Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

- Trong cầu dao thì các bộ phận tiếp xúc là rất quan trọng. Theo cách hiểu

thông thường, chỗ tiếp xúc điện là nơi gặp gỡ chung hai hay nhiều vật dẫn để

dòng điện đi từ vật dẫn này sang vật dẫn khác. Mặt tiếp xúc giửa các vật gọi là

bề mặt tiếp xúc. Tiếp xúc ở cầu dao là dạng tiếp xúc đóng mở, tiếp điểm là tiếp

điểm kẹp (cắm). Lưỡi dao được gắn cố định một đầu, đầu kia được gắn vào tay

nắm của cầu dao. Vật liệu chế tạo cho các vật dẫn, điểm tiếp xúc thường làm

bằng bạc, đồng, platin, vonfram, niken và hữu hạn mới dùng vàng.

- Bu lông, vít được làm bằng thép, dùng để ghép các vật tiếp xúc cố định

với nhau. Mỗi một cực của cầu dao có bù lông hoặc lỗ để đấu nối dây vào.

- Tay nắm được làm bằng vật liệu cách điện tốt có thể là bằng sứ, phíp

hoặc mi ca. Nắp che chắn được làm bằng nhựa hay phíp.

- Đế được làm bằng sứ, nhựa hoặc phíp. Có một số cầu dao do công dụng

của từng thiết bị mà người ta gắn thêm dây chảy (cầu chì) để bảo vệ ngắn mạch.

* Nguyên lý hoạt động :

Cầu dao được đóng mở nhờ ngoại lực bên ngoài (bằng tay) tác động. Khi

đóng cầu dao, lưỡi dao tiếp xúc với ngàm dao, mạch điện được nối. Khi cắt cầu

dao, lưỡi dao rời khỏi ngàm dao thì mạch điện bị ngắt.

Cầu dao cần được đảm bảo ngắt điện tin cậy cho các thiết bị dùng điện ra

khỏi nguồn điện áp. Do đó khoảng cách giữa tiếp xúc điện đến và đi, tức chiều

dài lưỡi dao cần phải lớn hơn 50mm. Ta sử dụng lưỡi dao phụ và lò xo để làm

tăng tốc độ ngắt mạch. Như vậy sẽ dập được hồ quang một cách nhanh chóng,

không làm cho ngàm dao và lưỡi dao bị cháy sém

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 226 trang duykhanh 9880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Giáo trình Mô đun Trang bị điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
ên lý: 
  215
Hình 25.3a. Sơ đồ mạch điện rơ le hiệu áp dầu 
F1 – Rơ le hiệu áp dầu , K1 – Contactor máy nén, 
M1- Động cơ máy nén, H1 – Đèn báo hỏng, 
Máy nén gồm nhiều chi tiết cơ khí chuyển động với các bề mặt ma sát nên 
phải bôi trơn bằng dầu. Dầu được bơm dầu hút từ đáy các te đưa qua các rãnh 
dầu bố trí trên trục khuỷu và các chi tiết đến các bề mặt ma sát. Do đối áp trong 
khoang  cacte  là  áp  suất  cacte  hay  áp  suất  hút  nên  áp  suất  tuyệt  đối  của  dầu 
không có ý nghĩa mà hiệu áp dầu Poil – Ph mới có ý nghĩa với quá trình bôi trơn 
máy nén. 
* Tiếp điểm hiệu áp dầu: 
Tín  hiệu áp  suất dầu  nối  vào  hộp  xếp OIL,  tín  hiệu áp  suất  hút hoặc  áp 
suất cacte nối vào hộp xếp LP. LP đồng thời là phía hút và OIL là phía đẩy của 
bơm dầu.  Hiệu áp  suất đặt  trên  rơ  le  là  tín  hiệu  để đóng  hoặc  ngắt  mạch điện 
động cơ máy nén. 
* Thiết bị trễ thời gian (T1 – T2): 
Khi dừng máy ∆poil = 0, khi khởi động bơm dầu làm việc, hiệu áp dầu mới 
xuất hiện, bởi vậy rơ le áp dầu không được tác động trong vòng 120 giây từ lúc 
bắt đầu khởi động đến lúc hiệu áp dầu đặt được giá trị định mức. Để thực hiện 
việc trễ thời gian 120 giây người ta dùng thanh lưỡng kim. 
* Reset (trả lại vị trí ban đầu): 
Khi rơ le hiệu áp dầu tác động có nghĩa là áp suất dầu quá thấp so với yêu 
cầu.  Bởi  vậy  không  nên  cho  máy  nén  khởi  động  lại  mà  trước  hết  phải  tìm  ra 
nguyên nhân để khắc phục. Nếu khởi động nhiều lần với mỗi lần 120 giây thiếu 
dầu bôi trơn máy nén có thể bị hư hại. 
  216
Hình 25.3b. Rơ le hiệu áp dầu và sơ đồ nguyên lý mạch điện 
* Nguyên lý làm việc:  
Khi  khởi  động  máy  nén,  tiếp  điểm  đóng  13  –  14  đặt  điện  áp  vào  T2.  
Đóng tiếp điểm của bộ bảo vệ máy nén là cần thiết để bộ trễ thời gian hoạt động 
khi máy nén bắt đầu  làm việc. Ở rơ  le hiệu áp dầu, áp suất dầu chưa đạt được 
hiệu áp suất yêu cầu do vậy T1 – T2 vẫn đóng và mạch điện cho thanh lưỡng kim 
của bộ trễ thời gian đóng. Do mạch điện L – M thông nên mạch điện đến bộ bảo 
vệ máy nén đóng. 
Nếu sau 120 giây, hiệu áp dầu đạt mức yêu cầu thì rơ le hiệu áp mở tiếp 
điểm T1 – T2 và như vậy cũng ngắt mạch điện của thanh lưỡng kim của bộ trễ 
thời gian. Mạch L – M vẫn đóng và mạch của máy nén vẫn đóng. Bây giờ thí dụ 
do thiếu dầu rơ le hiệu áp dầu đóng mạch đến bộ trễ thời gian và giữ trạng thái 
đóng  lâu  hơn  120  giây  thì  mạch  chuyển  từ  A  sang  B  nối  thông  L –  S  và  mở 
mạch điện tới bộ bảo vệ. Máy nén ngừng làm việc và đèn báo hỏng H1 sáng. 
Sau khi sửa chữa pan xong có thể dùng tay đưa tiếp điểm trở về vị trí A. 
1.2.3. Khái niệm về van giảm tải khi khởi động máy nén: 
* Sơ đồ nguyên lý:  
  217
Hình 25.4. Mạch điện khởi động sao – tam giác với van điện từ giảm tải Y1 
K1 – Contactor máy nén, K2 – Contactor máy nén chạy sao 
K3 – Contactor máy nén chạy tam giác; B1 – Rơ le nhiệt độ phòng 
Y1 – Van điện từ giảm tải bypass – Nối thông khoang hút với khoang đẩy 
khi khởi động; K1T – Rơ le thời gian chạy sao – tam giác; K2T:Rơ le thời 
gian giảm tải 
* Nguyên lý làm việc:  
Khi  nhiệt độ phòng chưa đạt  yêu cầu,  rơ  le nhiệt độ B1cuộn dây K2 có 
điện (mạch 3), tiếp điểm K2 mạch 1 đóng mạch chạy sao.  
Sau thời gian đặt ở rơ le thời gian K1T (khoảng 2 giây), tiếp điểm thường 
đóng mở chậm ở mạch 3 chuyển mạch, K2 ngắt và K3 đóng chuyển sang mạch 
∆.  Qua  tiếp  điểm  thường  đóng  K2  ở  mạch  4,  K3  chỉ  có  điện  khi  K2  đã  ngắt 
mạch. Ngay khi K3 hút, tiếp điểm thường mở ở mạch 4 đóng và rơ le thời gian 
K1T ngắt qua tiếp điểm thường đóng K3 ở mạch 2. Như vậy tiếp điểm chuyển 
mạch của rơ le thời gian K1T ở mạch 3 trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên cuộn dây 
K3 vẫn có điện nhờ tiếp điểm K3 ở mạch 4 đã đóng. Cuộn dây K2 vẫn không có 
điện vì tiếp điểm K3 (mạch 3) mở. Máy nén kết thúc quá trình khởi động sao và 
chuyển sang  làm  việc  theo  mạch ∆. Rơ  le  thời  gian cũng không có điện  trong 
suốt thời gian máy nén làm việc. 
Đồng thời  rơ  le  thời gian K2T và van điện  từ giảm tải Y1 cũng có điện 
nâng van nối thông đường hút và đường đẩy giảm tải cho động cơ máy nén sau 
4s chỉnh định tiếp điểm mở chậm K2T mạch 6 mở van Y1 mất điện đóng đường 
bypass máy nén làm việc bình thường.  
2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:  
Khi nhiệt độ phòng chưa đạt yêu cầu, rơ le B2 mạch 12 đóng cấp điện cho 
van Y2 cấp lỏng cho dàn bay hơi. Rơ le áp suất thấp B1 đóng tiếp điểm ở mạch 
6 động cơ máy nén khởi động sao – tam giác, đồng thời van điện từ giảm tải Y1 
cũng có điện nâng van nối thông đường hút và đường đẩy giảm tải cho động cơ 
máy nén, sau thời gian khởi động khoảng 2s động cơ máy nén làm việc ổn định 
  218
ở chế độ tam giác. Sau khoảng 4s van điện từ Y1 mất điện máy nén làm việc 
bình thường cấp lạnh cho hệ thống.  
Khi đạt nhiệt độ phòng rơ le B2 ngắt mạch 12 làm van Y2 mất điện đóng 
đường cấp lỏng cho dàn bay hơi máy nén tiếp tục làm việc, hút kiệt môi chất khi 
áp suất trong dàn đạt trị số đặt rơ le B1 mạch 6 mở động cơ máy nén dừng. Điện 
trở sưởi dầu E1 được cấp điện. 
3. LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN: 
3.1. Qui trình lắp đặt mạch điện: 
3.1.1. Lập bảng thống kê dụng cụ, vật tư, thiết bị 
3.1.2. Chuẩn bị, kiểm tra dụng cụ, vật tư, thiết bị 
3.1.3. Lắp đặt thiết bị 
3.1.4. Vẽ sơ đồ đi dây  
3.1.5. Lắp đặt mạch điện 
3.2. Thực hành lắp đặt mạch điện: 
Thực hiện qui trình 2. 
4. VẬN HÀNH MẠCH ĐIỆN: 
4.1. Kiểm tra mạch điện: 
- Mạch điện phải sạch sẽ, độc lập, các thiết bị điện phải ở trạng thái an toàn; 
- Dùng VOM kiểm tra nguội mạch điện khi các tiếp điểm K1, K2, K3, K1A,S1, B1, 
B2 ở trạng thái đóng xem có hiện tượng ngắn mạch không? 
- Tất cả các điểm nối phải đảm bảo an toàn điện. 
- Đấu mạch động lực, mạch điều khiển với nguồn điện qua Áp tô mát ba pha bốn 
dây. 
4.2. Vận hành mạch điện: 
- Đóng áp tô mát nguồn ba pha 
- Kiểm tra điện nguồn vào mạch điện có đúng sơ đồ nguyên lý không? 
- Đặt rơ le áp suất thấp B1 ở áp suất bay hơi (Giả định) sao cho tiếp điểm ở vị trí 
đóng, 
- Đặt nhiệt độ trên B2 sao cho tiếp điểm ở vị trí đóng, Y2 có điện mở thông dòng 
lỏng cấp cho dàn bay hơi  
- Động cơ máy nén khởi động ở chế độ sao, Y1 có điện nâng van giảm tải sau 
khoảng thời gian khởi động  khoảng 2s động cơ chuyển sang làm việc ở chế độ 
tam giác, sau khoảng 4s tiếp điểm thường đóng mở chậm của rơ le thời gian K2T 
mở ra cắt điện Y2 máy nén bắt đầu làm việc có tải  
- Theo dõi sự hoạt động của mạch điện, 
- Tác động bằng tay (giả định) vào rơ le B2 sao cho tiếp điểm đang đóng mở ra, 
Y1 mất điện đóng dòng  lỏng môi chất  máy nén tiếp  tục  làm việc ở chế độ hút 
kiệt, 
- Tác động bằng tay (giả định) vào rơ le B1 sao cho tiếp điểm đang đóng mở ra 
động cơ máy nén dừng 
  219
- Khi đó máy nén dừng    
- Tác động như trên để khởi động và dừng máy nén lần khác 
- Cắt áp tô mát nguồn ba pha 
- Tháo mạch điện ra khỏi nguồn. 
* Các bước và cách thức thực hiện công việc: 
1.THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ:  
 (Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV) 
TT Loại trang thiết bị Số lượng 
1  Bảng điện lắp các thiết bị điện   20 cái 
2  Áp tô mát 3 pha - 400V 20 cái 
3  Khởi động từ 3 pha - 220V 20 cái  
4  Contactor 3pha – 220V  40 cái 
5  Máy nén 3 pha 380V / 650V 5 cái 
6  Bộ nút ấn kép 2 buton  20 bộ 
7  Rơ le áp suất thấp   20 cái 
8  Rơ le áp suất cao  20 cái 
9  Rơ le nhiệt độ  20 cái 
10  Van điện từ   40 cái 
11  Rơ le hiệu áp dầu   20 cái 
12  Thermistor INT  20 cái 
13  Rơ le trung gian  20 cái 
14  Rơ le thời gian  40 cái 
15  Đèn tín hiệu 220V - 6W  60 cái  
16  Cọc đấu dây (4 đầu - 10A)  20 cái 
17  Cọc đấu dây (8 đầu - 5A)  20 cái 
18  Dây điện nhiều sợi S = 1,5mm2  60 m 
19  Đầu cốt U 3  100 cái 
20  Đầu cốt U 4  300 cái 
21  Băng dính cách điện  3 cuộn 
22  Bảng điện lắp các thiết bị  20 cái 
23  Dây thít loại nhỏ  100 cái 
24  Am pe kìm, Đồng hồ vạn năng, Dây nguồn, bút điện, 
kìm điện, kìm cặp cốt, kéo, tuốc nơ vít, vít các loại..... 
20 bộ 
  220
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: 
STT 
Tên các 
bước công 
việc 
Thiết bị, dụng cụ, vật tư 
Tiêu chuẩn 
thực hiện 
công việc 
Lỗi thường 
gặp, cách 
khắc phục 
1 
 Kiểm 
tra  các 
thiết bị, vật 
tư 
 Bảng điện lắp các thiết bị, 
Áp  tô  mát  3  pha  -  400V, 
Công  tắc  tơ 3 pha  - 220V, 
Máy  nén  3  pha  380V/ 
650V,  Bộ  nút  ấn  kép  2 
buton,  Rơ  le  áp  suất  thấp, 
Rơ  le  áp  suất  cao,  Rơ  le 
nhiệt  độ,  Van  điện  từ,  Rơ 
le hiệu áp dầu, Thermistor, 
Rơ  le  trung  gian,  Rơ  le 
thời  gian,  Cọc  đấu  dây  (4 
đầu - 10A), Cọc đấu dây (8 
đầu  -  5A),  Đầu  cốt  U  3, 
Đầu  cốt  U  4,  Dây  điện 
nhiều  sợi  S  =  1,5mm2, 
Băng dính cách điện, Bảng 
điện  lắp  các  thiết  bị,  Dây 
thít  loại  nhỏ,  Am  pe  kìm, 
Đồng  hồ  vạn  năng,  Dây 
nguồn, bút điện,  kìm điện, 
kìm  cặp  cốt,  kéo,  tuốc  nơ 
vít, vít các loại.....  
-  Thực  hiện 
đúng  qui 
trình  cụ  thể 
đã  học  ở 
trên;  các 
thiết  bị  vật 
tư  ở  trong 
tình  trạng 
tốt;  
-  Đảm  bảo 
an  toàn  cho 
người  và 
thiết bị 
-  Kiểm  tra 
chưa đầy đủ 
các  thiết  bị, 
vật tư; 
-  Kiểm  tra 
chưa hết các 
tính  năng 
tác  dụng 
của  thiết  bị, 
vật  tư, dụng 
cụ 
2 
 Lắp  đặt 
các  thiết  bị 
lên  bảng  
điện  
Bảng điện  lắp các  thiết bị, 
Áp  tô  mát  3  pha  -  400V, 
Công  tắc  tơ 3 pha  - 220V, 
Máy  nén  3  pha  380V/ 
650V, Bộ nút ấn kép, Rơ le 
áp suất  thấp, Rơ  le áp suất 
cao,  Rơ  le  nhiệt  độ,  Van 
điện từ, Rơ le hiệu áp dầu, 
Thermistor,  Rơ  le  trung 
gian, Rơ le thời gian,  Cọc 
đấu dây (4 đầu - 10A), Cọc 
đấu dây (8 đầu - 5A), Kìm 
điện,  kìm  cặp  cốt,  kéo, 
-  Bố  trí  các 
thiết  bị  cho 
hợp  lý, đúng 
kỹ thuật trên 
bảng điện; 
-  Đảm  bảo 
an  toàn  cho 
người  và 
thiết bị 
-  Bố  trí 
không  cân 
đối,  
  221
tuốc nơ vít, vít các loại ..... 
3 
Lắp  đặt  hệ 
thống  điện 
-  lạnh  lên 
bảng điện 
Bảng điện hoàn chỉnh, Dây 
điện nhiều sợi S = 1,5mm2, 
máy nén ba pha  
-  Đảm  bảo 
đúng  sơ  đồ 
nguyên  lý  
đã  học  ở 
trên 
Đấu  nhầm 
dây...  
4 
Kiểm  tra 
mạch điện  
-  Bảng  điện  đã  lắp  đặt 
hoàn  chỉnh,  đồng  hồ  vạn 
năng, bút điện, dây nguồn    
-  Đảm  bảo 
đúng  sơ  đồ 
nguyên  lý  
đã  học  ở 
trên.  
-  Không 
kiểm tra; 
-  Kiểm  tra 
không  hết 
các thiết bị; 
- Không thử 
tác  động 
trước  để 
kiểm  tra 
nguội  mạch 
điện  
5 
Xông  điện 
thao  tác 
mạch, chạy 
thử,  theo 
dõi  các 
thông số 
-  Bảng  điện  đã  lắp  đặt 
hoàn  chỉnh,  đồng  hồ  vạn 
năng, bút điện, dây nguồn, 
nguồn  điện  ba  pha  bốn 
dây, Am pe kìm...    
-  Đảm  bảo 
đúng  các 
bước  đã  học 
ở trên.  
-  Thao  tác 
không  đúng 
trình tự 
-  Mạch 
không  làm 
việc; 
-  Mạch  làm 
việc sai.. 
6 
Đánh  pan 
điển  hình 
cho  sinh 
viên  thực 
hành  sửa 
mạch  
-  Bảng  điện  đã  lắp  đặt 
hoàn  chỉnh,  đồng  hồ  vạn 
năng, bút điện, dây nguồn, 
nguồn  điện  ba  pha  bốn 
dây, Am pe kìm...    
-  Đảm  bảo 
an toàn điện; 
an toàn lạnh; 
an  toàn  cho 
thiết bị. 
-  Phải  thông 
báo  số  pan 
cho  sinh 
viên 
- Không sửa 
được pan; 
- Sửa không 
hết pan; 
-  Sửa  pan 
không  đúng 
qui trình 
7 
Hoàn  thiện 
mạch  điện 
đã  sửa  pan 
về  tình 
trạng  tốt; 
tháo  dỡ 
-  Bảng  điện  đã  lắp  đặt 
hoàn  chỉnh,  đồng  hồ  vạn 
năng, bút điện, dây nguồn, 
nguồn  điện  ba  pha  bốn 
dây, Am pe kìm... 
- Tháo dỡ các  thiết bị  đưa 
-  Đảm  bảo 
các  thông số 
kỹ thuật; 
-  Đảm  bảo 
an  toàn  lao 
động  và  an 
- Mạch điện 
không  hoàn 
thiện được; 
-  Không 
tháo  lắp các 
thiết  bị  về 
  222
thiết  bị 
khỏi  mạch 
điện  
về tình trạng ban đầu 
-  Kìm  điện,  kìm  cặp  cốt, 
kéo,  tuốc  nơ  vít,  vít  các 
loại .....    
toàn  cho 
thiết bị  
tình  trạng 
ban đầu  
8 
Vệ  sinh 
công 
nghiệp 
- Chổi quét nhà, hót rác 
- Tủ đựng thiết bị vật tư 
- Que lau nhà 
- Xà phòng lau sàn .... 
-  Xưởng 
thực  hành 
sạch,  ngăn 
nắp, an toàn  
Xưởng 
không  ngăn 
nắp,  sạch 
sẽ.. 
* Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: 
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư. 
2. Chia nhóm: 
  Mỗi nhóm có 1 SV thực hành trên một bảng điện, máy nén ba pha dùng 
chung khi chạy thử.  
3. Thực hiện qui trình. 
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
Mục tiêu Nội dung Điểm 
Kiến thức 
- Giải thích được mục đích của mạch điện đổi nối máy 
nén  lạnh  khởi  động  sao  –  tam  giác  có  van  giảm  tải, 
mạch hút kiệt, bảo vệ động cơ dùng thermistor có điện 
trở sưởi dầu 
- Trình bày được nguyên lý làm việc của mạch điện; 
- Thuyết minh được nguyên lý làm việc của mạch điện 
- Trình bày quy trình lắp mạch điện theo sơ đồ nguyên 
lý  
4 
Kỹ năng 
- Lắp đặt được mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu 
cầu kỹ thuật, thời gian 
- Thao tác mạch điện đúng trình tự 
4 
Thái độ 
- Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, thực hiện tốt vệ 
sinh công nghiệp, an toàn lao động. 
2 
Tổng 10 
* Ghi nhớ: 
1. Giải thích được mục đích của mạch điện đổi nối máy nén lạnh khởi động sao 
–  tam giác có van giảm tải, mạch hút kiệt, bảo vệ động cơ dùng thermistor có 
điện trở sưởi dầu 
2. Vẽ được  mạch điện đổi nối máy nén  lạnh khởi động sao –  tam giác có van 
giảm tải, mạch hút kiệt, bảo vệ động cơ dùng thermistor có điện trở sưởi dầu. 
  223
BÀI 26: KIỂM TRA KẾT THÚC 
Mã bài: MĐ14 - 26 
Mục tiêu: 
Giải thích được nguyên lý làm việc của mạch điện (Rút thăm trong số các 
mạch điện đã được học, sơ đồ nguyên lý có sẵn); 
Trình bày được quy trình lắp mạch điện theo sơ đồ nguyên lý; 
Lắp đặt được mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thời 
gian; 
Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật;  
Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình; 
Tuyệt đối an toàn.  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
Mục tiêu Nội dung Điểm 
Kiến thức 
- Giải thích được nguyên lý làm việc của mạch điện  
(Rút  thăm  trong  số  các  mạch  điện  đã  được  học,  sơ  đồ 
nguyên lý có sẵn); 
- Trình bày quy trình lắp mạch điện theo sơ đồ nguyên lý  
4 
Kỹ năng 
- Lắp đặt được mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu 
cầu kỹ thuật, thời gian 
- Thao tác mạch điện đúng trình tự 
4 
Thái độ 
- Cẩn thận,  lắng nghe, ghi chép, từ  tốn, thực hiện tốt vệ 
sinh công nghiệp, an toàn lao động. 
2 
Tổng 10 
  224
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 
1. ĐHKK: Điều hòa không khí  
2. ĐHNĐ: Điều hòa nhiệt độ 
3. Reset: phục hồi 
4. Bypass: Đường nối thông 
5. HSSV: Học sinh sinh viên 
6. VOM: Đồng hồ vạn năng  
  225
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tự động hóa hệ thống lạnh -  Nguyễn Đức Lợi - NXB Giáo dục 2000; 
2. Kỹ thuật lạnh cơ sở - Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ - NXB Giáo dục 2010; 
3. Mô hình tủ  lạnh, điều hoà nhiệt độ, điều hoà  trung tâm, kho  lạnh, máy  lạnh 
thương nghiệp.... Woo Joo Engineering – KOREA 
4. Tranh ảnh, các  tài  liệu sưu tầm được trên mạng  internet,  thực tế về các  loại 
máy lạnh và điều hòa không khí thông dụng; 
5. Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí -  Nguyễn Đức Lợi - Nhà xuất bản 
khoa học và kỹ thuật 2006.  

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trang_bi_dien_ky_thuat_may_lanh_va_dieu_ho.pdf