Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

1. GIÁ TRỊ KINH TẾ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ HIỆN NAY.

1.1. Giá trị kinh tế

Chè là một loại thức uống có nhiều giá trị về dinh dưỡng và dược liệu nhờ có các

hợp chất trong lá chè như sau:

- Cafein và một số hợp chất ancanoit ở trong lá chè có khả năng kích thích hệ thần

kinh trung ương, vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường hoạt động của các

cơ bắp trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt mỏi sau khi làm việc căng

thẳng. Mặt khác các loại cafein có trong lá chè không gây kích thích quá mạnh làm suy

nhược thần kinh như cafein ở trong cafe và các loại thức uống khác.

- Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát và chữa nhiều loại bệnh như tả, lỵ,

thương hàn, sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Đặc biệt nước chè có khả năng

chống phóng xạ, do vậy có thể coi chè là nước uống của thời đại nguyên tử khi trên trái

đất sự nhiễm xạ ngày càng tăng lên.

- Trong chè có chứa rất nhiều loại vitamin như: Vitamin A, B1, B2, B6, K, PP.

Đặc biệt có nhiều vitamin C trong lá chè tươi, đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý báu

với cơ thể con người.

- Ngoài giá trị dinh dưỡng và dược liệu, nước chè còn dùng làm chất nhuộm màu

thực phẩm, vừa thay thế cho các chất nhuộm nhân tạo, vừa có giá trị dinh dưỡng đối với

cơ thể con người. Các sản phẩm phụ trên cây chè như dầu hạt chè có thể sử dụng trong

công nghiệp hay làm dầu ăn, lá chè có thể làm thức ăn cho chăn nuôi. Ngoài ra chè còn

có ý nghĩa lớn về việc phân bố sản xuất và lao động. Với nước ta việc phát triển trồng chè

ở vùng trung du và miền núi vừa làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vừa tận dụng

đựơc đất đai vừa là biện pháp có hiệu quả để phân bổ lại lực lượng lao động giữa các

vùng cho nền kinh tế nước ta phát triển toàn diện, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa

cho nhân dân.

1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè hiện nay

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới trong những năm gần đây:

Năm 2018, giá chè thế giới diễn biến thất thường ở các nước sản xuất và xuất khẩu

chủ chốt. Nếu so giá trung bình của năm 2018 so với trung bình năm 2017, giá chè thế

giới năm vừa qua tại các thị trường nhìn chung vững đến giảm.

Tại Ấn Độ, giá chè giảm trong 6 tháng đầu năm 2018, từ mức 97,15 rupee tháng

1/2018 xuống 77,82 rupee vào tháng 6/2018 (thấp nhất trong năm 2018). Tuy nhiên, bắt

đầu từ tháng 7/2018, giá đảo chiều tăng, bước vào đầu năm 2019 ở mức trung bình 100

rupee/kg, cao hơn 28 rupee so với cùng kỳ năm trước (gần 40%), và cũng là mức cao

nhất kể từ 21/4/2017. Nguyên nhân bởi nhu cầu tăng trong khi sản lượng trì trệ. Ngoài ra,

đồng rupee mạnh lên so với USD và chi phí sản xuất tăng cũng đẩy giá chè tăng lên.

Khác với thị trường Ấn Độ, giá chè Bangladesh tăng ngay đầu năm 2018, từ mức

238,25 taka/kg lên 280 taka/kg vào tháng 8/2018 và duy trì ở mức cao cho đến cuối năm.

Tại Sri Lanka, giá chè trung bình giảm trong năm 2018 từ mức cao kỷ lục của năm

trước do đồng rupee Sri Lanka giảm mạnh so với USD, nhất là trong 4 tháng cuối năm.8

Trung bình trong năm 2018, giá chè Sri Lanka ở mức 581,91 rupee/kg, giảm 36,23 rupee

so với 618,14 rupee của năm 2017 (khi giá cao kỷ lục lịch sử). Nếu tính theo USD, giá

chè trung bình năm 2018 là 3,59 USD/kg, giảm 52 US cent so với 4,11 USD trung bình

của năm 2017.

Giá chè Kenya liên tiếp giảm trong năm 2018 và kéo dài tới đầu năm 2019. Cuối

năm 2018, giá xuống mức thấp nhất kể từ 2014, là 219 shilling/kg, so với mức 278

shilling một năm trước đó, nguyên nhân bởi nguồn cung tăng mạnh.

Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều chè Việt Nam nhất trong năm qua,

với 38.213 tấn, tương đương 81,63 triệu USD, chiếm 30% trong tổng khối lượng chè xuất

khẩu của Việt Nam và chiếm 37,5% trong tổng kim ngạch, tăng 19,4% về lượng và tăng

18,8% về kim ngạch so với năm 2017. Giá chè xuất khẩu sang Pakistan giảm nhẹ 0,5%,

đạt 2.136,3 USD/tấn.

Đài Loan là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ chè của Việt Nam chiếm gần 14,6% trong

tổng khối lượng và chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch, đạt 18.573 tấn, tương đương

28,75 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 5,4% về kim ngạch; giá xuất khẩu sang thị

trường này sụt giảm 0,6%, chỉ đạt 1.548 USD/tấn.

Xuất khẩu sang thị trường Nga – thị trường lớn thứ 3 sụt giảm mạnh 20% về lượng

và giảm 114,6% về kim ngạch, đạt 13.897 tấn, tương đương trên 21,21 triệu USD, chiếm

10,9% trong tổng khối lượng và chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch. Giá xuất khẩu tăng

6,7%, đạt 1.526,2 USD/tấn.

Riêng chè xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại tăng giá rất mạnh so với năm

2017, tăng 47,3%, đạt trung bình 1.943,3 USD/tấn, vì vậy lượng chè xuất khẩu tuy giảm

8,8%, đạt 10.121 tấn nhưng kim ngạch lại tăng 34,2%, đạt 19,67 triệu USD.

1.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam trong những năm gần đây

Tại Việt Nam, bước sang năm 2018, giá chè cành chất lượng cao tại Thái Nguyên

ở mức 195.000 đồng/kg, chè xanh búp khô tại Thái Nguyên 105.000 đồng/kg, chè búp

tươi loại 1 (nguyên liệu chè) tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) 9.000 đồng/kg, trong khi chè búp

tươi loại làm nguyên liệu sản xuất chè đen ở Bảo Lộc 6.000 đồng/kg.

Giá chè cành chất lượng cao nhích nhẹ trong tháng 2/2018 khi nhu cầu tăng trong

dịp Tết cổ truyền, lên 200.000 đồng/kg. Các loại chè khác giữ ổn định. Kể từ đó, giá chè

ổn định cho tới cuối năm, trong bối cảnh thời tiết diễn biến thuận lợi nên cây chè phát

triển tốt.

Việt Nam có diện tích trồng chè dao động khoảng 126.000 – 133.000 héc ta và thu

hút khoảng 2 triệu lao động. Trong năm 2011 cả nước có diện tích trồng chè là 133.000

ha; sản lượng (thô) đạt 888.600 tấn; sản lượng (đã chế biến) đạt 165.000 tấn; xuất khẩu là

132.600 tấn.

Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, sản lượng chè búp năm 2018 đạt 987,3

nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2017. Về xuất khẩu, theo số liệu của Tổng cục Hải quan,

năm 2018 cả nước xuất khẩu 127.338 tấn chè, thu về 217,83 triệu USD, giảm 8,9% về

lượng và giảm 4,4% về kim ngạch so với năm 2017. Giá chè xuất khẩu bình quân trong

năm 2018 đạt 1.710,7 USD/tấn, tăng 4,9% so với năm 2017.

1.2.3. Các vùng sản xuất chè chủ yếu ở Việt Nam

Ở Việt Nam cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở một số vùng chính sau đây:

- Vùng chè Tây Bắc: Vùng Tây Bắc chè được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La (

1900 ha) và Lai Châu (590 ha). Giống chè chủ yếu là giống chè Shan ( Chiếm trên 80%

diện tích) còn lại là chè Trung du ( khoảng 10 % diện tích) và các giống

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 74 trang xuanhieu 3980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây cây công nghiệp
vụ, chân đất, cây trồng vụ trước, giống cụ 
thể mà bón cho thích hợp. Do vậy không có công thức chung cho tất cả các vụ, các vùng, 
các chân đất khác nhau được. Dựa trên kết quả nghiên cứu quy trình của Trung tâm 
nghiên cứu và phát triển đậu đỗ có nền phân bón như sau: 
- Lượng phân bón cho 1 ha 
30kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O + 8-10 tấn phân chuồng 
- Lượng phân bón cho 1 sào (360m2) 
Phân chuồng 300-360kg + Đạm urê 2-3kg + Supe lân 10kg + Kali clorua 4-5kg + 
Vôi 1,1-1,8kg trên chân đất chua và thường bón ở vụ xuân. 
Trong vụ hè có thể giảm lượng phân bón 1/3 tổng số. Trên đất phù sa bồi hàng năm 
thì không cần bón phân hữu cơ mà chỉ cần bón thêm ít phân khoáng như đạm, lân, kali. 
+ Bón lót: Toàn bộ lượng phân lân, phân chuồng và vôi khi làm đất 
+ Bón thúc lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật, bón 1/2 đạm + 1/2 kali 
+ Bón thúc lần 2: Khi cây 4-5 lá thật, bón hết đạm và kali còn lại. 
3.3.4. Khoảng cách, mật độ 
Mật độ thích hợp là một trong các biện pháp quan trọng hàng đầu để tăng năng 
suất và chất lượng thu hoạch. Bởi vậy mật độ thích hợp mỗi giống sẽ cho cây sử dụng 
ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, nước có hiệu quả hơn. 
Để xác định khoảng cách và mật độ gieo hợp lý phải căn cứ vào các yếu tố sau: 
Thời gian sinh trưởng của giống, khả năng phân cành, mùa vụ gieo trồng, phương thức 
trồng (trồng xen, trồng thuần), độ màu mỡ của đất và mức độ thâm canh. 
Mật độ khoảng cách đối với giống có thời gian sinh trưởng và số phân cành 1-2 
Gieo hạt chất lượng cao, lượng giống thích hợp để thu năng suất tối đa là 30-50 
hạt/m2. 
- Vụ xuân: 30-35 cây/m2, hàng cách hàng 40cm, hạt cách hạt 5-6cm hoặc gieo 2 
hạt/hốc, hốc cách hốc 11-13cm. 
- Vụ hè: 25-30 cây/m2, hàng cách hàng 40cm, hạt cách hạt 6-7cm, hoặc gieo 2 
hạt/hốc, hốc cách hốc 13-14cm. 
- Vụ đông: 40-45 cây/m2, hàng cách hàng 40cm, hạt cách hạt 5-6cm, hoặc gieo 2 
hạt/hốc, hốc cách hốc 8-10cm. 
Trong vụ đông, trên đất cát pha dùng giống đậu tương có thời gian sinh trưởng 
dưới 80 ngày để gieo mật độ 55-65 cây/m2. Trước khi gieo hạt nên thử lại sức nẩy mầm 
hạt giống. 
68 
4. CHĂM SÓC 
4.1. Xới vun, làm cỏ, bón thúc 
- Xới lần l: Khi cây có 2, 3 lá kép tiến hành xới lần 1 tạo điều kiện cho đất tơi xốp, 
bộ rễ phát triển thuận lợi, vi khuẩn nốt sần sớm cộng sinh với rễ. Kết hợp với xới lần 1 là 
bón thúc đạm diệt cỏ dại (chú ý không để phấn dính bám trên lá làm cháy lá và chết cây) 
- Xới lần 2: Tiến hành trước khi đậu tương ra hoa (sau lần 1 khoảng 12-15 ngày). 
Xới sâu 5-7cm, kết hợp vun cao chống đổ, trừ cỏ... 
Tùy theo tính hình cụ thể như mưa nhiều, đất đóng váng mà có thể xới lần 3. Sau 
ra hoa không nên xới, vun để tránh ảnh hưởng đến hoa, quả và bộ rễ. 
4.2. Tưới tiêu nước 
Đậu tương là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn. Nhu cầu nước của cây lớn nhất 
vào thời kỳ ra hoa, làm quả. Việc tưới nước cho đậu tương, ngoài việc căn cứ nhu cầu 
nước của cây còn phải dựa vào đặc điểm từng vụ. 
Ở nước ta, vụ đậu tương xuân thường hạn vào thời kỳ gieo hạt, thời kỳ cây con 
nên chú ý tưới nước vào thời kỳ này hoặc trước khi gieo hạt. 
Vụ đông thường hạn vào thời kỳ ra hoa làm qủa cần có biện pháp tưới nước bổ 
sung vào rãnh kịp thời khi hạn. Vụ hè miền Bắc gieo trồng trong mùa mưa cũng như các 
vụ đậu tương trong mùa mưa ở miền Nam, cần chú ý thoát nước kịp thời, nếu ngập nước 
lâu, hoa quả rụng nhiều, cây vàng héo 
4.3. Phòng trừ một số sâu bệnh hại chủ yếu 
4.3.1. Một số sâu hại chủ yếu 
a. Dòi đục thân 
- Đặc điểm gây hại 
Là những sâu hại quan trọng hàng đầu ở các vùng trồng đậu tương nước ta, dòi 
phá hoại chủ yếu ở giai đoạn cây con, từ khi cây đậu tương mới ra hai lá đơn đến ba lá 
kép, đục rỗng các mô tế bào phần trong cây, làm cây bị chết. Trong thời kỳ cây lớn, dòi 
đục thân có đục trên cành nhưng không tác hại nhiều mà chỉ héo ở từng bộ phận. 
- Đặc điểm sinh học và sinh thái 
Xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng, gây hại quan trọng nhất cho đậu tương vụ 
đông (tháng 10-11) và vụ đậu tương xuân (tháng 2,3 và 4). 
- Biện pháp phòng trừ 
+ Luân canh đậu tương với cây lúa nước có tác dụng hạn chế dòi đục thân. 
+ Loại bỏ cây bị hại, chăm sóc sớm và kịp thời. 
+ Dùng Basuzin 10G 20-25 kg/ha bón vào đất trước khi gieo hạt. 
+ Sử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc Oftanol (40g/kg hạt giống). 
+ Phòng trừ thuốc hóa học. thời gian phun thuốc là khi cây mới có hai lá đơn 
(thường sau khi cây mọc 5-7 ngày) bằng thuốc Regen 800 WG (25-30g/ha), Selecron 500 
EC (0,8-1 lít/ha), với lượng thuốc đã pha là 320-450 lít/ha cho bình phun tay. 
b. Sâu cuốn lá 
- Đặc điểm phá hại 
Phá hại phổ biến trên các vùng trồng đậu tương cả nước, phá hại trên các lá bánh 
tẻ từ giai đoạn cây con đến khi cây có quả. Sâu non lúc nhỏ gặm biểu bì ở dưới mặt lá, 
69 
tưd tuổi 3 sâu bắt đầu nhả tơ cuốn gập lá hoặc gập dính hai lá với nhau nằm bên trong ăn 
chất xanh của lá. Sâu phá hại làm hỏng lá, giảm diện tích quang hợp cảu cây gây giảm 
năng suất. 
- Đặc điểm sinh học và sinh thái 
Sâu phát sinh quanh năm trên đồng ruộng. Mật độ của sâu tăng nhanh và gây hại 
mạnh nhất vào thời kỳ cây có 4-6 lá kép và đang hình thành quả. Đậu tương xuân thường 
bị hại vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, vụ hè cuối tháng 8 và tháng 9, vụ đông trong tháng 11 
và 12. Mỗi bướm cái có thể đẻ từ 102 đến 115 quả trứng và tỷ lệ nở của trứng từ 80-90%. 
- Biện pháp phòng trừ 
+ Luân canh cây đậu tương với các cây họ hòa thảo, bông có tác dụng hạn chế gây 
hại của sâu. 
+ Bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên địch bằng trồng xen với các cây trồng khác. 
+ Thời kỳ sâu gây hại nặng nhất từ 3-4 lá kép, dùng các loại thuốc như Peran 
50EC: 0,3-0,5 l/ha, Baythroid 50 EC: 0,6-0,8 l/ha, với lượng nước thuốc đã pha là 450-
600 lít/ha cho bình phun tay. 
c. Sâu đục quả 
- Đặc điểm 
Sâu phá hại mạnh nhất từ khi đậu tương bắt đầu ra quả cho đến khi thu hoạch. Sâu 
non gặm vỏ quả đục vào trong ăn hạt làm cho hạt bị khuyết từng phần hoặc đục rỗng cả 
bên trong, làm giảm năng suất và ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống đậu tương. 
- Đặc điểm sinh học và sinh thái 
Phía Bắc sâu hại mạnh vào các tháng 5-6 trên đậu tương vụ xuân, tháng 7-8 vụ hè. 
Bướm đẻ trứng trên quả là chính, tuy nhiên chúng thường ưa thích đẻ trứng trên các 
giống đậu tương nhiều lông. Sâu non phân bố và gây hại trong ruộng đậu tương ở xung 
quanh bờ nhiều hơn ở giữa ruộng. 
- Biện pháp phòng trừ 
+ Lựa chọn chế độ luân canh thích hợp với cây lúa, ngô, bông. 
+ Xử lý các cây ký chủ dại quanh bờ ruộng như muồng, cốt khí và làm sạch bờ 
ruộng trước mùa gieo hạt. 
+ Sau khi thu hoạch có điều kiện ngâm ruộng nước 2-3 ngày cũng hạn chế được 
nguồn tích lũy của sâu hại. 
+ Phơi nắng và tách hạt đậu ngay sau khi thu hoạch cũng hạn chế sự phá hại của 
sâu cho cả vụ sau. 
+ Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu sớm, thường khi thấy 3-4 con/10 cây đièu 
tra cần phải phun thuốc hóa học có hiệu lực cao như Fentac 2 EC, Fortac 5 EC: 0,4-0,6 
lít/ha, với lượng thuốc đã pha là 450-600 lít/ha cho bình phun tay. 
4.3.2. Một số bệnh hại chủ yếu 
a. Bệnh gỉ sắt đậu tương 
- Triệu chứng 
bệnh hại trên lá, thân, cuống quả và trên quả. bệnh xuất hiện ban đầu ở mặt dưới 
lá, những lá già phía dưới gần mặt đất và phát triển dần lên các bộ phận của cấy. Vết 
bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu vàng trong, đường kính 0,2-0,3mm đến 1mm. sau 
đó vết bệnh nổi lên mặt trên của lá có màu vàng nâu, biểu bì lá tách ra để lộ bào tử có 
màu nâu vàng. 
70 
- Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh 
Giai đoạn đậu tương ra hoa là thời kỳ dễ mẫn cảm hơn ở giai đoạn cây con. Bệnh 
phát triển tăng dần từ đầu vụ cho tới khi gần thu hoạch. Vụ đông xuân thời tiết thuận lợi 
cho bệnh phát sinh phát triển, ổ bào tử lớn, vết bệnh thường to và nhiều hơn ở vụ hè. 
Bệnh gây hại nặng nhất trên vụ đậu tương xuân ở các tỉnh phái Bắc thường vào tháng 3-4 
khi nhiệt độ khoảng 18- 300C và cây đậu tương có 5 lá kép đến khi thu hoạch. 
- Biện pháp phòng trừ 
+ Sử dụng giống chống chịu bệnh để trồng, đặc biệt trong vụ xuân. Chọn thờ vụ 
gieo trồng thích hợp cho các giống đậu tương. 
+ Luân canh đậu tương với cây trồng khác như cây lúa nước. 
+ Thu dọn tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch. Xử lý hạt bằng thuốc trừ nấm như 
Roval 50WP: 2g/10kg hạt giống trước khi gieo trồng. 
+ Phun thuốc trừ bệnh khi bgệnh mới phát sinh nhẹ đặc biệt đối với đậu tương vụ 
xuân bằng các thuốc hiệu lực cao như Baycor 50EC: 10-15ml thuốc/10lít nước, Bayfidan 
25 EC: 0,4-0,5 lít thuốc/ha, phun 600 lít nước thuốc đã pha/1ha cho bình phun tay. 
b. Bệnh sương mai 
- Triệu chứng 
Gây hại chủ yếu trên lá, đồng thời gây hại cả ở thân và quả đậu tương. Trên lá đầu 
tiên vết bệnh là chấm nhỏ màu xanh vàng và xám dần. Vết bệnh lớn có hình đa giác hoặc 
hình dạng không cố định. Vết bệnh có thể rải giác trên lá, nhưng thường dọc các gân lá 
giai đoạn cuối vết bệnh có màu nâu vàng và khô cháy. 
- Điều kiện phát sinh và phát triển của bệnh 
Bệnh sương mai thường phát sinh trong điều kiện nhiệt độ trung bình thấp (200C) 
nên thường xuất hiện gây hại trong vụ xuân là chủ yếu. Bệnh xuất hiện khia cây đậu 
tương có 4-5 lá kép và gây hại nặng vào các tháng 3,4 và 5. Bệnh lưu truyền qua hạt 
giống và tàn dư cây trồng sau thu hoạch, ngoài ra còn thấy trên một số cây đậu mọc 
hoang dại. 
- Biện pháp phòng trừ 
+ Dùng giống chống bệnh, gieo trôngf hạt giống từ các ruộng không bị bệnh. Xử 
lý hạt giống trước khi gieo trồng bằng thuốc trừ nấm như Thiram 80WP, Rovral 50WP 
2g/10 kg hạt giống. 
+ Luân canh cây đậu tương với các cây trồng khác họ hoặc với lúa nước 
+ Phun thuốc phòng trừ bệnh ở giai đoạn 4-5 lá kép cho tới trước khi cây ra hoa 
bằng các thuốc như Boođo1%, phun 600 lít nước đã pha/1ha cho bình phun tay 
c. Bệnh phấn trắng 
- Triệu chứng 
Bệnh gây hại tất cả các bộ phận của cây. Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu 
xám tro với những quầng màu xanh xỉn ở bề mặt trên của lá. Mô bệnh được bao phủ bởi 
một lớp sợi nấm màu trắng. mặt dưới của lá mô bệnh có màu hồng nhạt đến đỏ đậm. Mô 
bệnh dễ biến đổi sang màu nâu tối nếu gặp điều kiện ẩm ướt. 
- Điều kiện phát sinh phát triển của bệnh 
Độ ẩm cao trên 85%, đêm có sương và nhiệt độ thấp 18-250C là thích hợp cho 
bệnh phát sinh và gây hại. bệnh phát sinh và gây hại ở các mùa vụ trồng đậu tươngk, tuy 
nhiên vụ đậu tương xuân bệnh tyhường phát sinh và gây hại nặng hơn các vụ khác. 
71 
- Biện pháp phòng trừ 
+ Dùng giống chống chịu bệnh, gieo đúng thời vụ 
+ thu dọn tàn dư, cây bệnh tiêu hủy sớm 
+ Dùng một số loại thuốc hóa học có hiệu lực cao phòng trừ bệnh Anvil 50 EC 
pha 15ml thuốc/10lít nước, phun 600 lít t5huốc đã pha/1ha với bình phun tay. 
5. THU HOẠCH, BẢO QUẢN 
5.1. Thu hoạch 
Khi lá khô, vàng rụng 50% thì thu hoạch. Lúc này quả đã vàng khô, đều. Nên thu 
vào lúc nắng ráo, phơi khô, đập ngay; hoặc đập sau ủ 1,2 ngày. Phơi hạt tới khi khô giòn 
(cắn hạt không dính răng) - độ ẩm hạt dưới 120. 
Với đậu tương làm giống, cần chọn và thu cây đẹp, đúng chủng loại giống, không 
sâu bệnh, quả chín đều. Không phơi trực tiếp xuống sân gạch mà ảnh hưởng đến chất 
lượng hạt giống. 
Thu hoạch trong vụ đông - xuân thường thiếu nắng, có mưa nhiều. Biện pháp tốt 
nhất là khi thu bó thành từng bó phơi trên dây thép, hoặc để nơi thoáng mát cho khô dần. 
5.2. Bảo quản 
Tùy theo cơ sở vật chất của từng địa phương mà điều kiện bảo quản khác nhau. 
Thường sau khi phơi khô 2-3 giờ, bảo quản trong chum (chum đã. được vệ sinh 
sạch sẽ). Chum đựng đậu giống phải đựng đầy, có biện pháp chống ẩm. Kho giống phải 
khô ráo, thoáng, có chất cách ẩm, giống xếp cách trần 30-40cm. 
Bảo quản trong điều kiện thủ công được 2 - 3 tháng, còn trong điều kiện kho lạnh 
có thể được 5- 6 tháng. 
Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 
CÔNG VIỆC: Làm đất trồng đậu tương 1/B1/MĐ 
Bước 
công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Dụng cụ, 
trang thiết bị 
Ghi chú 
1 Cày vỡ đất 
Cày sâu 20 -30cm, cày không 
được để lỏi 
Cày 
2 
Bừa làm nhỏ 
đất 
Đất nhỏ, tơi xốp nhưng không bị 
bí, nén chặt. 
Đất không bị nhão bết hoặc dính, 
quánh 
Gom được cỏ dại khi cày vùi 
xuống tầng đất dưới 
Bừa 
3 
Vơ cỏ dại còn 
sót lại trên 
đồng ruộng 
Thu 
Thu gom hết cả gốc, rễ và thân 
cỏ dại đem đốt 
Dụng cụ đựng 
cỏ, cào, cuốc 
72 
4 
San phẳng bề 
mặt luống 
Trên bề mặt luống không lồi, 
lõm để tránh bị úng cục bộ. 
Cào, cuốc 
5 Lên luống 
Luống có thể theo chiều hoặc 
chiều ngang của thửa ruộng 
nhưng phải thoát nước tốt. 
Chiều rộng của luống 1 -1,2m, 
cao 30 -40 cm, rãnh luống 
rộng20 -30cm và sâu 15 -20cm. 
Cào, cuốc 
CÔNG VIỆC: Bón phân cho đậu tương 1/B2/MĐ2 
Bước 
công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Dụng cụ, 
trang thiết bị 
Ghi chú 
1 
Xác định thời 
điểm 
bón 
- Lần 1: khi cây ra được 2-3 lá 
thật 
- Lần 2: khi cây ra được 5-6 lá 
thật 
2 
Chuẩn bị 
phân bón: 
- Xác định 
loại, dạng 
phân cần 
- Tính lượng 
phân cần có 
để bón 
Tính và mua đủ lượng, đúng các 
loại phân bón cần có để bón cho 
lần bón cụ thể 
Cân đồng hồ, 
Phân bón, 
cuốc, đồ dùng 
đựng phân 
3 
Trộn hỗn hợp 
đều các loại 
phân trước 
khi 
bón 
Đảo trộn đều, đủ lượng, đúng tỷ 
lệ các loại phân trước khi bón 
Phân bón, đồ 
đựng phân bón, 
găng tay, khẩu 
trang, cuốc, 
sẻng 
4 Rải phân 
- Rải đều, đúng vị trí, đủ lượng 
phân cần bón 
- Không làm rơi vãi, mất mát 
phân 
Phân bón, găng 
tay, khẩu trang, 
5 Lấp phân 
Đảo trộn đều phân với đất; lấp 
đất kín phân 
Phân bón, đồ 
đựng phân bón, 
găng tay, khẩu 
trang, cuốc, 
sẻng 
73 
CÔNG VIỆC: Phun thuốc trừ sâu bệnh hại cây đậu tương 1/B3/MĐ2 
Bước 
công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Dụng cụ, 
trang thiết bị 
Ghi chú 
1 Chuẩn bị Chuẩn bị đúng dụng cụ, vật tư 
2 Pha thuốc 
- Xác định đúng thuốc cần sử 
dụng 
- Pha đúng liều theo hướng dẫn 
trên bao bì 
Thuốc, bình 
bơm, khẩu 
trang, găng tay, 
ủng, bảo hộ lao 
động 
3 
Tiến hành 
phun thuốc 
Phun đúng cách 
Thuốc, bình 
bơm, khẩu 
trang, găng tay, 
ủng, bảo hộ lao 
động 
74 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Tiến Đạt – PGS. PTS. Vũ Khắc Nhượng. Kỹ thuật gieo trồng chế biến chè 
và cà phê. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
2. Giáo trình khuyến nông kỹ thuật nông nghiệp chè – NXB Nông nghiệp năm 
2005. 
3. Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, (1979), Giáo trình cây lạc, NXB Nông Nghiệp. 
4. Đinh Xuân Đức, (2009), Bài giảng cây công nghiệp dài ngày, Trường Đại học 
Nông Lâm Huế. 
5. Đoàn Thị Thanh Nhàn,(1996), Giáo trình cây công nghiệp - Trường ĐHNNI Hà 
Nội, Nhà xuất bản nông nghiệp. 
6. Trần Văn Lài (chủ biên) Trần nghĩa, Ngô Quang Thắng, Lê Trần Tùng, Ngô 
Đức Dương (1993), Kỹ thuật gieo trồng lạc, đậu, vừng, NXB Nông Thôn. 
7. Lê Tất Khương,(2003), Giáo trình cây chè, Nhà xuất bản nông nghiệp 
8. Ma Thị Phương, (2008), Bài giảng cậy lạc- Cây đậu tương, Đại học Nông Lâm 
Thái Nguyên. 
9 . Phạm văn Thiều,(2000), Cây đậu tương kỹ thuật trồng và chế biến, NXBNN, 
Hà Nội 
10. Trần Thị Trường cùng cộng sự,(2005), Sản xuất đậu tương, đậu xanh năng 
suất cao, NXBNN, Hà Nội 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trong_mot_so_loai_cay_cay_cong_nghiep.pdf