Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn sử dụng trồng rau, hoa, cây cảnh
Mục tiêu: Học xong bài này người học nghề có khả năng:
- Nêu được các bước công việc xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Thực hiện được các bước công việc xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm.
A. Nội dung:
1. Dự tính doanh số bán hàng
Ước tính khối lượng hàng bán ra là phần quan trọng và khó khăn nhất khi
chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh. Bán hàng thì thu được tiền về. Nhưng nếu doanh
số không đủ lớn thì có thể sẽ không có lãi. Mọi người thường có xu hướng ước tính
khối lượng hàng bán ra quá cao. Bạn đừng quá tham vọng khi ước tính khối lượng
hàng bán ra. Bạn nên ước tính khối lượng hàng bán ra dựa trên cơ sở nghiên cứu
thị trường. Ước tính khối lượng hàng bán ra chưa bao giờ là việc làm dễ dàng. Có
5 cách cơ bản để ước tính khối lượng hàng bán ra như sau;
- Dựa trên kinh nghiệm sẵn có: Có thể bạn đã từng làm việc cho một cơ sở
kinh doanh mặt hàng tương tự hoặc cho đối thủ cạnh tranh. Chắc hẳn bạn đã thông
hiểu thị trường này rồi. Vậy hãy vận dụng những hiểu biết đã có vào việc ước tính
khối lượng bán hàng ra cho công việc kinh doanh hiện tại của mình. Khi so sánh
với một doanh nghiệp đang hoạt động bạn cũng nên nhớ rằng phải mất một thời
gian mới có thể đạt được mức doanh số và lợi nhuận như của họ.
- So sánh với các cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng: Hãy so sánh các nguồn
lực, tay nghề và kế hoạch marketing của bạn với các cơ sở kinh doanh khác. Trên
cơ sở các số liệu của họ, bạn hãy tự đưa ra doanh số của mình. Đây là cách thông6
dụng nhất để tính lượng hàng bán ra. Nếu không có đối thủ cạnh tranh trên cùng
một địa bàn kinh doanh thì bạn phải tìm hiểu ở nơi khác xem họ hoạt động như thế
nào.
- Bán thử trên thị trường: Bạn nên thử bán hàng hoá hoặc dịch vụ với quy
mô nhỏ để xem mức tiêu thụ như thế nào. Cách này rất có hiệu quả đối với các nhà
sản xuất và các cơ sở bán lẻ chuyên doanh. Nhưng nó không phù hợp vớỉ những
chủ hàng có trữ lượng hàng lớn. Áp dụng phương pháp này, bạn hãy khởi sự kinh
doanh quy mô nhỏ, thậm chí chỉ coi kinh doanh như việc tay trái và sau đó mới mờ
rộng dần.
- Thư đặt hàng hoặc thư hỏi hàng: Đó là những thư gần đây gửi đến cơ sở
kinh doanh của bạn yêu cầu mua hàng hoá hoặc dịch vụ. Bạn cũng nên tận dụng
cách tiếp cận này khi bạn còn có ít khách hàng. Cách này có thể áp dụng cho các
doanh nghiệp kinh doanh khai thác mỏ, xuất khẩu, các đại lý và các nhà sản xuất
lớn. Bạn có thể sử dụng đơn đặt hàng để ước tính khối lượng bán hàng ra cho mình.
Bạn nên nhớ rằng bắt buộc phải có đơn đặt hàng dưới dạng văn bản chứ đừng tin
vào những lời thỏa thuận suông.
- Tiến hành điều tra thị trường và nhu cầu của khách hàng: Bạn hãy tiến hành
điều tra bằng cách tìm hiểu qua khách hàng về thói quen mua hàng của họ. Có được
một cuộc điều tra chính xác là điều rất khó. Khi tung ra mẫu hàng đầu tiên bạn phải
thử bằng cách tham khảo ý kiến bạn bè và người thân, sau đó phân tích kết quả và
xem lại xem những câu hỏi này có giúp bạn thu thập các thông tin cần thiết cho
việc ước tính khôi lượng hàng bán ra hay không. Không thể hỏi tất cả những người
có khả năng trở thành khách hàng của bạn được. Do đó, chỉ nên phỏng vấn một số
người điển hình. Điều quan trọng là những người này phải thuôc nhóm khách hàng
tiềm năng của bạn.
2. Tìm hiểu khách hàng
Khách hàng có ý nghĩa sống còn đối với công việc kinh doanh của bạn. Neu
bạn không cung cấp cho khách hàng thứ mà họ cần vói giá phải chăng, họ sẽ tìm
chỗ khác để mua hàng. Còn nếu khách hàng được đáp ứng tốt thi họ sẽ thường
xuyên quay lại mua hàng của bạn. Họ sẽ tuyên truyền cho bạn bè và những người
khác về doanh nghiệp của bạn. Đáp ứng được khách hàng bạn sẽ tăng được doanh
số và lợi nhuận.
Thu thập thông tin về khách hàng của mình cũng giống như làm thám tử.
Khâu này rất quan trọng đối với bất kỳ một kế hoạch khởi sự kinh doanh nào. Có
thể đặt ra rất nhiều các câu hỏi:
Khách hàng của bạn là ai? Họ cần gì và muốn gì? Bạn có thể đáp ứng nhu7
cầu và mong muốn của họ bằng các loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào? Đối vói mỗi
sản phẩm đó bạn cần chủ trọng đặc tính nào: kích cỡ, màu sắc, chất lượng, giá cả
hay việc giao hàng?
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm - Nghề: Sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn sử dụng trồng rau, hoa, cây cảnh
ian giao. - Ký nhận biên bản giao nhận hàng theo yêu cầu. - Giao hóa đơn cho bên mua hàng. Hình 5.5.1. Giao nhận hàng 32 5. Nghiệm thu, thanh toán và thu tiền 5.1. Nghiệm thu hợp đống mua bán Thủ tục nghiệm thu gồm: - Hợp đồng mua bán hàng hóa: theo mẫu quy định của nhà nước. - Biên bản giao nhận sản phẩm: hàng hóa phải được giao nhận đúng chủng loại, đủ số lượng, đúng chất lượng và thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa bên mua và bên bán. - Biên bản nghiệm thu hợp đồng mua bán. Tất cả các giấy tờ đều phải có đầy đủ chữa ký và con dấu (nếu có) đại diện của bên mua và bên bán hàng hóa để làm cơ sở pháp lý khi thực hiện. 5.2. Thanh toán và thu tiền Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác. Tiền là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán. Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá. Đối với người sản xuất và kinh doanh sản phẩm có thể lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Hiện nay có rất nhiều hình thức thanh toán khác nhau: - Thanh toán bằng tiền mặt Ưu điểm: thuận lợi cho các giao dịch nhỏ, phạm vi hẹp. Nhược điểm: + Chi phí lưu thông cao. + Kém chất lượng. + Khó giao dịch ở quy mô lớn, khoảng cách xa. + Chịu tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái. - Thanh toán không dùng tiền mặt Ưu điểm: Gọn nhẹ, nhanh chóng và chất lượng. Nhược điểm: Chỉ thanh toán được ở những nơi có hỗ trợ thanh toán đó. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: + Thanh toán bằng séc: Các loại séc chuyển khoản, bảo chi, định mức, chuyển tiền do người mua phát hành để trả tiền hàng hoá, dịch vụ. 33 + Thanh toán bằng thẻ: Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác, rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy rút tiền tự động. + Thanh toán bằng thư tín dụng: đối với thanh toán trong nước được sử dụng ít, chủ yếu được sử dụng trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. + Ủy nhiệm thu: ủy nhiệm thu do người thụ hưởng lập gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao hay dịch vụ đã cung ứng. + Ủy nhiệm chi: là một hình thức thanh toán khá phổ biến trong môi trường kinh tế các nước khi bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường. Việc chuyển nợ có uỷ quyền như các doanh nghiệp nhờ Ngân hàng trả lương vào Tài khoản của công nhân, việc nộp các loại phí bảo hiểm cũng là một dịch vụ thanh toán mới tương tự như ủy nhiệm nhưng hình thức luân chuyển thông tin có thể là đĩa hoặc băng từ hay qua mạng viễn thông B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi: Câu 1. Nêu được yêu cầu về đơn đặt hàng, cách thiết lập và hoàn thiện đơn đặt hàng. Câu 2. Nêu được các yêu cầu về chuyển bị hàng và giao hàng cho khách hàng mua sản phẩm. Câu 3. Nêu được các phương thức nghiệm thu, thanh toán, thu tiền trong giao dịch bán hàng. 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 5.4.1: Thực hiện các công việc bán sản phẩm C. Ghi nhớ - Đơn đặt hàng phải thể hiện rõ được chủng laoij, số lượng và địa chỉ người mua hàng. - Hàng được bốc xếp vận chuyển và giao hàng đúng quy định. - Phương thức thanh toán phải thuận tiện, thu đủ số tiền bán hàng. 34 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học - Vị trí: Mô đun tiêu thụ sản phẩm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ dưới 3 tháng nghề sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn dùng trồng rau, hoa, cây cảnh; được giảng dạy sau mô đun bảo quản và sử dụng sản phẩm. Mô đun tiêu thụ sản phẩm có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun tiêu thụ sản phẩm được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hành tiêu thụ sản phẩm. II. Mục tiêu - Kiến thức + Trình bài được các bước trong công việc tiêu thụ sản phẩm. - Kỹ năng + Thực hiện được các bước trong công việc tiêu thụ sản phẩm. - Thái độ + Cẩn thận, khách quan, trung thực + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm. + Có ý thức bảo vệ môi trường, an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ05-01 Xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm Tích hợp Cơ sở 4 1 3 MĐ05-02 Định giá và giới thiệu sản phẩm Tích hợp Cơ sở 8 2 5 1 35 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Đánh giá Bài tập/thực hành 5.2.1: Xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm - Mục tiêu: xây dựng được bản phương án tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả. - Nguồn lực: Biểu mẫu, máy tính, bản thông tin về khách hàng, bản thông tin về đối thủ cạnh tranh, bản thông tin về sản phẩm, bản thông tin về giá cả, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Ước tính được doanh số bán hàng + Thu thập các thông tin về khách hàng. + Thu thập được thông tin về đối thủ cạnh tranh + Lập kế hoạch Marketing - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Ước tính được doanh số bán hàng, thu thập các thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, lập được kế hoạch marketing hiệu quả. 4.2. Đánh giá Bài tập/thực hành 5.2.1: Thực hiện các công việc định giá và giới thiệu sản phẩm MĐ05-03 Xây dựng phương thức bán hàng; Tích hợp Cơ sở 4 1 3 MĐ05-04 Xác định địa điểm bán hàng; Tích hợp Cơ sở 4 1 3 MĐ05-05 Thực hiện bán hàng Tích hợp Cơ sở 10 1 8 1 Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 32 6 22 4 36 - Mục tiêu: Thực hiện định giá được sản phẩm và thiết kế được các công cụ giới thiệu sản phẩm. - Nguồn lực: Mẫu thiết kế giới thiệu sản phẩm, máy tính, máy in, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện định giá sản phẩm và thiết kế các công cụ giới thiệu sản phẩm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Tính toán định giá sản phẩm + Thu thập và phân tích các pano, áp phích, tờ rơi, trang web về các sản phẩm tương tự . + Lựa và thiết kế công cụ giới thiệu sản phẩm - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thu thập, phân tích, thiết kế các công cụ giới thiệu sản phẩm và tính toán định giá sản phẩm đạt hiệu quả. 4.2. Đánh giá Bài tập/thực hành 5.3.1: Thực hiện các công việc lập kế hoạch bán hàng - Mục tiêu: Lập được kế hoạch bán hàng hiệu quả. - Nguồn lực: Biểu mẫu, các thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, máy tính, máy in, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện định lập kế hoạch bán sản phẩm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định địa điểm bán hàng + Xác định phương thức bán hàng + Xác định thời gian bán hàng + Tính toán kế hoạch bán hàng - Thời gian hoàn thành: 5 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thu thập thu thập thông tin về sản phẩm, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, địa điểm bán hàng, phương thức bán hàng, lập được kế hoạch bán hàng hiệu quả. 4.3. Đánh giá Bài tập/thực hành 5.4.1: Thực hiện các công việc chuẩn bị 37 địa điểm bán hàng - Mục tiêu: chuẩn bị được địa điểm bán hàng đáp ứng yêu cầu. - Nguồn lực: Biểu mẫu, các thông tin về địa điểm bán hàng, cửa hàng bán phân hữu cơ, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chuẩn bị địa điểm bán hàng. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định các yêu cầu về địa điểm bán hàng + Sắp xếp các dụng cụ và trang thiết bị trong cửa hàng + Trang trí một gian hàng + Tổ chức khai trương gian hàng - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Địa điểm bán hàng thuận lợi, các trang thiết bị bố trí hợp lý và đẹp mắt, buổi khai trương phải tạo được sự hấp dẫn của khách hàng. 4.5. Đánh giá Bài tập/thực hành 5.5.1: Thực hiện các công việc bán hàng - Mục tiêu: chuẩn bị được địa điểm bán hàng đáp ứng yêu cầu. - Nguồn lực: Biểu mẫu, các thông tin về sản phẩm, cửa hàng bán phân hữu cơ, giấy bút, xe giao hàng, hóa đơn. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện bán hàng. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Nhận và viết đơn đặt hàng + Hoàn thiện các thủ tục bán hàng + Thực hiện giao và nhận hàng + Nghiệm thu, thanh toán và thu tiền - Thời gian hoàn thành: 8 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Đơn đặt hàng phải rõ ràng, các thủ tục đơn giản thuận tiện đúng quy định của pháp luật, giao nhận hàng đúng theo yêu cầu, cách thức thanh toán và thu tiền nhanh gọn. 38 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định được các nội dung cơ bản của việc dự tính doanh số bán hàng; 1. Kiểm tra sự phù hợp về nội dung cơ bản của việc dự tính doanh số bán hàng; 2. Sự phù hợp của các thông tin về khách hàng; 2. So sánh với tình hình thực tế về khách hàng; 3. Sự phù hợp của các thông tin về đối thủ cạnh tranh; 3. So sánh với tình hình thực tế về đối thủ cạnh trạnh; 4. Sự phù hợp của bản kế hoạch marketing; 4. Kiểm tra đánh giá được sự phù hợp của nội dung trong bản kế hoạch marketing; 5. Trình tự và thời gian thực hiện công việc. 5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian quy định. 5.2. Bài 2: Định giá và giới thiệu sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Liệt kê được các chi phí tiêu thụ sản phẩm. 1. Kiểm tra danh mục các chi phí sản phẩm; 2. Xác định đúng các rủi ro về tiêu thụ sản phẩm; 2. Đánh giá hiệu quả của các rủi ro dự đoán; 3. Sự phù hợp về sức mua các sản phẩm phân hữu cơ sinh học; 3. So sánh với nhu cầu thực tế tại địa phương về phân hữu cơ sinh học; 4. Sự phù hợp của giá sản phẩm, lợi nhuận có thể thu được; 4. Kiểm tra các tính toán về định giá và lợi nhuận; 5. Sự phù hợp của các phương pháp giới thiệu sản phẩm; 5. So sánh với các phương thức giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hiệu quả; 6. Trình tự và thời gian thực hiện 6. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 39 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá công việc; gian tiêu chuẩn; 7. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc; 7. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 5.3. Bài 3: Xây dựng phương thức bán hàng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Liệt kê được các yêu cầu về địa điểm bán hàng. 1. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn về địa điểm bán hàng; 2. Liệt kê và lựa chọn được phương thức bán hàng phù hợp; 2. Đánh giá tính hiệu quả của phương thức bán hàng đã lựa chọn; 3. Sự phù hợp về thời gian bán hàng; 3. So sánh kế hoạch sản xuất phân hữu cơ sinh học; 4. Sự phù hợp của bản kế hoạch bản hàng; 4. Kiểm tra đánh giá tính hiệu quả các nội dung trên bản kế hoạch bán hàng; 5. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 6. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc; 6. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 5.4. Bài 4: Xác định địa điểm bán hàng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Liệt kê được các yêu cầu về địa điểm bán hàng. 1. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn về địa điểm bán hàng; 2. Liệt kê và lựa chọn được dụng cụ, thiết bị phục vụ bán hàng phù hợp; 2. Đánh giá tính hiệu quả của các dụng cụ, thiết bị phục vụ bán hàng đã lựa chọn; 3. Sự phù hợp về các sắp xếp bố trí trong gian hàng; 3. So sánh yêu cầu về cách bố trí trong gian hàng; 4. Sự phù hợp về cách trang trí và 4. Kiểm tra đánh giá cách trang trí và hình 40 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá hình thức tổ chức khai trương gian hàng; thức tổ chức khai chương gian hàng; 5. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 6. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc; 6. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 5.5. Bài 5: Thực hiện bán hàng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Liệt kê được các yêu cầu về đơn đạt hàng. 1. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn về đơn đặt hàng chuẩn; 2. Sự phù hợp của các thủ tục cần thiết trong bán hàng; 2. Đánh giá sự phù hợp của các thủ tục bán hàng và các yêu cầu pháp luật quy định; 3. Sự phù hợp về các yêu cầu trong giao nhận hàng; 3. So sánh với các yêu cầu quy định trong đơn đặt hàng và sự hài lòng của khách hàng; 4. Sự phù hợp về phương thức nghiệm thu, thanh toán và thu tiền; 4. Các phương thức nghiệm thu, thanh toán và thu tiền phải thuận tiện, nhanh gọn, đúng pháp luật; 5. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 6. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc; 6. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 41 VI. Tài liệu tham khảo - Hoàng Đức Liên (2000), Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi trường. NXB NN. - Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Toản (2003). Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường. NXB NN. - Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. NXB Xây dựng. - Bùi Huy Hiền, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT “Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2005. Sổ tay phân bón. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 42 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG (Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) 1. Ông. Kiều Văn Cương Chủ nhiệm 2. Ông. Phùng Thanh Sơn, Thư ký 3. Bà. Nguyễn Thị Vịnh Thành viên 4. Bà. Nguyễn Thị Minh Thành viên 5. Bà. Nguyễn Thị Thu Trang Thành viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG (Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) 1. Ông. Nguyễn Thanh Vân Chủ nhiệm 2. Ông. Nguyễn Thế Hinh Phó chủ nhiệm 3. Ông. Vũ Duy Tùng Thư ký 4. Bà. Đào Thị Hương Lan Thành viên 5. Ông. Tạ Hữu Nghĩa Thành viên 6 Ông. Đặng Viết Xuân Thành viên 7 Ông. Lê Công Hùng Thành viên
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_tieu_thu_san_pham_nghe_san_xuat_phan_huu_c.pdf