái che..............................5
1.2.2. Các dạng nhà có mái che..............................................................................6
1.2.3. Trang thiết bị trong nhà có mái che.............................................................8
1.2.4. Hệ thống kiểm soát trong nhà có mái che....................................................9
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH........................................................................12
BÀI 2: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU.................13
TRƯỚC KHI TRỒNG.................................................................................................13
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT............................................................................13
2.1. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT.....................................................................13
2.1.1. Bảng kế hoạch............................................................................................13
2.1.2. Xác định kết quả đạt được..........................................................................13
2.1.3. Xác định các hoạt động..............................................................................14
2.1.4. Xác định trách nhiệm các bên tham gia....................................................15
2.1.5. Lên biểu kế hoạch......................................................................................16
2.1.6. Tổ chức thực hiện và đánh giá...................................................................18
2.2. CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỒNG RAU..........................................19
2.2.1. Chuẩn bị giá thể.........................................................................................20
2.2.2. Chuẩn bị đất trồng rau trong môi trường đất.............................................20
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH........................................................................21
BÀI 3: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG..............................................................................22
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT............................................................................22
3.1. CHUẨN BỊ LÀM CÂY GIỐNG......................................................................22
3.1.1. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm...........................................................22
3.1.2. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm...............................................................22
3.1.3. Các điều kiện, dụng cụ, sản xuất cây giống rau.........................................24
3.2. GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY GIỐNG...................................................25
3.2.1. Nhân giống cây cà chua.............................................................................25
3.2.2. Nhân giống xà lách.....................................................................................31
3.2.3. Sản xuất cây giống cây dưa chuột..............................................................32
3.3. CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG XUẤT VƯỜN.......................................................34
3.3.1. Cây giống cà chua......................................................................................34
3.3.2. Cây giống xà lách.......................................................................................34
71
3.3.3. Cây giống dưa chuột..................................................................................34
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH........................................................................35
BÀI 4: TRỒNG RAU TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT................................................36
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT............................................................................36
4.1. TRỒNG VÀ CHĂM SÓC XÀ LÁCH..............................................................36
4.1.1. Thời vụ trồng..............................................................................................36
4.1.2. Chuẩn bị đất...............................................................................................36
4.1.3. Lên luống, gieo trồng.................................................................................36
4.1.4. Mật độ, khoảng cách trồng.........................................................................37
4.1.5. Chăm sóc....................................................................................................37
4.2. TRỒNG CÀ CHUA..........................................................................................40
4.2.1. Xác định thời vụ trồng...............................................................................40
4.2.2. Làm đất.......................................................................................................40
4.2.3. Mật độ, khoảng cách trồng.........................................................................41
4.2.4. Trồng cây...................................................................................................41
4.2.5. Chăm sóc....................................................................................................42
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH........................................................................51
BÀI 5: TRỒNG RAU TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁ THỂ VÀ HỆ THÔNG TƯỚI 
NHỎ GIỌT...................................................................................................................52
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT............................................................................52
5.1. TRỒNG DƯA CHUỘT....................................................................................52
5.1.1. Xác định thời vụ trồng...............................................................................52
5.1.2. Chuẩn bị trước lúc trồng cây......................................................................52
5.1.3. Mật độ, khoảng cách trồng.........................................................................52
5.1.4. Trồng cây...................................................................................................53
5.1.5. Chăm sóc....................................................................................................54
5.2. TRỒNG DƯA LÊ VÂN LƯỚI.........................................................................57
5.2.1. Xác định thời vụ trồng...............................................................................57
5.2.2. Chuẩn bị trước lúc trồng cây......................................................................57
5.2.3. Mật độ, khoảng cách trồng.........................................................................57
5.2.4. Trồng cây...................................................................................................58
5.2.5. Chăm sóc....................................................................................................58
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH........................................................................61
72

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trong_rau_cong_nghe_cao.pdf