Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y

MỤC TIÊU CỦA BÀI

- Trình bày được khái niệm viêm, nguyên nhân, phân loại và triệu chứng của viêm

- Điều trị viêm bằng các phương pháp: lý học, hóa học và sinh vật học

- Rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận trong khi học tập

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

1. Viêm và nguyên nhân gây viêm

1.1. Khái niệm về viêm

Viêm là một triệu chứng thường thấy nhất đối với bệnh ngoại khoa, hầu như tất cả

các bệnh ngoại khoa đều phát sinh triệu chứng viêm.

Viêm là phản ứng của toàn thân chống lại mọi vật kích thích có hại đối với cơ thể,

nó thể hiện tại cục bộ các mô bào. Bản thân của viêm là một quá trình bệnh lý lấy phòng

vệ là chủ yếu nhằm duy trì sự cân bằng trong cơ thể. Phản ứng này được hình thành

trong quá trình tiến hoá của sinh vật và được thể hiện ở phản ứng tổng hợp toàn thân

bao gồm những biến đổi về mạch máu, mô bào và dịch thể.

Triệu chứng của viêm xuất hiện nặng hay nhẹ, tiên lượng tốt hay xấu đều có liên

quan chặt chẽ đối với tính chất của vật kích thích, cường độ và thời gian kích thích dài

hay ngắn. Nhưng điều quan trọng nhất là khả năng phản ứng của cơ thể đối với vật kích

thích, đặc biệt là trạng thái thần kinh của con vật. Vì vậy mà cùng một nhân tố kích thích,

với một thời gian và cường độ kích thích như nhau và đối với cơ thể này thì phản ứng

viêm xuất hiện rất nặng còn đối với cơ thể khác thì phản ứng viêm xuất hiện rất nhẹ hoặc

không có. Như vậy có thể nói trạng thái thần kinh của cơ thể động vật có ý nghĩa rất lớn

đối với quá trình phát sinh và phát triển của viêm mà trong đó tình trạng dinh dưàng và

điều kiện sống của con vật lại có ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh của cơ thể chúng.

Toàn bộ quá trình viêm một mặt là sự kích thích có hại đối với cơ thể, mặt khác là sự

phản ứng của cơ thể chống lại nhân tố có hại do tác nhân kích thích gây ra, giúp cho cơ

thể chóng hồi phục, những tác động đó chủ yếu dựa vào sự hoạt động của hệ thống thần

kinh. Do đó muốn tìm hiểu bản chất của chứng viêm phải thấy rằng nó là phản ứng thích

nghi để tự vệ của cơ thể khi bị các nhân tố kích thích tác động đến nó, khả năng này sinh

vật thu được trong quá trình tiến hoá của chúng, nhờ có khả năng này mà cơ thể sinh vật

có thể đối phó với những kích thích có hại bằng những phản ứng về sinh lý và cũng như

bệnh lý. Khi có phản ứng viêm xảy ra đối với cơ thể thường có hai mặt lợi và hại.

1.2. Nguyên nhân gây viêm

1.2.1. Nguyên nhân cơ học

Do những chấn thương về cơ giới như gia súc bị đánh đập, trượt ngã, gia súc húc,

cắn xé lẫn nhau gây tổn thương bên ngoài cơ thể dẫn đến viêm.

91.2.2. Nguyên nhân vật lý

Gia súc bị các nhân tố như nhiệt độ, điện, phóng xạ tác động lên cơ thể gây viêm.

Với nhiệt độ cao gây bỏng, nhiệt độ thấp phát cước, hoại thư.

Các loại tia X quang, tia phóng xạ, tia cực tím cũng gây viêm cho cơ thể gia súc.

1.2.3. Nguyên nhân hoá học

Do các loại hoá chất có tác dụng phân huỷ tế bào tổ chức cơ thể gia súc gây nên

như các loại axit, kiềm mạnh, các chất photpho, thuỷ ngân v.v.

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 67 trang xuanhieu 7040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y

Giáo trình mô đun Phòng, trị bệnh ngoại khoa thú y
 Hernia thành bụng 
Hernia thành bụng thường thấy ở ngựa, lợn, trâu bò, các loại gia súc khác ít gặp.
Loài ngựa (ngựa, lừa, la) hay bị hernia thành bụng do đặc điểm giải phẫu của chúng khác
với các loài gia súc khác. 
* Nguyên nhân 
58
Do gia súc bị các tác động cơ giới vào thành bụng.
Do phẫu thuật ở vùng bụng không đúng phương pháp.
Giãn quá mức thành bụng do ăn quá no, bị chướng hơi hay áp xe ở thành bụng.
Hernia thành bụng có thể hình thành trong những cơn đẻ khó, cơn đau bụng nặng.
Nuôi nhốt vật nuôi có chửa, nhất là trong giai đoạn cuối trong chuồng quá chật
chội.
* Triệu chứng 
Hernia thành bụng do tổn thương cơ
giới có thể hình thành bất kỳ chỗ nào ở
vách 
bụng. Ðặc biệt hay xảy ra ở dưới
bụng, vùng trước và sau rốn hoặc vùng dưới
hõm hông. Trâu, bò thường bị hernia vùng
dạ cỏ; hernia dạ múi khế ở sau sụn xương
mỏm kiếm, trước và sau rốn. Căn cứ vào
loại hernia, sự định vị và giai đoạn phát
triển mà triệu chứng của bệnh biểu hiện
khác nhau.
Hernia có nguồn gốc chấn thương:
- Giai đoạn đầu thể hiện rõ ràng triệu
chứng tổn thương ngoại khoa cục bộ (viêm,
chảy máu, thuỷ thũng,) do đó rất khó chẩn đoán. 
- Sau khi triệu chứng viêm giảm nhẹ còn lại một khối hình bán cầu hoặc hình
trứng, ít có phản ứng đau, có giới hạn rõ với tổ chức xung quanh và hình thành tổ chức
sợi. Nó sẽ làm cho vách bụng xung quanh lỗ hernia tăng sinh, dày và cứng. Nếu dùng tay
sờ nắn ở giữa bọc hernia sẽ phát hiện được lỗ hernia, bên trong có vật hernia. Bọc hernia
to hay nhỏ không giống nhau. Đại gia súc có thể to bằng nắm tay, cũng có khi có giới hạn
từ mỏm xương kiếm đến háng (thường thấy ở gia súc cái có chửa do cơ thẳng bụng bị
rách).
Hernia hồi phục:
- Khi ấn tay vào bọc hernia, vật trong hernia có thể chui vào trong xoang bụng nên
bọc hernia sẽ nhỏ lại.
- Vật trong hernia là ruột, một phần của dạ cỏ thì có thể nghe thấy sự nhu động.
- Khi kiểm tra vật nuôi không có phản ứng đau.
Hernia không hồi phục:
- Đặc trưng bởi sự tắc ruột, con vật xuất hiện những cơn đau bụng đột ngột, không
đi đại tiện, thân nhiệt cao.
- Sờ nắn bọc hernia con vật có phản ứng đau, thể tích bọc hernia không giảm.
Hernia không hồi phục thường xảy ra quá trình viêm dính vật hernia với cơ thành bụng.
59
Hình 7.1. Hernia thành bụng
Riêng đối với loài ngựa: có triệu chứng cục bộ và toàn thân rất đặc thù 
- Tại cục bộ sau khi tổn thương khoảng 3 ngày hiện tượng viêm cấp tính rất rõ, sờ
nắn con vật có cảm giác rất đau. Ðặc biệt hiện tượng thuỷ thũng hết sức nghiêm trọng, nó
tạo thành một mảng có chiều dài từ mỏm xương kiếm đến háng và chiều rộng từ bên này
sang bên kia của vách bụng, có độ dày 2 - 3 cm. Dùng ngón tay ấn vào để lại dấu ấn ngón
tay lõm sâu.
- Con vật có triệu chứng toàn thân: sốt cao 40 - 410C, ăn uống kém hoặc bỏ ăn
hoàn toàn, ủ rũ, thỉnh thoảng quay đầu nhìn về phía vùng bệnh. Ngựa bị hernia thành
bụng dù có khả năng hồi phục hay không đều phải điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ bị viêm
phúc mạc mà chết. 
* Ðiều trị 
Phương pháp điều trị hernia thành bụng là sử dụng phẫu thuật ngoại khoa.
- Ðối với trâu bò bị hernia thành bụng ở vùng dạ cỏ có khả năng hồi phục, không
cần phải điều trị. 
- Lợn bị hernia thành bụng do thiến hoạn nếu quá 3 ngày mới điều trị thì trước khi
phẫu thuật phải chuẩn bị phương án phẫu thuật cắt và nối ruột. 
- Ngựa bị hernia thành bụng phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật ngoại
khoa, càng làm sớm hiệu quả điều trị càng cao.
7.5.2. Hernia rốn
Trong các loài gia súc thì lợn con, bê, nghé, ngựa hay bị hernia rốn. 
* Nguyên nhân 
Hernia rốn chủ yếu do bẩm sinh, trong quá trình phát triển của bào thai lỗ rốn quá
rộng, áp lực xoang bụng tăng đẩy một phần ruột hoặc màng treo ruột qua lỗ rốn gây nên
hernia rốn. 
Thức ăn không đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là sự thiếu cân bằng về vitamin,
protein và muối khoáng.
Do chuyển đổi chế độ ăn: từ thức ăn dễ tiêu sang thức ăn khó tiêu. Hay do sự rối
loạn tiêu hóa (chướng hơi, tiêu chảy) làm áp lực xoang bụng cao.
* Triệu chứng 
Tại vùng rốn của gia súc có một bọc
hình bán cầu có giới hạn rõ rệt với tổ chức
 xung quanh. 
Nếu hernia hồi phục: sờ nắn thấy
mềm, con vật không có cảm giác đau, có
thể phát hiện thấy lỗ hernia dễ ràng, khi ấn
tay vào thể tích bọc hernia nhỏ lại. Ðặt ống
nghe lên bọc hernia có thể nghe tiếng nhu
động của ruột. 
60
Hình 7.2. Hernia rốn
Nếu hernia không hồi phục: ruột bị dính vào vách hernia gây viêm cục bộ, làm cho
da ở bọc hernia đỏ ửng, căng phồng sờ nắn con vật có phản ứng đau, khi ấn tay thể tích
bọc hernia không nhỏ lại và có cảm giác cứng. Con vật thường có triệu chứng đau bụng.
Nếu không kịp thời điều trị con vật có thể chết do viêm, hoại tử ruột, viêm phúc mạc. 
* Ðiều trị 
Để điều trị hernia rốn có thể sử dụng phương pháp điều trị bảo tồn hay phương
pháp phẫu thuật.
- Điều trị bảo tồn
Phương pháp điều trị bảo tồn chỉ áp dụng để điều trị hernia hồi phục và có thể tích
nhỏ, không áp dụng đối với hernia không hồi phục.
Sử dụng những thuốc kích thích viêm xoa quanh bọc hernia hay gây viêm nhân
tạo xung quanh vách lỗ rốn bằng cách tiêm vào vách bụng quanh lỗ rốn dung dịch cồn
700 hoặc nước muối ưu trương. Sau đó sử dụng băng ép, băng ép chặt vùng hernia sau
khi đã đưa vật hernia vào xoang bụng. Lỗ hernia sẽ được bịt lại khi hình thành mô sẹo.
Cách điều trị này cổ hernia rốn viêm tăng sinh làm cho lỗ hernia hẹp lại, khí quan
nội tạng trong xoang bụng không lọt được ra ngoài nữa. Phương pháp này cũng ít được
dùng vì rất nguy hiểm, nếu gây viêm tổ chức vách bụng tại vòng hernia sẽ làm viêm lan
đến các cơ quan nội tạng hoặc gây viêm phúc mạc. 
- Phương pháp phẫu thuật 
Cố định: cố định gia súc ở tư thế nằm ngửa.
Vệ sinh, sát trùng: cắt lông, rửa sạch, lau khô, sát trùng vùng phẫu thuật.
Gây mê, gây tê: chỉ đinh gây mê khi phẫu thuật với gia súc có hệ thần kinh mẫn
cảm. Lợn và loài nhai lại chỉ cần gây tê kết hợp cố định chắc chắn.
Mở bọc hernia: dùng dao cắt giữa bọc hernia. Cắt nhẹ nhàng để tránh gây thủng
ruột.
Tách ruột, màng treo ruột ra khỏi bọc hernia rồi đưa chúng vào trong xoang bụng.
Nếu đoạn ruột bị hoại tử, cần cắt bỏ sau đó nối lại.
Cắt bỏ vòng rốn để tạo vết thương mới, rồi khâu bịt lỗ rốn lại bằng phương pháp
khâu vắt. Đây là thao tác quan trọng nhất vì không cắt bỏ vòng rốn thì không tạo ra vết
thương mới do đó lỗ rốn không bao giờ liền lại được. Sau khi chỉ khâu đứt hernia lại xuất
hiện trở lại.
Cắt bỏ da thừa, khâu da theo phương pháp khâu nút đơn.
Hộ lý, chăm sóc thực hiện theo những nguyên tắc chung.
7.5.3. Hernia âm nang 
Hernia âm nang hay gặp nhất ở lợn, ngựa vào trâu bò. 
* Nguyên nhân 
Hernia âm nang chủ yếu là do bẩm sinh. Trong quá trình phát triển của bào thai,
ống bẹn được hình thành quá rộng. Khi gia súc ăn no, chạy nhảy, làm việc nặng, áp lực
61
xoang bụng tăng sẽ đẩy ruột hoặc một phần màng treo ruột qua ống bẹn chui vào bao
dịch hoàn gây hernia âm nang. 
* Triệu chứng 
Hernia âm nang có thể xảy ra đối với gia súc chưa thiến hoặc sau khi thiến. Nhìn
bên ngoài thấy bao dịch hoàn của gia súc căng to khác thường, các nếp nhăn vốn có của
bao dịch hoàn đều biến mất. 
Hernia âm nang hồi phục: khi sờ nắn, ấn vào bao dịch hoàn có cảm giác mềm, có
thể đưa được một phần vật trong bao dịch hoàn vào xoang bụng làm cho bao dịch hoàn
nhỏ đi. Nếu thôi không ấn tay nữa thể tích của bao dịch hoàn to trở lại như cũ. Gia súc
vẫn ăn uống, vận động bình thường. 
Hernia không hồi phục: ruột trong bọc hernia bị dính vào dưới da bao dịch hoàn
làm cho bao dịch hoàn căng to đỏ ửng, sau đó chuyển sang màu tím bầm. Sờ vào bao
dịch hoàn con vật có phản ứng đau, không ăn uống. Ngựa có triệu chứng toàn thân rõ rệt;
con vật sốt cao, bỏ ăn, tinh thần mệt mỏi, có triệu chứng đau bụng, viêm phúc mạc mà
chết. 
* Ðiều trị 
Phương pháp điều trị hernia âm nang là phẫu thuật ngoại khoa, đưa ruột vào trong
xoang bụng rồi khâu kín lỗ bẹn .
8. Viêm mắt
8.1. Viêm kết mạc 
8.1.1. Nguyên nhân 
Bệnh viêm kết mạc mắt ở gia súc thường do tổn thương cơ giới, bị đánh đập trúng
vào mắt, các vật lạ rơi vào mắt hay các hoá chất bắn vào mắt. 
Kế phát do các bệnh truyền nhiễm hay ký sinh trùng (dịch tả, tụ huyết trùng, tiên
mao trùng,...). 
Những tổ chức gần mắt bị viêm làm viêm lan đến kết mạc mắt. 
8.1.2. Triệu chứng 
Trường hợp viêm kết mạc cấp tính hai
mí mắt con vật sưng, kết mạc mắt bị sung 
huyết màu đỏ bầm, gia súc sợ ánh sáng,
mắt nhắm nghiền. Nước mắt chảy ra lúc đầu
trong, loãng sau đó đục và đặc như mủ. 
Viêm kết mạc ở thể mạn tính mắt ít
sưng hơn, nước mắt chảy ra nhiều, thường
xuyên có dử mắt. Do kết mạc mắt bị kích
thích bởi dịch viêm nên mắt con vật ngứa
ngáy khó chịu. Gia súc thường dùng móng
chân sau dụi vào mí mắt làm cho kết mạc bị
xây xát, mí mắt bị nhiễm trùng kế phát, viêm tăng sinh làm hai mí mắt lộn ra ngoài như
62
Hình 8.1. Viêm kết mạc
hai cục thịt thừa che kín hoàn toàn giác mạc. Viêm kết mạc mắt cấp tính cũng như mạn
tính nếu không kịp thời điều trị sẽ viêm lan đến giác mạc gây mù hoàn toàn. 
8.1.3. Điều trị 
Trường hợp gia súc bị viêm kết mạc cấp tính ở giai đoạn đầu có thể dùng phương
pháp chườm lạnh để điều trị. Hay dùng novocain 0,25% + kháng sinh tiêm vào hố thái
dương hoặc buồng sau nhãn cầu liều lượng 10 - 15 ml tùy loài gia súc.
Nếu mắt có nhiều dử có thể sử dụng các dung dịch sau để rửa mắt cho gia súc: axit
boric 5% pha với dung dịch NaCl 0,9% hay dung dịch NaCl 0,9% kết hợp penicilline.
Sau đó dùng dung dịch sau để nhỏ mắt
Axit boric 0,3g
Sulfat kẽm 0,1g
Dung dịch adrenalin 0,1% 2 ml 
Novocain 0,1 % 2ml
Nước cất 10 ml
Pha thành dung dịch và tiêu độc, nhỏ vào mắt gia súc ngày 1-2 lần. Kết hợp với
nhỏ mắt bằng dung dịch kháng sinh.
Trường hợp viêm kết mạc mạn tính sau khi dùng dung dịch acid boric 5% hay
nước muối sinh lý rửa sạch mắt có thể dùng dung dịch AgNO3 2% để nhỏ vào mắt cho
gia súc. 
Nếu gia súc viêm kết mạc mắt tăng sinh, sau khi rửa sạch mắt bằng các dung dịch
thuốc sát trùng như trên, dùng novocain 1% gây tê thấm vào mí mắt rồi dùng dao, kéo vô
trùng cắt bỏ toàn bộ phần tổ chức liên kết tăng sinh của kết mạc. Dùng vải gạc vô trùng
hoặc bông tẩm adrenalin 0,1% ép chặt vào mí mắt độ 1 phút sẽ cầm máu (chú ý phải cắt
thật triệt để, không được để sót; nếu còn sót phải tiến hành phẫu thuật lần nữa đến khi kết
mắt bình thường mới thôi). 
Sau khi phẫu thuật, hàng ngày dùng dung dịch penicillin hoặc các loại thuốc khác
như: streptomycin, tobramycin để nhỏ mắt cho gia súc.
8.2. Viêm giác mạc 
8.2.1. Nguyên nhân 
Do gia súc bị đánh trúng vào mắt hoặc bị vật cứng chọc vào mắt, các vật lạ rơi vào
mắt hay bị các hoá chất, thuốc diệt ký sinh trùng bắn vào mắt (thuốc diệt ve, thuốc điều
trị ghẻ, nấm,...).
Bị các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng gây viêm kế phát. Ngoài ra gia súc bị
viêm kết mạc điều trị không kịp thời và không đúng phương pháp cũng dẫn đến viêm
giác mạc. 
8.2.2. Triệu chứng 
Ở giai đoạn viêm cấp tính mắt con vật bị sưng rất nặng, áp lực nhãn cầu tăng, con 
63
vật sợ ánh sáng; chảy nước mắt đặc,
đục như mủ; kết mạc mắt sung huyết đỏ bầm.
Giác mạc bị sung huyết, trên giác mạc có
nhiều mạch máu mới hình thành. Bệnh kéo
dài hoặc điều trị không đúng phương pháp
giác mạc xuất hiện màu trắng đục như cùi
nhãn (hoặc như bọt thuỷ tinh) mắt con vật bị
mất phản xạ với kích thích bên ngoài hoặc bị
mù hoàn toàn. 
Thể mạn tính: giác mạc trong suốt, có
ánh xanh nhưng vật nuôi không thể nhìn thấy 
8.2.3. Điều trị 
Viêm cấp tính: dùng phương pháp chườm lạnh, sau đó chuyển sang chườm nóng.
Dùng các dung dịch axit boric 5% rửa sạch mắt rồi dùng các loại đơn thuốc sau để nhỏ
vào mắt: 
Axit boric 0,3g
Novocain 0,1% 10ml
Atropin sulfat 0,1% 10 ml
Hỗn hợp thành dung dịch, tiêu độc, nhỏ vào mắt cho gia súc mỗi ngày 1-2 lần. 
Nhỏ các loại thuốc như: tetracyclin, penicillin với dùng dung dịch novocain 1% kết
hợp với penicillin (novocain 1% 10-20 ml, penicillin 2-3.000.000 UI) phong bế vào hố
thái dương mỗi ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày). 
Viêm á cấp tính:
Trâu bò: dùng 3-4 vỏ ốc nhồi rửa sạch đốt thành than rồi tán mịn và thổi vào mắt
ngày một lần, liên tục từ 5-7 ngày. Đây là phươngpháp điều trị vừa đơn giản, vừa đạt hiệu
quả cao, được dùng rộng rãi trong thực tế sản xuất. Cũng có thể dùng bột vỏ ốc nhồi đề
điều trị viêm giác mạc kéo màng cho ngựa.
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CÔNG VIỆC: CHẨN ĐOÁN, XÁC ĐỊNH TIÊN LƯỢNG VÀ PHÒNG, TRỊ
MỘT SỐ BỆNH NGOẠI KHOA THƯỜNG GẶP
1/B4/
MĐ18
Bước
công
việc
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trangthiết bị Ghi chú
1 Chẩn đoán một
số bệnh ngoại
khoa 
- Hỏi chủ gia súc về tình trạng
bệnh lý của vật nuôi trong thời
gian gần đây
- Tuổi, tính biệt và sức sản xuất
- Các loài vật nuôi bị
bệnh
- Bộ tranh ảnh các
bệnh ngoại ở vật nuôi
64
Hình 8.2. Viêm giác mạc
của vật nuôi
- Chế độ chăm sóc, quản lý vật
nuôi
- Dựa vào các triệu trứng lâm
sàng của vật nuôi để đưa ra kết
luận sơ bộ về nguyên nhân gây
bệnh và kết luận bệnh.
- Chẩn đoán phân biệt các bệnh
ngoại khoa với nhau
- Sổ sách ghi chép
- Trang trại chăn nuôi
hoặc hộ gia đình
- Bộ dụng cụ khám
bệnh thú y
- Bảo hộ lao động
2 Xác định tiênlượng bệnh
- Dựa vào các triệu chứng của
bệnh để xác đinh tiên lượng
- Phụ thuôc vào nguyên nhân gây
bệnh và tổ chức bị bị bệnh.
- Thời gian bị bệnh và đối tượng
mắc bệnh
- Kết luận sơ bộ tiên lượng của
bệnh
- Các loài vật nuôi bị
bệnh
- Bộ tranh ảnh các
bệnh ngoại khoa ở vật
nuôi
- Sổ sách ghi chép
- Trang trại chăn nuôi
hoặc hộ gia đình
- Bảo hộ lao động 
3 Điều trị bệnhngoại khoa
- Xây dựng phác đồ điều trị 
- Sử dụng thuốc để điều trị cho
vật nuôi
- Thực hiện các phẫu thuật ngoại
khoa nếu cần
- Quản lý chăm sóc 
- Các loài vật nuôi bị
bệnh
- Sổ sách ghi chép
- Trang trại chăn nuôi
hoặc hộ gia đình
- Bộ dụng cụ chữa
bệnh và phẫu tuật
ngoại khoa thú y
- Bảo hộ lao động
- Thuốc thú y
- Gióng cố đinh vật
nuôi
- Rọ mõm các loại
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Văn Kháng, (2000), Hướng dẫn thiến và phẫu thuật chữa bệnh cho gia
súc gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
2. Huỳnh Văn Kháng, (2003), Phẫu thuật ngoại khoa Thú y, Nhà xuất bản Nông
nghiệp Hà Nội.
3. Huỳnh Văn Kháng, (2003), Bệnh ngoại khoa gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp
Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Đức Chương, Vũ Đình
Vượng, (2003), Giáo trình Thú y cơ bản, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
5. Vũ Như Quán, Phạm Khắc Hiếu (2008), Giáo trình ngoại khoa thú y, Nhà xuất
bản giáo dục.
6. Huỳnh Văn Kháng, (2006), Giáo trình Ngoại khoa thú y, Nhà xuất bản Hà Nội.
66
7. Phạm Ngọc Thạch, Dương Thị Anh Đào, Phạm Khắc Hiếu, Nguyễn Thị Kim
Thành, Chu Đức Thắng, Chu Đình Tới, (2008), Giáo trình Chẩn đoán bệnh và bệnh nội
khoa Thú y,, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Đường, Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Thị Bích
Lộc, Nguyễn Bá Hiên (2004), Vi sinh vật học đại cương, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội.
9. Phan Thị Hồng Phúc, La Văn Công (2016), Giáo trình Ngoại sản gia súc, 
Trường ĐH Nông lâm Thái nguyên. 
67

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_phong_tri_benh_ngoai_khoa_thu_y.pdf