Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y

1. Bại liệt trước khi đẻ

Bại liệt trước khi đẻ là một quá trình bệnh lý phức tạp xuất hiện ở cơ thể khi có thai

gây nên tình trạng bệnh nặng nên con vật chỉ nằm bẹp một chỗ. Bệnh này gặp nhiều nhất ở

bò và dê, ít gặp ở ngựa. Bệnh thường xuất hiện vào thời gian trước khi đẻ 1 tuần lễ hay trên

dưới 1 tháng.

1.1. Nguyên nhân

- Do chế độ nuôi dưỡng chăm sóc quản lý và sử dụng không đúng mục đích,

không đúng kỹ thuật.

- Khẩu phần thức ăn không đầy đủ và không phù hợp với yêu cầu phát triển theo

từng giai đoạn phát triển của thai.- Ở thời kỳ có thai giai đoạn cuối nhu cầu của cơ thể mẹ cần nhiều đạm, vitamin,

khoáng chất. Đặc biệt nhất là cần phải đầy đủ về Ca và P để phát triển bộ xương của

bào thai. Một số trường hợp cơ thể mẹ thiếu Ca, P.

- Trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho gia súc thiếu Ca và P.

- Gia súc mẹ ít được thả, vận động.

- Do gia súc mẹ bị bệnh về đường ruột nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng.

- Có thể kế phát từ bệnh thiểu năng tuyến phó giáp trạng làm thay đổi tỷ lệ bình

thường giữa Ca và P, làm cho P tăng và Ca giảm xuống

- Bại liệt trước khi đẻ là do sự chèn ép thần kinh rõ nhất là đám rối hông khum. Thỉnh

thoảng có thể do xuất hiện quá trình bệnh lý ở não tuỷ sau đó làm liệt hai chân sau.

1.2. Triệu chứng

- Bệnh này phát triển có thể từ từ hay xảy ra đột ngột.

- Trường hợp bệnh phát triển từ từ, lúc đầu con vật đi lại khó khăn (trong một

vài ngày) đứng không vững, sau đó mới nằm bẹp một chỗ còn trường hợp bệnh xảy ra

đột ngột thì con vật chỉ nằm mà không đứng dậy được.

- Thời gian đầu của bệnh ở bò, những phản xạ với xung quanh còn bình thường.

Tình trạng chung của con vật như thân nhiệt, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá nói chung

vẫn bình thường, vật có thể tự trở mình từ bên này sang bên kia. Con vật ăn dở, thích

ăn những thứ mà bình thường không thể ăn được như đất, đá, vật gặm nền chuồng,

máng ăn

- Sau đó bệnh tiếp tục tiến triển sẽ ảnh hưởng đến tình trạng chung của cơ thể, kế

phát một số tình trạng bệnh lý khác như: Sa âm đạo, viêm phổi, viêm dạ dày, ruột

chướng bụng đầy hơi, đẻ khó do xoang chậu bị hẹp hay bị biến dạng.

1.3. Tiên lượng

Phụ thuộc vào thời gian phát sinh bệnh. Nếu bệnh xuất hiện vào thời gian trước khi đẻ

một vài tuần và cơ thể nói chung bình thường thì bệnh sẽ chóng khỏi. Nếu bệnh xuất hiện

trước khi đẻ một vài tháng thì tiên lượng xấu, gia súc có thể bị chết vì bị bại huyết và thối

loét.

1.4. Phòng và điều trị

Kịp thời bổ xung khoáng và những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ,

đồng thời đề phòng những tình trạng kế phát

* Hộ lý

- Thay đổi khẩu phần thức ăn, cho ăn những thức ăn dễ tiêu, nhiều đạm, khoáng và

vitamin, tăng cường các loại bột xương, các loại mắm, cua, ốc, cá

- Đề phòng hiện tượng bầm huyết, tụ huyết, phải luôn trở mình cho vật ngày 3- 4

lần, cho con vật nằm trên chuồng độn nhiều rơm rạ và cỏ khô. Với gia súc lớn nên dùng

dây chắc để đóng đóng, treo con vật đứng lên.

* Dùng thuốc

- Với gia súc quý cho uống dầu cá.

- Gluconat Canxi 20% 500- 1000ml cho gia súc lớn. Tiêm tĩnh mạch hoặc có thể tiêm

Chlorua Canci. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để điều trị các bệnh kế phát nếu có.

2. Sẩy thai

Quá trình gia súc có thai bị gián đoạn, bị cắt quãng được gọi là hiện tượng sẩy

thai, bào thai bị đẩy ra khỏi tử cung của mẹ khi thai đã chết hay còn đang còn sống.

Thỉnh thoảng gặp hợp tử bị tiêu biến đi trong tử cung hay bào thai chết còn được giữ

lại trong tử cung.

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang xuanhieu 7680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh sản khoa thú y
òng hiện tượng thai chết
ngạt.
Khoeo của chân sau ra ngoài trước là tư
thế mà một hay cả hai chân sau không được
duỗi thẳng nó bị gập lại phía trước làm cho thể
tích phần đùi và mông của thai tăng lên, quá
trình sổ thai bị trở ngại. Tư thế này chủ yếu
xuất hiện ở trâu bò.
Trường hợp một chân sau thẳng ra
ngoài, một chân sau bị gập khúc và khoeo ra trước thì phía ngoài âm môn đã được bộc
lộ ra một móng chân nằm ngửa. Kiểm tra qua âm đạo có thể phát hiện được đuôi,
mông, trực tràng của bào thai và chỗ bị gập lại của chân sa. Vị trí của khoeo có thể ở
phía dưới, phía trước xương ngồi hay đã nằm trong xoang chậu.
* Biện pháp can thiệp
Người phụ cố định đầu nạng sản khoa vào chỗ lõm giữa xương ngồi của hai gốc
đuôi. Người chính dùng tay nắm chặt đầu móng hay ống chân của thai. Kết hợp nhịp
nhàng, đồng thời người phụ đẩy mạnh thai lùi về phía trước, người nâng mạnh đầu móng
chân làm cho chân sau được uốn gập lại và móng chân vượt qua phía trước về phía xương
ngồi, sau đó kéo thẳng chân sau ra ngoài. Khi sửa chân thai phải đề phòng móng chân thai
làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục. Sau khi hai chân sau đã trở lại tư thế bình
thường, dùng dụng cụ kết hợp với tay để kéo thai ra khỏi cơ thể mẹ.
8.4.2.7. Mông của thai ra trước
Tư thế này có thể xuất hiện hai trạng thái khác nhau
- Một chân sau của thai duỗi thẳng ra ngoài chân còn lại bị gập cong lại nằm ở
dưới bụng thai.
- Cả hai đều bị gập cong và nằm ở dưới bụng thai. Tư thế này chủ yếu thường
gặp ở gia súc lớn nhất là đối với ngựa. Còn ở gia súc nhỏ ít xảy ra. Do chân thai gập
lại nên mông và đùi thai tạo thành một khối to nên quá trình sổ thai gặp khó khăn.
Trường hợp chỉ có một chân sau bị gập lại thì ở ngoài âm môn có thể được bộc
lộ ra một móng chân sau nằm ngửa. Nếu cả hai chân sau bị gập lại thì không trông
thấy gì ở ngoài âm hộ.
Kiểm tra qua âm đạo phát hiện được đuôi của thai ở cửa vào xoang chậu (ngựa).
Có trường hợp. Cả hai móng chân trước nằm ngửa, hướng về phía trước và
cùng lọt vào xoang chậu.
* Biện pháp can thiệp:
Tuỳ thuộc vào thai to hay nhỏ, mức độ thai lọt vào xoang chậu nhiều hay ít tư thế 1
hay 2 chân không bình thường mà ta can thiệp. Trước hết ta phải sửa chân sau về tư thế
bình thường gần giống như tư thế vai ra trước. Lúc đầu cố gắng giữ được phần dưới cổ
khi người phụ đẩy thai về phía trước, người chính điều chỉnh chân sau về tư thế khớp
kheo ra trước. Sau đó xử lý theo phương pháp tư thế khoeo ra trước và tiếp tục kéo chân
sau thẳng ra ngoài.
Trường hợp nếu thai nhỏ mà xoang chậu bình thường nhất là chỉ khi một chân sau
không bình thường thì ta dùng dây sản khoa buộc chặt vào chân để kéo thai ra ngoài.
8.4.3. Hướng của thai không bình thường
8.4.3.1. Thai nghiêng và thai ngửa trong trường hợp đầu ra trước
Thai nằm nghiêng thường gặp ở
trâu bò, còn thai nằm ngửa thường gặp ở
ngựa.
Trường hợp thai nằm nghiêng thì đầu
nằm cạnh hai chân. Thai ngửa thì đầu và cổ
nằm dưới hai chân, cạnh hai chân hay ở
giữa hai chân. Khi kiểm tra qua đường sinh
dục, có thể phát hiện được móng chân trước
nằm ngửa (nếu thai ngửa) hoặc nằm nghiêng và
hai chân sau chồng lên nhau (nếu thai nghiêng).
* Biện pháp can thiệp:
Trước hết dùng các loại dịch nhờn
thụt trực tiếp vào tử cung. Sau đó áp dụng
các phương pháp sửa, xoay thai và kéo hơi
nghiêng rồi mới lôi thai ra ngoài. ở ngựa, dê cừu do thai thường không to lắm nên có
thể không cần phải xoay thai cũng có thể kéo thai ra được. Nếu khó khăn trước khi kéo
thai cũng cần xoay thai như trâu, bò. Đối với lợn dùng tay nắm chặt lấy đầu thai và đẩy
lùi vào phía trong và sửa thai. Sau đó dùng kẹp, móc sản khoa hay dùng tay để kéo
thai ra ngoài.
Trong khi thủ thuật sửa hay xoay thai nên cho gia súc mẹ đứng thai được thõng
xuống dưới, không bị các bộ phận khác chèn ép làm trở ngại nên thao tác. Mặt khác
cần phải gây tê ngoài màng cứng tuỷ sống.
Dùng nạng sản khoa đẩy thải vào để cho đầu và cổ thẳng dễ dàng khi sửa thai,
dùng ngón tay nắm vào hố mắt và xoay đầu lại và kéo vào phí trong xoang chậu.
Trong một số trường hợp khi thai còn sống dùng tay ấn mạnh vào mắt thai có thể tự
xoay thẳng đầu và chân. Nếu thai đã chết ta dùng móc cố định đưa vào xương hàm
dưới và kéo thai ra ngoài.
Dùng sức kéo một chân trước phía trên xuống dưới và sang phía đối diện với
phía thai nằm (ví dụ: Khi thai nằm nghiêng về bên phải thì kéo về bên trái). Không nên
kéo cùng lúc cả hai chân trước như vậy khi thai đã lọt qua cửa xoang chậu, từ trạng
thái nằm nghiêng có thể trở thành nằm sấp hay hơi nghiêng.
Người phụ kéo đầu thai người khác kéo chân trước lên phía trên, người chính
nắm lấy đầu gối chân trước phía dưới đẩy mạnh lên trên để xoay thẳng ngực của thai.
Trường hợp thai nằm ngửa khi xoay thai phải giữ chặt thai và xoay lật gia súc mẹ.
Trước hết dùng dụng cụ đẩy thai lùi vào phía trong tử cung tay giữ chặt lấy cổ chân khi đã
làm cho chân trước gập lại thai được cố định tương đối chắc nên khi lật gia súc mẹ từ bên
này sang bên kia thai có thể chuyển thành nằm sấp hay hơi nghiêng cần phải căn cứ vào vị
trí của đầu thai để quyết định con mẹ nằm ở phía nào và lật sang phía nào trường hợp đầu
thai bị kẹp vào giữa hai chân trước thì lật gia súc mẹ vào phía nào cũng được. Nếu đầu
thai nằm ở bên hải chân trước thì đạt mẹ nằm ở bên phải sau đó lật qua bên trái và ngược
lại. Trường hợp nếu sửa thai một lần không kết quả thì có thể tiến hành lần thứ hai. Sau
khi xoay thai và điều chỉnh đầu thai ở trạng thái bình thường áp dụng phương pháp kéo
thai ra ngoài.
8.4.3.2. Thai nghiêng và thai ngửa trong trường hợp đuôi ra trước
Trường hợp này có khi thấy ở
âm môn lồi ra một hay hai móng chân
úp sấp. Kiểm tra qua đường sinh dục
có thể căn cứ vào khớp khoeo để xác
định chân sau.
* Biện pháp can thiệp
Khi đuôi thai ra ngoài trước, do
đầu thai ở tư thế bình thường, khi thai
không quá to cho nên có thể kéo thai
ra ngoài được mà không cần phải xoay
thai.
Nếu thai nằm nghiêng. Do
đường kính từ trên xuống dưới
xoang chậu tương đối rộng cho nên khi xoay thai chỉ cần kẹp chân sau ở phía trên mà
thôi.
Trước khi mông thai lọt vào cửa xoang chậu. Đồng thời người phụ kéo thai lọt
vào cửa xoang chậu. Đồng thời người phụ
kéo thai còn người chính giữ chặt lấy đùi và
chân sau của thai hay nâng khớp đùi chân
sau nằm ở phía dưới.
Nếu thai nằm ngửa, gia súc mẹ không
đứng lên được thì có thể can thiệp xoay thai
như trường hợp đầu ra trước.
8.4.4. Chiều của thai không bình thường
Trong quá trình sinh để bình thường
chiều của thai phù hợp với chiều dọc của mẹ,
riêng ở trâu bò do thể tích dạ cỏ quá to nên
chiều dọc của thai và mẹ được tạo thành một
góc nhọn nhưng vẫn bình thường.
Chiều của thai không bình xuất hiện khi chiều dọc thai và chiều dọc mẹ nằm
chếch nhau hay tạo thành góc vuông. Nếu hướng thai không bình thường thì rất khó
điều chỉnh chỉ có thể sửa hay xoay thai khi thai còn sống. Trước khi tiến hành thủ
thuật phải làm cho tử cung mềm ra. Xoang tử cung rộng và trơn, vì vậy bắt buộc phải
gây tê màng cứng tuỷ sống thụt trực tiếp dịch nhờn vào tử cung.
Trường hợp thai chết phải dùng các dụng cụ để cưa và cắt thai lấy ra từng bộ
phận sau đó mới sửa thân thai và kéo ra ngoài.
8.4.4.1. Thai ngang
Chiều của thai ngang thường gặp ở gia súc lớn.
Thai nằm ngang trong tử cung, bốn chân thai dâm thẳng vào đường sinh dục.
Kiểm tra qua âm đạo, tử cung có thể phát hiện được bốn chân và bụng thai. Thai ngang
thường nằm nghiêng, đầu thai có thể ở bên phải hoặc trái đầu thai thường cong về phía
sau cũng có thể quay về cửa xoang chậu.
* Biện pháp can thiệp
Trước hết bằng mọi phương pháp để sửa và xoay thai có thể làm cho thai trở thành
tư thế nằm nghiêng và mông ra trước. Trường hợp này có thể xoay thai nằm sấp. Mặt khác
có thể làm cho thai trở thành tư thế nằm nghiêng và đầu ra trước. Biện pháp này chỉ áp dụng
khi đầu và hai chân trước của thai đã nằm sát cửa vào xoang chậu.
8.4.4.2. Thai vuông thước thợ
Chiều thai này thường hay gặp ở ngựa. Thai vuông thước thợ xuất hiện khi
màng thai bị rách quá sớm, cơ thể mẹ rặn đẻ quá sớm. Vì vậy thai chưa kịp đổi chiều
hướng thích hợp nhất là khi tử cung bị thõng xuống tận đáy xoang bụng.
Kiểm tra qua đường sinh dục có thể phát hiện được bờm cổ hay sống lưng của
thai thẳng đứng.
* Biện pháp can thiệp:
Tiến hành sửa thai để đầu ra trước thai nằm ngửa khi thấy đầu và hai chân trước
ở gần cửa vào xoang chậu. Trường hợp khi mông của thai nằm gần cửa vào xoang thì
tiến hành sửa thai để mông ra trước.
Bằng những biện pháp trên nếu không có kết quả thì có thể áp dụng biện pháp
cưa và cắt thai ra từng bộ phận nhỏ đã kéo ra ngoài hay mổ bụng mẹ lấy thai ra.
Chương 9
BỆNH Ở TUYẾN VÚ
9.1. Bệnh viêm vú thể thanh dịch
9.1.1. Nguyên nhân
- Do các loài vi khuẩn: Liên tụ cầu trùng, E.coli xâm nhập vào tuyến vú , qua da
bị xây sát hay qua lỗ đầu vú.
- Do kế phát từ một số bệnh: Sát nhau, viêm tử cung, hóa mủ, bại liệt sau khi
đẻ, sốt sữa. Vi khuẩn theo máu về tuyến vú gây bệnh.
9.1.2. Triệu chứng
Tuyến vú bị xung huyết, dịch viêm bị tiết ra nhiều. Có thể xuất hiện từ một là
vú có khi cả bầu vú, ít khi xảy ra toàn bộ bầu vú một lúc. Nước viêm thải ra thấm vào
các nang sữa. Quá trình lưu thông mạch máu vì mạch lâm ba bị trở ngại. Lá vú bị viêm
sưng to có khi cả đầu vú cũng sưng. Sờ thấy nóng. Giai đoạn đầu không đau sau ấn
mạnh tay con vật có cảm giác đau, lúc đầu sữa biến đổi không rõ. Về sau sữa loãng và
có cả tế bào biểu bì mô và bạch cầu. Lượng sữa giảm đi rõ rệt. Con vật ăn uống giảm,
thân nhiệt tăng, ủ rũ, mệt nhọc. Điều trị sau một tuần sẽ khỏi, có thể chuyển sang thể
viêm khác nặng hơn.
9.1.3. Điều trị
Phải phát hiện bệnh sớm va điều trị kịp thời, xác định chính xác nguyên nhân
gây bệnh và thể viêm.
Cách ly xa gia súc ốm, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, tăng số lần vắt sữa trong ngày
để giảm áp lực trong đầu vú. Xoa bóp nhẹ nhàng đầu vú mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần từ
10-15 phút, giảm thức ăn tinh và thức ăn nhiều nước.
- Dùng thuốc: Norsulphazol 6-8g uống 2 lần trong ngày và uống từ 4-5 ngày.
- Đề phòng chuyển sang thể viêm nặng hơn ta dùng Norsulphazol Natri 10%
100- 150ml tiêm tĩnh mạch.
- Xoa bầu vú bằng Ichthyol, dầu long não
- Dùng thuốc kháng sinh bơm qua lỗ tiết sữa của lá vú bị viêm. Trước khi bơm
vắt cạn sữa sót trong kim và đầu vú. Kim thông phù hợp với lỗ của đầu vú.
- Có triệu chứng toàn thân- tiêm bắp bằng kháng sinh.
- Trợ sức, trợ lực.
- Dùng Novocain 0,25% 200 ml tiêm tĩnh mạch.
9.2. Viêm vú thể fibrin
9.2.1. Nguyên nhân
- Kế phát từ thể viêm thanh dịch hay viêm cata.
- Kế phát từ viêm phúc mạc, do chấn thương, viêm tử cung tích mủ.
9.2.2. Triệu trứng
Thường xuất hiện ở một lá vú và ít khi thấy ở cả 2 lá vú hay 4 lá vú. Những tế
bào tuyến của nang sữa bị phá hủy một phần hay toàn bộ. Trong nang sữa ngoài Fibrin
còn có các tế bào bị phân giải. Nhiệt độ cơ thể tăng 40- 410C , mệt mỏi đau đớn, giảm
ăn, ngừng nhai lại, nhu động dạ cỏ giảm. Chướng hơi, sản lượng sữa giảm có khi
ngừng tiết sữa. Lá vú bị viêm sưng to nóng và cứng hơn bình thường. 
Xoa bóp lá vú bị viêm có tiếng lạo xạo. khi vắt sữa ở lá vú bị viêm có một ít
mầu vàng chứa Fibrin và những cục Casein bị đóng vón có thể chuyển thành thể Jibrin
hóa thể hay viêm hoại thư.
9.2.3. Điều trị
Để con vật nơi yên tĩnh , giảm thức ăn tinh và chứa nhiều nước, tăng thức ăn
xanh.Tăng số lần vắt sữa và xoa bóp bầu vú. Dùng kháng sinh bơm trực tiếp vào
bắp.Dùng dung dịch Glucoza, Cafein, B1 .
9.3. Viêm vú thể áp xe
9.3.1. Nguyên nhân
- Do nhiễm khuẩn: Staphylococcus, Strepcoccus..Bọc áp xe được hình thành khi
tuyến vú tổn thương nặng hoặc bị nhiễm khuẩn theo đường máu. Thường nó xuất hiện
sau thể viêm Cata mủ, thể pibrin nặng.
9.3.2. Triệu chứng
 Trong tuyến vú xuất hiện 1 hay nhiều bọc áp xe to hay nhỏ khác nhau nằm sát
dưới da hay ở sâu trong lá vú. Có khi cả lá vú có chứa mủ, sờ lá vú nóng, lượng sữa
giảm phẩm chất kém. Sau đó bọc mủ phát triển to nổi rõ ở dưới da. Có thể thành lỗ rò
rồi vỡ ra nếu bọc mủ ở sâu trong lá vú, gia súc đi lại khó khăn và có khi lây lan sang lá
khác. Nếu có nhiều ổ áp xe ở sâu trong 1,2 lá vú thì con vật biểu hiện triệu chứng toàn
thân rõ rệt. Ngừng tiết sữa và trong sữa vắt ra có đầy đủ mủ và máu, Casein. Nếu có
nhiều bọc áp xe lớn dễ bị huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ sẽ di căn đến các cơ
quan khác.
9.3.3. Điều trị
Không nên xoa bóp tuyến vú. Lúc đầu chườm nóng bằng túi nước nóng hay đắp
paraphin lên da vú.
- Dùng Ichthyol, cồn long não xoa lên da.
- Bọc mủ dưới da đã chín có thể tiến hành phẫu thuật kịp thời để tránh lỗ dò.
Khi mổ tránh mạch quản. Sau khi mổ dùng thuốc sát trùng để rửa sạch mủ. Nạo các tổ
chức hoại tử và đặt gạc dẫn lưu.
Nếu bọc ở sâu thì dùng kim tiêm to chọc vào hút máu, mủ và sữa ra ngoài. Nếu
dung dịch sữa đặc ta dùng Bicacbonat Natri 5% 50ml cho tan cục mổ rồi hút ra ngoài.
- Dùng thuốc kháng sinh tiêm thẳng vào bọc mủ..
- Nếu bị viêm rộng và nặng thì ta phẫu thuật cắt bỏ lá vú bị viêm.
- Tăng cường sức đề kháng, trợ sức, trợ lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
7. Tài liệu học tập phần ngoại khoa
1. Phan Thị Hồng Phúc, La Văn Công, Bài giảng Ngoại sản gia súc, Tài liệu lưu 
hành nội bộ - Trường ĐH Nông Lâm TN).
8. Tài liệu tham khảo
8.1. Phần ngoại khoa Thú y
1. Huỳnh Văn Kháng, (2000), Hướng dẫn thiến và phẫu thuật chữa bệnh cho gia súc
gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
2. Huỳnh Văn Kháng, (2003), Phẫu thuật ngoại khoa Thú y, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
3. Huỳnh Văn Kháng, (2003),Bệnh ngoại khoa gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp
Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Đức Chương, Vũ Đình Vượng,
(2003),Giáo trình Thú y cơ bản, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
5. Vũ Như Quán, Phạm Khắc Hiếu (2008), Giáo trình ngoại khoa thú y, Nhà xuất bản
giáo dục. .
6. Huỳnh Văn Kháng,(2006),Giáo trình Ngoại khoa thú y, Nhà xuất bản Hà Nội.
7. Phạm Ngọc Thạch, Dương Thị Anh Đào, Phạm Khắc Hiếu, Nguyễn Thị Kim
Thành, Chu Đức Thắng, Chu Đình Tới,(2008),Giáo trình Chẩn đoán bệnh và
bệnh nội khoa Thú y,, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Đường, Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Thị Bích Lộc,
Nguyễn Bá Hiên(2004), Vi sinh vật học đại cương, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội.
8.2. Phần sản khoa Thú y
1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Duy Hoan (1998), Sinh lý sinh sản gia súc, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
2. Phạm Sỹ Lăng, Bạch Đăng Phong (2002), Bệnh sinh sản và kỹ thuật thực hành
ngoại khoa ở bò sữa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các bệnh ký sinh
trùng và bệnh nội sản khoa thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị , Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
4. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Hữu Quán, Hoàng Văn Hoan, Trần Đức Hạnh, Nguyễn
Huy Đăng (2010), Bệnh sinh sản ở vật nuôi, Nxb Hà Nội.
5. Đặng Quan Nam, Phạm Đức Chương (2002), Giải phẫu vật nuôi, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2002), Bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Xuân Tỉnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Hồng Loan (1996),
Sinh lý gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_phong_tri_benh_san_khoa_thu_y.pdf