Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng

Mục tiêu của bài:

- Kiến thức:

+ Nắm vững khái niệm phát triển, phát triển cộng đồng và đặc điểm phát triển cộng đồng ở Việt Nam;

+ Xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc phát triển cộng đồng, tiến trình phát triển cộng đồng;

+ Trình bày được tiến trình phát triển của cộng đồng.

- Kỹ năng:

 Vận dụng được các nguyên tắc và tuân thủ theo tiến trình trong phát triển cộng đồng.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 + Tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và tin tưởng vào sự thay đổi của cộng đồng;

 + Rèn luyện tích cực tính chủ động, tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng Việt Nam.

 Nội dung chính

1. Khái niệm.

 1.1. Khái niệm phát triển.

 Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

 Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc (1970): “Phát triển là tạo ra những cơ hội ngày càng nhiều cho tất cả mọi người để có đời sống tốt hơn, điều thiết yếu là tăng cường và cải thiện các điều kiện cho giáo dục, sức khoẻ, dinh dưỡng, nhà ở và an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường”

 Như vậy có thể thấy phát triển là một quá trình biến đổi về lượng và chất của một lĩnh vực, một khía cạnh nào đó trong đời sống xã hội và tự nhiên. Kết quả của quá trình ấy là sự tăng trưởng và biến đổi về chất theo xu thế tiến bộ hơn, tích cực hơn, hoàn thiện hơn.

 1.2. Khái niệm phát triển cộng đồng.

 1.2.1. Cộng đồng là gì?

Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, có mối quan hệ chặt chẽ, có các đặc điểm văn hoá tương đối đồng nhất, có nhu cầu và quyền lợi gần giống nhau cùng chung sống trên một địa bàn nhất định.

 Cộng đồng được xây dựng bởi các yếu tố sau:

 - Cùng chung lãnh thổ, địa bàn dân cư, phường xã, mối quan hệ tương tác, giúp đỡ lẫn nhau hoặc có chung những mối quan tâm.

 - Cùng chung ngành nghề, sắc tộc, tôn giáo, có thể họ ở nhiều địa bàn khác nhau nhưng có sinh hoạt chung.

 Cộng đồng có thể chia làm 02 loại:

 - Cộng đồng địa lý: Bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hoá - xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chung một hoặc nhiều chính sách. Vi dụ: Khu dân cư xóm A; Huyện B; Tỉnh C

 - Cộng đồng chức năng: Gồm những người có thể cư trú cùng một địa bàn hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, công việc Ví dụ: Cộng đồng người Việt đang du học ở nước ngoài; Hội đồng hương tỉnh X, Y; Hội người khuyết tật

 

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 65 trang xuanhieu 3360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng

Giáo trình mô đun Phát triển cộng đồng
hoạt động này, những người lập kế hoạch sẽ phải có các phương pháp để đảm bảo người dân cộng đồng phải thực sự cùng tham gia. Những người lập kế hoạch phải luôn chú ý đến những yếu tố tác động đến động cơ của những người thực hiện các hoạt động. Việc phân công phải đảm bảo đúng người, phù hợp với trình độ và năng lực. Để đảm nhận tốt công việc này thì điều quan trọng là phải tìm hiểu về những kỹ năng và sở thích của các thành viên trong cộng đồng là những người sẽ tích cực tham gia vào dự án, và có kỹ năng, năng lực phù hợp.
+ Hệ thống công cụ, chỉ tiêu đánh giá, theo dõi kiểm tra: “Làm thế nào để theo dõi đánh giá được hoạt động?”
Khi lên kế hoạch thì nhất thiết cần phải xây dựng hệ thống cộng cụ, chỉ tiêu đánh giá, phương thức theo dõi kiểm tra. Vì dựa vào những công cụ này, người dân tham gia dự án và tác viên phát triển cộng đồng có thể theo dõi được tiến độ, sự thành công của dự án, và kịp thời phát hiện những sai sót để chỉnh sửa. 
2.2. Triển khai thực hiện 
Thực hiện dự án là triển khai những công việc gì đã được đưa ra trong kế hoạch. Việc thực hiện dự án bao gồm một số hoạt động. Ở giai đoạn này cần đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào việc phát động dự án, phối hợp các hoạt động, giám sát và lưu ý những trường hợp phát sinh ngoài dự kiến là những hoạt động quan trọng.
- Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu vật tư cần thiết, nhân sự
"Chuẩn bị tốt là chúng ta đã nắm chắc 50 % thắng" đây là công việc cần được lưu ý đầu tiên khi tiến hành dự án. Để dự án có thể được thực hiện thì tất cả các điều kiện cần thiết về nguyên vật liệu, con người đều phải được chuẩn bị sẵn sàng 
Xây dựng nhóm cộng tác
Khi triển khai thực hiện dự án, tác viên phát triển cộng đồng không thể làm một mình được mà phải có sự giúp đỡ từ những cá nhân khác trong cộng đồng (nhóm cộng tác) để chia sẻ các mục tiêu chung và cùng làm để hoàn thành nó. Việc xây dựng nhóm cộng tác có thể là do chính tác viên phát triển cộng đồng lựa chọn trong quá trình làm việc của họ với người dân hoặc cũng có thể là do người dân đề xuất những người mà họ tín nhiệm và cho là có năng lực để cộng tác cùng tác viên phát triển cộng đồng.
- Lãnh đạo định hướng, phối hợp đồng bộ, hướng dẫn thực hiện.
Việc phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân, tổ chức, nhóm tham gia dự án nhằm mục đích:
+ Đạt được những mục tiêu cụ thể của dự án và giảm thiểu tối đa những khó khăn trở ngại
+ Có những biện pháp sửa chữa kịp thời những khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện dự án
+ Xây dựng tốt hơn mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án và điều phối tài nguyên và các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu củadự án.
+ Thiết lập các mối quan hệ thân thiện giữa những người hưởng lợi của dự án và tất cả những thành phần khác.
- Giám sát theo dõi công việc để kịp thời phát hiện những yếu tố phát sinh và bất lợi nhằm điều chỉnh các hoạt động
Mục đích của việc thực hiện công tác giám sát dự án là để: 
Biết được các hoạt động có được tiến hành như đã ghi trong kế hoạch dự án hay không?
Biết được những vật tư cần thiết, điều kiện cơ sở hạ tầng có được cung cấp đúng lúc, đúng nơi và đúng yêu cầu hay không? 
Biết được những khó khăn trở ngại nảy sinh ở khâu nào?
Để biết được kết quả có đúng với các mục tiêu đã định trước không? 
Để biết tiến độ thực hiện có chính xác hay cần có những thay đổi gì không? và 
Biết những thay đổi so với kế hoạch ban đầu và những phương hướng giải quyết trong tình hình mới. 
- Đôn đốc thực hiện, và xử lý những tình huống không dự kiến trước.
Sau khi có được những kết quả từ việc giám sát, đánh giá, người tác viên phát triển cộng đồng và những người tham gia dự án có thể nắm được tình hình tiến độ thực hiện cũng như chất lượng của dự án. Và vì vậy họ cũng có thể đôn đốc dự án nếu như thấy cần thiết. Việc này nếu được thực hiện thường xuyên sẽ càng làm cho dự án triển khai tốt hơn, đúng với tiến độ và mục tiêu đề ra. Ngoài ra có đôn đốc thực hiện thì mới nhanh chóng phát hiện những vướng mắc và kịp thời tháo gỡ. Mặc dù ngay ở khâu ban đầu người tham gia dự án đã dự báo những khó khăn có thể sảy ra, nhưng trong quá trình thực hiện thì không tránh khỏi có những tình huống xảy ra ngoài dự kiến vì vậy mà người tham gia dự án luôn phải chuẩn bị trước một kế hoạch để triển khai trong trường hợp khẩn cấp hoặc chuẩn bị một phương sách hành động để đối phó với tình hình thay đổi. 
2.3. Đánh giá/Lượng giá dự án
Lượng giá nói chung là nói đến việc đo lường, đánh giá hay đưa ra nhận định. Hoạt động này là quá trình rà soát, xem xét lại toàn bộ các khía cạnh của dự án và đặc biệt là mục tiêu của dự án. Lượng giá xem xét dự án một cách có hệ thống để xác định mức độ thích đáng, mức độ thành công, hiệu quả và người hưởng thụ được hưởng lợi như thế nào. Mặc dù lượng giá thường được coi là khâu cuối cùng trong tiến trình dự án nhưng chúng ta có thể thấy lượng giá gắn liền với các khâu khác trong tiến trình từ khi bắt dầu thực hiện dự án, giữa kỳ dự án và kết thúc dự án, nếu có thể còn là sau khi dự án đã kết thúc. Do đó không nên chỉ coi lượng giá là khâu cuối cùng mà lượng giá là quá trình tương tác gắn với các hoạt động. Cần phải thường xuyên tiến hành hoạt động lượng giá. Lượng giá khác với kiểm tra giám sát là lượng giá xem xét dự án có đi đúng hướng hay không? lượng giá còn xem xét đến tính hiệu quả lâu dài, bền vững. Hoạt động lượng giá thường được giao cho một chuyên gia hoặc một nhóm chuyên gia tiến hành để thẩm định những kết quả đạt được.
* Có nhiều loại đánhgiá/lượng giá:
- Đánh giá/Lượng giá định kỳ: là sự đánh giá thường kỳ diễn ra thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án
- Đánh giá/Lượng giá cuối cùng: là khâu đánh giá được triển khai vào cuối dự án nhằm so sánh kết quả thực hiện dự án với các mục tiêu đặt ra.
Khi lượng giá dự án, chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi sau đây?
* Ai sẽ là những người tham gia vào quá trình lượng giá?: có thể là:
Một nhóm cám bộ do cộng đồng chỉ định
Nhóm người dân cộng đồng (ngưòi hưởng lợi dự án)
Cơ quan tài trợ
Những chuyên gia lượng giá ở bên ngoài
Hay tất cả các bên được đề cập đến ở trên
Khi lượng giá, tất cả các bên có liên quan, nhất là những người hưởng lợi từ dự án đều phải tham gia lượng giá. Được như thể không những tác viên phát triển cộng đồng quản lý dự án có thể lấy những quyết định sáng suốt và chính xác mà cả cộng đồng cũng tăng thêm tinh thần gắn bó, quyết tâm thực hiện thành công dự án cho dù có những khó khăn nhất định.
* Sẽ đánh giá dự án ở những khía cạnh nào?: bao gồm:
Để xem đã đạt được những mục tiêu cụ thể của dự án hay không? 
Để xem kết quả đạt được có thoả đáng hay không, so với nguồn lực đã đầu tư? Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực
Làm thế nào để làm cho dự án tốt hơn? 
Cần phải thay đổi những yếu tố nào? 
Những hoạt động gì đã làm đúng và những hoạt động gì đã làm sai? 
Những lợi ích hay tác động trực tiếp/gián tiếp? 
* Tại sao phải lượng giá? sử dụng kết quả đánh giá vào việc gì, đề làm gì?: 
Để báo cáo kết quả dự án cho cơ quan tài trợ 
Để ban điều hành dự án biết được tại sao dự án không mang lại kết quả mong đợi 
Để những người thụ hưởng biết họ có nhận được những lợi ích như mong đợi không? để những người thực hiện dự án quyết định có nên mở rộng dự án hay không?
Hay để rút kinh nghiệm cho những dự án khác trong tương lai
* Khi nào thì lượng giá? 
Vào đầu dự án 
Vào giữa hay cuối dự án
Thường xuyên hay định kỳ hai tháng một lần
Sau khi dự án kết thúc một thời gian
* Sẽ sử dụng các phương pháp gì để đánh giá: 
Điều tra, khảo sát, 
Vấn đàm, họp, thảo luận.
Nghiên cứu nhật ký theo dõi, 
Mô phỏng của người dân về kết quả dự án bằng nhiều hình thức (tranh vẽ, bài viết, đóng kịch...)
Căn cứ để xem xét một dự án được coi là có tính khả thi và hiệu quả khi nó đáp ứng được những yêu cầu sau:
+ Mục tiêu dự án phải cụ thể rõ ràng
+ Kế hoạch cần rõ ràng về trình tự thời gian và trách nhiệm.
+ Đảm bảo các nguồn lực (vật chất, con người, chuyên môn...) cần thiết để thực hiện dự án 
+ Dự án phải được đánh giá ở toàn bộ các khía cạnh của dự án: tiến trình, kết quả (đạt được cái gì) hiệu quả (đã tốn phí bao nhiêu tiền của, sức người và thời gian) của dự án.
+ Cần có sự giám sát theo dõi đánh giá dự án thường xuyên.
2.4. Kết thúc và duy trì dự án
Sau khi lượng giá dự án, nếu kết quả thể hiện được rằng đã đạt được các mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung của dự án thì dự án sẽ kết thúc. Sau đó tác viên phát triển cộng đồng sẽ phải chuyển tiếp cho ban quản lý dự án do chính những người dân cộng đồng đảm nhiệm và điều hành. Khi họp thành lập ban quản lý dự án, tác viên phát triển cộng đồng vẫn đóng vài trò điều phối và gợi ý cho những người dân trong cộng đồng vào những vị trí phù hợp vì qua quá trình làm dự án thì tác viên phát triển cộng đồng có thể nhận thấy được năng lực và khẳ năng của từng người.
Ví dụ về một dự án giải quyết tình trạng thiếu nước sạch cho người dân địa phương bằng cách lắp đặt đường ống nước từ nguồn về đến nơi cư trú của người dân. Sau khi dự án kết thúc, tác viên phát triển cộng đồng sẽ cùng người dân thành lập ban quản lý dự án. Ban quản lý sẽ bao gồm 1 trưởng ban chịu trách nhiệm chính; các tổ trưởng chịu trách nhiệm đối với từng khu vực của mình về vấn đề nước; nhóm bảo vệ (ống dẫn nước, bể chứa nước...) thủ quỹ... Họp nhóm đưa ra những nội quy chung ví dụ như là không cho trâu bò hoặc vật nuôi đến gần bể chứa nước, mỗi hộ gia đình sẽ nộp 5000đ -10.000đ/tháng cho ban quản lý để bảo vệ cũng như sửa chữa trong trường hợp đường ống hoặc bể chứa bị hỏng...
3. Phương pháp viết đề nghị dự án
3.1. Trang bìa với những thông tin chung
Tên dự án, tên cơ quan xin tài trợ, ngày tháng thực hiện 
Ví dụ
Tên dự án: “Cải thiện tình hình nước sinh hoạt cho người dân huyện X vùng Tây nguyên 
Cơ quan tài trợ : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF
Cơ quan thực hiện: Uỷ Ban Dân số và Gia đình huyện X Tây nguyên
Thời gian dự án: 24 tháng từ 1/2004 đến 12/2005
3.2. Bối cảnh
Phần này được đánh giá là rất quan trọng trong một đề nghị dự án vì nó trả lời cho câu hỏi tại sao phải có dự án. Những lý giải về tính cấp thiết của dự án. Ngoài ra phần này cũng bao gồm một số thông tin chung về một số đặc điểm của cộng đồng, những thuận lợi, khó khăn, vị trí địa lý, v.v.
3.3. Mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể
Phần này thì tác giả cần giải thích rõ để trả lời câu hỏi muốn đạt được gì qua dự án. Ví dụ như một dự án cung cấp nước sạch thì mục tiêu sẽ là có bao nhiêu hộ được cung cấp nước sạch để dùng sau khi dự án kết thúc. Với mục tiêu tổng quát, người viết đề nghị dự án đưa ra những mục tiêu bao quát hơn, với phần cụ thể thì có thể là mục tiêu cho từng đối tượng hay theo từng giai đoạn tiến độ của dự án. 
Không đặt mục tiêu quá cao mà phải phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương và với các nguồn lực hiện có.
Lưu ý mục tiêu dự án nên rõ ràng cụ thể, đáp ứng đuợc 5 yếu tố sau:
Cụ thể: không nên chung chung
Đo lường được: thể hiện bằng con số cụ thể ( ví dụ 70% số hộ gia đình)
Phải khả thi (ví dụ số 60% hộ gia đình ở địa bàn Huyện X )
Phải thực tiễn: các gia đình dùng nước bẩn hiện đang là vấn đề nổi cộm ở huyện X
Phải có hạn định thời gian (ví dụ Đến cuối năm 2005)
Ví dụ: Mục tiêu của dự án về cải thiện sức khoẻ của cộng đồng A như sau: “Đến cuối năm 2005 có 60% hộ gia đình của huyện X sẽ được sử dụng nước sạch.”
3.4. Các hoạt động, thời gian triển khai và đầu ra của dự án:
Sau khi đã xác định được các mục tiêu của dự án rồi thì bước tiếp theo là phải lên kế hoạch đưa ra các hoạt động gì nhằm đạt được các mục tiêu và những hoạt động sẽ được thực hiện ở đâu. Với mỗi một hoạt động thì người viết đề nghị dự án phải có kế hoạch cụ thể thời gian địa điểm, người chịu trách nhiệm và phương pháp tiến hành các hoạt động
Ví dụ: 
Tên hoạt động
Thời gian
Đầu ra (kết quả)
Các chỉ số (đo lường)
Điều tra khảo sát thực trạng nước sạch tại huyện X
Tháng 1/3/2004
Nắm được thực trạng về nguồn nước và việc sử dụng nước sạch
1 Bản báo cáo cụ thể về tình hình sử dụng nước sạch
Phổ biến tuyên truyền về vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch
Tháng 4/6/2004
4 hội thảo được tổ chức cho lãnh đạo và các đại diện của các xã 
Người dân được phổ biến về nước sạch và VSMT
- 9 Lãnh đạo của các xã nắm được tình hình về nước sạch và VSMT
- 5000 người dân tại dây hiểu được các thông tin về nước sạch
Thiết kế làm giếng nước sạch tại các trọng điểm
7/9/2004
Có được bản thiết kế làm giếng
9 xã đều có bản thiết kế giếng.
Triển khai đào giếng đợt 1 tại các xã Y, Z
10/11/2004
Giếng được đào và làm đường ống dẫn nước tới các khu vực dân cư
5 giếng nước sạch được đào và đưa vào sử dụng
Triển khai đào giếng đợt 1 tại các xã A, B, C
1-3/2005
Giếng được đào và làm đường ống dẫn nước tới các khu vực dân cư
 7 giếng nước sạch được đào và đưa vào sử dụng
Triển khai đào giếng đợt 1 tại các xã E,G,H..
3-6/2005
Giếng được đào và làm đường ống dẫn nước tới các khu vực dân cư
8 giếng nước sạch được đào và đưa vào sử dụng
Tiến hành lượng giá dự án cuối kỳ
8/2005
Báo cáo về kết quả, hiệu quả dự án
1 bản lượng giá dự án có sự tham gia của người dân
Lưu ý: Có thể có nhiều hoạt động để đạt được đến 1 kết quả và cũng có nhiều chỉ báo để thể hiện
3.5. Người thực hiện dự án
Phần này trả lời câu hỏi ai sẽ thực hiện dự án? Với phần này người viết đề nghị dự án nên xem xét kỹ lưỡng những người thực sự có năng lực và uy tín để đảm bảo dự án được thực hiện thành công.
Ví dụ : Uỷ ban nhân dân huyện X
	 Tác viên phát triển cộng đồng chuyên gia UNIEF
	 Già làng/ trưởng bản và người dân có uy tín tại thôn bản..
3.6. Thời gian thực hiện dự án
Phần này cho chúng ta biết dự án sẽ được tiến hành trong bao lâu
Ví dụ: Dự án Cải thiện tình hình nước sách cho huyện X vùng Tây nguyên sẽ được tiến hành từ 3/2004 đến 8/2005.
3.7. Kinh phí
Dự án sẽ tốn kém bao nhiêu? Đóng góp của người dân là bao nhiêu? Hỗ trợ bên ngoài bao nhiêu? Phần kinh phí cần được xây dựng mang tính khả thi và sát với hoạt động thực tiễn. Vì đôi khi nếu việc lập kế hoạch kinh phí không sát với thực tế thì dễ xảy ra hiện tượng dự án chưa thực hiện xong đã hết tiền và thế là bao nhiêu công sức từ đầu đến nay bị bỏ dở. 
Ví dụ Tổng kinh phí dự án là 600.000.000 trong đó: - Nhà nước /tổ chức B hỗ trợ 400.triệu
 - Cộng đồng đóng góp công sức, cơ sở vật chất khác quy đổi tương đương 200 triệu
Các dòng kinh phí chi tiết cũng phải được thiết kế và đính kèm trong bản đề xuất để có được sự phê chuẩn của cơ quan tài trợ
Một số lưu ý khi viết dự án
* Trước khi viết đề nghị dự án nên trao đổi trước với cơ quan tài trợ về ý định của mình.
* Chú trọng những thông tin quan trọng mà tổ chức tài trợ rất quan tâm khi phê chuẩn một đề nghị dự án:
- Các kế hoạch - Các chỉ tiêu đánh giá, - Kinh phí- Sự đóng góp của phía cơ quan bạn vào dự án 
- Tính bền vững của dự án 
* Bản đề nghị dự án nên rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn
Tài liệu tham khảo:
[1]. TS. Nguyễn Thị Kim Liên - Giáo trình phát triển cộng đồng - NXB Lao động xã hội, 2006
	[2]. TS. Trương Văn Tuyển – Giáo trình phát triển cộng đồng- NXB Nông nghiệp, 2007
	[3]. TS. Lê Thị Mỹ Hiền – Phát triển cộng đồng – NXH Đại học Mở bán công, thành phố Hồ Chí Minh, 2006

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mo_dun_phat_trien_cong_dong.docx