Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm

Mục tiêu:

- Mô tả được các bước công việc trong việc chuẩn bị thu hoạch sản phẩm

- Thực hiện được các bước công việc trong việc chuẩn bị thu hoạch sản phẩm

A. Nội dung

1. Xác định thời điểm thu hoạch

1.1. Xác định thời gian của chu kỳ sản xuất

- Thời gian của một chu kỳ sản xuất phân hữu cơ sinh học được tính từ khi lập

kế hoạch thu gom nguyên liệu, thu gom nguyên liệu, sơ chế, xử lý nguyên liệu,

phối trộn và ủ nguyên liệu đến khâu làm tơi và làm khô, bao gói và đưa vào bảo

quản trong kho để sử dụng.

- Thời gian trung bình của một chu kỳ sản xuất phân hữu cơ khoảng 3 - 3,5

tháng trong đó:

+ Thời gian lập kế hoạch và thu gom nguyên liệu khoảng 30 ngày.

+ Thời gian phối trộn, ủ phân mất 40 - 60 ngày7

+ Thời gian làm tơi và làm khô mất khoảng 10 ngày.

1.2. Xác định thời điểm thu hoạch phân hữu cơ

- Thời điểm thu hoạch là thời điểm tính từ khi bắt đầu ủ đến thời điểm hoai

mục hoàn toàn (chín).

- Thời gian thu hoạch là sau khi ủ phân 60 ngày

2. Chuẩn bị kho chứa sản phẩm

2.1. Xác định địa điểm làm kho chứa sản phẩm

Địa điểm làm kho chứa sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Địa điểm làm kho phải

bằng phẳng, cao ráo, sạch sẽ,

thông thoáng và thoát nước

- Kho phải gần trục giao

thông chính và có đường đi nội

bộ để thuận tiện cho vận chuyển

sản phẩm ra vào kho.

- Kho chứa phân phải riêng

biệt không gây ô nhiễm môi

trường.

Hình 3.1.1. Địa điểm làm kho

2.2. Xác định diện tích kho chứa sản phẩm

- Diên tích kho chứa sản phẩm phải phù hợp công suất của cơ sở, đảm bảo sản

phẩm làm ra phải được xếp đủ vào trong kho để bảo quản.

- Diện tích kho phải có đủ diện tích cho nơi xếp sản phẩm, lối đi vệ sinh kho,

lối đi kiểm tra chất lượng sản phẩm trong kho và khoảng không bốc xếp sản phẩm

ra vào kho được thuận tiện.

- Tùy theo từng quy mô sản xuất mà diện tích kho là 100m2, 200m2, 500m2 .8

Hình 3.1.2. Kho chứa sản hẩm

2.3. Dựng nhà kho chứa sản phẩm

- Kho được xây dựng bằng các vật liệu như tre, gỗ, ngói, phi bờ rô xi măng

và kim loại (sắt,thép, tôn).

- Làm nền kho:

+ Yêu cầu nền bằng phẳng, dốc về một phía, chắn chăn.

+ Tôn nền cao 25 - 30cm so với mặt đất.

+ Đổ nền bằng xi măng hoặc lát bằng gạch

+ Độ dốc của nền 3% về một phía

- Dựng cột: Làm cột bằng gỗ, sắt hoặc cột bê tông

- Xây vách kho bằng gạch hoặc dùng tôn ốp xung quanh kho

- Cửa kho ở mặt trước của kho: rộng từ 2 - 5m, cao 2,5 - 3m

- Mái kho làm bằng tôn, phi bờ rô xi măng, một mái hoặc 2 mái. Mái phải che

được mưa nắng, đảm bảo độ dốc thoát nước mưa.

- Xung quang kho phải làm rãnh thoát nước và có độ dốc về một phía.

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang xuanhieu 4340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm

Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản sản phẩm
. Ví dụ các loại phân bón lá. 
Khi xếp trên giá cần chú ý: 
+ Quy định số lượng hàng xếp trên giá. Sắp xếp phải ngăn nắp, trật tự. 
+ Căn cứ vào từng loại hàng cần bảo quản và điều kiện thiết bị hiện có để quy 
định mặt hàng và số lượng cần chất xếp. 
+ Phải tận dụng diện tích và dung tích của giá. 
Hình 3.3.10. Xếp trên giá 
37 
2.3.2. Điều chỉnh các điều kiện trong kho 
a. Điều chỉnh ẩm độ 
- Độ ẩm tương đối lớn và kéo dài kết hợp với nhiệt độ ̣cao sẽ làm biến đổi tính 
chất lý hóa của phân và gây nhiều khó khăn phức tap ̣cho công tác bảo quản nhất là 
đối với các loaị phân hữu cơ sinh học dễ bị vón cục, kết tảng làm giảm số lượng và 
chất lượng của chúng. 
- Các phương pháp khống chế độ ẩm 
+ Thông gió: là lợi dụng lúc không khí ngoài kho khô ráo, mát mẻ hơn không 
khí trong kho thì mở cửa kho để hạ thấp ẩm độ và nhiệt độ trong kho. 
Điều kiện thông gió tự nhiên: 
 Trời không mưa, không có sương mù, không có sấm sét và không có gió từ 
cấp 4 trở lên. 
 Nhiệt độ ngoài kho không thấp hơn 100C và cao hơn 320C. 
 Ẩm độ tương đối ngoài kho phải thấp hơn độ ẩm tuyệt đối trong kho. 
Cách mở cửa kho: 
 Mở cửa theo hướng gió thổi tới để tạo luồng gió thổi vào kho. 
 Mở dần những cửa hai bên để cho luồng không khí mới đó thổi đều vào kho 
và các đống phân. 
 Mở tiếp các cửa còn lại để luồng gió mới đưa không khí không thích hợp ra 
ngoài. 
+ Sử dụng các chất hút ẩm: vôi sống, canxiclorua, tro, trấu, xỉ than 
Vôi sống: Có khả năng hút ẩm rất mạnh đến 30% so với khối lượng của nó 
nhưng khi hút ẩm thì thể tích của vôi tăng lên từ 2 đến 3 lần, tỏa nhiệt, bốc hơi, tan 
thành vôi bột. Sử dụng vôi sống với tỷ lệ: 5 kg/100 m2 nền kho. 
Canxiclorua: là chất hút ẩm mạnh tới 110% so với khối lượng của nó. 
38 
Tro, trấu, xỉ than là những chất chống ẩm rất tốt đồng thời cách nhiệt cao. Sử 
dụng hê ̣thống thoát nước: nền kho cao hơn mặt đất, có hệ thống thoát nước xung 
quanh để giảm độ ẩm. 
b. Khống chế nhiệt độ cao 
- Nhiệt độ quá cao sẽ làm mất chất lượng phân và biến dạng bao bì. 
- Các phương pháp khống chế nhiệt độ cao 
+ Thông gió tự nhiên: nên mở cửa thông gió vào lúc 6 đến 9 giờ sáng hoặc 
vào lúc 18 giờ. Mùa hè nóng bức nên thông gió vào chiều tối. 
- Che phủ : là biện pháp hạn chế sức nóng từ mái tôn dội xuống và từ các cửa 
dội vào kho bằng cách làm trần hoặc giấy cách nhiệt lót dưới mái kho. 
c. Khống chế ánh nắng mặt trời 
- Ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố bên ngoài gây nên những biến 
đổi xấu cho sản phẩm. Ánh sánh chiếu vào với thời gian dài làm thay đổi chất 
lượng, làm vón cục, mất hiệu lực. 
- Các phương pháp khống chế tác động của ánh nắng mặt trời: che, bao gói. 
d. Phòng trừ mối 
- Mối không chỉ phá hủy hàng hóa mà đục cả các vật liệu bằng xelluloza như : 
côṭ , xà nhà, cánh cửa, bục, bê,̣ bao bì, giấy, gỗ nền tường, mái kho có thể do mối 
xông mà sụp đổ. Mối còn nhả nước, tha đất ướt vào kho gây thêm ẩm ướt và làm 
bẩn kho phân. 
- Các biện pháp phòng trừ mối 
Trước khi xây kho cần xử lý đất chống mối, chân cột kê đá hoặc đổ lớp bê 
tong dày 9 - 10 mm hoặc lót chân cột bằng lá xoan và đất pha 10% muối ăn  
Chất xếp hàng hóa đúng quy định (cách tường, nền 50 cm, cách trần 80 cm, giữa 
các đống hàng có lối đi). Cách ly chân, kê,̣ bục xếp phân với nền kho, dưới kệ rắc 
thước diệt mối. Thực hiện tốt việc quản lý kho 
 Khi phát hiện có mối thì tiêu diệt triệt để, không để chúng phát triển. 
39 
2.4. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình bảo quản 
- Thường xuyên theo dõi và quản lý các điều kiện kho trong quá trình ủ. 
- Nếu ẩm độ và nhiệt độ quá cao phải điều chỉnh kịp thời, trong trường hợp 
thời tiết quá nắng nóng phải chống nóng. 
- Nếu phát hiện có mối, chuột phải tìm cách tiêu diệt 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Các câu hỏi 
Câu 1. Anh (chị) hãy cho biết quy cách về bao gói và nhãn mác? 
Câu 2. Các yêu cầu về chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đóng bao sản phẩm? 
Câu 3. Trình bày kỹ thuật đóng bao sản phẩm? 
Câu 4. Anh (chị) hãy cho biết nguyên tắc về dán nhãn mác lên bao bì? 
Câu 5. Anh (chị) các công việc thực hiện chuẩn bị kho bảo quản sản phẩm? 
Câu 6. Theo anh (chị) các điều kiện xếp phân trong kho bảo quản? 
Câu 7. Anh (chị) hãy nêu các hình thức xếp sản phẩm trong kho? 
Câu 8. Anh (chị) hãy nêu các cách điều chỉnh ẩm độ, nhiệt độ trong kho bảo 
quản phân hữu cơ? 
Câu 7. Anh (chị) hãy nêu các phòng và diệt mối trong kho bảo quản phân? 
2. Các bài tập thực hành 
 2.1. Bài tập thực hành số 3.3.1. Thực hiện bao gói, bảo quản sản phẩm 
C. Ghi nhớ 
- Bao bì được định lượng khối lượng tịnh là 1kg, 5kg, 10kg, 25kg và 50kg 
- Nhãn mác được in hoặc dán đúng theo quy định của nhà nước ban hành. 
40 
- Kho phải được vệ sinh sạch sẽ, diệt mối, chuột trước khi bảo quản. 
- Phân xếp trong kho phải phân thành khu vực riêng, giữa các đống phải có lối 
đi lại và phân phải được xếp trên kệ. 
- Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh các điều kiện trong kho bảo quản 
41 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
- Vị trí: Mô đun Thu hoạch và bảo quản phân bón hữu cơ sinh học là một 
trong những mô đun trọng tâm của chương trình dạy nghề ngắn hạn sản xuất phân 
bón sinh học từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm Biogas. Mô đun được 
giảng sau khi học viên học xong mô đun Quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học 
từ phế phụ phẩm trồng trọt và bã thải hầm biogas. 
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề được tích hợp giữa lý thuyết và 
thực hành để thực hiện các công việc thu hoạch và bảo quản phân bón hữu cơ sinh 
học, nhưng lấy dạy thực hành nâng cao kỹ năng nghề, rèn luyện đức tính cẩn thận 
cho học viên là chính. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
+ Hiểu được các bước thực hiện trong việc thu hoạch và bảo quản sản phẩm; 
+ Hiểu được các điều kiện tác động để có thể thu hoạch và bảo quản sản 
phẩm. 
- Kỹ năng: 
+ Thực hiện được các thao tác trong việc thu hoạch và bảo quản sản phẩm 
- Thái độ: 
+ Cẩn thận, chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp. 
+ Tuân thủ quy trình thu hoạch và bảo quản sản phẩm 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ03-01 Chuẩn bị thu Tích hợp Cơ sở 20 4 15 1 
42 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
hoạch sản phẩm 
MĐ03-02 
Thu hoạch, tinh 
chế và làm khô 
Tích hợp Cơ sở 40 8 30 2 
MĐ03-03 
Bao gói, bảo quản 
sản phẩm 
Tích hợp Cơ sở 32 6 25 1 
Kiểm tra hết mô đun 6 6 
Cộng 98 18 70 10 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
4.1. Bài thực hành số 3.1.1. Chuẩn bị kho chứa sản phẩm 
- Mục tiêu: Chuẩn bị kho chứa sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Tiêu chuẩn địa điểm làm kho, tiêu chuẩn kích thước kho, vật 
liệu làm kho, dụng cụ xây dựng kho, sơ đồ thiết kế kho, máy in, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện được các công việc chuẩn bị kho chứa sản 
phẩm. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Xác định địa điểm làm kho 
+ Xác định kích thước kho. 
+ Xây dựng kho chứa sản phẩm 
+ Sắp xếp dụng cụ, thiết bị và vệ sinh kho trước khi sử dụng 
- Thời gian hoàn thành: 15 giờ 
43 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Kho 
chứa sản phẩm được xây dựng đạt tiêu chuẩn quy định về kích thước, điều kiện vệ 
sinh, điều kiện bảo quản, công việc chuẩn bị kho đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 4.2. Bài thực hành số 3.2.1. Thực hiện thu hoạch, tinh chế và làm khô sản 
phẩm. 
- Mục tiêu: Thực hiện thu hoạch, tinh chế và làm khô sản phẩm đúng yêu 
cầu kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Dụng cụ, thiết bị thu hoạch, sàng, cuốc, xẻng, bồ cào, xe đẩy, 
sân phơi, bao bì, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện được các công việc thu hoạch, tinh chế và làm 
khô sản phẩm. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thu hoạch, làm tơi và khô phân 
+ Thu hoạch phân ủ. 
+ Làm tơi phân và sàng nhỏ 
+ Phơi khô phân ủ 
- Thời gian hoàn thành: 30 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thu 
hoạch, tinh chế và làm khô đúng yêu cầu kỹ thuật. Phân đảm bảo tơi, nhỏ và khô. 
4.3. Bài thực hành số 3.3.1: Thực hiện bao gói, bảo quản sản phẩm 
- Mục tiêu: Thực hiện được các công việc bao gói, bảo quản sản phẩm đúng 
yêu cầu kỹ thuật. 
44 
- Nguồn lực: Tiêu chuẩn bao bì, mẫu bao bì, máy định lượng bao bì, máy 
khâu miệng bao bì, bao bì, biểu mẫu, nhà kho, kệ, dụng cụ và hóa chất khác, sơ đồ 
xếp sản phẩm trong kho máy tính, máy in, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận 
nhiệm vụ được giao, thực hiện được các công việc bao gói sản phẩm. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
 + Bao gói sản phẩm 
• Chuẩn bị bao bì 
• Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị bao gói. 
• Đóng bao bằng thủ công 
• Đóng bao bằng máy định lượng đóng bao 
+ Bảo quản sản phẩm 
• Chuẩn bị nhà kho (vệ sinh, sửa chữa, kê kệ, sơ đồ) 
• Xếp sản phẩm vào kho 
• Theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong kho 
• Phòng và diệt chuột, côn trùng 
- Thời gian hoàn thành: 25 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Bao bì 
đúng tiêu chuẩn quy định về kích thước, trọng lượng, nhãn hiệu. Nhà kho vệ sinh 
sạch sẽ, có biện pháp chống chuột và côn trùng, sản phẩm xếp trong kho theo từng 
khu riêng của sản phảm, các điều kiện nhiệt độ và ẩm độ được điều tiết phù hợp. 
45 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Chuẩn bị thu hoạch sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Sự phù hợp về thời gian của chu kỳ 
sản xuất và thời gian thu hoạch. 
1. Kiểm tra so sánh các yêu cầu của quy 
trình sản xuất và tiêu chuẩn phân ủ; 
2. Liệt kê các yêu cầu về địa điểm 
làm kho bảo quản. 
2. Kiểm tra so sánh các yêu cầu về địa 
điểm làm kho bảo quản so với tiêu chuẩn; 
3. Sự phù hợp về kích thước của kho 
bảo quản; 
3. Đánh giá độ phù hợp của kho bảo quản 
so với quy mô sản xuất; 
4. Sự phù hợp về sự kết cấu, vật liệu, 
kích thước các chiều đo, diện tích, độ 
dốc mái, độ chắc nền, rãnh thoát nước 
của kho bảo quản; 
4. Kiểm tra kết cấu, vật liệu, kích thước các 
chiều đo, diện tích, độ dốc mái, độ chắc 
nền, rãnh thoát nước của kho bảo quản; 
5. Sự phù hợp về điều kiện bảo quản, 
sắp xếp thiết bị và mức độ vệ sinh của 
kho; 
5. Kiểm tra, đánh giá điều kiện bảo quản, 
sắp xếp thiết bị và mức độ vệ sinh của kho; 
6. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
6. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
7. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
7. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
46 
5.3. Bài 2: Thu hoạch, tinh chế và làm khô 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Xác định được thời gian của chu kỳ 
thu hoạch. 
1. Kiểm tra so sánh với tiêu chuẩn của quy 
trình sản xuất phân hữu cơ; 
2. Xác định đúng tỷ lệ, số lượng của 
các phụ liệu (phân đạm, phân lân, 
phân kali) bổ sung vào sản phẩm; 
2. Kiểm tra kết quả xác định tỷ lệ, số lượng 
của các phụ liệu (phân đạm, phân lân, phân 
kali) so với tiêu chuẩn; 
3. Sự phù hợp thành phần dinh dưỡng 
của sản phẩm so với tiêu chuẩn; 
3. So sánh với tiêu chuẩn quy đinh hiện 
hành; 
4. Sự phù hợp của phương pháp phối 
trộn so với quy mô sản xuất; 
4. Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng của 
phân hữu cơ và độ đồng đều; 
5. Xác định độ tơi và kích thước của 
sản phẩm 
5. Kiểm tra các chỉ tiêu cần kiểm tra chất 
lượng sản phẩm; 
6. Xác định đúng phương pháp làm 
khô sản phẩm; 
6. Kiểm tra nội dung quy trình làm khô sản 
phẩm với tiêu chuẩn quy định; 
7. Sự phù hợp các chỉ tiêu kiểm tra so 
với tiêu chuẩn quy định; 
7. Kiểm tra kết quả các chỉ tiêu so với tiêu 
chuẩn quy định hiện hành; 
8. Sự phù hợp của các thao tác thực 
hiện so với yêu cầu công việc; 
8. Theo dõi, so sánh với tiêu chuẩn thực 
hiện thao tác kiểm tra; 
9. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
9. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
10. Mức độ thành thạo, chính xác 
trong công việc; 
10. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
47 
5.1. Bài 1: Bao gói, bảo quản sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được các các yêu cầu về 
nhãn mác ghi trên bao bì. 
1. Kiểm tra các nội dung và cách thức 
trang trí trên bao bì; 
2. Sự phù hợp về chất liệu và kích 
thước các loại bao bì; 
2. Quan sát, kiểm tra chất liệu và đo kích 
thước của bao bì; 
3. Sự phù hợp về tiêu chuẩn chất 
lượng và số lượng các loại phân trong 
bao bì; 
3. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật 
chất lượng phân và khối lượng tịnh; 
4. Yêu cầu bao bì phải kín, không 
nhăn, không rơi vãi khi đóng bao. 
4. Kiểm tra độ kín, độ phẳng của bao bì và 
sự rơi vãi phân ra ngoài khi đóng bao. 
5. Liệt kê các yêu cầu về vệ sinh và 
cách thức bố trí kho bảo quản. 
5. Kiểm tra các yêu cầu về vệ sinh và cách 
thức bố trí kho bảo quản; 
6. Sự phù hợp về mức độ vệ sinh, các 
điều kiện kho bảo quản; 
6. Đánh giá độ sạch và đo các chỉ tiêu về 
nhiệt độ, độ ẩm của kho bảo quản; 
7. Sự phù hợp về sự sắp xếp các sản 
phẩm trong kho; 
7. Kiểm tra sự sắp xếp, kỹ thuật xếp sản 
phẩm, độ chắc chăn và khoảng cách giữa 
các đống sản phẩm; 
8. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
8. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
9. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
9. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
48 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn văn Ninh, Sở khoa học công nghệ tỉnh Bến Tre, Kỹ thuật sản xuất 
phân vi sinh. 
2.  
3.
phan_vi_sinh_o_cu_chi.html 
4.  
5.  
6.  
7. Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp - Phạm Thị Ngọc Trầm - NXB 
Chính trị Quốc Gia - 1997. 
8. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững (Tuyển tập báo cáo) - Đại học 
tổng hợp - 1995. 
9. Dương Nguyên Khang, Công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi 
49 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ NGẮN HẠN 
 (Theo Quyết định số 39/QĐ-HLV, ngày 3 tháng 1năm năm 2016 
của TW Hội Làm Vườn Việt Nam) 
1. Ông Lê Công Hùng Chủ nhiệm 
2. Bà Vũ Thị Liên Phó chủ nhiệm 
3. Ông Nguyễn Đức Thịnh Thư ký 
4. Ông Bùi Đức Thành Thành viên 
5. Ông Vương Thành Sơn Thành viên 
6. Bà Lê Thanh Ngọc Thành viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ NGẮN HẠN 
 (Theo Quyết định số 1025/QĐ-BNN-KTHT, ngày 30 tháng 3 năm 2016 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập hội đồng 
nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp thuộc dự án hỗ trợ nông 
nghiệp các bon thấp.) 
1. Ông Nguyễn Tiến Huyền Chủ nhiệm 
2. Ông Nguyễn Thế Hinh P. Chủ nhiệm 
3. Ông Vũ Duy Tùng Thư ký 
4. Ông Vũ Trọng Hội Thành viên 
5. Bà Trần Thị Loan Thành viên 
6 Bà Hồ Kim Hằng Thành viên 
7 Ông Đỗ Văn Hòa Thành viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_bao_quan_san_pham.pdf