Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng

Nguyên lý làm việc của bàn là không có bộ phận phun nước:

Bàn là không có bộ phận phun nước được trình bày theo sơ đồ mạch điện

hình 1.2. Điều chỉnh nhiệt độ bằng rơ le nhiệt 0CR làm cho tiếp điểm của rơ le

SW1 đóng lại, mạch điện được kín mạch. Dây điện trở R1 được cấp điện, đồng

thời đèn báo hiệu led sáng. Tuỳ vị trí điều chỉnh rơ le nhiệt 0CR để trục ví 3 thay

đổi khoảng cách vị trí tiếp điểm SW1 của rơ le nhiệt theo các loại bàn là mà có

nhiệt độ làm việc khác nhau. Trong một khoảng thời gian nhất định, mặt ủi nóng

lên, thanh lưỡng kim 2 của rơ le nhiệt cong lên đến nhiệt độ xác định, nó sẽ đẩy

tiếp điểm SW1 làm hở mạch điện, dây điện trở R1 mất điện, đồng thời đèn báo

hiệu led tắt. Sau một khoảng thời gian bàn ủi giảm nhiệt độ, thanh lưỡng kim 2

nguội đi, trở về vị trí ban đầu, tiếp điểm SW1 của rơ le nhiệt tự động đóng lại,

dây điện trở R1 lại được cấp điện, đèn báo hiệu led sáng. Cứ như vậy chương

trình hoạt động của bàn là sẽ lặp đi lặp lại theo nguyên lý trên. Thời gian đóng

mở của rơ le OCR nhiệt phụ thuộc vào việc điều chỉnh trục vít 3, được gắn vào

mâm xoay hay núm điều chỉnh tuỳ thuộc vào chất liệu vải mà trên mâm xoay

nhà chế tạo đã chỉ những vị trí điều chỉnh nhiệt độ.

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang duykhanh 16400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng

Giáo trình Mô đun Thiết bị nhiệt gia dụng - Điện dân dụng
ấy ký 
hiệu tên (được ghi trên thân của linh kiện) của phần tử công suất bị hỏng và mua 
theo đúng ký hiệu của nó hoặc tương đương. 
Bước 4: Tháo phần tử công suất. 
Dùng mỏ hàn kết hợp với dụng cụ hút thiếc, để hút sạch thiếc trên các 
chân của phần tử công suất bị hỏng. 
Dùng tuốc nơ vít tháo ốc vít để tách rời phần tử công suất ra khỏi tấm tản nhiệt. 
Khi đã tháo được phần tử công suất ta lấy phân tử công suất tương đương dùng 
kìm bẻ các chân của phần tử công suất mới sao cho cũng kích thước với phần tử 
công suất bị hỏng. 
Trước khi lắp phần tử công suất mới ta phải bôi keo tản nhiệt (ở mặt lưng 
của phần tử công suất). 
47 
 Đặt phần tử công suất vào vị trí trên tấm tản nhiệt và trên bo mạch, dùng 
tuốc nơ vít vặn chặt ốc vít để cho phần tử công suất tiếo xúc đều trên bề mặt tấm 
tản nhiệt. 
Dùng mỏ hàn kết hợp với thiếc hàn, hàn các chân của phần tử công suất 
điều khiển lượng thiếc sao cho ăn đều trên chân của phần tử công suất và phủ 
đều trên mạch in. 
3.2.2. Sửa chữa mạch điều khiển: 
Mạch điều khiển chủ yếu xảy ra một số sự cố sau: 
- Bếp không khởi động được: Trường hợp một bị hở mạch hoặc hỏng 
cảm biến nhiệt (cảm biến nhiệt thường được sử dụng đi ốt muỗi). Trường hợp 
hai hư hỏng ở mạch tiền khuếch đại (mạch tiền khuếch đại thường được đứng 
trước mạch công suất). 
Bước 1: Kiểm tra mạch điện cảm biến nhiệt. 
Dùng đồng hồ vạn năng để thang Rx1 kiểm tra dây dẫn từ cảm biến tới bo 
mạch chính. 
+ Nếu kim đồng hồ lên chỉ ≈0Ω → dây dẫn còn tốt. 
+ Nếu kim đồng hồ không lên chỉ ∞Ω → dây dẫn bị đứt → thay dây dẫn 
mới. 
Dùng mắt quan sát các điểm hàn trên bo mạch chính và trên cảm biến 
xem có bị lỏng (bị lỏng chân) nếu mối hàn bị lỏng thì lấy mỏ hàn hàn lại cho 
chắc chắn. 
Nếu các bước kiểm tra trên đều tốt thì ta tiến hành kiểm tra cảm biến 
nhiệt. Tháo cảm biến ra khỏi bo mạch chính → dùng đồng hồ vạn năng để thang 
Rx10 đo có đảo chiều trên hai chân của cảm biến. 
+ Nếu thấy kim đồng hồ lên chỉ giá trị từ ≈300Ω đến 500 Ω → cảm biến 
còn tốt. 
+ Nếu kim đồng hồ không lên chỉ ≈0Ω → cảm biến bị hỏng. 
Khi kiểm tra và tiến hành sửa chữa xong mạch cảm biến ta lắp lại các chi 
tiết bếp và tiến hành khởi động xem bếp có hoạt động không. Nếu bếp không 
hoạt động ta tiến hành bước hai là kiểm tra và sửa chữa mạch tiền khuếch đại. 
Bước 2: Mạch tiền khuếch đại thông thường được sử dụng hai transistor 
C8050 và A8550. 
Sử dụng đồng hồ vạn năng để 
thang Rx10 kiểm tra tốt xấu hai 
transistor Q1 và Q2 
+ Tất cả các lần đo kim đồng hồ 
đều chỉ 0  là transistor đã bị chập 
(đánh thủng). 
+ Tất cả các lần đo kim đồng hồ 
đều không lên là transistor đã bị cháy 
hoặc đứt. 
R2 5R6
Q2
A8550
R1
10K
Port 14 IC HT46R47
Q1
C8050
G- IGBT
+12V
Hình 8.7: Sơ đồ mạch điện tiền 
khuếch đại. 
+ Kết quả đo cho điện trở thuận bình thường, nhưng điện trở nghịch của 
nó không lớn như yêu cầu là transistor đã bị rò. 
48 
 + Nếu trường hợp hai transistor còn tốt thì ta phải kiểm tra điện trở ghép 
tầng R2 (ghép giữa tầng tiền khuếch đại với tầng khuếch đại công suất). Sử dụng 
đồng hồ vạn năng để thang đo Rx1. 
- Không chuyển được các chế độ nấu trên phím chức năng: 
- Bếp đang nấu thì dừng vì quá nhiệt ở tầng công suất. 
- Bếp nấu đến nhiệt độ định mức mà không dừng. 
3.2.3. Sửa chữa mạch nguồn: 
3.3. Sửa chữa dây dẫn và phích cắm: 
Thông thường do sử dụng lâu ngày, kết hợp với sự di chuyển của bếp từ, 
làm vị trí cố định cứng jắc cắm cũng như phích cắm bị bẻ đi bẻ lại dẫn đến đứt 
ngậm bên trong. 
- Dùng đồng hồ đo điện trở để ở thang X1 đo thông mạch dây dẫn phích cắm. 
+ Nếu Rdd 0 dây dẫn còn tốt. 
+ Nếu Rdd= dây dẫn bị đứt. 
- Trong trường hợp bị đứt ngậm thì không nên cắt bỏ jắc cắm trước mà nên cắt 
bỏ phích cắm rồi sau đó đo thông mạch nếu có kết quả thông mạch tốt thì chúng 
ta thay một phích cắm rời có tham số kỹ thuật tương đương để tiết kiệm được 
một phần kinh tế trong khi mua dây dẫn phích cắm mới với giá thành rất cao. 
Với phần jắc cắm thường được đúc kín với dây dẫn nên việc khắc phục tại vị trí 
này là rất khó, nếu có cắt rời giữa jắc cắm và dây dẫn để xử lý thì tính thẩm mỹ 
là không cao mà có thể mất an toàn trong khi sử dụng. 
- Việc cắt bỏ phích cắm rồi đo lại thông mạch nếu kết quả thông mạch không đạt 
yêu cầu thì nên thay dây dẫn phích cắm mới. Lấy tham số kỹ thuật của dây dẫn 
phích cắm bị hỏng, thay dây dẫn phích cắm mới tương đương. 
BÀI 9 
 SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG LÒ VI SÓNG 
Mã bài: 32.09 
Giới thiệu: 
Mục tiêu: 
- Trình bày được công dụng và các qui tắc cần thiết khi sử dụng lò vi sóng 
- Trình bày được qui trình và phương pháp bảo dưỡng lò vi sóng. 
- Bảo dưỡng được lò vi sóng theo đúng qui trình và yêu cầu kỹ thuật. 
- Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập 
1. Công dụng và các qui tắc cần thiết khi sử dụng lò vi sóng. 
Mục tiêu: 
1.1. Công dụng lò vi sóng: 
Sóng vi ba được sinh ra từ nguồn magnetron, được dẫn theo ống dẫn 
sóng, vào ngăn nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường của ngăn nấu, và bị 
hấp thụ bởi thức ăn. Sóng vi ba trong lò vi ba là các dao động của trường điện 
từ với tần số thường ở 2450 MHz (bước sóng cỡ 12,24 cm). Các phân tử thức ăn 
49 
(nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác) thường ở dạng lưỡng cực 
điện (có một đầu tích điện âm và đầu kia tích điện dương). Những lưỡng cực 
điện này có xu hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường ngoài. 
Khi điện trường dao động, các phân tử bị quay nhanh qua lại. Dao động quay 
được chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va chạm phân tử, làm 
nóng thức ăn. 
Vi sóng ở tần số 2450 MHz làm nóng hiệu quả nước lỏng, nhưng không 
hiệu quả với chất béo, đường và nước đá. Việc làm nóng này đôi khi bị nhầm 
với cộng hưởng với dao động riêng của nước, tuy nhiên thực tế cộng hưởng xảy 
ra ở tần số cao hơn, ở khoảng vài chục GHz. Các phân tử thủy tinh, một số 
loại nhựa hay giấy cũng khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2450 MHz. Nhờ 
đó, thức ăn có thể được đựng trong vật dụng bằng các vật liệu trên trong lò vi 
sóng, mà chỉ có thức ăn bị nấu chín. 
Ngăn nấu là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, 
đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Lưới kim loại thường được quan sát ở cửa 
lò vi ba. Các lỗ trên lưới này có kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng (12 cm), 
nên sóng vi ba không lọt ra, nhưng ánh sáng (ở bước sóng ngắn hơn nhiều) vẫn 
lọt qua được, giúp quan sát thức ăn bên trong. 
Đối với kim loại hay các chất dẫn điện, điện tử hay các hạt mang điện 
nằm trong các vật này đặc biệt linh động, và dễ dàng dao động nhanh theo biến 
đổi điện từ trường. Chúng có thể tạo ra ảnh điện của nguồn phát sóng, tạo nên 
điện trường mạnh giữa vật dẫn điện và nguồn điện, có thể gây ra tia lửa 
điện phóng giữa ảnh điện và nguồn, kèm theo nguy cơ cháy nổ. 
1.2. Các qui tắc cần thiết khi sử dụng lò vi sóng: 
- Không cho vật dụng bằng kim loại hoặc bát đĩa có trang trí hoa văn vào lò vi 
sóng, để tránh nguy cơ cháy nổ do phóng tai lửa điện. 
- Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi sóng; không dùng các 
đía chất dẻo thông thường. 
- Không cho lò hoạt động khi không có thức ăn hoặc nước trong lò; sóng không 
được hấp thụ bởi thức ăn sẽ tiếp tục được phản xạ qua lại và phá hủy lò. Nên 
thường xuyên để trong lò một cốc nước, bởi nếu người sử dụng không biết mà 
bật lò lên thì vẫn an toàn. 
- Những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng, thể tích bên trong khi nóng lên sẽ có áp 
suất tăng, dễ gây hiện tượng thức ăn phát nổ. Cần phải xăm lỗ, bóc vỏ để tránh 
hiện tượng này. Không luộc khi còn vỏ kín. 
- Nếu lò bị rơi, bị bẹp, phải đưa đi kiểm tra cửa lò có bị hở không. Ngăn chứa 
thức ăn phải đảm bảo “độ kín” đối với vi sóng để sóng không lọt ra ngoài. 
- Khi đun nấu bằng lò vi sóng, cần kiểm tra độ chín đều. Người ta đã phát hiện 
được vi khuẩn (gây bệnh đường ruột) trong một số trứng trần đun bằng lò vi 
sóng, so nhiệt không phân bố đều. 
- Một số chất độc, có thể gây bệnh nguy hiểm như, từ bao gói và nhãn bao như 
adipate, phtalate, benzophenone có thể thôi sang thức ăn đun nấu bằng lò vi 
sóng. Do đó cần tách bỏ bao bì khỏi thức ăn khi cho vào lò. 
50 
- Không dùng lò vi sóng để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói. Những thực 
phẩm này chứa nhiều nitrit. Nếu được đun bằng lò vi sóng, nitrit sẽ trở thành các 
nitrosamin – những phần tử có thể gây ung thư rất mạnh. 
- Một điều quan trọng nữa là luôn đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản 
xuất. 
2. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng lò vi sóng. 
Mục tiêu: 
2.1. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng công tắc hành trình: 
2.2. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng quạt làm mát: 
2.3. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng hệ thống động cơ quay đĩa: 
2.4. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng bộ chỉnh định thời gian: 
3. Bảo dưỡng lò vi sóng. 
Mục tiêu: 
3.1. Bảo dưỡng hệ thống công tắc bảo vệ (công tắc hành trình): 
3.2. Bảo dưỡng quạt làm mát: 
3.3. Bảo dưỡng hệ thống động cơ quay đĩa: 
3.4. Bảo dưỡng hệ thống bộ chỉnh định thời gian: 
BÀI 10 
 SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG BẾP ĐIỆN QUANG 
Mã bài: 32.10 
Giới thiệu: 
Mục tiêu: 
- Trình bày được công dụng và cách sử dụng bếp điện quang 
- Trình bày được qui trình và phương pháp bảo dưỡng bếp điện quang. 
- Bảo dưỡng được bếp điện quang theo đúng qui trình và yêu cầu kỹ thuật. 
- Rèn luyện tính tư duy, sáng tạo và đảm bảo an toàn trong quá trình học tập 
1. Công dụng của bếp điện quang. 
Mục tiêu: 
1.1. Phạm vi ứng dụng của bếp điện quang: 
1.2. Công dụng của bếp điện quang: 
51 
So với các loại bếp thông thường như bếp ga, bếp điện, bếp điện từ thì 
bếp hồng ngoại có nhiều đặc điểm ưu việt hơn hẳn. Có thể dùng dụng cụ bằng 
gốm, sứ, đất nung, kim loại để nấu nướng trên bếp hồng ngoại. Đặc điểm 
chung của bếp điện từ và bếp hồng ngoại là thời gian sôi rất nhanh, đa tính năng. 
Tuy nhiên, bếp hồng ngoại có chức năng hẹn giờ tắt, có nhiều chế độ nấu tự 
động, không kén nồi, có chế độ kiểm soát an toàn khi nhiệt độ bếp lên cao. 
Trong khi đó bếp điện từ chủ yếu sử dụng các nút điều khiển bằng tay, chỉ dùng 
được với dụng cụ nấu bằng kim loại chuyên dụng nên ít tiện lợi hơn. 
Có lẽ chúng ta nghĩ rằng chỉ có thể nướng thực phẩm một cách tiện lợi 
trên lò than hồng rực hoặc với chiếc lò nướng hiện đại? Thực ra, bếp hồng ngoại 
ngoài các chức năng nấu, chiên, xào thông thường còn dễ dàng biến thành chiếc 
lò nướng tiện dụng trong tích tắc. Chúng ta có thể sử dụng một chiếc vỉ nướng 
chuyên dụng để nướng các loại hải sản như tôm, cua, cá, ghẹ một cách an 
toàn và hiệu quả. Loại bếp hồng ngoại của Nhật còn có thể nướng trực tiếp ngay 
trên mặt bếp, rã đông thực phẩm, sưởi ấm tay chân khi thời tiết lạnh. Trong quá 
trình sử dụng, công suất tiêu thụ điện trên bếp sẽ cho chúng ta biết ngay lượng 
điện năng tiêu thụ. 
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bếp điện quang. 
Mục tiêu: 
2.1. Cấu tạo của bếp điện quang: 
Bề mặt bếp hồng ngoại được cấu tạo bởi chất liệu ceramic, thủy tinh chịu 
nhiệt nên dễ lau chùi, rất an toàn nhờ hệ thống kiểm soát nhiệt chính xác và 
không gây khói. Về chức năng nấu, nếu chúng ta sử dụng nồi thủy tinh sẽ không 
phải lo tình trạng ố vàng vì bếp hồng ngoại không tạo khí C02 gây ảnh hưởng 
đến sức khỏe trong khi nấu nướng. Sử dụng công nghệ thấu kính hội tụ ánh sáng 
phát sinh nhiệt từ bóng đèn halogen bên trong bếp nên khi nấu nướng sẽ vẫn giữ 
cho xoong nồi luôn sáng như mới. Bạn có thể sử dụng những dụng cụ chứa có 
kích cỡ nhỏ như một chiếc ly sứ, đĩa inox, ly thủy tinh cùng đặt lên bếp đun, tiết 
kiệm thời gian đáng kể. 
2.2. Nguyên lý làm việc của bếp điện quang: 
3. Sử dụng bếp điện quang. 
Mục tiêu: 
3.1. Vận hành bếp điện quang: 
3.2. Các qui tắc khi sử dụng bếp điện quang: 
Công nghệ làm nóng của loại bếp halogen được thiết kế như sau: nguồn 
điện lưới sẽ làm sáng bóng đèn halogen với công suất dao động từ 400 – 
2.000W. Nhiệt lượng toả ra từ bóng đèn halogen được chuyển đổi thành năng 
lượng bước sóng ngắn làm nóng mặt bếp.Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng cần 
chú ý những điểm sau: 
- Không đổ nước lên mặt bếp, nếu bếp bẩn nên dùng khăn ẩm và mềm để lau 
mặt bếp. 
52 
- Khi thức ăn bị trào ra ngoài hay bị cháy, không nên nhấc nồi ra trước mà phải 
tắt b Công nghệ làm nóng của loại bếp halogen được thiết kế như sau: nguồn 
điện lưới sẽ làm sáng bóng đèn halogen với công suất dao động từ 400 – 
2.000W. Nhiệt lượng toả ra từ bóng đèn halogen được chuyển đổi thành năng 
lượng bước sóng ngắn làm nóng mặt bếp. 
Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng cần chú ý những điểm sau: 
- Không đổ nước lên mặt bếp, nếu bếp bẩn nên dùng khăn ẩm và mềm để lau 
mặt bếp. 
- Khi thức ăn bị trào ra ngoài hay bị cháy, không nên nhấc nồi ra trước mà phải 
tắt bếp trước, cho bếp nguội rồi mới nhấc nồi ra. 
- Không sờ tay vào mặt bếp sau khi nấu vì nhiệt độ nồi truyền sang sẽ gây bỏng. 
- Không dịch chuyển bếp khi đang nấu. 
- Không sử dụng bếp ở những nơi dễ cháy và gần chất gây nổ. Không đặt bếp 
gần nguồn nước hoặc nơi ẩm ướt. Nơi đặt bếp cách tường 10cm, tránh cản lỗ 
thông gió của bếp. 
- Khi mất điện đột ngột hoặc không sử dụng bếp thì nên rút dây ra khỏi phích 
cắm. 
Hướng dẫn sử dụng: 
Bước1: Cắm điện. 
Bước 2: nhấn nút On/Off 
Lúc này bếp đang nấu ở chế độ 2000 W. Và ta có thể tăng giảm công suất tùy 
thích bằng các nốt cảm ứng ( + ) ( - ) 
Cũng có thể hẹn giờ tắt bằng cách bấm nút cảm ứng thời gian: 
Rồi chọn thời gian lâu hay nhanh bằng cách bấm hai nốt cảm ứng ( + ) ( - ). 
Cũng có thể Khóa bàn phím cho trẻ không nghịch bằng cách bấm nút cảm ứng: 
Để nấu nhanh chúng ta nên nấu ở nhiệt độ cao công suất cao 2000W 
Trong quá trình nấu bếp có chế độ tích kiệm điên, tránh lãng phí thường tắt mở 
liên tục tránh lãng phí điện năng vô ích. 
Sau khi nấu xong chỉ nhấn nút off, ko rút phích điện để quạt vẫn quay làm 
nguội bếp, sau khi quạt ngừng quay thì rút phích cắm bếp trước, cho bếp nguội 
rồi mới nhấc nồi ra. 
4. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng bếp điện quang. 
Mục tiêu: 
4.1. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng quạt làm mát: 
4.2. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng các điểm nối dây: 
4.3. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng các nút ấn: 
4.4. Qui trình và phương pháp bảo dưỡng mạch điện: 
5. Bảo dưỡng bếp điện quang. 
53 
Mục tiêu: 
5.1. Bảo dưỡng quạt làm mát trong bếp điện quang: 
5.2. Bảo dưỡng các điểm nối dây dẫn điện trong bếp điện quang: 
5.3. Bảo dưỡng các nút ấn trong bếp điện quang: 
5.4. Bảo dưỡng mạch điện trong bếp điện quang: 
54 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Vân Anh (dịch) - Sửa chữa những hư hỏng thông thường các loại máy điện 
gia dụng - NXB Tổng hợp Đồng Tháp - 1996 
- M.C. Givov: dịch Nguyễn Bình Dương - Sổ tay thợ lắp đặt điện trẻ - NXB 
Công nhân kỹ thuật. 
- Vũ Văn Tẩm - Giáo trình điện dân dụng và công nghiệp: Sách dùng cho các 
trường đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp - NXB Giáo dục - 2002 
- Vũ Văn Tẩm, Vân Anh - Sửa chữa những hư hỏng thông thường các loại máy 
điện gia dụng - NXB Tổng hợp Đồng Tháp - 1996 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thiet_bi_nhiet_gia_dung_dien_dan_dung.pdf