Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y

Giới thiệu:

Bài 1: Đại cương về bệnh truyền nhiễm được giảng dạy với thời lượng 16 giờ, cung

cấp cho người học các nội dung cơ bản về bệnh truyền nhiễm, sức đề kháng của cơ thể, quá

trình sinh dịch và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Mục tiêu

- Trình bày được các đặc điểm của bệnh truyền nhiễm và sức đề kháng của cơ thể,

quá trình sinh dịch và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

- Thực hiện vệ sinh phòng dịch an toàn, hiệu quả

- Nghiêm túc trong học tập và thực hành.

Phần 1. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

1. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm và sức đề kháng của cơ thể

1.1. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là bệnh do các mầm bệnh sống (các vi sinh vật) gây nên. Bệnh

lây lan từ con vật này sang con vật khác, từ địa phương này sang địa phương khác, từ

châu lục này sang châu lục khác, gây nhiều tổn thất cho ngành chăn nuôi.

Nhiều bệnh truyền nhiễm của vật nuôi cũng lây truyền và gây bệnh cho con người.

Cần có sự kết hợp giữa thú y và y tế để phòng chống tốt các bệnh này.

Ví dụ: bệnh cúm gia cầm, bệnh do liên cầu khuẩn ở lợn.

Bệnh có hai hình thức lây truyền

Lây lan trực tiếp: từ con vật ốm, mầm bệnh truyền sang những con vật khoẻ qua

tiếp xúc trực tiếp.

Lây lan gián tiếp : mầm bệnh từ con ốm bài thải ra ngoài, chúng khu trú tạm thời

trong những nhân tố trung gian, sau đó xâm nhập vào con khoẻ và gây bệnh

1.2. Nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm

Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm là do những tác nhân gây nên một bệnh

(mầm bệnh) với những biểu hiện triệu chứng và bệnh lý đặc trưng.

* Phân loại

Có nhiều loại mầm bệnh gây bệnh truyền nhiễm, được chia thành các nhóm

Vi khuẩn: gây bệnh do nội hoặc ngoại độc tố của chúng hoặc do các cơ chế lý

hoá khác. Dựa vào đặc tính bắt màu thuốc nhuộm, được chia thành hai loại vi khuẩn

Gram (+) và vi khuẩn Gram (-), điều này rất có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị.

+ Ví dụ: Bệnh Tụ huyết trùng, Bệnh Đóng dấu lợn.

Vi nấm: thường là các vi nấm sống hoại sinh trong môi trường tự nhiên. Chúng

thường gây các bệnh ở thể mạn tính, miễn dịch không vững chắc.

+ Ví dụ: bệnh nấm phổi, nấm diều ở gia cầm, ngộ độc do độc tố nấm.

6Virus: bệnh do virus gây nên thường lây lan mạnh, có miễn dịch cao và bền lâu ở

những con đã khỏi bệnh hoặc đã được tiêm chủng đúng và đủ. Bệnh thường hướng vào

những khí quan nhất định, thường gây những biểu hiện khác nhau ở gia súc khác loài.

+ Ví dụ: Bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn.

Xoắn khuẩn: thường gây ra những bệnh có đặc điểm riêng, gây bại huyết, sốt định

kỳ và xuất hiện định kỳ xoắn khuẩn trong cơ thể. Bệnh thường cho miễn dịch không

vững bền.

+ Ví dụ: Bệnh Lợn nghệ.

Mycoplasma: gây ra những bệnh lây lan mạnh, có hiện tượng mang trùng lâu dài

và gây miễn dịch bền vững.

+ Ví dụ: bệnh hen gà, bệnh suyễn lợn.

1.3. Hiện tượng nhiễm trùng

* Khái niệm

Nhiễm trùng là một hiện tượng sinh vật phức tạp xảy ra khi mầm bệnh xâm nhập

vào cơ thể gia súc trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh.

Sau khi xâm nhập và phát triển trong cơ thể, mầm bệnh tác động nhiều mặt đến cơ

thể. Để phản ứng lại, cơ thể đã chiến đấu với mầm bệnh trong quá trình bệnh tiến triển.

Kết quả nhiễm trùng có thể gây thành bệnh có những biểu hiện đặc trưng cho bệnh đó.

Ví dụ: bệnh dịch tả lợn có biểu hiện xuất huyết lấm tấm trên da, bệnh đóng dấu

lợn có biểu hiện các nốt dấu hình vuông, hình tròn trên da.

* Điều kiện để mầm bệnh gây nhiễm trùng

Mầm bệnh muốn gây được bệnh phải có tính gây bệnh, có độc lực, có đủ số lượng

nhất định và chúng phải có đường xâm nhập thích hợp

Tính gây bệnh: mỗi loại mầm bệnh thường thích hợp ký sinh ở một số loài vật

nuôi nhất định và ở một số khí quan nhất định của vật nuôi

Ví dụ: Virus gây bệnh lở mồm long móng gây bệnh ở loài vật chân 2 móng: trâu,

bò, lợn.; Vi khuẩn tỵ thư gây bệnh ở loài động vật 1 móng: ngựa, lừa, la.

Tính gây bệnh là khả năng cần thiết và vốn có của mầm bệnh để gây nên hiện

tượng nhiễm trùng. Khả năng này gắn liền với đặc tính ký sinh của mầm bệnh và có tính

chất chuyên biệt: một loại mầm bệnh chỉ gây được một bệnh nhất định.

Độc lực: là những yếu tố do mầm bệnh tiết ra trong thời gian chúng sống và phát

triển trên cơ thể vật chủ. Các yếu tố độc lực có tác dụng phá huỷ, đầu độc các tổ chức của

cơ thể và ngăn cản các cơ năng bảo vệ của cơ thể. Mầm bệnh phải có đủ độc lực mới gây

được bệnh. Mầm bệnh có thể có đủ độc lực với cá thể này nhưng lại không có hoặc

không đủ để gây bệnh ở cá thể khác.

Độc lực của mầm bệnh có thể tăng lên, giảm đi hoặc mất hoàn toàn do các yếu tố

vật lý, hoá học, sinh học. Người ta đã dùng các yếu tố này để làm biến đổi độc lực của

mầm bệnh: làm giảm độc lực để chế vaccin phòng bệnh hoặc làm tăng độc lực để chế tạo

vũ khí sinh học trong chiến tranh.

7Số lượng: mầm bệnh phải đủ một lượng nhất định mới có thể gây được bệnh

Ví dụ: chỉ cần 2 - 3 vi khuẩn Brucella đã có thể gây bệnh cho chuột lang nhưng

cần 200 - 500 triệu vi khuẩn Brucella mới có thể gây bệnh được cho cừu.

Số lượng mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể càng nhiều thì bệnh xảy ra càng nhanh,

càng cấp tính.

Đường xâm nhập: mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu

hoá, da, niêm mạc, sinh dục.

Nếu đường xâm nhập phù hợp thì mầm bệnh phát triển tốt, nếu không thì mầm

bệnh không thể phát triển hoặc gây bệnh ở thể nhẹ

Ví dụ: virus gây viêm phổi lợn nếu lây qua đường hô hấp sẽ phát bệnh nặng, nếu

qua da thì không phát bệnh hoặc bệnh nhẹ.

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 99 trang xuanhieu 3560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh truyền nhiễm thú y
ậm chạp, chảy nhiều nước mũi,
nước nhớt có nhiều bọt, sau đó con vật ỉa chảy, phân loãng, màu sôcola. Triệu chứng khó thở
ngày càng trầm trọng, mào yếm tím bầm do tụ máu, cuối cùng con vật chết do ngạt thở.
Ở vịt chăn thả, những con bị bệnh thường yếu, đi tách đàn, ỉa phân xanh, bại huyết
và chết nhanh.
90
 Hình 5.15 Gà khó thở Hình 5.16 Mào yếm tím bầm
* Thể mạn tính
 Thường thấy ở cuối ổ dịch, gia cầm bị bệnh ở thể này thường thấy mào yếm viêm
sưng thuỷ thũng và đau, dần dần đỉnh mào hình thành các ổ hoại tử, ổ apse. Một số
trường hợp đỉnh mào rụng đi, nhìn vào thấy mào co dúm nhăn nheo. Vì vậy thể này còn
gọi là thể mào yếm. Gia cầm chảy nhiều nước mũi, nước mắt, có hiện tượng viêm khớp,
đặc biệt là ở khớp bàn và khớp gối.
Hình 5.17 Mào yếm viêm sưng thuỷ thũng, có điểm hoại tử
5.5. Bệnh tích
* Thể cấp tính
Xác chết tím bầm và béo, tổ chức dưới da thấm keo nhầy và dịch nhớt. Xoang
ngực, xoang bụng, xoang bao tim tích nhiều nước vàng dễ đông. 
Cơ tim và lớp mỡ vành tim có những điểm xuất huyết lấm chấm như đầu đinh
ghim, hoặc những vệt xuất huyết. Phổi tụ máu, viêm màu nâu đỏ. 
Lách tụ máu, hơi sưng. Gan hơi sưng, bề mặt gan có những nốt hoại tử nhỏ như
đầu định ghim, bằng mũi kim, màu trắng xám, có trường hợp những điểm hoại tử tập
trung lại dày đặc.
91
 Hình 5.18.Mỡ vành tim xuât huyết, gan có điểm hoại tử 
* Thể mạn tính
Xác chết gầy, bệnh tích không điển hình, chủ yếu là viêm hoại tử mạn tính đường
hô hấp và gan. Viêm phúc mạc lan đến buồng trứng, ống dẫn trứng sưng màu vàng nhạt,
trong chứa đầy dịch. Các khớp sưng to, chứa nhiều dịch màu xám.
5.6. Chẩn đoán
Về mặt lâm sàng chẩn đoán dựa vào những biểu hiện đặc trưng như: viêm bao tim
tích nước, hoại tử gan, xuất huyết lớp mỡ vành tim, lách không sưng... 
Cần phân biệt với một số bệnh:
+ Bệnh CRD: tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết không cao. Các xoang vùng đầu viêm
sưng, viêm niêm mạc túi khí, trong có chất bã đậu.
+ Bệnh Newcastle: bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, có triệu chứng thần kinh, ỉa
chảy, phân loãng màu trắng có lẫn máu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: viêm, xuất
huyết, loét dạ dày cơ, dạ dày tuyến, ruột
+ Bệnh thương hàn: tỷ lệ ốm và chết cao ở gà con. gà ỉa chảy, bụng to do cục lòng
đỏ chưa tiêu. Gà lớn bị bệnh có triệu chứng và bệnh tích đặc trưng ở bộ máy sinh dục,
các tế bào trứng thoái hoá, hoại tử, vỡ lòng đỏ, gà trống bị teo dịch hoàn.
5.7. Phòng và trị bệnh
* Phòng bệnh
+ Vệ sinh phòng bệnh: một tỷ lệ khá lớn gia cầm mang mầm bệnh ký sinh sẵn
trong đường hô hấp chờ khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút sẽ gây bệnh.Vì vậy, cần
thực hiện đúng quy trình vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, nâng cao chất lượng
thức ăn,... để nâng cao sức đề kháng của con vật.
Gia cầm mới mua về phải nhốt riêng 15 - 30 ngày để theo dõi. Khi có dịch, gia cầm
chết và phân rác độn chuồng phải chôn kỹ hoặc ủ bằng phương pháp sinh học, gia cầm bị
bệnh nên giết thịt, cách ly hoàn toàn với những khu vực còn an toàn.
+ Vaccin phòng bệnh: vaccin formon keo phèn tiêm dưới da 1ml/con, sau khi tiêm
có miễn dịch kéo dài 3 tháng.
- Dùng kháng huyết thanh đa giá: để phòng bệnh cho gia cầm khoẻ mạnh hoặc
đang trong thời kỳ nung bệnh, gia cầm đang phải vận chuyển qua vùng có dịch. Liều
lượng 5- 10ml/con, tiêm vào dưới da.
* Điều trị
92
Cần phát hiện và điều trị sớm.
- Dùng kháng huyết thanh: 10- 20ml/ con, tuỳ vào trọng lượng của gia cầm.
- Dùng kháng sinh:
Streptomycin + Penicillin : 100 - 50mg/ kg, tiêm bắp từ 2 - 3 ngày.
Chlotetracyclin: 20- 40mg/ kg/ x 3- 4 ngày
Gentamycin: 40mg + Erythromycin: 50mg/ kg x 3 - 4 ngày.
6. Bệnh viêm gan vịt, dịch tả vịt
6.1. Bệnh viêm gan vịt (Hepatilis anatum)
6.1. 1. Đặc điểm
Bệnh viêm gan do virus là một bệnh truyền nhiễm ở vịt con, do một loại virus
thuộc nhóm picorna với các bệnh tích đặc trưng ở gan. Tỷ lệ vịt con mắc bệnh và chết rất
cao: 80- 90%.
6.1. 2. Căn bệnh
*Đặc điểm hình thái
Căn bệnh là một ARN virus rất nhỏ, thuộc nhóm picorna không có khả năng
ngưng kết hồng cầu.
* Sức đề kháng 
Virus đề kháng tương đối cao với nhiệt độ và hoá chất. Trong chất độn chuồng,
thức ăn, nước uống virus có thể tồn tại 15 - 40 ngày. Về mùa đông nhiệt độ thấp virus
càng tồn tại lâu hơn. Ở nhiệt độ 600C trong 30 phút vẫn chưa diệt được virus, các chất sát
trùng như formon phải mất 3 giờ mới diệt được virus.
6.1. 3. Truyền nhiễm học
* Loài mắc bệnh: bệnh có chủ yếu ở vịt con 1- 3 tuần tuổi, ở vịt lớn 5 - 6 tuần tuổi
và vịt trưởng thành cũng có thể mắc bệnh, các loại gia cầm khác ít bị bệnh.
* Chất chứa mầm bệnh: trong cơ thể vịt bệnh, mầm bệnh có trong máu, các chất
bài tiết như phân, nước tiểu... các cơ quan phủ tạng đặc biệt là gan.
* Đường xâm nhập: mầm bệnh vào cơ thể vịt qua các nguyên nhân gián tiếp như
con người, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi, máy ấp,... bị nhiễm bệnh. Các nguyên nhân trực
tiếp do vịt khoẻ tiếp xúc với vịt bệnh, vịt mang trùng, mầm bệnh theo phân và dịch tiết
lẫn vào nguồn nước, bãi chăn,... rồi theo đường tiêu hoá vào gây bệnh. Bệnh có thể
truyền cho thế hệ sau qua bào thai trứng.
Bệnh thường xảy ra nhanh mạnh ở những đàn chưa bao giờ mắc bệnh. Cũng có
trường hợp bệnh ít trầm trọng và kéo dài.
Virus sinh sản trong tế bào gan, làm tổ chức gan bị phá hoại, cơ thể không được
giải độc và con vật chết do ngộ độc.
6.1.4. Triệu chứng và bệnh tích
* Triệu chứng
Thời gian nung bệnh 2- 4 ngày. Bệnh thường tiến triển nhanh nên ít khi được chú
ý, thường chỉ thấy 1 vài con khó vận động đi rớt lại phía sau đàn. Sau một thời gian ngắn
93
con vật mệt mỏi, nằm một chỗ, đầu ngoẹo ra sau hay về một bên, co giật toàn thân, hai
chân duỗi thẳng ra đằng sau và chết. 
Hình 5.19. Vịt chết ở tư thế đặc trưng
Vịt chết dồn dập trong 3 ngày đầu, ngoài ra cũng có trường hợp vịt con chết hàng
loạt mà không có triệu chứng. Trường hợp bệnh kéo dài có thể do vi khuẩn Salmollena kế
phát, ở thể bệnh này ngoài các triệu chứng trên còn có các triệu chứng ỉa chảy.
* Bệnh tích
Hình 5.20.Gan xuất huyết, hoại tử
Bệnh tích đặc trưng nhất là ở gan. Toàn mặt gan có nhiều nốt xuất huyết bằng đầu
đinh ghim, tròn đều, rìa gọn. Đôi khi các nốt xuất huyết này nhỏ li ti tràn lan. Cạnh các
nốt xuất huyết còn thấy các đám tụ máu đỏ hoặc những vùng gan bị thoái hoá màu vàng
nhạt. Ngoài ra lách có thể hơi sưng, thận tụ máu.
Trường hợp bệnh kế phát do vi khuẩn Salmonella thì ngoài bệnh tích trên thì lách
sưng to, viêm xuất huyết niêm mạc ruột.
6.1.5. Chẩn đoán
Dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng 
Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Dịch tả vịt: thường xảy ra ở mọi lứa tuổi của
vịt, có triệu chứng liệt, ỉa phân loãng màu xanh trắng, mổ khám thấy tổ chức liên kết dưới
da thấm dịch nhầy, niêm mạc đường tiêu hoá xuất huyết, loét...
6.1.6. Phòng và trị bệnh
* Vệ sinh phòng bệnh: 
+ Tứng ấp phải lấy từ những đàn vịt an toàn bệnh. 
94
+ Phải sát trùng vỏ trứng bằng dung dịch formon 1%
+ Trước và sau mỗi đợt ấp cần tiêu độc kỹ máy ấp.
 Khi đã có dịch xảy ra cách ly triệt để những con ốm bị bệnh với những con khoẻ.
Vịt chết, phân rác độn chuồng phải chôn, sát trùng kỹ chuồng trại
. * Điều trị
- Dùng kháng thể viêm gan siêu vi trùng: 
Liều phòng bệnh: 0,5ml/ con ( vịt 1- 7 ngày tuổi) tiêm bắp hoặc uống.
Liều chữa: Vịt < 2 tuần tuổi, 1ml/ con và tiêm nhắc lại sau 3 ngày.
 Vịt > 2 tuần tuổi, 1,5- 2ml/ con và tiêm nhắc lại sau 3 ngày.
6.2. Bệnh dịch tả vịt
6.2.1. Đặc điểm
Bệnh dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm gây bại huyết, xuất huyết của loài vịt. Người
chăn nuôi thường gọi là bệnh mắt đỏ và sưng đầu. Bệnh do một loại virus thuộc nhóm
Hecpec gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường vào những tháng trước và sau Tết
âm lịch. Tỷ lệ ốm và chết 80 - 100%. Bệnh lây lan ở vịt mọi lứa tuổi nhưng bị nhiễm
nhiều nhất ở vịt từ 15 ngày tuổi trở đi.
Ở nước ta, bệnh được phát hiện ở Cao Bằng năm 1962, ở Hà Nội năm 1967 và lan
ra các tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, những năm gần đây bệnh xuất hiện nhiều ở các tỉnh
đồng bằng Nam bộ. 
6.2.2. Căn bệnh
* Đặc điểm hình thái
Virus có kích thước từ 100 - 150nm, rất mẫn cảm với ete và chlorofor. Virus dịch
tả vịt có cấu tạo kháng nguyên thuần nhất và không có đặc tính ngưng kết hồng cầu.
* Sức đề kháng
Virus có sức đề kháng yếu với nhiệt độ và hoá chất: ở 370C trong 24 giờ mất khả
năng gây bệnh, 0 - 40C virus không bảo quản được trong 3 tháng. Các chất sát trùng
thông thường như: NaOH 2%, axit phenic 5%,...dễ dàng tiêu diệt được virus.
6.2.3. Truyền nhiễm học
* Loài vật mắc bệnh: trong tự nhiên vịt các giống và các lứa tuổi đều cảm thụ với
bệnh. Các loại thuỷ cầm khác như ngỗng và ngan cũng có thể mắc bệnh.
* Chất chứa mầm bệnh: trong cơ thể vịt bệnh virus có trong máu, các cơ quan phủ
tạng, nhiều nhất là ở gan, lách và óc. Vịt bệnh bài xuất mầm bệnh ra ngoài theo phân,
nước mắt nước mũi, làm ô nhiễm thức ăn, nước uống và môi trường sống.
* Đường xâm nhập: bệnh lây lan chủ yếu theo phương thức gián tiếp, xâm nhập
vào cơ thể theo đường tiêu hoá. Hoặc có thể lây trực tiếp qua bào thai.
* Cơ chế sinh bệnh: mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá, gây
viêm ruột, ỉa chảy, từ niêm mạc đường tiêu hoá xâm nhập vào máu và đến các cơ quan
phủ tạng như gan, lách gây viêm hoại tử.
6.2.4. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 3 - 4 ngày. Ở đàn vịt bị bệnh, trong đàn xuất hiện một số
con chậm chạp lờ đờ, không thích vận động, không muốn xuống nước, vịt lớn đi rớt lại
sau đàn, vịt đẻ thì tỷ lệ đẻ trứng giảm hoặc ngừng đẻ.
95
Nền chuồng có những bãi phân loãng, nhiều nước màu trắng xanh, có bọt và đôi
khi lẫn máu, mùi tanh khắm. Trong đàn vịt nhiều con có tiếng kêu khản đặc, sau đó vịt có
triệu chứng khó thở, thở khò khè.
Một số con có biểu hiện liệt, vịt có thể liệt một chân hoặc cả hai chân, đuổi đi vài
bước lại đứng. Mắt, mũi viêm, chảy nhiều nước mắt, nước mũi lúc đầu trong sau đặc lại,
nhiều trường hợp mũi bị bịt kín làm vịt khó thở ngày càng trầm trọng.
Trường hợp bệnh nặng vịt có biểu hiện sưng đầu và cổ, nằm liệt một chỗ, con
bệnh gầy rạc do ỉa chảy nặng và chết.
6.2.5. Bệnh tích
Xác chết gầy, nhổ sạch lông thấy đầu và cổ sưng tụ máu tím bầm. Tổ chức liên kết
dưới da thấm dịch keo nhầy màu hồng nhạt. Da vùng cổ, ngực, đùi, bụng bị xuất huyết
lấm tấm như đầu đinh ghim giống như bị muỗi đốt.
Niêm mạc hầu, họng bị xuất huyết, đôi khi có chỗ loét có phủ một lớp màng giả
màu vàng xám. Niêm mạc thực quản xuất huyết, dạ dày tuyến, dạ dày cơ xuát huyết, loét.
Ruột non và tá tràng có các vết loét hình tròn, hình bầu dục trên phủ một lớp bựa giống
như bã đậu, gạt bỏ lớp bựa thì thấy đáy xuất huyết màu đỏ.
Gan hơi sưng, tụ máu, xuất huyết, thường là vệt xuất huyết hoặc điểm xuất huyết
nhỏ, túi mật căng to. Lách tụ máu, xuất huyết.
 Hình 5.22. Kết mạc mắt xuất huyết Hình 5.23.Ruột xuất huyết hình nhẫn
Ở vịt đẻ thì bệnh tích còn có ở buồng trứng: một số tế bào trứng thoái hoá teo nhỏ,
một số trứng bị vỡ ra đọng lại trong xoang bụng.
Nếu có sự tác động của vi khuẩn Salmonella thì quá trình viêm, hoại tử nặng ở gan
lách. Ruột viêm loét lan tràn.
6.2.6. Chẩn đoán
Dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu chứng bệnh tích, cần chẩn đoán phân biệt với
một số bệnh truyền nhiễm khác.
+ Bệnh viêm gan do virus: chủ yếu xảy ra ở vịt con 1 - 3 tuần tuổi, gan bị viêm
nặng, trên bề mặt có những điểm xuất huyết tròn nhỏ như đầu đinh ghim rất đều. Còn
bệnh dịch tả vịt lây lan mạnh, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của vịt, viêm xuất huyết da,
niêm mạc, viêm loét dạ dày đường ruột.
+ Bệnh tụ huyết trùng: vịt bị bệnh ở thể cấp tính cũng chết nhanh nhưng triệu
chứng ỉa chảy không điển hình. Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết lớp mỡ vành tim và cơ
96
tim, xoang bụng và xoang bao tim tích nhiều nước vàng dễ đông. Ngoài ra nếu dùng
kháng sinh điều trị bệnh sẽ khỏi nhanh.
+ Bệnh phó thương hàn: bệnh thường kế phát với bệnh dịch tả vịt vì vậy việc chẩn
đoán là rất khó. Nhưng nếu là bệnh phó thương hàn đơn thuần thì ta có thể điều trị bằng
các kháng sinh thì bệnh sẽ dừng lại nhanh.
6.2.7. Phòng và trị bệnh
* Vệ sinh phòng bệnh
Ở những nơi chưa có bệnh, tốt nhất nên tự túc con giống, không nên nhập chung
nhiều đàn nhỏ lại. Lò ấp trứng không nên ấp trứng chung của quá nhiều đàn. Sau mỗi lần
ấp trứng phải sát trùng kỹ bằng formon. Không chăn thả vịt trên những cánh đồng đang
có vịt bệnh. Tăng cường vệ sinh chuồng trại, thực hiện đúng lịch phòng bệnh, hạn chế
người ra vào trại. Vịt mới mua về phải nhốt riêng ít nhất 10 ngày để theo dõi nếu không
bị bệnh mới cho nhập chung đàn.
Khi đã có dịch xảy ra: phải cách ly triệt để những con đang bị ốm và những con
nghi bị bệnh, những con chết và phân rác độn chuồng phải chôn sâu hoặc ủ bằng phương
pháp ủ sinh học. Tiêm phòng vaccin cho toàn bộ đàn vịt còn lại. Sau đó sát trùng kỹ nền
chuồng bằng nước vôi 10%, NaOH 2%...
* Vaccin phòng bệnh
- Vaccin nhược độc dịch tả vịt chủng Jansen thích nghi trên phôi vịt (vaccin đông
khô do xí nghiệp thú y trung ương sản xuất). Pha vaccin thành nồng độ 10-2, tiêm 0,3-
0,5ml/ con vào dưới da. Đối với vịt con mới nở là vịt nuôi thịt thì chỉ cần tiêm một lần.
Còn vịt giống và vịt đẻ thì trước khi đẻ phải tiêm nhắc lại lần 2, sau 4- 6 tháng lại tiêm
nhắc lại. Trong ổ dịch có thể dùng vaccin liều gấp đôi tiêm thẳng vào ổ dịch nhằm ngăn
chặn và dập tắt ổ dịch.
Phần 2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CÔNG VIỆC: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP 
TRÊN GIA CẦM 1/B5
Bước
công việc Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú
1
Tìm hiểu
thông tin
bệnh súc
- Hỏi được các thông tin cơ
bản về vật nuôi: chăm sóc,
nuôi dưỡng, thức ăn, các biểu
hiện bất thường
- Ghi chép các thông tin cần
thiết
- Cơ sở chăn nuôi
- Sổ sách ghi chép
2 Quan sát
triệu
chứng,
bệnh tích
Quan sát các biểu hiện triệu
chứng lâm sàng của bệnh súc
- Kiểm tra lâm sàng các cơ
quan bên ngoài, đo nhiệt độ,
tần số hô hấp
- Mổ khám kiểm tra bệnh
tích: kiểm tra các biểu hiện
bệnh lý của các cơ quan nội
- Bệnh súc
- Dụng cụ thú y
- Sổ ghi chép, theo dõi
bệnh
97
 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CÔNG VIỆC: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP 
TRÊN GIA CẦM 1/B5
Bước
công việc Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Ghi chú
tạng
Chẩn đoán, xác định bệnh,
đưa ra phác đồ điều trị hợp lý
- Ghi hồ sơ bệnh án
3 Điều trị, hộlý chăm sóc
- Xác định các loại thuốc cần
dùng để điều trị bệnh
- Xác định lượng thuốc cần
dùng cho 1 ngày
- Xác định lượng thuốc cần
dùng cho 1 liệu trình điều trị
- Điều trị theo phác đồ
- Theo dõi tiến triển bệnh
- Tư vấn chủ hộ chăm sóc
bệnh súc hàng ngày
- Ghi đơn thuốc
- Bệnh súc
- Dụng cụ thú y
- Thuốc thú y
- Găng tay, khẩu
trang
- Sổ ghi chép, theo dõi
bệnh
4 Tiêm phòngVaccin
- Tiêm phòng cho vật nuôi
khỏe để phòng bệnh
- Kiểm tra thân nhiệt trước
khi tiêm
- Vật nuôi tiêm phòng phải
không ốm, không nghi ốm
- Đảm bảo đúng liều lượng
vaccin, đường đưa vaccin
- An toàn cho người và vật
nuôi
- Vaccin
- Xi lanh, kim tiêm
- Bảo hộ lao động, găng
tay, khẩu trang
Hỗ trợ
tiêm
phòng
cho đàn
gia cầm
khi chủ
vật nuôi
có yêu
cầu
98
99

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_phong_tri_benh_truyen_nhiem_thu_y.pdf