Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế

Mục tiêu

- Quyết định được thời điểm thu hoạch trùn hợp lý;

- Kiểm tra được chất lượng trùn trước thu hoạch;

- Tuân thủ qui trình thực hiện, an toàn sinh học và vệ sinh môi trường.

A. Nội dung

1. Xác định thời điểm thu hoạch trùn

Xác định thời điểm thu hoạch trùn hợp lý là biện pháp đảm bảo thu được

năng suất và còn giúp người nuôi duy trì và đảm bảo chất lượng con giống tốt,

nâng cao được giá trị kinh tế. Để xác định thời điểm thu hoạch trùn thích hợp

người nuôi cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

1.1. Thời gian thu hoạch trùn

Thu hoạch trùn ở thời điểm thích hợp sẽ cho số lượng trùn đạt cao hơn và

chất lượng sản phẩm tốt hơn. Nếu thu hoạch trùn sớm hơn thời gian nuôi qui

định, khi đó trùn chưa trưởng thành, vô tình làm tổn thương và giết chết một số

trùn và trùn con vừa nở dẫn đến số lượng trùn thu được sẽ bị giảm, ảnh hưởng

đến khả năng nhân luống mới. Sản lượng trùn thu hoạch phụ thuộc vào chất

lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng; trong 4 tháng nuôi sản lượng

trùn có thể thu được từ 2 đến 5 kg trùn trên 1 m2. Thời gian nuôi trùn trung bình

từ 30 đến 60 ngày tính từ khi thả trùn giống vào nơi nuôi đến khi trùn phát triển

bình thường, đạt số lượng và kích cỡ theo yêu cầu. Thời gian thu hoạch thích

hợp đối với:

- Luống nuôi mới: tối thiểu là 60 ngày vì trong luống có ít kén và trùn chưa

thích nghi được môi trường mới.

- Luống nuôi cũ: thời gian bắt

đầu thu hoạch là 30 ngày sau khi

thả giống có thể thu hoạch trùn.

Hình 5.1.1. Trùn trưởng thành, phát triển nhiều trong luống nuôi11

1.2. Độ lớn (kích cỡ) của trùn và kén trùn

Để quyết định thời điểm thu hoạch trùn thích hợp người nuôi cần phải căn

cứ vào độ lớn của trùn và kén trùn để không chỉ thu hoạch được sản phẩm trùn

khỏe mạnh đạt chất lượng mà còn duy trì số lượng trùn giống chuẩn bị cho nhân

giống đợt nuôi kế tiếp.

1.2.1. Kiểm tra kích cỡ trùn

Kích cỡ trùn trưởng thành đạt yêu cầu là 10-15 cm. Khi trùn đạt kích thước,

số lượng và thời gian nuôi có thể tiến hành chuẩn bị thu hoạch.

Hình 5.1.2. Trùn được 30 ngày tuổi

Khi trùn trưởng thành,

chúng bắt đầu có khả năng cặp

đôi và sinh sản.

Hình 5.1.3. Sự bắt cặp và sinh sản của trùn

1.2.2. Kiểm tra kén trùn

Kiểm tra kén trùn là việc

làm cần thiết giúp người nuôi

đánh giá số lượng trùn trong

luống đang tăng lên đảm bảo vừa

thu hoạch trùn vừa duy trì con

giống nhân đàn. Trong mỗi kén

chứa từ 1-20 trứng, có thể nở từ

2-10 con. Sau 2-3 tuần, trùn non

tự cắn thủng kén để ra ngoài.

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 76 trang xuanhieu 4200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế

Giáo trình mô đun Thu hoạch trùn quế
- Đạt yêu cầu khi: 
+ Trùn vẫn giữ nguyên màu sắc ban 
đầu: màu đỏ. 
+ Hình dáng và kích thước không 
thay đổi. 
- Chưa đạt yêu cầu: 
+ Màu sắc thay đổi: trùn chuyển từ 
màu đỏ sang màu nâu sẫm hoặc đen. 
+ Hình dáng: trùn phình to do bị 
thối. 
Hình 5.4.12 Trùn có màu đỏ như ban đầu 
64 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi 
1) Cho biết các phương pháp bảo quản trùn tinh sau thu hoạch. 
2) Nêu các dạng hư hỏng chưa đạt yêu cầu khi bảo quản và đưa ra cách xử lý. 
2. Bài tập thực hành 
* Bài thực hành số 5.4.1. Chuẩn bị kho bảo quản phân trùn 
- Mục tiêu: Thực hiện được việc lựa chọn địa điểm làm kho chứa phân trùn 
đúng theo yêu cầu. 
- Nguồn lực: 
+ Kho chứa phân trùn 
+ Bảo hộ lao động 
+ Dụng cụ vệ sinh kho chứa gồm: chổi, thang, đồ hốt rác, 
- Nhiệm vụ của nhóm: Học viên thực hiện quan sát, lựa chọn nhà kho chứa 
phân trùn theo các yêu cầu, sau đó đưa ra đánh giá và quyết định. Sau đó, giáo 
viên hướng dẫn học viên thực hiện dọn dẹp, vệ sinh nhà kho. 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ. 
- Kết quả thu được: nhà kho đúng theo yêu cầu đặt ra, 
* Bài thực hành số 5.4.2. Bảo quản trùn, phân trùn và đánh giá chất lượng 
sản phẩm sau bảo quản. 
- Mục tiêu: Thực hiện được việc bảo quản trùn, phân trùn đúng kỹ thuật để 
đảm bảo chất lượng sản phẩm sau bảo quản. 
- Nguồn lực: 
+ Tủ đông 
+ Kho chứa phân trùn 
+ Trùn tinh 
+ Phân trùn 
+ Phương tiện vận chuyển phân trùn về nhà kho 
- Nhiệm vụ của nhóm: Học viên tiến hành kiểm tra nguồn điện và thực hiện 
bảo quản trùn tinh theo hướng dẫn của giáo viên. Trùn tinh cần được bảo quản 
trong thời gian ít nhất 4 giờ. Sau thời gian bảo quản, học viên cần thiết theo dõi 
để đánh giá chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng trong quá trình bảo quản. 
Trong khoảng thời gian trùn tinh được bảo quản, học viên sẽ thực hiện vận 
chuyển phân trùn về kho chứa, để thực hiện bảo quản phân trùn. 
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ. 
65 
- Kết quả thu được: Các bao trùn tinh và phân trùn đã được bảo quản đạt 
yêu cầu. 
C. Ghi nhớ 
- Bảo quản trùn và phân trùn đúng kỹ thuật. 
- Kiểm tra và đánh giá được sản phẩm trùn sau khi bảo quản đúng cách. 
66 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
1. Vị trí 
Mô đun Thu hoạch trùn là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo 
sơ cấp nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp 
được bố trí học sau các mô đun chuyên môn khác: Chuẩn bị nuôi trùn, Lựa chọn 
và xây dựng chuồng nuôi, Thả trùn giống, Chăm sóc trùn. Mô đun có phần lý 
thuyết để giới thiệu, phần nội dung thực hành và bài tập. 
2. Tính chất 
Là một trong những mô đun chuyên môn nghề được tích hợp giữa lý 
thuyết và thực hành về thực hiện các công việc Thu hoạch, sơ chế, đóng gói và 
bảo quản trùn và phân trùn; lấy dạy thực hành nâng cao kỹ năng nghề cho 
học viên là chính. Đây là giáo trình dạy nghề nên kỹ năng tay nghề là điều 
được quan tâm, vì vậy việc giảng dạy cần được thực hiện ngay tại cơ sở nuôi 
trùn quế trong thời gian trước khi thu hoạch trùn và có đầy đủ trang thiết bị, 
vật tư phục vụ đào tạo. 
II. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
 - Quyết định được thời điểm thu hoạch hợp lý; 
 - Thu thập, dự đoán được thị trường tiêu thụ trùn; 
 - Nêu được yêu cầu về chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 
trùn sau thu hoạch; 
 - Trình bày được phương pháp thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản và 
vận chuyển trùn đảm bảo chất lượng. 
2. Kỹ năng 
 - Kiểm tra được chất lượng trùn trước thu hoạch; 
 - Chuẩn bị đủ dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển và nhân công; 
 - Chọn được phương pháp thu hoạch trùn phù hợp; 
 - Thu hoạch trùn và phân trùn đúng yêu cầu kỹ thuật; 
 - Thực hiện việc vận chuyển trùn và phân trùn đến nơi bảo quản; 
 - Tổ chức sơ chế, đóng gói và bảo quản trùn đúng yêu cầu kỹ thuật; 
 - Xử lý được những bất thường khi sơ chế, đóng gói và bảo quản trùn. 
3. Thái độ 
Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 
67 
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian 
Mã bài 
Tên các 
bài trong 
mô đun 
Loại 
bài 
giảng 
Địa điểm 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MĐ 05-01 
Chuẩn bị 
thu hoạch 
trùn 
Tích 
hợp 
- Lớp 
học 
- Cơ sở 
sản xuất 
16 4 12 
MĐ 05-02 
Thu hoạch 
trùn và 
phân trùn 
Tích 
hợp 
- Lớp 
học 
- Cơ sở 
sản xuất 
24 2 20 2 
MĐ 05-03 
Sơ chế và 
đóng gói 
trùn 
Tích 
hợp 
- Lớp 
học 
- Cơ sở 
sản xuất 
16 2 12 2 
MĐ 05-04 
Bảo quản 
trùn và 
phân trùn 
Tích 
hợp 
- Lớp 
học 
- Cơ sở 
sản xuất 
16 4 10 2 
Kiểm tra 
kết thúc mô đun 
 4 
 4 
Tổng cộng 76 12 54 10 
Ghi chú: Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành được tính 
vào giờ thực hành. 
IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
* Bài tập 5.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thu hoạch và xác định công dụng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Hoạt động nhóm Giáo viên quan sát hoạt động các nhóm 
2. Trình bày nội dung Nội dung đầy đủ, trình bày rõ ràng 
68 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
3. Thời gian Đúng thời gian qui định 
Đánh giá chung: 
Trình bày được các dụng cụ, thiết bị thu 
hoạch và xác định công dụng, 
Giáo viên quan sát, lắng nghe và nhận xét 
* Bài tập 5.1.2. Xác định thời điểm thu hoạch trùn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: học viên xác định thời gian 
thu hoạch thích hợp thông qua việc ghi 
chép (nếu cơ sở thu hoạch tại nhà) 
hoặc hỏi thăm chủ nuôi (cơ sở khác) để 
biết được thời gian của luống nuôi. 
Giáo viên đánh giá và ghi nhận lại nội 
dung hoạt động của nhóm. 
Tiêu chí 2: kiểm tra độ lớn (kích cỡ) 
của trùn và kén trùn: học viên thực 
hiện kiểm tra kích thước của trùn và 
quan sát xem có kén trùn trong luống 
nuôi. 
Quan sát các thao tác của học viên, 
đánh giá kết quả mà nhóm đã thực 
hiện. 
Tiêu chí 3: học viên phải xác định 
được mục đích để khai thác trùn để 
đưa ra quyết định thu hoạch thích hợp. 
Giáo viên đánh giá nội dung mà nhóm 
đã trình bày. 
Đánh giá chung: 
Hoàn thành đúng thời gian 
Sự phân công thực hiện công việc của 
các thành viên trong nhóm. 
Giáo viên nhận xét, đánh giá cho các 
học viên trong nhóm. 
* Bài thực hành số 5.2.1. Thu hoạch trùn tinh bằng phương pháp đe dọa 
trùn nhờ ánh sáng. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Mang bảo hộ lao động 
đúng yêu cầu 
Quan sát thao tác thực hiện của học 
viên, học viên phải trang bị đầy đủ bảo 
hộ lao động 
69 
Tiêu chí 2: Chuẩn bị nơi thu hoạch trùn Nơi thu hoạch phải có nhiều ánh nắng 
chiếu vào, bề mặt bằng phẳng. 
Tiêu chí 3: Tách phân trùn và trùn tình Thao tác đúng kỹ thuật tránh tổn 
thương trùn khi thu hoạch, thực hiện 
tách lớp phân trùn mỏng bên trên bề 
mặt, nhẹ nhàng và đòi hỏi phải lặp lại 
thao tác nhiều lần đến khi thu được 
lượng trùn tinh cần thiết. 
Đánh giá chung: 
Học viên thực hiện thao tác thu hoạch 
đúng các trình tự kỹ thuật. 
Thu được lượng trùn tinh đạt yêu cầu 
* Bài thực hành số 5.2.2. Thu hoạch trùn sinh khối. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Mang bảo hộ lao động đúng 
yêu cầu 
Quan sát thao tác thực hiện của học 
viên, học viên phải trang bị đầy đủ 
bảo hộ lao động 
Tiêu chí 2: Xác định phương pháp thu 
hoạch phù hợp là “thu hoạch nhanh bằng 
tay” 
Giáo viên đánh giá và nhận xét kết 
quả lựa chọn phương pháp thu 
hoạch 
Tiêu chí 3: Thu hoạch sinh khối trùn 
Học viên xác định được các luống nuôi 
trùn đã đủ thời gian gian thu hoạch 
Thực hiện thu hoạch theo đúng trình tự kỹ 
thuật 
Quan sát thao tác thực hiện của học 
viên,cách thức thu hoạch sinh khối 
trùn 
Đánh giá chung: 
Sự phối hợp của các thành viên trong 
nhóm và quá trình thực hiện các bước 
công việc của bài thực hành; 
Hoàn thành bài thực hành đúng kỹ thuật và 
thời gian qui định 
Thu được lượng sinh khối trùn đạt 
yêu cầu 
* Bài thực hành số 5.2.3: Thu hoạch phân trùn 
70 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Trang bị bảo hộ lao động Đầy đủ theo yêu cầu 
Tiêu chí 2: Kiểm tra thức ăn của trùn 
sau khi cho ăn từ 2 đến 3 ngày 
Học viên cần thực hiện việc kiểm tra 
lượng thức ăn đã cho trùn ăn trước đó 
vài ngày để đánh giá xem trùn đã ăn 
hết chưa 
Quan sát và đánh giá kết quả của học 
viên sau khi kiểm tra thức ăn của trùn 
tại các luống chuẩn bị thu hoạch phân 
trùn. 
Tiêu chí 3: Vị trí phân trùn 
Học viên phải xác định được lớp bên 
dưới: tính từ 15cm trở xuống là lớp 
phân trùn. 
Đúng vị trí 
Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả 
xác định vị trí phân trùn. 
Đánh giá chung: 
Học viên xác định đúng vị trí phân trùn 
và phân chia công việc cho các thành 
viên trong nhóm để tiến hánh thu 
hoạch phân trùn đúng yêu cầu. 
Không ảnh hưởng nhiều đến trùn trong 
luống nuôi 
Thu được lượng phân trùn cần thu 
hoạch đạt yêu cầu. 
* Bài thực hành số 5.3.1 Thực hiện đóng gói và ghi nhãn trùn tinh. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Trang bị bảo hộ lao động Đầy đủ theo yêu cầu 
Tiêu chí 2: Đóng gói bao bì đạt yêu 
cầu 
Chọn bao bì phù hợp 
Tránh làm thất thoát trùn tinh trong 
quá trình vận chuyển 
Quan sát thao tác thực hiện lựa chọn 
bao bì và công đoạn đóng gói trùn theo 
yêu cầu kỹ thuật 
Tiêu chí 3: Ghi nhãn 
Đầy đủ nội dung cần thiết: thông tin 
sản phẩm; Thời gian (đóng gói, hạn sử 
dụng); điện thoại và địa chỉ cơ sở cung 
cấp sản phẩm; thành phần dinh dưỡng 
và trọng lượng. 
Giáo viên nhận xét và đánh giá các 
thông tin đã được các học viên trình 
bày 
71 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Đánh giá chung: 
Học viên hoàn thành các công việc 
đóng gói và ghi đầy đủ thông tin cần 
thiết trên nhãn dán trong khoảng thời 
gian qui định 
Sản phẩm trùn được đóng gói đúng 
theo yêu cầu kỹ thuật 
Nhãn dán được ghi đầy đủ các thông 
tin yêu cầu. 
* Bài thực hành số 5.3.2. Thực hiện đóng gói và ghi nhãn sinh khối trùn. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Mặc bảo hộ lao động Trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động 
như găng tay, ủng y tế và khẩu trang 
Tiêu chí 2: Xác định khối lượng sinh 
khối trùn 
Cân lượng sinh khối cần sử dụng 
Lựa chọn thùng chứa phù hợp với khối 
lượng sinh khối trùn 
Giáo viên nhận xét và đánh giá 
Tiêu chí 3: Đóng gói sinh khối trùn 
Đảm bảo thùng chứa vẫn còn nguyên 
vẹn 
Hạn chế việc thất thoát trùn trong quá 
trình vận chuyển 
Quan sát thao tác thực hiện đóng gói 
thùng chứa và cho nhận xét 
* Bài thực hành số 5.4.1 Chuẩn bị kho bảo quản phân trùn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Lựa chọn nhà kho đạt yêu 
cầu kỹ thuật: 
Diện tích kho chứa đạt yêu cầu sử dụng 
Chống được mọi ảnh hưởng xấu bên 
ngoài 
Chắc chắn và thuận lợi về giao thông 
Giáo viên đánh giá việc lựa chọn nhà 
kho theo các yêu cầu kỹ thuật 
72 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 2: Vệ sinh nhà kho bảo quản 
Kho phải sạch sẽ, trên, dưới gầm kho, 
xung quanh kho không có rác bẩn, 
nước ứ đọng, 
Quan sát và đánh giá các học viên sau 
khi đã thực hiện dọn dẹp vệ sinh nhà 
kho 
Tiêu chí 3: Phòng tránh thấm nước 
Dùng tấm bạt, khung gỗ kê bên dưới 
các bao phân trùn 
Các bao phân trùn sau một thời gian 
bảo quản không bị thấm nước 
Giáo viên ghi nhận kết quả của các 
nhóm 
* Bài thực hành số 5.4.2 Bảo quản trùn, phân trùn và đánh giá chất lượng 
sản phẩm sau bảo quản. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Bảo quản trùn và phân trùn 
Nhiệt độ bảo quản trùn thích hợp, nhiệt độ 
bảo quản tối thiểu phải đạt -18oC để vi sinh 
vật không thể làm hư hại trùn trong quá 
trình bảo quản. 
Phân trùn khi bảo quản không bị thấm nước 
Giáo viên đánh giá thực hiện bảo 
quản trùn và phân trùn theo các 
yêu cầu kỹ thuật 
Tiêu chí 2: Mùi của sản phẩm trùn sau khi 
bảo quản 
Bao bì trùn tinh không có mùi hôi 
Đúng yêu cầu kỹ thuật 
Mức độ quan sát, nhận xét của 
học viên 
Tiêu chí 3: Màu sắc và hình dáng của trùn 
sau khi bảo quản 
Trùn vẫn giữ nguyên màu sắc ban đầu: màu 
đỏ. 
Hình dáng và kích thước không thay đổi. 
Đúng yêu cầu kỹ thuật 
Mức độ quan sát, nhận xét của 
học viên 
73 
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Bửu Long, 2007, Kỹ thuật nuôi trùn quế, Nxb. Nông nghiệp Tp. 
Hồ Chí Minh. 
2. TS. Nguyễn Văn Bảy, 2004, Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn đất, Nxb. Nông 
nghiệp. 
3. Nguyễn Thị Hồng, 2014, Kỹ thuật nuôi trùn quế, Nxb. Thanh Hóa. 
4. Trần Thị Thúy Hằng, 2007, Sử dụng chất thải hữu cơ để nuôi trùn quế 
làm thức ăn cho vật nuôi, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 
5. Nguyễn Lân Hùng, 2012, Nghề nuôi giun đất, Nxb. Nông nghiệp. 
6. Việt Chương, 2013, Kỹ thuật nuôi trùn - giòi tạo nguồn thực phẩm bổ 
dưỡng cho gia súc gia cầm, Nxb. Mỹ Thuật. 
7. Bùi Tiến Dũng, Qui trình kỹ thuật nuôi giun quế 
8. Một số website: 
Trùn Quế Củ Chi ( 
Trùn Quế An Phú ( 
Nông trại Đặng Gia Trang ( 
ticle&id=692:mo-hinh-nuoi-giun-qu-quy-mo-h-gia-
inh&catid=103:lvnn&Itemid=165 
74 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY 
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ “NUÔI TRÙN QUẾ TỪ PHÂN GIA 
SÚC, GIA CẦM VÀ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP” 
(Kèm theo Quyết định số 41/QĐ-TCĐCĐ ngày 04 tháng 3 năm 2016 
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ) 
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ 
điện và Nông nghiệp Nam bộ. 
2. Phó chủ nhiệm: Bà Nguyễn Thị Chúc – Phó Trưởng khoa Nông nghiệp, 
Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ. 
3. Thư ký: Bà Huỳnh Hạnh Ngôn – Cán bộ phòng Đào tạo, Trường Cao 
đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ. 
4. Các ủy viên: 
- Bà Dương Minh Hiền - Cán bộ Trung tâm đào tạo nghề cho lao động 
nông thôn - Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ. 
- Bà Nguyễn Thị Thùy Linh - Cán bộ phòng Quản trị – Đời sống - Trường 
Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ. 
- Ông Tiền Ngọc Tiên - Cán bộ Trung tâm thú y vùng VII. 
- Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Cán bộ Tổ chức Heifer International tại Cần 
Thơ. 
75 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO 
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ “NUÔI TRÙN QUẾ TỪ 
PHÂN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP” 
(Kèm theo Quyết định số 1025/QĐ-BNN-TCCB ngày 30 tháng 3 năm 2016 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 
1. Chủ tịch: Đặng Thị Mộng Quyên – Phó hiệu Trưởng, Trường Cao 
đẳng Lương thực - Thực phẩm. 
2. Phó chủ tịch: Ông Nguyễn Thế Hinh – Giám đốc Dự án Hỗ trợ nông 
nghiệp Các bon thấp. 
3. Thư ký: Ông Vũ Duy Tùng – Chuyên viên chính, Cục Kinh tế hợp tác 
và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 
4. Các ủy viên: 
- Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Vụ Tổ chức 
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 
- Ông Tạ Hữu Nghĩa – Trưởng phòng Giảm nghèo và An sinh xã hội, Cục 
Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông 
thôn. 
- Ông Nguyễn Minh Trí – Phó giám đốc, Trung tâm Giống cây trồng, Vật 
nuôi, thủy sản Thành phố Cần Thơ. 
- Ông Đào Hùng – Trưởng khoa Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Cơ điện 
và Nông nghiệp Nam bộ. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_trun_que.pdf