Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học

Mục tiêu:

- Trình bày được cơ chế lên men hiếu khí và lên men yếm khí

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men

A. Nội dung

1. Nguyên lý chung của quá trình lên men

Quá trình lên men là quá trình phân giải các chất hữu cơ có trong các chất

thải như: phân gia cầm, các phế phụ phẩm nông nghiệp, . Đây là quá trình phân

giải sinh học, các chất hữu cơ được hoai mục thành mùn hữu cơ.

Quá trình lên men được thực hiện bởi một nhóm các vi sinh vật trong đống

phân ủ bao gồm: vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn, Sự ổn định chất thải phần lớn

được kết thúc bằng hoạt động của vi khuẩn.

Trước tiên là các vi khuẩn ưa nhiệt xuất hiện và phát triển mạnh theo độ tăng

của nhiệt độ đống phân ủ, cùng với đó là sự phát triển của các loài nấm mốc ưa

nhiệt thường là khoảng 5 - 10 ngày sau khi ủ. Khi nhiệt độ lên đến 65 - 700C thì

phần lớn nấm mốc, xạ khuẩn và vi khuẩn sẽ bị chết, lúc này chỉ còn tồn tại các bào

tử của vi khuẩn. Cuối giai đoạn ủ các loài xạ khuẩn sẽ tạo thành từng đám màu

trắng hoặc màu xám trắng trên bề mặt khối ủ.7

Quá trình ủ chất thải được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí,

bao gồm các giai đoạn cơ bản sau đây:

 Giai đoạn 1: Các loài vi sinh vật bắt đầu làm quen với điều kiện môi

trường mới.

 Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển mạnh các vi khuẩn ưa nhiệt.

 Giai đoạn 3: Giai đoạn phát triển mạnh các vi sinh vật ưa nhiệt. Ở giai

đoạn này, các vi sinh vật gây bệnh đều bị tiêu diệt.

Các phản ứng sinh học xảy ra như sau:

1) Trong điều kiện hiếu khí:

(COHNS) + O2 + Vi sinh vật → CO2 + NH3 + Các sản phẩm khác + Năng

lượng

2) Trong điều kiện kỵ khí:

(COHNS) + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + H2S + NH3 + CH4

Cả hai quá trình trên đều tạo ra những tế bào vi sinh vật mới. Trong đó ở

điều kiện hiếu khí sinh khối được tạo ra nhiều hơn.

 Giai đoạn 4: Sau giai đoạn phát triển mạnh các vi sinh vật chịu nhiệt là

giai đoạn giảm dần nhiệt độ. Giai đoạn này bắt đầu một quá trình lên men

lần hai rất chậm và xảy ra quá trình mùn hóa chất thải.

Trong giai đoạn này xảy ra các phản ứng sau:

Nitrosomonas

NH4+ + 1,5O2 → NO2−+ 2H+ + H2O

Nitrobacter

NO2−+ 0,5O2 → NO3−

Kết hợp 2 phản ứng trên ta có:

NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ + H2O (1)

Trong tế bào vi sinh vật cũng xảy ra phản ứng:

NH4+ + 4CO2 + HCO3- + H2O → C5H7O2N + 5O2 (2)

Kết hợp 2 phản ứng (1) và (2) ta có:

22NH4+ + 37O2 + 4CO2 + HCO3-→ 21NO3- + C5H7O2N + 20H2O + 42H+

Các vi khuẩn Nitrosomonas sẽ chuyển NH4+ thành NO2- còn vi khuẩn

Nitrobacter chuyển NO2- thành NO3-, các vi khuẩn này rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ

trên 400C8

2. Cơ chế lên hiếu khí

Trong khi ủ phân, các vi sinh vật sẽ tiến hành phân hủy các chất cellulose,

glucose, protein, lipit có trong thành phần của phân chuồng. Trong khi ủ có hai

quá trình xảy ra đó là quá trình phá vỡ các hợp chất không chứa N và quá trình

khoáng hóa các hợp chất có chứa N. Chính do sự phân hủy này mà thành phần

phân chuồng thay đổi, có nhiều loại khí như H2, CH4, CO2, NH3, và hơi nước

thoát ra làm cho đống phân ngày càng giảm khối lượng.

Quá trình ủ phân gồm có 4 giai đoạn biến đổi:

 Giai đoạn phân tươi

 Giai đoạn phân hoai dang dở

 Giai đoạn phân hoai

 Giai đoạn phân chuyển sang dạng mùn

Khi ủ phân cần trộn thêm Super lân để giữ NH3, cơ chế giữ lại NH3 như sau:

Ca(H2PO4) + 4NH3 + H2O→ 2(NH4)2HPO4 + Ca(OH)2

Trong thực tiễn cũng có thể dùng tro trấu độn với phân gia cầm vì trong tro

tro trấu có chứa SiO2 có khả năng giữ NH3. Tuy nhiên ủ phân không nên dùng tro

bếp từ rơm, rạ trộn với phân gia cầm vì có thể tạo ra các chất kiềm mạnh theo cơ

chế như trong các phản ứng dưới đây:

CaO + H2O → Ca(OH)2

K2O + H2O → KOH

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 110 trang xuanhieu 7560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học

Giáo trình mô đun Sản xuất phân hữu cơ sinh học
nh (hoặc lý thuyết 
nếu là bài cung cấp kiến thức). 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
4.1. Đánh giá Bài tập/thực hành 3.2.1: Thực hiện chuẩn bị nguồn vi sinh 
phân hủy chất hữu cơ và khử mùi 
- Mục tiêu: Thực hiện chuẩn bị nguồn vi sinh phân hủy chất hữu cơ và khử 
mùi đạt hiệu quả cao. 
- Nguồn lực: Chế phẩm vi sinh vật, dụng cụ kiểm tra, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chuẩn bị nguồn vi sinh phân hủy chất hữu cơ 
và khử mùi. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Thu thập và phân tích ưu nhược điểm các chế phẩm vi sinh vật 
+ Lựa chọn chế phẩm vi sinh vật sử dụng sản xuất 
+ Kiểm tra đánh giá chế phẩm vi sinh vật 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thu 
thập, phân tích được ược nhược điểm các chế phẩm, lựa chọn được chế phẩm vi 
sinh vật phù hợp, đánh giá chất lượng chế phẩm đạt hiệu quả tốt. 
4.2. Đánh giá Bài tập/thực hành 3.2.2: Thực hiện xử lý sơ bộ nguyên liệu 
- Mục tiêu: Thực hiện được công việc xử lý sơ bộ nguyên liệu đúng yêu cầu 
kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Nguyên liệu, máy nghiền, máy trộn, vôi bột, nhân lực. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao xử lý sơ bộ nguyên liệu. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
 100 
+ Xác định số lượng nguyên liệu phối trộn 
+ Trộn nguyên liệu với vôi 
+ Vận chuyển nguyên liệu về nơi ủ 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định đúng số nguyên liệu phối trộn, trộn nguyên liệu với vôi và vận chuyển về nơi 
ủ đúng yêu cầu kỹ thuật. 
4.3. Đánh giá Bài tập/thực hành 3.3.1: Thực hiện phối trộn các nguyên 
phụ liệu 
- Mục tiêu: Thực hiện phối trộn được các nguyên phụ liệu đúng yêu cầu kỹ 
thuật và đảm bảo độ đồng đều. 
- Nguồn lực: Nguyên liệu, phụ liệu, máy nghiền, máy trộn, nhân lực. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao phối trộn nguyên phụ liệu. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Phối trộn nguyên phụ liệu thủ công 
+ Phối trộn nguyên phụ liệu cơ giới 
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thực 
hiện nguyên phụ liệu đúng tỷ lệ, yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo đồng đều. 
4.4. Đánh giá Bài tập/thực hành 3.3.2: Thực hiện ủ hỗn hợp nguyên phụ 
liệu bằng phương pháp thủ công 
- Mục tiêu: Thực hiện ủ nguyên phụ liệu bằng phương pháp thủ công đúng 
tỷ lệ và trình tự kỹ thuật, đảm bảo quá trình phân hủy phân tốt. 
- Nguồn lực: Nguyên liệu, phụ liệu (cây lá xanh), chế phẩm vi sinh cuốc, 
xẻng, cào, bạt, xô, chậu, thùng chứa, doa, nhân lực. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao thực hiện ủ nguyên phụ liệu bằng thủ công. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ 
+ Thực hiện ủ nguyên phụ liệu 
 101 
+ Theo dõi, kiểm tra đánh giá quá trình ủ 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thực 
hiện ủ nguyên phụ liệu đúng tỷ lệ, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng quá trình phân 
hủy phân diễn ra tốt. 
4.5. Đánh giá Bài tập/thực hành 3.3.3: Thực hiện ủ hỗn hợp nguyên phụ 
liệu bằng phương pháp cơ giới. 
- Mục tiêu: Thực hiện ủ nguyên phụ liệu bằng phương pháp cơ giới đúng tỷ 
lệ và trình tự kỹ thuật, đảm bảo quá trình phân hủy phân tốt. 
- Nguồn lực: Nguyên liệu, phụ liệu (cây lá xanh), chế phẩm vi sinh cuốc, 
máy trộn, máy ủ ổn định sinh hóa, túi nilon, hệ thống điều tiết oxy, xẻng, cào, bạt, 
xô, chậu, thùng chứa, doa, nhân lực. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao thực hiện ủ nguyên phụ liệu bằng cơ giới. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ, máy móc 
+ Thực hiện ủ nguyên phụ liệu 
+ Theo dõi, kiểm tra đánh giá quá trình ủ 
- Thời gian hoàn thành: 5 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thực 
hiện ủ nguyên phụ liệu đúng tỷ lệ, yêu cầu kỹ thuật và chất lượng quá trình phân 
hủy phân diễn ra tốt. 
4.6. Đánh giá Bài tập/thực hành 3.3.4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá chất 
lượng phân ủ 
- Mục tiêu: : Thực hiện kiểm tra, đánh giá được chất lượng phân ủ đúng thời 
điểm và đủ các chỉ tiêu. 
- Nguồn lực: Đống ủ, chế phẩm vi sinh, dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ kiểm tra, 
hệ thống điều tiết oxy, xẻng, cào, bạt, xô, chậu, thùng chứa, doa, nhân lực. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng phân ủ. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
 102 
+ Xác định thời điểm kiểm tra, đánh giá 
+ Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra, đánh giá 
+ Kiểm tra, đánh giá nhiệt độ, ẩm độ, pH trong quá trình ủ 
+ Kiểm tra độ chín của phân ủ 
+ Theo dõi điều chỉnh quá trình ủ 
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Phân 
ủ được kiểm tra đánh giá đúng thời điểm, đủ các chỉ tiêu theo yêu cầu kỹ thuật và 
điều chỉnh kịp thời để quá trình phân hủy phân diễn ra tốt. 
4.7. Đánh giá Bài tập/thực hành 3.3.5: Thực hiện thu hoạch và phối trộn 
nguyên phụ liệu 
- Mục tiêu: Thực hiện thu hoạch được phân thành phẩm đúng thời điểm và 
phối trộn được các phụ liệu bổ sung đúng tỷ lệ để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng 
sản phẩm cho từng loại cây trồng. 
- Nguồn lực: Đống ủ, Đạm, phân super lân, phân kali, máy xúc, máy nghiền, 
máy trộn, máy sấy, sàng, bao tải, nhân lực. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao thực hiện thu hoạch và phối trộn nguyên phụ liệu. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Thu hoạch phân ủ 
+ Phối trộn phụ liệu bổ sung (N, P, K) 
- Thời gian hoàn thành: 10 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Phân 
ủ được thu hoạch đúng thời điểm, chất lượng tốt, tính toán và bổ sung phụ liệu 
đúng tỷ lệ và trộn nguyên phụ liệu đồng đều. 
4.8. Đánh giá Bài tập/thực hành 3.4.1: Thực hiện kiểm tra, đánh giá chất 
lượng sản phẩm 
- Mục tiêu: Thực hiện kiểm tra, đánh giá được chất lượng sản phẩm đủ các 
chỉ tiêu, đúng kỹ thuật theo quy định TCVN hiện hành. 
- Nguồn lực: Phân thành phẩm, dụng phòng thí nghiệm, môi trường nuôi cấy 
vi sinh vật, các hóa chất cần thiết, nhân lực. 
 103 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao thực hiện kiểm tra, đánh giá nguyên liệu. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Kiểm tra, đánh giá nhiệt độ, pH 
+ Kiểm tra, đánh giá độ ẩm 
+ Kiểm tra, đánh giá mật độ vi sinh vật 
+ Kiểm tra, đánh giá (N, P, K) 
+ Kiểm tra, đánh giá kim loại nặng 
- Thời gian hoàn thành: 11 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Phân 
ủ được kiểm tra đánh giá đủ các chỉ tiêu nhiệt độ, ẩm độ, pH, mật độ vi sinh vật, N 
tổng số, P tổng số, K tổng số và một số kim loại nặng theo yêu cầu kỹ thuật và quy 
định TCVN. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Cơ chế lên men trong đống ủ 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được nguyên lý chung của 
quá trình lên men. 
1. Kiểm tra kết quả thảo luận của người 
học; 
2. Phân tích được cơ chế lên men hiếu 
khí; 
2. So sánh với tiêu chuẩn ủa cơ chế lên 
men; 
3. Phân tích được cơ chế lên men kỵ 
khí;; 
3. So sánh với tiêu chuẩn ủa cơ chế lên 
men 
4. Liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng 
đến quá trình lên men; 
4. Kiểm tra các yếu tố người học liệt kê và 
so sánh với quy trình; 
5. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
6. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
6. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
 104 
5.2. Bài 2. Chuẩn bị máy móc, dụng cụ và nguyên liệu 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được nguồn chế phẩm vi 
sinh vật có trên thị trường. 
1. Kiểm tra tên các chế phẩm; 
2. Xác định đúng đặc điểm của từng 
loại chế phẩm vi sinh; 
2. Kiểm tra kết quả đánh giá đặc điểm của 
từng loại chế phẩm; 
3. Sự phù hợp của chế phẩm so với 
đặc điểm của quá trình phân hủy phân 
hữu cơ; 
3. So sánh với tiêu chuẩn quy định cho chế 
phẩm vi sinh 
4. Quan sát đặc điểm bên ngoài bao bì 
chế phẩm so với tiêu chuẩn; 
4. Kiểm tra chất lượng bên ngoài của bao 
bì so với tiêu chuẩn; 
5. Sự phù hợp của các chỉ tiêu màu 
sắc, trạng thái của chế phẩm so với 
tiêu chuẩn; 
5. Kiểm tra chất lượng bên trong của chế 
phẩm so với tiêu chuẩn; 
6. Liệt kê được các loại máy móc, 
dụng cụ cần cho xử lý. 
6. Kiểm tra tên các dụng cụ, máy móc; 
7. Xác định đúng đặc điểm nguyên lý 
hoạt động và cách vận hành; 
7. Kiểm tra kết quả xác định cách vận hành 
của từng loại máy móc, dụng cụ; 
8. Sự phù hợp của dụng cụ, máy móc 
so với yêu cầu công việc; 
8. So sánh với quy chuẩn vận hành các loại 
máy móc, dụng cụ; 
9. Sự phù hợp về tỷ lệ nguyên liệu và 
vôi cho thêm vào; 
9. Kiểm tra tỷ lệ vôi và nguyên liệu so với 
tiêu chuẩn; 
10. Xác định đúng số lượng nguyên 
liệu cần xử lý; 
10. Kiểm tra số lượng nguyên liệu và vôi 
cần chuẩn bị; 
11. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
11. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
12. Mức độ thành thạo, chính xác 
trong công việc; 
12. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
5.3. Bài 3: Sản xuất phân hữu cơ 
 105 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được các loại máy móc, 
dụng cụ cần cho xử lý. 
1. Kiểm tra tên các dụng cụ, máy móc; 
2. Xác định đúng đặc điểm nguyên lý 
hoạt động và cách vận hành; 
2. Kiểm tra kết quả xác định cách vận hành 
của từng loại máy móc, dụng cụ; 
3. Sự phù hợp của dụng cụ, máy móc 
so với yêu cầu công việc; 
3. So sánh với quy chuẩn vận hành các loại 
máy móc, dụng cụ; 
4. Sự phù hợp về tỷ lệ nguyên liệu và 
vôi cho thêm vào; 
4. Kiểm tra tỷ lệ vôi và nguyên liệu so với 
tiêu chuẩn; 
5. Xác định đúng số lượng nguyên 
liệu cần xử lý; 
5. Kiểm tra số lượng nguyên liệu và vôi 
cần chuẩn bị; 
6. Liệt kê được các loại máy móc, 
dụng cụ cần cho phối trộn. 
6. Kiểm tra tên các dụng cụ, máy móc; 
7. Xác định đúng đặc điểm nguyên lý 
hoạt động và cách vận hành; 
7. Kiểm tra kết quả xác định cách vận hành 
của từng loại máy móc, dụng cụ; 
8. Sự phù hợp của dụng cụ, máy móc 
so với yêu cầu công việc; 
8. So sánh với quy chuẩn vận hành các loại 
máy móc, dụng cụ; 
9. Sự phù hợp về tỷ lệ, số lượng 
nguyên liệu và phụ liệu (thân lá xanh, 
phụ phẩm nông nghiệp ) bổ sung 
thêm vào phân hữu cơ; 
9. Kiểm tra tỷ lệ phụ liệu (thân lá xanh, 
phụ phẩm nông nghiệp ) và nguyên liệu 
so với tiêu chuẩn chất lượng phân hữu cơ; 
10. Sự phù hợp của phương pháp phối 
trộn so với quy mô sản xuất; 
10. Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng của 
phân hữu cơ và độ đồng đều; 
11. Liệt kê được các loại máy móc, 
dụng cụ cần cho ủ phân. 
11. Kiểm tra tên các dụng cụ, máy móc; 
12. Sự phù hợp của dụng cụ, máy 
móc so với yêu cầu công việc; 
12. So sánh với quy chuẩn vận hành các 
loại máy móc, dụng cụ; 
13. Sự phù hợp về điều kiện đống ủ 
(nhiệt độ, ẩm độ, pH, nồng độ oxy); 
13. Kiểm tra các chỉ tiêu (nhiệt độ, ẩm độ, 
pH, nồng độ oxytrong đống ủ; 
 106 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
14. Sự phù hợp của quá trình phân 
hủy phân so với tiêu chuẩn quy định; 
14. Kiểm tra quá trình phân hủy của phân 
hữu cơ; 
15. Xác định được thời gian của chu 
kỳ thu hoạch. 
15. Kiểm tra so sánh với tiêu chuẩn của 
quy trình sản xuất phân hữu cơ; 
16. Xác định đúng tỷ lệ, số lượng của 
các phụ liệu (phân đạm, phân lân, 
phân kali) bổ sung vào sản phẩm; 
16. Kiểm tra kết quả xác định tỷ lệ, số 
lượng của các phụ liệu (phân đạm, phân 
lân, phân kali) so với tiêu chuẩn; 
17. Sự phù hợp thành phần dinh 
dưỡng của sản phẩm so với tiêu 
chuẩn; 
17. So sánh với tiêu chuẩn TCVN quy đinh 
hiện hành; 
18. Sự phù hợp của các thao tác thực 
hiện đánh giá so với yêu cầu công 
việc; 
18. Theo dõi, so sánh với tiêu chuẩn thực 
hiện thao tác kiểm tra; 
19. Xác định độ tơi và kích thước của 
sản phẩm 
19. Kiểm tra các chỉ tiêu cần kiểm tra chất 
lượng sản phẩm; 
20. Xác định đúng phương pháp kiểm 
làm tơi và nghiền nhỏ sản phẩm; 
20. Kiểm tra nội dung quy trình làm tơi và 
nghiền nhỏ so với tiêu chuẩn quy định; 
21. Xác định đúng phương pháp làm 
khô sản phẩm; 
21. Kiểm tra nội dung quy trình làm khô 
sản phẩm với tiêu chuẩn quy định; 
22. Sự phù hợp các chỉ tiêu kiểm tra 
so với tiêu chuẩn quy định; 
22. Kiểm tra kết quả các chỉ tiêu so với tiêu 
chuẩn TCVN hiện hành; 
23. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
23. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
24. Mức độ thành thạo, chính xác 
trong công việc; 
24. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
5.4. Bài 4: Kiểm tra chất lượng sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 107 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được các chỉ tiêu cần kiểm 
tra trong sản phẩm. 
1. Kiểm tra các chỉ tiêu cần kiểm tra trong 
sản phẩm; 
2. Xác định đúng cách kiểm tra các 
chỉ tiêu; 
2. Kiểm tra nội dung tiến trình kiểm tra so 
với tiêu chuẩn quy định; 
3. Sự phù hợp của các thao tác thực 
hiện đánh giá so với yêu cầu công 
việc; 
3. Theo dõi, so sánh với tiêu chuẩn thực 
hiện thao tác kiểm tra; 
4. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
4. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
5. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
5. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
VI. Tài liệu tham khảo 
- Hoàng Đức Liên (2000), Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi 
trường. NXB NN. 
- Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Toản (2003). Giáo trình 
công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường. 
NXB NN. 
 - Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. NXB 
Xây dựng. 
 - Bùi Huy Hiền, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT “Phân hữu cơ trong sản xuất 
nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” 
- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2005. Sổ tay phân bón. NXB Nông nghiệp Hà 
Nội. 
 108 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG 
(Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ Nông 
nghiệp và PTNT) 
1. Ông. Kiều Văn Cương Chủ nhiệm 
2. Ông. Phùng Thanh Sơn Thư ký 
3. Bà. Nguyễn Thị Vịnh Thành viên 
4. Bà. Nguyễn Thị Minh Thành viên 
5. Bà. Nguyễn Thị Thu Trang Thành viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG 
(Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ Nông nghiệp 
và PTNT) 
1. Ông. Nguyễn Thanh Vân Chủ nhiệm 
2. Ông. Nguyễn Thế Hinh Phó chủ nhiệm 
3. Ông. Vũ Duy Tùng Thư ký 
4. Bà. Đào Thị Hương Lan Thành viên 
5. Ông. Tạ Hữu Nghĩa Thành viên 
6 Ông. Đặng Viết Xuân Thành viên 
7 Ông. Lê Công Hùng Thành viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_san_xuat_phan_huu_co_sinh_hoc.pdf