Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học

Mục tiêu:

- Lựa chọn, vận hành và sử dụng được các máy móc, dụng cụ đúng

yêu cầu kỹ thuật dùng trong thu gom nguyên phụ liệu;

- Soạn thảo được hợp đồng thu mua nguyên phụ liệu, đảm bảo chính

xác, cụ thể và đúng pháp luật;

- Tuân thủ quy định an toàn lao động, vệ sinh môi trường.9

1. Chuẩn bị dụng cụ, máy móc thu gom

1.1. Chuẩn bị dụng cụ thu gom nguyên phụ liệu

1.1.1. Ẩm kế

Hiện nay, các cơ sở sản xuất thường sử dụng 2 loại ẩm kế phổ biến là ẩm

kế điện tử có điện trở và ẩm kế cơ học. Trong đó, ẩm kế điện tử có điện trở dùng

để đo độ ẩm của nguyên phụ liệu, ẩm nhiệt kế cơ học sử dụng đo độ ẩm không

khí và nhiệt độ trong kho bảo quản nguyên phụ liệu trong quá trình thu gom.

* Cách sử dụng ẩm kế điện tử có điện trở:

- Bước 1: Bấm nút khởi động để màn hình hiện số 0.

- Bước 2: Cắm sâu đầu điện trở vào khối nguyên phụ liệu.

- Bước 3: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình, ghi số đo độ ẩm.

* Cách sử dụng ẩm nhiệt kế cơ học:

- Bước 1: Đặt ẩm nhiệt kế tại một số vị trí trong nhà kho (có thể treo

tường).

- Bước 2: Đọc kết quả tại vị trí kim đồng hồ nhiệt độ và độ ẩm khi kim

đồng hồ không còn dao động, ổn định trong 1 ÷ 2 phút.

- Bước 3: Ghi số đo độ ẩm và nhiệt độ.

a. Ẩm nhiệt kế cơ học b. Ẩm kế điện tử có điện trở

Hình 2.1.2. Các loại ẩm kế

1.1.2. Cân

a. Cân bàn

Cân bàn dùng trong trường hợp nguyên vật liệu, thành phẩm có khối lượng

lớn, thường trên 100 kg. Có hai loại cân bàn được sử dụng phổ biến là cân bàn

cơ (sử dụng quả cân) và cân bàn điện tử hiện số.

* Cách sử dụng cân bàn cơ (sử dụng quả cân):

- Bước 1: Đặt cân ở vị trí bằng phẳng, điều chỉnh cân để cán cân ở vị trí

thăng bằng.10

- Bước 2: Đặt nguyên phụ liệu cần cân lên bàn cân.

- Bước 3: Đặt quả cân vào móc cân và điều chỉnh cho cán cân trở lại vị trí

thăng bằng

- Bước 4: Đọc kết quả và ghi khối lượng cân.

a. Cân bàn cơ b. Cân bàn điện tử hiện số

Hình 2.1.3. Các loại cân bàn

* Cách sử dụng cân bàn điện tử hiện số:

- Bước 1: Bấm nút điều khiển để màn hình hiện số 0

- Bước 2: Đặt nguyên phụ liệu cần cân lên bàn cân.

- Bước 3: Khi có bao bì thì phải cần trừ bì:

+ Đặt bao bì đựng nguyên phụ liệu cần cân lên bàn cân, nhấn nút để

trừ bì, cân sẽ hiển thị về lại số 0.

+ Cho nguyên liệu cần cân vào dụng cụ.

- Bước 4: Đọc số hiển thị trên màn hình, ghi khối lượng cân.

b. Cân đồng hồ

Cân đồng hồ có nhiều loại, tùy theo khối lượng cần cân mà chọn loại cân

có khối lượng phù hợp như: 0,5 kg; 1 kg; 5 kg; 10 kg; 50 kg; 100 kg.

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 71 trang xuanhieu 1740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học

Giáo trình mô đun Thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ sản xuất phân hữu cơ sinh học
hức 
+ Liệt kê được các máy móc, dụng cụ, vật tư dùng trong thu gom phân trâu, 
bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ; 
+ Mô tả được quy trình thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu 
phụ; 
+ Áp dụng được các kiến thức về vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh cá nhân trong 
quá trình thực hiện nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. 
- Kỹ năng 
+ Chuẩn bị đầy đủ, đạt yêu cầu các dụng cụ, thiết bị, máy móc, vật tư phục 
vụ thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và nguyên liệu phụ; 
+ Thực hiện các bước công việc thu gom phân trâu, bò, bã bùn mía và 
nguyên liệu phụ theo đúng quy trình và an toàn; 
+ Phát hiện và xử lý kịp thời các nguyên phụ liệu hư hỏng trong quá trình 
bảo quản. 
- Thái độ 
+ Tuân thủ quy định an toàn lao động, vệ sinh môi trường; 
+ Có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ và 
chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
62 
Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MĐ02-01 Chuẩn bị điều kiện thu gom 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 
8 2 6 - 
MĐ02-02 
Thu gom, bảo 
quản phân trâu, 
bò 
Tích 
hợp 
Phòng 
học/ Nhà 
xưởng 
14 2 12 - 
MĐ02-03 Thu gom, bảo quản bã bùn mía 
Tích 
hợp 
Phòng 
học/ Nhà 
xưởng 
12 2 10 - 
MĐ02-04 
Thu gom, bảo 
quản nguyên 
liệu phụ 
Tích 
hợp 
Phòng 
học/ Nhà 
xưởng 
10 2 8 
Kiểm tra hết mô 
đun 
 4 0 0 4 
 Cộng 48 8 36 4 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
4.1. Bài tập thực hành 2.1.2. Soạn thảo hợp đồng thu mua bã bùn mía 
với nhà máy đường An Khê 
- Mục tiêu: Soạn thảo được bản hợp đồng/thanh lý hợp đồng 
- Nguồn lực: giấy, bút. 
- Cách thức tiến hành: mỗi cá nhân tự thực hiện 
- Nhiệm vụ mỗi học viên khi thực hiện bài tập: Bài tập được cho trước về 
nhà để mỗi học viên tự tìm kiếm, tham khảo một số mẫu hợp đồng. Đến lớp 
mỗi học viên tự biên soạn bản hợp đồng mua bán bã bùn mía và nộp cho giảng 
viên nhận xét góp ý. Sau đó học viên tự hoàn thiện lại mẫu hợp đồng của mình. 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút. 
- Kết quả và tiêu chuẩn cần đạt được của bài tập: 
Điền đầy đủ thông tin phù hợp vào bản Hợp đồng mua bán bã bùn mía 
gồm các khoản sau: 
- Tên và địa chỉ của đơn vị ký hợp đồng 
- Tên, chức vụ của người ký kết. 
- Số lượng bã bùn mía và tổng giá trị hàng giao dịch 
- Giá cả 
- Giao nhận hàng 
63 
- Phương tiện vận chuyển và cước phí do bên nào chịu. 
- Thanh toán: điều khoản này ghi hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán 
khi có đủ chứng từ hợp lệ, trường hợp từ chối không thanh toán trách nhiệm vật 
chất khi một trong hai bên không thanh toán đúng qui định. 
- Điều khoản về cam kết chung 
4.2. Bài tập thực hành 2.2.1. Xử lý tạp nhiễm phân trâu, bò 
- Mục tiêu: Tách loại các khối tạp nhiễm: rác, đất đá ra khỏi khối phân 
- Nguồn lực: 1000 kg phân trâu, bò được thu gom tại trang trại trâu bò, 
dụng cụ tách tạp nhiễm: cào sắt, xẻng, bạt nilon, cân đồng hồ, xe đẩy, bảo hộ lao 
động. 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3 ÷ 5 học viên/nhóm). 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận 200 kg mẫu 
sản phẩm, quan sát và phân loại tạp nhiễm và tiến hành tách loại các tạp nhiễm 
này ra khỏi khối phân theo trình tự các bước sau: mang bảo hộ, trải bạt nilon ra 
nền, tiến hành tách loại nhiễm theo từng nhóm, thu gom bã bùn và các tập 
nhiễm, xử lý các tạp nhiễm sau khi tách. 
- Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: 
+ Phân trâu, bò được tách loại hoàn toàn tạp nhiễm và được thực hiện theo 
đúng các bước. 
+ Các tạp nhiễm được xử lý đúng quy định 
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
4.3. Bài tập thực hành 2.2.2. Phơi khô phân trâu, bò 
- Mục tiêu: Phơi khô phân trâu, bò đúng trình tự và đạt yêu cầu kỹ thuật. 
- Nguồn lực: 1000 kg phân trâu, bò được thu gom tại trang trại trâu bò, 
dụng cụ phơi: cào sắt, xẻng, bạt nilon, cân đồng hồ, xe đẩy, bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3 ÷ 5 học viên/nhóm). 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận 200 kg mẫu 
phân trâu, bò và tiến hành phơi khô phân trâu, bò theo trình tự sau: mang bảo hộ 
lao động, chuẩn bị sân phơi, nhà màng, chuyển phân vào nhà màng, trải phân 
phơi, đảo trộn phân khi phơi và kiểm tra độ ẩm phân trâu, bò sau khi phơi. 
- Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: 
+ Thực hiện đúng thứ tự các bước phơi phân trâu, bò. 
+ Kiểm tra, đánh giá được chất lượng phân sau khi phơi. 
+ Hoàn thành công việc trong thời gian quy định. 
64 
4.4. Bài tập thực hành 2.3.1. Làm khô bã bùn mía bằng phương pháp 
phơi 
- Mục tiêu: Phơi khô bã bùn mía theo đúng trình tự và đạt yêu cầu. 
- Nguồn lực: 1000 kg bã bùn mía được thu gom tại nhà máy đường, dụng 
cụ tách phơi: cào sắt, xẻng, bạt nilon, xe đẩy, máy đo độ ẩm, bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3 ÷ 5 học viên/nhóm). 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận 200kg mẫu bã 
bùn mía và tiến hành phơi khô theo trình tự sau: mang bảo hộ lao động, chuẩn bị 
sân phơi, chuyển bã bùn mía vào sân, trải bã bùn mía ra phơi, đảo trộn phân khi 
phơi và kiểm tra độ ẩm bã bùn mía sau khi phơi. 
- Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: 
+ Thực hiện đúng thứ tự các bước phơi bã bùn mía. 
+ Kiểm tra, đánh giá được chất lượng bã bùn mía sau khi phơi. 
+ Hoàn thành công việc trong thời gian quy định. 
.4.5. Bài tập thực hành 2.3.2. Xử lý tạp nhiễm bã bùn mía 
- Mục tiêu: Tách loại các khối tạp nhiễm: rác, đất đá ra khỏi khối bã bùn 
mía 
- Nguồn lực: 1000 kg bã bùn mía, dụng cụ tách tạp nhiễm: cào sắt, xẻng, 
bạt nilon, cân đồng hồ, xe đẩy, bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3 ÷ 5 học viên/nhóm). 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận 200 kg mẫu bã 
bùn mía,quan sát và phân loại tạp nhiễm và tiến hành tách loại các tạp nhiễm 
này ra khỏi khối bã bùn mía theo trình tự các bước sau: mang bảo hộ, trải bạt 
nilon ra nền, tiến hành tách loại nhiễm theo từng nhóm, thu gom bã bùn mía và 
các tạp nhiễm, xử lý các tạp nhiễm sau khi tách. 
- Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: 
+ Bã bùn mía được tách loại hoàn toàn tạp nhiễm và được thực hiện theo 
đúng các bước. 
+ Các tạp nhiễm được xử lý đúng quy định 
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
4.6. Bài tập thực hành 2.4.1. Xử lý sơ bộ nguyên liệu phụ 
- Mục tiêu: Loại thân cành và tách tạp nhiễm cho 100 kg nguyên liệu phụ 
đúng trình tự, đúng yêu cầu kỹ thuật. 
- Nguồn lực: 1000 kg nguyên liệu phụ là lá cây sầu đâu, cưa gỗ, kéo, bạt 
65 
nilon, đồ bảo hộ, xe đẩy... 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3 ÷ 5 học viên/nhóm). 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm tiến hành loại bỏ xử 
lý trên 200 kg nguyên liệu, theo trình tự như sau: mang đồ bảo hộ, chuẩn bị các 
dụng cụ, thiết bị loại bỏ, loại bỏ thân, cành, đất đá; thu gom tạp nhiễm và xử lý... 
- Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
+ Thực hiện đúng thứ tự các bước loại bỏ phần không sử dụng trên nguyên 
liệu phụ. 
+ Hoàn thành công việc trong thời gian quy định. 
4.7. Bài tập thực hành 2.4.2. Phơi khô nguyên liệu phụ 
- Mục tiêu: Phơi khô nguyên liệu phụu theo đúng trình tự và đạt yêu cầu. 
- Nguồn lực: 1000 kg nguyên liệu phụ được tách tạp nhiễm, dụng cụ phơi: 
cào sắt, xẻng, bạt nilon, xe đẩy, máy đo độ ẩm, bảo hộ lao động. 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3 ÷ 5 học viên/nhóm). 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm nhận 200 kg mẫu 
nguyên liệu phụ và tiến hành phơi khô theo trình tự sau: mang bảo hộ lao động, 
chuẩn bị sân phơi, chuyển nguyên liệu phụ vào sân, trải nguyên liệu phụ ra phơi, 
đảo trộn phân khi phơi và kiểm tra độ ẩm nguyên liệu phụ sau khi phơi. 
- Thời gian hoàn thành: 120 phút/1 nhóm. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: 
+ Thực hiện đúng thứ tự các bước phơi bã bùn. 
+ Kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguyên liệu phụ sau khi phơi. 
+ Hoàn thành công việc trong thời gian quy định. 
V. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài tập 2.1.2. Soạn thảo hợp đồng mua bán 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên đánh giá bài làm của mỗi học viên. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Học viên có nộp bài làm Kiểm tra bài làm 
Các thông tin của Hợp đồng mua 
bán được điền đủ và đúng 
Đối chiếu với đáp án 
66 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Hợp đồng được soạn thảo đúng 
theo quy định. 
Đối chiếu với phiếu chấm và phát vấn. 
5.1. Đánh giá bài tập thực hành 2.2.1. Xử lý tạp nhiễm phân trâu, bò 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm 
theo các tiêu chí xác định; 
- Các nhóm đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm khác theo sự phân 
công; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho mỗi nhóm và đánh giá. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Phân loại được các loại tạp nhiễm theo 
nhóm 
Quan sát, đối chiếu quy định 
Thao tác tách loại tạp nhiễm được thực 
hiện đúng trình tự thành các nhóm 
Quan sát, đối chiếu quy định 
Thời gian thực hiện xử lý tạp nhiễm 
đúng yêu cầu (120 phút/nhóm) 
Theo dõi thời gian của từng nhóm 
5.2. Đánh giá bài tập thực hành 2.2.2. Phơi khô phân trâu, bò 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm 
theo các tiêu chí xác định; 
- Các nhóm đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm khác theo sự phân 
công; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho mỗi nhóm và đánh giá. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Các bước phơi khô phân trâu, bò được thực 
hiện theo đúng trình tự 
Quan sát, đối chiếu quy trình thực 
hiện 
Phân sau khi phơi đạt yêu cầu Kiểm tra bằng cảm quan và đo độ 
ẩm 
67 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thời gian thực hiện phơi phân đúng yêu 
cầu (120 phút/nhóm) 
Theo dõi thời gian của từng nhóm 
5.3. Đánh giá bài tập thực hành 2.3.1. Làm khô bã bùn mía bằng 
phương pháp phơi 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm 
theo các tiêu chí xác định; 
- Các nhóm đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm khác theo sự phân 
công; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho mỗi nhóm và đánh giá. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Các bước phơi khô bã bùn mía được thực 
hiện theo đúng trình tự 
Quan sát, đối chiếu quy trình thực 
hiện 
Bã bùn mía sau khi phơi đạt yêu cầu Kiểm tra bằng cảm quan và đo độ 
ẩm 
Thời gian thực hiện làm phơi khô đúng yêu 
cầu (120 phút/nhóm) 
Theo dõi thời gian của từng nhóm 
5.4. Đánh giá bài tập thực hành 2.3.2. Xử lý tạp nhiễm bã bùn mía 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm 
làm ra theo các tiêu chí xác định; 
- Các nhóm đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm khác theo sự phân 
công; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho mỗi nhóm và đánh giá. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Phân loại được các loại tạp nhiễm theo 
nhóm 
Quan sát, đối chiếu quy định 
Thao tác tách loại tạp nhiễm được thực 
hiện đúng trình tự thành các nhóm 
Quan sát, đối chiếu quy định 
68 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thời gian thực hiện xử lý tạp nhiễm 
đúng yêu cầu (120 phút/nhóm) 
Theo dõi thời gian của từng nhóm 
5.5. Đánh giá bài tập thực hành 2.4.1. Xử lý sơ bộ nguyên liệu phụ 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm 
làm ra theo các tiêu chí xác định; 
- Các nhóm đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm khác theo sự phân 
công; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho mỗi nhóm và đánh giá. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Phân loại được các loại tạp nhiễm theo 
nhóm 
Quan sát, đối chiếu quy định 
Thao tác tách loại tạp nhiễm được thực 
hiện đúng trình tự thành các nhóm 
Quan sát, đối chiếu quy định 
Thời gian thực hiện xử lý đúng yêu 
cầu (120 phút/nhóm) 
Theo dõi thời gian của từng nhóm 
5.6. Đánh giá bài tập thực hành 2.4.2. Phơi khô nguyên liệu phụ 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm 
làm ra theo các tiêu chí xác định; 
- Các nhóm đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm khác theo sự phân 
công; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho mỗi nhóm và đánh giá. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Các bước phơi khô nguyên liệu phụ được 
thực hiện theo đúng trình tự 
Quan sát, đối chiếu quy trình thực 
hiện 
Nguyên liệu phụ sau khi phơi đạt yêu cầu Kiểm tra bằng cảm quan và đo độ 
ẩm 
69 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thời gian thực hiện làm phơi khô đúng yêu 
cầu (120 phút/nhóm) 
Theo dõi thời gian của từng nhóm 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Giáo trình mô đun Tổ 
chức mua phân bón. 
[2]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Sơ đồ phân tích nghề 
và bộ phiếu phân tích công việc nghề Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân 
chuồng và bã bùn mía. 
[3]. Nguyễn Thị Ngọc Bình (2011), Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật chế 
biến phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất chè an 
toàn, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. 
[4]. Bùi Huy Hiền (2014), Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền 
vững ở Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. 
[5]. Phạm Thị Thu Hòa (2015), Nghiên cứu xử lý phân gà thành phân hữu 
cơ vi sinh, Trường Đại học Hải Phòng. 
[6]. Vũ Thúy Nga (2011), Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý 
phế thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ sinh học tại các nông hộ ở Quỳ Hợp 
tỉnh Nghệ An, Viện Môi trường Nông nghiệp. 
70 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ 
(Theo Quyết định số 142/QĐ-TCĐLTTP-ĐT ngày 04/3/2016, của Hiệu trưởng 
Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm 
1 Bà Huỳnh Thị Kim Cúc Chủ nhiệm 
2 Ông Đỗ Chí Thịnh Phó chủ nhiệm 
3 Bà Lê Thị Thảo Tiên Thư ký 
4 Bà Trần Thị Lệ Hằng Ủy viên 
5 Ông Đặng Quang Hải Ủy viên 
6 Bà Hoàng Thị Thu Giang Ủy viên 
7 Bà Hồ Thị Mỹ Linh Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THUCHƯƠNG TRÌNH, GIÁO 
TRÌNH DẠY NGHỀ 
(Theo Quyết định số 1025/QĐ-BNN-KTHT ngày 30/3/2016 , của Bộ trưởng Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1 Ông Lê Thái Dương Chủ tịch 
2 Ông Nguyễn Thế Hinh Phó Chủ tịch 
3 Ông Vũ Duy Tùng Thư ký 
4 Ông Nguyễn Văn Lân Ủy viên 
5 Bà Trần Thị Loan Ủy viên 
6 Ông Thái Văn Quang Ủy viên 
7 Bà Phạm Thị Kim Cúc Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_gom_phan_trau_bo_ba_bun_mia_va_nguyen.pdf