Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Nhiệt độ lạnh xác định theo nhiệm vụ hoặc theo sản phẩm cần làm lạnh:

Kho lạnh chuyên dùng chỉ có một buồng với một chế độ nhiệt độ duy nhất.

Nhưng trong kho lạnh thường có nhiều phòng với các chế độ nhiệt độ khác nhau để

bảo quản các sản phẩm khác nhau. Ngay trong tủ lạnh gia đình cũng có ba ngăn

riêng với ba chế độ nhiệt độ: ngăn đông nhiệt độ là -60C, -120C hoặc -180C để bảo

quản đông; ngăn lạnh nhiệt độ (0 ÷ 5)0C để bảo quản lạnh và ngăn rau quả nhiệt độ

(7 ÷ 10)0C để bảo quản rau tươi. Sau đây là đặc trưng các phòng lạnh khác nhau có

thể có trong kho lạnh.

1.2.1. Phòng bảo quản lạnh (00C):

Thường có nhiệt độ -1,50C đến 00C và độ ẩm (90 ÷ 95) %RH. Các sản phẩm

bảo quản như thịt, cá được xếp trong bao bì và đặt lên giá trong phòng lạnh. Dàn

lạnh là loại dàn tĩnh hoặc dàn quạt.

1.2.2. Phòng bảo quản đông (-18 ÷ -20)0C:

Dùng để bảo quản các loại thịt, cá, rau, quả đã được kết đông, nhiệt độ từ

(-18 ÷ -20)0C, nhiều khi đến -230C theo yêu cầu đặc biệt, độ ẩm (80 ÷ 90) % RH.

Dàn lạnh có thể là dàn tĩnh hoạc dàn quạt.

1.2.3. Phòng đa năng (-120C):

Được thiết kế có nhiệt độ là -120C nhưng khi cần có thể đưa lên 00C để bảo

quản lạnh hoặc đưa xuống -18 °C để bảo quản đông.

Có thể dùng phòng đa năng để gia lạnh cho sản phẩm. Dàn lạnh có thể là dàn tĩnh

hoặc dàn quạt.

1.2.4. Phòng gia lạnh (00C):

Dùng để gia lạnh (làm lạnh) sản phẩm từ nhiệt độ môi trường xuống đến

nhiệt độ bảo quản lạnh cần thiết để gia lanh sơ bộ cho các sản phẩm đông lạnh

trong phương pháp kết đông hai pha.

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 112 trang duykhanh 8800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Giáo trình Mô đun Thiết kế và lắp đặt hệ thống máy lạnh - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
van tiết lưu tự động. 
- Trình bày được nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động 
4 
 101 
của từng van 
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt van 
chặn, van điện từ, van tiết lưu tự động. 
Kỹ năng 
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dụng như 
bộ gia công ống, hàn ống 
- Lắp đặt đúng vị trí quy định trên bản thiết kế, đảm 
bảo kỹ, mỹ thuật và thời gian quy định 
4 
Thái độ 
- Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, nghiêm túc, 
cần thận, tỷ mỉ, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp. 
2 
Tổng 10 
* Ghi nhớ: 
1 - Quy trình lắp đặt van chặn, van điện từ, van tiết lưu tự động. 
2 - Nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của van chặn, van điện từ, van tiết lưu tự 
động. 
3 - Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt van chặn, van điện từ, van tiết lưu tự động. 
2.7. Thử bền, thử kín, hút chân không hệ thống: 
2.7.1. Áp suất thử: 
Theo quy định, áp suất các thiết bị áp lực như sau: Áp suất thử kín bằng áp 
suất làm việc, áp suất thử bền bằng 1,5 lần áp suất làm việc. Trên cơ sở đó có thể 
tiến hành thử áp suất các thiết bị theo các số liệu nêu ở bảng dưới đây. 
* Tại nơi chế tạo: 
 Bảng 3.6 - Áp suất thử kín và thử bền: 
Hệ thống lạnh Phía 
Áp suất thử, bar 
Thử bền 
bằng chất 
lỏng 
Thử kín 
bằng chất 
khí 
Hệ thống NH3 và R22 
Cao áp 25 16 
Hạ áp 16 10 
Hệ thống R12 
Cao áp 24 16 
Hạ áp 15 10 
* Tại nơi lắp đặt 
 Bảng 3.7 - Áp suất thử kín và thử bền: 
Hệ thống lạnh Phía 
Áp suất thử, bar 
Thử bền 
bằng chất 
Thử kín 
bằng chất 
 102 
lỏng khí 
Hệ thống NH3 và R22 
Cao áp 25 18 
Hạ áp 15 12 
Hệ thống R12 
Cao áp 24 15 
Hạ áp 15 10 
Để thử các hệ thống lạnh thường người ta sử dụng: Khí nén, khí CO2 hoặc 
N2. 
Đối với hệ thống NH3 không được sử dụng CO2 vì gây phản ứng hóa học. 
- Đối với frêon không được dùng không khí vì hơi nước trong không khí gây 
tắc ẩm. 
- Khi dùng không khí để thử trong hệ thống NH3 thì phải sử dụng một máy 
nén riêng, không được sử dụng máy nén lạnh để nén tạo áp suất vì nhiệt độ đầu đẩy 
quá lớn làm cháy dầu máy lạnh. Điểm tự bốc cháy của máy lạnh khoảng 180  
2000C, nếu nén không khí từ 160C lên 10kG/cm2 nhiệt độ có thể đạt 2600C vượt 
quá nhiệt độ tự bốc cháy của dầu. 
- Khi nối với bình N2 không được nối trực tiếp mà phải qua 01 van giảm áp 
- Khi thử phải đóng các van nối với các rơle áp suất cao, áp suất thấp, hiệu 
áp suất dầu nếu không sẽ làm hỏng thiết bị. 
- Khi nén khí để thử nếu nhiệt độ khí nén tăng cao phải dừng ngay cho khí 
nén nguội rồi nén tiếp, không được để cho nhiệt độ tăng cao. 
- Đối với hệ thống có mạch điều khiển van điện từ, van tiết lưu tự động thì 
phải mở thông mạch bằng tay, đối với mạch tự động muốn thông mạch phải mở 
van điện từ bằng tay. 
- Sau khi thử mở van xả để thải bụi ra ngoài. Nếu hệ thống frêon thì dùng 
bơm chân không đồng thời xả nước ra ngoài. 
- Sau khi hút chân không đạt 700mmHg cần thử chân không bằng cách ngâm 
như vậy trong 24 giờ. Nếu áp suất lên ít hơn 5mmHg coi như đạt yêu cầu. 
Cần lưu ý trường hợp sử dụng R22, khi nhiệt độ lên 153  140
0C nếu thành 
phần hơi nước trên 100ppm sẽ có sự thủy phân tạo nên axít clohydric và axit 
florhydric làm giảm chất lượng dầu, ăn mòn đường ống, ăn mòn chi tiết máy lạnh 
gây nên hỏng hóc. 
2.7.2. Quy trình thử nghiệm: 
2.7.2.1. Thử bền: 
- Chuẩn bị thử: Cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van (trừ van xả), nối 
bình khí (hoặc N2) qua van giảm áp. 
- Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp suất thử bền cho phía cao áp và hạ áp 
- Duy trì áp suất thử trong vòng 5 phút rồi giảm dần đến áp suất thử kín 
 103 
Tuy nhiên cần lưu ý, máy nén và thiết bị đã được thử bền tại nơi chế tạo rồi 
nên có thể không cần thử bền lại lần nữa, mà chỉ thử hệ thống đường ống, mối hàn. 
2.7.2.2. Thử kín: 
- Nâng áp suất lên áp suất thử kín. 
- Duy trì áp lực thử trong vòng 24 giờ. Trong 6 giờ đầu áp suất thử giảm 
không quá 10% và sau đó không giảm. 
- Tiến hành thử bằng nước xà phòng. Khả năng rò rỉ trên đường ống nguyên 
rất ít xảy ra vì thế nên kiểm tra ở các mối hàn, mặt bích, nối van trước. Nếu đã thử 
hết mà không phát hiện vết xì hở mà áp suất vẫn giảm thì có thể kiểm tra trên 
đường ống. 
Khi không phát hiện được chỗ rò rỉ cần khoanh vùng để kiểm tra. 
Một điều cần lưu ý là áp suất trong hệ thống phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ 
môi trường, tức là phụ thuộc vào giờ trong ngày, vì vậy cần kiểm tra theo một thời 
điểm nhất định trong ngày. 
Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý. Tuyệt đối 
không được xử lý khi áp lực vẫn còn. 
Chỉ sau khi đã thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rỉ mới tiến hành bọc 
cách nhiệt đường ống và thiết bị. 
2.7.2.3. Hút chân không: 
Việc hút chân không được tiến hành nhiều lần mới đảm bảo hút kiệt không 
khí và hơi ẩm có trong hệ thống đường ống và thiết bị. Duy trì áp lực từ 50  75 
cmHg trong 24 giờ, trong 6 giờ đầu áp lực cho phép tăng 50% nhưng sau đó không 
tăng. 
* Các bước và cách thức thực hiện công việc: 
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ: 
(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV) 
TT Loại trang thiết bị Số lượng 
1 Mô hình kho lạnh 5 bộ 
2 Chai N2 + dây gas + đầu nạp 5 bộ 
3 Xà phòng + chai đựng 5 bộ 
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: 
2.1. Qui trình tổng quát: 
TT Tên các 
bước 
công việc 
Thiết bị - dụng 
cụ, vật tư 
Tiêu chuẩn thực 
hiện công việc 
Lỗi thường gặp, 
cách khắc phục 
 104 
1 Thử bền Chai N2 + dây 
gas + đầu nạp, 
clê, mỏ lết 
Thực hiện đúng quy 
trình 
Thử đúng áp và thời 
gian thử theo quy 
định 
Thử chưa đủ áp 
Không cô lập máy 
nén và thiết bị bảo 
vệ, thiết bị đo áp 
suất thấp 
2 Thử kín Chai N2 + dây 
gas + đầu nạp, 
clê, mỏ lết 
Thực hiện đúng quy 
trình 
Thử đúng áp và thời 
gian thử theo quy 
định 
Thử không hết các 
vị trí. Cần đánh dấu 
các vị trí đã thử 
3 Hút chân 
không 
Bơm chân 
không, bộ đồng 
hồ nạp gas 3 
dây 
Thực hiện đúng quy 
trình 
Đảm bảo áp suất hút 
tới chân không 
Thực hiện sai quy 
trình 
Lắp sai vị trí dây 
gas của bộ đồng hồ 
nạp gas. 
2.2. Qui trình cụ thể: 
1 - Thử bền: 
+ Cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van (trừ van xả), nối bình khí 
(hoặc N2) qua van giảm áp 
+ Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp suất thử bền cho phía cao áp và hạ áp 
+ Duy trì áp suất thử trong vòng 5 phút rồi giảm dần đến áp suất thử kín 
2 - Thử kín: 
+ Nâng áp suất lên áp suất thử kín. 
+ Duy trì áp lực thử trong vòng 24 giờ. Trong 6 giờ đầu áp suất thử giảm 
không quá 10% và sau đó không giảm. 
+ Tiến hành thử bằng nước xà phòng 
+ Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý 
3 - Hút chân không: 
+ Nối bơm chân không vào hệ thống qua bộ đồng hồ nạp gas 3 dây 
+ Cấp điện chạy bơm chân không. Duy trì áp lực từ 50  75 cmHg trong 24 
giờ, trong 6 giờ đầu áp lực cho phép tăng 50% nhưng sau đó không tăng 
* Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: 
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư. 
2. Chia nhóm: 
 Mỗi nhóm 4 SV thực hành trên 1 mô hình 
 105 
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể. 
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
 Mục tiêu Nội dung Điểm 
Kiến thức 
- Trình bày được ý nghĩa của các quá trình thử bền, 
thử kín, hút chân không 
- Trình bày được quy trình thử bền, thử kín, hút chân 
không 
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi - Trình bày 
được ý nghĩa của các quá trình thử bền, thử kín, hút 
chân không 
4 
Kỹ năng 
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ chuyên dụng 
- Thử bền, thử kín, hút chân không đúng yêu cầu kỹ 
thuật, đảm bảo thời gian quy định 
4 
Thái độ 
- Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, nghiêm túc, 
cần thận, tỷ mỉ, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp. 
2 
Tổng 10 
* Ghi nhớ: 
1 - Quy trình lắp đặt thử bền, thử kín, hút chân không các thông số áp suất khi thực 
hiện thử bền, thử kín, hút chân không. 
2 - Các quy định khi thử bền, thử kín, hút chân không. 
3 - Các yêu cầu kỹ thuật khi thử bền, thử kín, hút chân không. 
2.8. Nạp môi chất và chạy rà hệ thống: 
2.8.1. Xác định lượng môi chất cần nạp: 
Để nạp môi chất trước hết cần xác định lượng môi chất cần thiết nạp vào hệ 
thống. Việc nạp môi chất quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến năng suất và hiệu 
quả của hệ thống. 
- Nạp môi chất quá ít: Môi chất không đủ cho hoạt động bình thường của hệ 
thống dẫn đến dàn lạnh không đủ môi chất, năng suất lạnh hệ thống giảm, chế độ 
làm lạnh không đạt (thời gian kéo dài)... Mặt khác, nếu thiếu môi chất lưu lượng 
tiết lưu giảm do đó độ quá nhiệt tăng làm cho nhiệt độ đầu đẩy tăng lên. 
- Nếu nạp môi chất quá nhiều: Bình chứa không chứa hết dẫn đến một lượng 
lỏng sẽ nằm ở thiết bị ngưng tụ, làm giảm diện tích trao đổi nhiệt, áp suất ngưng tụ 
tăng, máy có thể bị quá tải. 
Có nhiều phương pháp xác định lượng môi chất cần nạp, Tuy nhiên trên thực 
tế cách xác định hợp lý và chính xác nhất là xác định lượng môi chất trên từng thiết 
bị khi hệ thống đang hoạt động. Ở mỗi một thiết bị môi chất thường ở hai trạng 
 106 
thái: Phía trên là hơi, ở dưới là lỏng, rõ ràng khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng 
mới đáng kể còn khối lượng môi chất ở trạng thái hơi không lớn, nên chỉ cần xác 
định lượng lỏng ở thiết bị khi hệ thống đang hoạt động ở chế độ ở chế độ nhiệt bình 
thường. Sau đó có thể nhân thêm 10  15% khi tính đến môi chất ở trạng thái hơi. 
Theo kinh nghiệm số lượng phần trăm chứa môi chất lỏng trong các thiết bị 
cụ thể như sau: 
- Bình chứa cao áp: 20% 
- Bình trung gian nằm ngang: 90% 
- Bình trung gian kiểu đứng: 60% 
- Bình tách dầu: 0% 
- Bình tách lỏng: 20% 
- Dàn lạnh làm việc theo kiểu ngập lỏng: 80  100% 
- Dàn lạnh cấp dịch theo kiểu tiết lưu trực tiếp: 30% 
- Thiết bị ngưng tụ: 10% 
- Bình chứa hạ áp: 60% 
- Đường cấp dịch: 100% 
- Bình giữ mức lỏng: 60% 
Khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng trên toàn hệ thống: 
G1 =  iii ρ.V.a 
ai - Số lượng phần trăm không gian chứa lỏng ở từng thiết bị, % 
Vi - Dung tích của thiết bị thứ i, m
3 
 i - Khối lượng riêng của môi chất lỏng ở trạng thái của thiết bị thứ i, kg/m
3 
Khối lượng môi chất của hệ thống nhiều hơn lượng môi chất G do còn một 
lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị, lượng này chiếm 10  15% lượng 
lỏng. Vì thế lượng môi chất cần nạp là: G = G1.k 
k - hệ số dự phòng tính đến lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị. 
2.8.2. Nạp môi chất cho hệ thống lạnh: 
Có hai phương pháp nạp môi chất: Nạp theo đường hút (nạp hơi) và nạp theo 
đường cấp dịch (nạp lỏng). 
2.8.2.1. Nạp môi chất theo đường hút: 
Nạp môi chất theo đường hút thường được áp dụng cho hệ thống lạnh có 
công suất nhỏ. Phương pháp này có các đặc điểm sau: 
- Thời gian nạp lâu, lượng môi chất nạp ít 
- Chỉ áp dụng cho máy công suất nhỏ 
- Việc nạp môi chất khi hệ thống đang hoạt động 
 107 
* Trình tự thực hiện: 
- Nối bình môi chất vào đầu hút máy nén qua bộ đồng hồ áp suất 
- Dùng môi chất đuổi hết không khí trong ống nối (dây gas) 
- Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường ống hút và hệ thống 
- Theo dõi lượng băng bám trên thân máy, kiểm tra dòng điện của máy nén 
và áp suất đầu hút không quá 3kG/cm2. 
- Khi nạp môi chất cần chú ý không được để cho lỏng bị hút về máy nén gây 
hiện tượng va đập thủy lực rất nguy hiểm. Vì vậy trong quá trình nạp không được 
dốc ngược hoặc nghiêng bình và tốt nhất bình môi chất nên đặt thấp hơn máy nén. 
Trong quá trình nạp có thể theo dõi lượng môi chất nạp bằng cách đặt bình 
môi chất trên cân đĩa. 
2.8.2.1.Nạp môi chất theo đường lỏng: 
Việc nạp môi chất theo đường cấp gas lỏng được thực hiện cho các hệ thống 
lớn. Phương pháp này có đặc điểm như: Nạp dưới dạng lỏng, lượng gas nạp nhiều, 
thời gian nạp nhanh. 
 Hình 3.19 - Sơ đồ nạp môi chất theo đường cấp lỏng 
a - Bình môi chất; b - Bộ đồng hồ nạp môi chất; c - Bình chứa; d - Bộ 
lọc ẩm 
Hình 3.18 - Sơ đồ nạp môi chất theo đường hút 
 108 
* Các bước và cách thức thực hiện công việc: 
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ: 
(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV) 
TT Loại trang thiết bị Số lượng 
1 Mô hình kho lạnh 5 bộ 
2 Gas lạnh (đúng chủng loại) 5 bình 
3 Bộ đồng hồ nạp gas 3 dây 5 bộ 
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: 
2.1. Qui trình tổng quát: 
TT Tên các 
bước 
công việc 
Thiết bị - dụng 
cụ, vật tư 
Tiêu chuẩn thực 
hiện công việc 
Lỗi thường gặp, 
cách khắc phục 
1 Xác định 
lượng 
môi chất 
cần nạp 
Giấy, bút, mô 
hình kho lạnh 
Xác định chính xác 
lượng gas cần nạp 
vào hệ thống 
Tính toán nhầm 
lượng gas. Cần xác 
định tỷ mỷ hơn 
2 Nạp gas 
theo 
đường 
hơi hoặc 
đường 
lỏng 
Gas lạnh (đúng 
chủng loại), Bộ 
đồng hồ nạp 
gas 3 dây 
Thực hiện đúng quy 
trình 
Nạp đủ lượng gas cho 
hệ thống 
Không đuổi khí dây 
gas. Xem lại trình 
tự khi nạp gas 
3 Chạy rà 
hệ thống 
Dây nguồn, 
Ampe kìm, 
đồng hồ đo 
điện áp 
Đúng quy trình vận 
hành 
Vận hành sai quy 
trình. 
2.2. Qui trình cụ thể: 
1 - Xác định lượng môi chất cần nạp: 
+ Xác định thể tích bình chứa cao áp 
+ Xác định thể tích bình chứa thấp áp 
+ Xác định thể tích bình trung gian 
+ Xác định thể tích thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi 
+ Xác định thể tích đường ống 
2 - Nạp gas theo đường hơi hoặc đường lỏng: 
+ Thay bơm chân không bằng chai gas 
+ Đuổi khí dây gas 
 109 
+ Nạp gas 
3 - Chạy rà hệ thống: 
+ Cấp nguồn cho hệ thống 
+ Vận hành 
+ Ghi chép các thông số làm việc (áp suất cao, áp suất thấp, dòng làm việc 
máy nén) 
* Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: 
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư. 
2. Chia nhóm: 
 Mỗi nhóm 4 SV thực hành trên 1 mô hình 
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể. 
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
 Mục tiêu Nội dung Điểm 
Kiến thức 
- Trình bày được lượng gas nạp vào các thiết bị trong 
hệ thống. 
- Tính toán được dung tích các thiết bị chứa gas 
- Nêu được trình tự nạp gas theo đường hơi và theo 
đường lỏng. 
- Trình bày được quy vận hành máy 
4 
Kỹ năng 
- Nạp gas đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, 
an toàn cho người và thiết bị. 
- Vận hành đúng quy trình 
4 
Thái độ 
- Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, nghiêm túc, 
cần thận, tỷ mỉ, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp. 
2 
Tổng 10 
* Ghi nhớ: 
1 - Quy trình nạp gas và các yêu cầu kỹ thuật khi nạp gas 
2 - Quy trình vận hành hệ thống lạnh kho lạnh 
* Kiểm tra cuối bài: 
1. Kiểm tra độ chắc chắn của các mối lắp ghép 
2. Kiểm tra độ kín 
3. Kiểm tra các thông số làm việc của hệ thống 
 110 
BÀI 4: KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN 
1. Kiểm tra kết quả tính toán 
2. Kiểm tra nội dung, hình thức thể hiện bản vẽ 
3. Kiểm tra kết quả lắp đặt. 
 111 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Văn Tùy – Nguyễn Đức Lợi - Kỹ thuật lạnh cơ sở – NXB Giáo dục, Hà 
Nội, 1996 
2. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Đinh Văn Thuận – Kỹ thuật lạnh ứng dụng. 
NXB Giáo dục, Hà Nội 1995 
3. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy – Máy và thiết bị lạnh. NXB Giáo dục, Hà Nội 
1999 
4. Nguyễn Đức Lợi – Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. NXB Khoa học kỹ thuật, 
Hà Nội 1999 
5. Đinh Văn Thuận, Võ Chí Chính – Hệ thống máy và thiết bị lạnh. NXB Khoa học 
kỹ thuật, Hà Nội 2007 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thiet_ke_va_lap_dat_he_thong_may_lanh_ky_t.pdf