Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

1. VAI TRÒ CỦA CÂY ĂN QUẢ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.1. Ý NGHĨA VỀ MẶT DINH DƯỠNG

- Các loài quả là nguồn dinh dưỡng quí giá với con người mà các sản pẩm khác khó có

thể thay thế được. Quả tươi cung cấp cho chúng ta không chỉ đường (năng lượng) mà còn

cung cấp một phần lớn các vitamin và các chất khoáng cho sự phát triển cơ thể, đặc biệt với

người cao tuổi, với trẻ nhỏ và những khi cơ thể suy nhược, ốm yếu. Trong quả tươi có chứa

hầu hết các vitamin A, B, C. Đặc biệt vitamin C có ở hầu hết các loại quả.

1.2. Ý NGHĨA VỀ MẶT XUẤT KHẨU

Quả tươi là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng trong xuất khẩu nông sản ở nhiều

nước árên thế giới. Ở nước ta trong thời gian qua đã xuất khẩu cam, chuối, dứa, vải,

xoài Những năm gần đây hàng năm trị giá xuất khẩu rau quả cả nước đạt 70 – 75 triệu đôla

chiếm 5 – 6% giá trị xuất khẩu nông sản toàn quốc.

- Việc phát triển cây ăn quả cũng đồng thời thúc đẩy nền công nghiệp chế biếnphát

triển, các nhà máy đồ hộp, sản xuất nước quả, bia, rượu mọc lên. Bên cạnh đó các ngành khác

như bao bì, thủy tinh, sành sứ cũng được phát triển theo, tạo nhiều công ăn việc làm cho người

lao động.

1.3. Ý NGHĨA VỀ PHƯƠNG DIỆN Y HỌC, MỸ HỌC

- Ở các nước khu vực Đông Nam Á nhứ Trung Quốc, Việt Nam cây ăn quả được đưa

vào nhiều bài thuốc đông y cổ truyền để chữa bệnh, để bồi bổ sức khỏe cho con người.

- Ngoài tác dụng trực tiếp làm thuốc chữa bệnh. Cây ăn quả còn là những cây thường

xanh quanh năm, tồn tại lâu dài trên một vị trí, nó có thể là cây tạo bóng mát hạn chế gió bão,

giảm cường độ xói mòn, rửa trôi đất. Là nguồn mật hoa quí cho nghề nuôi ong.

2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ Ở NƯỚC TA

2.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Khả năng phát triển cây ăn quả ở nước ta rất to lớn. Thực trạng phát triển cây ăn quả

nước ta mấy năm gần đây đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện

có. Vì vậy phương hướng phát triển cây ăn quả ở nước ta là: tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phát

triển cây ăn quả, vừa theo hướng thâm canh tăng năng suất cây trồng, vừa mở rộng diện tích

cây ăn quả từng bước xây dựng và hoàn thiện những vùng sản xuất chuyên môn hoá có qui

mô lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân, nhu cầu nguyên liệu cho

công nghiệp chế biến và xuất khẩu ngày càng nhiều với chất lượng sản phẩm cao.

Nhằm thực hiện phương châm trên cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

- Trên cơ sở lợi thế so sánh từng vùng, tiến hành qui hoạch, phát triển một cách hợp lý

các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung có qui mô lớn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá

có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Xây dựng cơ cấu sản xuất cây ăn quả hợp lý xuất phát từ nhu cầu thị trường, song lại

phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của từng vùng, từng địa phương nhằm sử dụng hiệu

quả mọi tiềm năng của vùng và địa phương.8

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện thâm canh có hiệu quả, xây dựng và

thực hiện qui trình thâm canh có từng loại cây ăn quả, song lại phù hợp với điều kiện từng địa

phương.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại để làm tốt các khâu vận chuyển

bảo quản chế biến hoa quả, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị của hoa quả trên thị trường.

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách kinh tế phù hợp để thúc đẩy phát triển sản

xuất cây ăn quả như: chính sách đất đai, chính sách vay vốn, thị trường đầu ra cho sản phẩm

2.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH CÂY

ĂN QUẢ.

2.2.1. Thuận lợi.

- Nông dân Việt Nam đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, về thiết kế đồng ruộng, cải thiện

đặc tính lý hóa đất, áp dụng các kỹ thuật để điều cây ra hoa

- Quả là một loại nông phẩm có lợi tức cao, trong thời gian qua, diện tích vườn cây ăn

quả đã gia tăng nhanh chóng vì chúng thường đem lại lợi tức lớn hơn nhiều loại hoa màu

khác.

- Nước ta có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cả các loại cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt

đới và ôn đới.

- Nguồn giống phong phú: Chính phủ có nhiều giải pháp khuyến khích phát triển ngành

trồng cây ăn quả, hỗ trợ nông dân về tín dụng, miễn giảm thuế trong thời gian đầu lập vườn.

- Đã có các viện trưởng nghiên cứu giống, kỹ thuật sản xuất, chế biến quả để giải quyết

đầu ra, xây dựng thương hiệu để xuất khẩu.

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 71 trang xuanhieu 5520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả

Giáo trình mô đun Trồng một số loài cây ăn quả
nước tưới không quá 3g/lít. 
3.2.1.3. Mật độ, khoảng cách trồng 
Cây gốc ghép từ hạt thì trồng với khoảng cách 4x5m hoặc 6x7 m/cây, mật độ 300- 500 
cây/ ha. 
Cây chiết trồng với khoảng cách 4x4m, mật độ trồng 800 cây/ha. 
3.2.1.4. Đào hố, bón lót phân 
- Kích thước đào hố: 40x40cm hoặc 60x60cm. Nếu ở vùng núi cao nên đào hố sâu 
70x70cm, để riêng lớp đất mặt phơi ải đất 20-30 ngày. 
- Bón lót 50 kg phân chuồng, 1 kg vôi bột, 0,2 kg Supe lân, 0,2 kg Kaliclorua. Hỗn 
hợp phân và đất mặt được trộn đều cho xuống đáy hố sau đó cho lớp đất sâu lên trên. 
3.2.1.5. Cách trồng 
Đào hố đã chuẩn bị, đặt cây vào giữa hố, giữ cây ém đất, không nên trồng quá sâu, đất 
đồng bằng nên trồng nông vì dễ bị úng nước. Nếu đất bị lún nhiều nên đổ thêm đất cho đầy, 
cách mặt khoảng 10cm và dậm chặt, sau đó đổ đất và phân chuồng hoai mục vào và lấp đất 
dần dần cao hơn mặt đất và bầu 15-20 cm, không ém đất đến vị trí mắt ghép. 
Các bước đặt cây con 
Bước 1: Tạo hố trên mô hoặc hố trồng 
Bước 2: Đặt cây 
Bước 3: Lấp kín gốc 
Bước 4: Nén đất và vun gốc 
+ Cắm cọc giữ cho cây không bị gió làm lung lay 
+ Tưới nước đủ ẩm 
3.2.2. CHĂM SÓC 
3.2.2.1. Làm cỏ, tưới nước, trồng xen 
64 
a. Làm cỏ 
Đối với cỏ trong vườn không cần làm sạch, chỉ cần hạn chế chiều cao của cỏ tránh 
cạch tranh dinh dưỡng 
b. Tưới nước, giữ ẩm 
Ngoài biện pháp giữ cỏ trong vườn, cần tủ gốc để giữ ẩm trong mùa nắng bằng cỏ, rơm 
rạ và cách gốc khoảng 20cm nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây khi rơm rạ bị phân hủy. 
Mùa nắng nên tưới nước thường xuyên cho cây, nếu thiếu nước thì sẽ làm giảm năng 
suất của cây. Chú ý thoát nước kịp thời trong mùa mưa, luôn giữ mặt liếp cao hơn mực nước 
cao nhất trong năm từ 30-50 cm. 
c.Trồng xen 
Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, tăng thu nhập. 
Hiện nay khuyến cáo trồng ổi xen cây có múi để hạn chế rầy chổng cánh Cách trồng: 
- Chọn giống ổi: Ổi xá lỵ nghệ; nhân giống bằng chiết cành, ghép cành. 
- Chọn giống cây cam quýt phải sạch bệnh. 
- Trồng ổi trước 6 tháng và sau đó trồng cam quýt. 
- Khoảng cách trồng ổi: 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m. 
- Khoảng cách trồng giống cam quýt 2,5 x 2,5m hoặc 3 x 3m. 
- Chiều cao cây ổi thấp hơn cây cam quýt là 20 - 30 cm. 
- Điều kiện vườn cây trồng xen thoát nước tốt. 
3.2.2.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây 
+ Kỹ thuật tạo tán 
Tạo tán cơ bản (từ năm thứ 1 đến năm thứ 3) với mục đích: 
- Tăng diện tích lá hữu hiệu, xúc tiến quá trình quang hợp 
- Duy trì sức sống tốt cho cây 
- Thuận lợi cho qủan lý vườn cây, đảm bảo cân bằng sinh trường và kết trái 
- Hình thành và phát triển bộ khung tán cơ bản, vững chắc tránh đổ ngã. 
 Cách cắt tỉa: 
- Khi cây xuất hiện đợt non đầu tiên thì bấm ngọn: 
- Từ gốc: khoảng 60-80cm (đối với cây trồng bằng nhánh chiết), hoặc cây ghép 40-
60cm, bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển. 
Sau khi các cành bên phát triển, chọn 3 cành khoẻ, thẳng mọc từ thân chính. Dùng tre 
cột giữ chặt cành cấp 1. 
- Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên 
cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như 
cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. 
65 
- Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành 
mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, 
phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch . 
+ Tỉa cành: 
Được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần loại bỏ: 
- Cành đã mang quả (10-15cm) 
- Cành sâu bệnh, ốm yếu, cành bên trong tán 
- Cành đan chéo nhau, những cành vượt 
- Cần phải khử trùng dụng cụ bằng nước Javel hoặc cồn 900 khi cắt hoặc tỉa cành để 
tránh lây bệnh (tiềm ẩn virus, vivoid...) qua cây khác. Đối với những cành lớn hơn 3cm thì 
phải dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ 
bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và 
mầm bệnh tấn công. 
- Cần cắt tỉa sát vào thân cành: 
- Cành không được cắt sẽ đễ nấm gây hại cho cây 
- Cần tỉa bỏ các cành vượt. 
3.2.2.3. Bón phân 
Tùy theo loại đất, tình trạng sinh trưởng của cây, mà quyết định bón cho phù hợp, cần 
thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao. 
Bảng 5.2: Lượng phân bón 
Năm tuổi 
Loại phân bón (g/cây/năm) 
Phân hữu cơ 
(kg/ cây/ năm) 
N P205 K20 
1-3 50-150 50-100 60 
4-6 200-250 150-200 120 20-40 
7-9 300-400 250-300 180 
Trên 10 400-800 350-400 240 
a. Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản 
- Cây 1-2 năm tuổi, phân bón được chia làm nhiều đợt (4-6 đợt) để bón cho cây. 
- Sau khi trồng nên dùng phân Urê hoà tan trong nước để tưới cho cây (2 tháng /lần). 
- Phân lân bón lót và năm thứ 2 bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa 
- Phân đạm và kali chia nhiều lần bón 
- Dạng phân kali: bón một lần vào cuối mùa mưa 
b. Bón phân thời kỳ kinh doanh 
Giai đoạn kinh doanh: (Cây trưởng thành) 
66 
- Lần 1: Sau khi thu hoạch trái: bón toàn bộ P205và 1/3N. Kết hợp 10-20kg phân hữu 
cơ/gốc 
- Lần 2: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 N 
- Lần 3: Sau đậu trái 6-8 tuần: bón 1/3 N + ½ K20 
- Lần 4:Trước thu hoạch trái 1-2 tháng, bón ½ K20 còn lại 
Cách bón phân: 
+ Cuốc rãnh, xới xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, rãnh sâu 10-15cm, rộng 10-
20cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước. 
+ Sau khi bón cần tưới nước cho phân tan 
3.2.2.4. Xử lý ra hoa 
- Có thể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa. Vét bùn vào tháng 2-3 
dương lịch, lớp bùn dày khoảng 2 cm là tốt. 
Chú ý: Không được bồi sình lấp kín mặt gốc vì bộ rễ cây vẫn cần không khí để hô hấp 
trong thời gian chúng ta xử lý cây ra hoa. 
- Cây Quýt cũng giống như cây có múi khác, cần có thời gian khô hạn để phân hóa 
mầm hoa. Vì vậy, ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng 
loạt. 
- Sau khi thu hoạch xong tiến hành bón phân cho cây phục hồi sức, đến khoảng 30 
ngày sau thì tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, phun thuốc 
phòng ngừa sâu bệnh.Không nên cắt tỉa cành sớm vì 
- cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa sau này (hoa sẽ ra muộn dẫn đến 
thu hoạch muộn). 
- Cây được bón phân lần 2 và tưới nước vừa đủ ẩm trước khi tiến hành xử lý ra hoa. 
Sau khi ngưng tưới nước khoảng 15-20 ngày (khi cây có biểu hiện héo) thì bắt đầu tưới nước 
trở lại, mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày. Từ ngày thứ 4 trở về sau tưới mỗi ngày 1 lần. 
7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ, 10-
15ngày sau khi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa (đậu quả). 
- Cách xử lý ra hoa truyền thống đơn giản nhất đó là xiết nước vào khoảng tháng giêng 
tháng hai âm lịch. 
- Sau khi thu hoạch quả thì tiến hành cắt tỉa 
- Cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh.Bón phân 
- Không nên cắt tỉa cành sớm vì cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa sau 
này (hoa sẽ ra muộn dẫn đến thu hoạch muộn). 
- Lá già cây được bón phân lần 2 và tưới nước vừa đủ ẩm trước khi tiến hành xử lý ra hoa. 
- Đợi khi cành mang hoa phát triển đầy đủ và lá vừa già thì tiến hành xiết nước (không 
tưới nước để cây thiết nước và lá sẽ héo đi), khoảng 20 ngày thấy lá sào thì tưới nước trở lại. 
Cây sẽ tươi lại và sẽ trổ hoa trong thời gian khoảng 15 ngày kể từ khi tưới nước trở lại cho 
cây. 
67 
- Sau khi ngưng tưới nước khoảng 15-20 ngày (khi cây có biểu hiện héo) thì bắt đầu 
tưới nước trở lại, mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày. Từ ngày thứ 4 trở về sau tưới mỗi 
ngày 1 lần. 7-15 ngày sau khi tưới đợt 
đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ, 10-15 ngày sau khi cây trổ 
hoa sẽ rụng cánh hoa (đậu quả). 
Các yếu tố liên quan đến xử lý ra hoa 
-Trước giai đoạn xử lý ra hoa cây không nên bón quá nhiều phân chứa đạm cao 
- Đất quá ẩm và thời gian khô hạn không đủ đề cây ra phân hoá mầm hoa 
-Trên cây xuất hiện nhiều đợt non và cành vượt không được tỉa bỏ thường xuyên. 
3.2.2.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng quả 
- Phun các loại phân bón lá có chứa GA3, NAA để làm tăng khả năng đậu quả 
- Để giúp cho cây gỉảm rụng trái non cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước, 
cũng như đảm bảo nhiệt độ trong vườn không cao. Sự rụng trái non xảy ra mạnh khi nhiệt độ 
bề mặt lá cao 35-40 0C hoặc bị khô hạn 
3.2.2.6. Phòng trừ sâu bệnh 
a. Sâu hại 
- Sâu vẽ bùa (Phyllosnis Ctrella): Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-
4 năm đầu mới trồng. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất là từ tháng 
2 tới tháng 10). 
Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc là non dài 
1-2cm). Dùng thuốc Decis nồng độ 1/1.000 (1cc pha trong 10 lít nước) hoặc Trebon pha nồng 
độ 1/1.000 -1,5/1.000. Phun ướt hết mặt lá. 
- Sâu đục thân đục cành (Anoplophora chinensis): xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. 
Biện pháp phòng trị: 
- Bắt sâu trưởng thành (con Xén tóc) 
- Dùng gai mây luồn vào lỗ đục để bắt sâu non, bơm thuốc vào lỗ đục của sâu. Dùng 
thuốc Bi 58 hoặc Monitơ nồng độ 2-3/1.000. Phun các loại thuốc trên lên cây để diệt trứng 
sâu và các rầy, rệp trên lá. 
- Nhện đỏ (Paratetranychus Citri): Phát sinh quanh năm hại lá chính, chủ yếu vào vụ 
đông xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá 
làm cho lá bị héo đi. 
Phòng trừ nhện đỏ: Dùng thuốc Monocrophos 56%, phun nồng độ 1-2%; thuốc 
Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1-2% để phun... Cần phun ướt cả mặt dưới lá và 
phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục, mỗi lần cách 
nhau 5-7 ngày. 
b. Bệnh hại 
* Các bệnh do nấm 
68 
- Bệnh loét cam (Xanthomonas Citri) và 
bệnh sẹo (Ensinoe Faucetti Jenk) gây hại chủ 
yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây mới trồng 1-3 
năm. Trên lá thấy xuất hiện các bệnh màu nâu, 
có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình 
tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi gồ ghề. Nếu bệnh 
xuất hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần sùi 
giống như ghẻ lở có màu vàng hoặc màu nâu. 
Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. 
- Trị bệnh loét sẹo bằng cách phun 
Boócđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran 1/1.000. 
- Bệnh chảy gôm (Phytophthora 
Cittropthora): Bệnh thường phát sinh ở phần 
gốc cây cam cách mặt đất từ 20-30 cm trở 
xuống cổ rễ. 
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh 
thường có cây bị những vết nứt và chảy nhựa 
(gôm). Những địa hình thoát nước kém cây 
dễ bị bệnh chảy gôm. 
Cách phòng trị: Dùng thuốc Boócđô 
1-2% để phun trên cây và đổ trực tiếp vào vết 
bệnh. Nếu cả rễ bị bệnh có thể đào lên loại bỏ 
rễ thối và xử lý thuốc. Ngoài ra có thể dùng 
thuốc Aliette hoặc thuốc Benlat pha với nồng 
độ 2/1.000 để xử lý và phun trên lá. 
* Các bệnh do virus: 
- Bệnh Vàng lá Greening (bệnh gân xanh lá vàng): Tác nhân gây bệnh là một vi khuẩn 
sống trong tế bào Gram âm, phá hại chủ yếu các mạch Libe ở các bộ phận còn non, rất phổ 
biến ở Đông Nam Á. Bệnh lây truyền qua chiết ghép và môi giới truyền bệnh phòng trừ bệnh 
Greening cũng như nhiều bệnh vi rút khác cần tiến hành theo hai hướng: Giảm số lượng côn 
trùng môi giới trong tự nhiên và dùng cây giống sạch bệnh. 
- Bệnh Tristeza: Triệu chứng giống như bệnh Greening, nhưng phần bị bệnh phá hại 
là gốc cây, cho nên khi cây bị bệnh thì toàn bộ lá trên cây đều bị vàng, giống như bệnh chảy 
gôm. Cây bị bệnh Tristeza chết rất nhanh, từ khi phát hiện thấy vàng lá chỉ trong vòng vài 
tuần hoặc một tháng có thể chết. 
Phòng tránh bệnh Greening và Tristega chỉ bằng cách là chọn cây giống không bệnh 
và diệt trừ các côn trùng truyền bệnh như: rầy Chổng cánh (Diaphorina) bằng các loại thuốc 
Hình 5.4: Nhện đỏ hại cam quýt 
Hình 5.5: Bệnh chảy gôm ở cây có múi 
69 
trừ sâu thông thường như: Bi58, Trebon, Shepas 
với nồng độ như trên đã hướng dẫn. Nếu phát 
hiện cây bị mắc bệnh cần chặt bỏ, trồng cây 
khác để tránh lây lan. 
3.3. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN: Thu 
hoạch lúc quả chín 1/3-1/4, vỏ quả màu chín. 
Khi thu hái tránh làm xây xát vỏ quả. 
Xử lý Parphin có thể bảo quản được 2 
tháng. Bảo quản trong kho lạnh 1-30C, ẩm độ 
80-85%, xếp lớp vừa phải có thể bảo quản được 
khá lâu. 
Phần 2: HƯỚNG DẪNTHỰC HÀNH 
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 
CÔNG VIỆC: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAM, QUÝT 
3/B5/
MĐ20 
Bước 
công 
việc 
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật 
Dụng cụ, 
trang thiết bị 
Ghi 
chú 
1 
Chọn đất và 
làm đất 
- Đất trồng thích hợp là đất thịt nhẹ 
hoặc cát pha, đất có độ pH từ 5,5- 6,6. 
- Ở những nơi đất trũng, mực nước 
ngầm cao phải đào rãnh vượt thành lô 
đất, xây dựng hệ thống kênh mương 
thoát nước tốt. 
- Ở những nơi đất dốc thiết kế lô trồng 
theo đường đồng mức, thiết kế mương 
tưới hoặc ống tưới kết hợp với thiết kế 
đường đi theo hình xoáy ốc. 
Cuốc, xẻng 
2 
 Xác định 
mật độ, 
khoảng cách 
- Cây gốc ghép từ hạt thì trồng với 
khoảng cách 4x5m hoặc 6x7 m/cây, 
mật độ 300-500 cây/ ha. 
- Cây chiết trồng với khoảng cách 
4x4m, mật độ trồng 800 cây/ha. 
Thước dây 
3 
Đào hố, bón 
lót phân 
- Kích thước đào hố: 40x40cm hoặc 
60x60cm. Nếu ở vùng núi cao nên đào 
hố sâu 70x70cm, để riêng lớp đất mặt 
phơi ải đất 20-30 ngày. 
- Bón lót mỗi hố: 50 kg phân chuồng, 
1 kg vôi bột, 0,2 kg Supe lân, 0,2 kg 
- Cuốc, xẻng, 
xô, chậu. 
- BHLĐ. 
- Các loại phân 
bón lót 
Hình 5.6: Bệnh vàng lá Greenning 
70 
Kaliclorua. Hỗn hợp phân và đất mặt 
được trộn đều cho xuống đáy hố sau 
đó cho lớp đất sâu lên trên. 
4 
Cách trồng 
- Đặt cây vào giữa hố thân cây thẳng, 
mắt ghép quay về hướng gió chính, 
bầu cao hơn mặt đất, rồi lấp đất và 
dận chặt. 
- Sau khi lấp đất phủ một lớp rơm dạ, 
cỏ dày 20cm xung quanh gốc để giữ 
độ ẩm. Vùng gió mạnh cần cắm một 
cọc, nghiêng khoảng 450 để thân cây 
dựa tránh gió lắc. 
Cuốc, xẻng, 
cọc, rơm rác, 
cây giống. 
5 Chăm sóc 
- Tưới nước giữ ẩm. 
- Tủ gốc, làm cỏ, trồng dặm. 
- Tạo hình, cắt tỉa. 
- Bón thúc. 
- Phòng trừ sâu bệnh 
Ô doa, nước 
sạch, dao, kéo, 
bình bơm, 
BHLĐ, 
phân bón 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn - “ Giáo trình cây ăn quả”- Bộ 
môn cây ăn quả - cây rau – Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên – NXB Nông nghiệp – 
Hà Nội, 2000. 
2. Nguyễn Văn Bộ (Chủ biên), Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiển, Nguyễn Văn Chiến 
- “Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn” - Bộ nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn - Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2003. 
3. GS.TS Lê Lương Tề (Chủ biên) - “Giáo trình Bệnh cây” - Bộ Giáo dục và Đào tạo 
- Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2007. 
71 
4. PGS.TS Nguyễn Đức Khiêm (Chủ biên) - “Giáo trình Côn trùng” - Bộ Giáo dục 
và Đào tạo - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2000. 
5. Hoàng Ngọc Thuận – “Kỹ thuật nhân và trồng các giống cam, chanh, quýt, bưởi” 
– NXB Nông nghiệp – Hà Nội, 1995 
6. Vũ Công Hậu – “Trồng cây ăn quả ở Việt Nam” - NXB Nông nghiệp – Hà Nội, 
1996. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trong_mot_so_loai_cay_an_qua.pdf