Giáo trình mô đun Lựa chọn và xây dựng chuồng nuôi trùn
Mục tiêu
- Phân tích được ưu nhược điểm của các hình thức nuôi trùn;
- Chọn được hình thức nuôi phù hợp điều kiện và mục đích sử dụng trùn.
A. Nội dung
Đối với trường hợp nuôi trùn để làm mồi câu cá hoặc cho một vài chục con gà,
vịt ăn thì họ chỉ cần một số lượng rất ít. Vì vậy, có thể nuôi trùn trong khay, chậu
trồng cây, thùng xốp, thùng gỗ, xô nhựa Nhưng để cung cấp nguồn thức ăn bổ
sung cho đàn gà, vịt với số lượng lớn (hơn 100 con) và có thể nuôi heo, tôm, baba,
lươn thì cần phải nuôi với diện tích lớn hơn mới đảm bảo nguồn cung, chúng ta có
thể quây thành từng luống nuôi tùy theo diện tích gia đình sẵn có. Nhưng nhìn
chung, dù lựa chọn hình thức nào thì các hình thức này đều phải đảm bảo được
những yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm sinh lý sống của con trùn thì trùn mới
có thể phát triển tốt, sinh sản nhanh, đạt năng suất cao.
0 B1. Nuôi trong khay, chậu, thùng xốp
1B1.1. Ưu điểm 2B
Nuôi trùn trong khay (hình 2.1.1 và hình 2.1.2), chậu (hình 2.1.3), thùng xốp
(hình 2.1.4)là phương thức nuôi đơn giản dễ thực hiện, có thể tận dụng những dụng
cụ đã qua sử dụng hoặc mua với giá rẻ nên vốn đầu tư ít.
3 BNuôi trùn trong khay, chậu hay thùng xốp có kích thước nhỏ nên không cần
diện tích đất rộng vẫn có thể nuôi được, nhờ vào kích thước nhỏ nên khi muốn di
chuyển từ khu vực nuôi này sang khu vực nuôi khác có thể thực hiện một cách dễ
dàng.
4 B1.2. Nhược điểm
5 BBên cạnh những ưu điểm như đã nêu thì phương thức nuôi trùn trong khay,
chậu hay thùng xốp cũng có những khó khăn nhất định như sau:
6 BKhông thể nuôi được với số lượng lớn trùn sinh khối, khó đáp ứng được nhu
cầu sử dụng trùn tinh nhiều.
97 BKhông gian trong khay, chậu hay thùng xốp nhỏ nên sự thông thoáng không
đảm bảo dễ bị thiếu ôxy cho trùn hô hấp và vào thời điểm nắng nóng nhiệt độ sẽ tăng
rất cao ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng phát triển của trùn, thậm chí trùn có thể
tìm cách bò đi nơi khác.
8 BDo chất lượng khay, chậu hay thùng xốp không cao nên thời gian sử dụng nuôi
trùn ngắn.
Hình 2.1.1. Nuôi trùn trong khay nhựa Hình 2.1.2. Nuôi trùn trong khay gỗ
Hình 2.1.3. Nuôi trùn trong chậu Hình 2.1.4. Nuôi trùn trong thùng xốp
9B1.3. Ứng dụng 10B
Hình thức nuôi trùn trong khay, chậu, thùng xốp phù hợp với những hộ gia đình có
diện tích đất ít, nuôi trùn nhằm mục đích sử dụng trùn làm thức ăn cho cá cảnh, làm mồi
câu cá hoặc sử dụng phân trùn bón cho một vài liếp rau sạch tại nhà.
1B2. Nuôi trùn trên kệ nhiều tầng 12B
2.1. Ưu điểm
1 3 B- Có thể tận dụng diện tích nuôi trùn theo chiều cao.
1 4 B- Khu vực nuôi trùn nhỏ thuận tiện chăm sóc và thu hoạch trùn.
101 5 B2.2. Nhược điểm
1 6 B- Chi phí làm kệ khá cao đồng thời kệ phải được đóng đúng quy cách nhằm đảm
bảo trùn sinh trưởng và phát triển bình thường.
1 7 B- Những kệ làm cao quá tầm tay với sẽ khó chăm sóc và thu hoạch trùn.
18B2.3. Ứng dụng 19B
Đối với những hộ gia đình muốn phát triển nghề nuôi trùn quế để làm thức ăn
bổ sung cho gà, vịt, heo, bò tại nhà hoặc làm kinh tế, nhưng diện tích đất hẹp thì
có thể sử dụng kệ nhiều tầng (hình 2.1.5) để nuôi trùn, hoặc có thể làm những tầng
nuôi trùn ngay trong chuồng heo, chuồng bò lúc này kệ nuôi trùn sẽ tránh được mưa
nắng nhờ mái che sẵn có của chuồng heo, chuồng bò.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Lựa chọn và xây dựng chuồng nuôi trùn
bị địch hại tấn công và không ô nhiễm khu vực nuôi. - Địa điểm làm luống nuôi trùn không có mái che đòi hỏi khắc khe hơn luống có mái che, vì không có mái che để tránh mưa nắng nên người nuôi cần chọn địa điểm theo các tiêu chuẩn sau: - Luống nuôi trùn có thể thiết kế dưới tàn cây bóng mát hoặc dưới hàng cây công nghiệp, cây ăn quả càng tốt vì tận dụng được bóng mát của cây đảm bảo được độ ẩm thích hợp vào mùa nắng nóng, đồng thời nhờ vào tán cây hạn chế được lượng nước mưa xối xả vào luống trùn trong những lúc mưa lớn (hình 2.6.1). Hình 2.6.1. Luống trùn không có mái che - Nền đất cứng, cao ráo, xung quanh có mương rãnh thoát nước tốt. - Địa điểm có lối đi lại dễ dàng, thuận tiện vận chuyển lúc cho trùn ăn cũng như lúc thu hoạch. 2. Chọn vật liệu Vật liệu làm luống khá đơn giản, cũng giống như làm luống có mái che người nuôi có thể xây luống bằng gạch và xi măng có tính bền vững và sử dụng 55 được thời gian dài, hoặc tận dụng tôn hay ván sẵn có tại địa phương, bên cạnh đó bạt cao su là một loại vật liệu giúp chúng ta tiết kiệm chi phí và dễ làm nhất. 3. Làm luống nuôi trùn không có mái che 3.1. Chuẩn bị dụng cụ - Xẻng: 2 cây - Cưa cây: 2 cây - Búa đóng đinh: 2 cây - Dao: 2 cây - Kéo: 2 cây - Chổi: 2 cây - Đồ bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay: mỗi người một bộ 3.2. Chuẩn bị nền đất làm luống - Nhằm đề phòng các loài địch hại tấn công trùn, trước khi làm luống người nuôi cần phải phát hoang bụi rậm, dọn dẹp rác thải, phá dỡ các ổ chuột, dế, cóc, nhái , nơi trú ẩn của địch hại. - Dùng xẻng nện chặt nền đất hơi mô lên giống mô phơi lúa để tránh nước đọng bên trong luống trùn, nếu xung quanh không có mương thoát nước thì đào lối thoát nước bên cạnh luống trùn. 3.3. Xác định diện tích luống Theo kinh nghiệm của những người nuôi trùn quế thì luống không có mái che phù hợp nhất được thiết kế với chiều cao khoảng 30-40 cm (4-5 viên gạch), chiều rộng khoảng 1-1,5m, chiều dài khoảng 3-5m là thích hợp cho việc chăm sóc và thu hoạch trùn (hình 2.6.2). Hình 2.6.2. Luống trùn không có mái che 3.4. Làm luống nuôi trùn * Làm luống bằng gạch, tôn, ván Cách thiết kế và làm luống không mái che tương tự như làm luống có mái che nhưng cần lưu ý che đậy trên bề mặt luống cẩn thận, vì luống không có mái che sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều vào điều kiện thời tiết bên ngoài (hình 2.6.3). 56 Hình 2.6.3. Luống trùn không mái che được làm bằng tôn Hình 2.6.4. Luống trùn không mái che được quây bằng ván * Luống bằng bạt cao su - Đối với bạt cao su thì có thể thiết kế luống giống luống bằng gạch, tôn, ván cũng được. - Cách thức quây luống bằng bạt cao su cũng giống như quây ô chuồng cao su, tận dụng những cây gỗ sẵn có dễ tìm tại tại phương như: tràm, tre nứa, tầm 57 vông để làm cọc cắm xuống đất và làm khung đỡ cho luống có độ cao cách mặt đất khoảng 30-40cm, sau đó cố định tấm bạt vào khung tạo thành luống nuôi trùn (hình 2.6.5). - Vì luống trùn không có mái che nên các vật liệu dễ bị hư hỏng, do ảnh hưởng của mưa nắng làm cho thời gian sử dụng luống ngắn, các trụ bằng gỗ dễ bị mụt gãy, tấm bạt dễ bị rách hoặc các loài địch hại cắn phá tìm trùn ăn. Hình 2.6.5. Luống trùn không mái che được làm bằng bạt cao su - Thực tế, hộ gia đình anh Võ Minh Tân tại số 201, hương lộ 31, ấp số 3, xã Mỹ Cẩm, Huyện Càng Long, Tỉnh Trà Vinh thiết kế luống nuôi trùn không có mái che rất đơn giản, anh Tân nuôi trùn giữa hai lớp bạt cao su và luống trùn được bố trí trong vườn dừa, xung quanh có mương thoát nước rất tốt. - Anh Tân dùng bạt cao su loại kẻ sọc (loại này có thể ngấm nước) trải trên nền đất đã được chuẩn bị và nuôi trùn trực tiếp trên nền bạt cao su này, sau mỗi lần cho ăn anh sẽ phủ lên luống trùn một lớp bạt cao su nữa và dùng các tàu lá dừa đậy lên luống cho kín để các loài địch hại không chui vào được luống trùn (hình 2.6.6). - Theo kinh nghiệm của hộ gia đình anh Tân thì thiết kế luống không mái che đơn giản, ít tốn chi phí, trùn vẫn phát triển tốt và đạt năng suất tương đương với các hình thức nuôi khác. 58 Hình 2.6.6. Luống trùn không mái che đơn giản 4. Kiểm tra hoàn thiện 4.1. Luống bằng gạch, tôn, ván - Bằng mắt thường kiểm tra các vách ngăn luống có xiêu vẹo, nghiêng ngả hay không. - Bằng ngoại lực: dùng tay đẩy nhẹ kiểm tra độ chắn chắn các vách ngăn. 4.2. Luống bằng bạt cao su - Kiểm tra bằng mắt thường xem tấm bạt xem có đứt, rách hay không. - Đổ nước lên bề mặt luống kiểm tra tình trạng ứ đọng nước. 59 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1) Nêu các bước chuẩn bị nền đất làm luống trùn không có mái che 2) Trình bày cách làm luống trùn không có mái che 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành 2.6.1. Thực hiện công việc chuẩn bị nền đất làm luống trùn không có mái che. - Mục tiêu: Củng cố lý thuyết và rèn luyện các kỹ năng chuẩn bị được nền đất làm luống trùn không có mái che. - Nguồn lực: - Xẻng - Cưa cây - Búa - Dao - Chổi - Đồ hốt rác - Đồ bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay: mỗi người một bộ - Tổ chức thực hiện: + 2 giáo viên hướng dẫn + Chia lớp thành các nhóm 5-6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm + Học viên quan sát chọn địa điểm phù hợp (chú ý các vị trí có địch hại). + Phát hoang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh nền đất làm luống. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả cần đạt được: Chọn được địa điểm và chuẩn bị tốt nền đất làm luống không có mái che. 2.2. Bài thực hành 2.6.2. Làm luống nuôi trùn không có mái che bằng bạt cao su hay ván gỗ. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc thiết kế và làm luống nuôi trùn không có mái che. - Nguồn lực: + Ván gỗ hay tấm bạt cao su + Tre, tầm vông 60 + Thước dây + Búa + Cưa gỗ + Kìm + Dây chì - Cách thức tổ chức: + 2 giáo viên hướng dẫn + Chia lớp thành các nhóm , mỗi nhóm 5-6 học viên - Nhiệm vụ của nhóm: + Bước 1: Học viên chuẩn bị vật tư làm luống. + Bước 2: Đo xác định diện tích. + Bước 3: Cố định ván gỗ hay bạt cao su tạo luống. + Bước 4: Kiểm tra hoàn thiện - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. - Kết quả cần đạt được: Thao tác thành thục, làm được luống nuôi trùn không mái che đạt yêu cầu. C. Ghi nhớ - Địa điểm chọn làm luống không có mái che phải cao ráo, xung quanh có mương rãnh thoát nước, có lối đi thuận tiện lúc chăm sóc cũng như thu hoạch trùn. - Tùy theo điều kiện sẵn có mà người nuôi trùn có thể làm luống bằng tôn, ván, bạt cao su hay xây xi măng. - Luống nuôi trùn không có mái che phải được thiết kế và bố trí đúng địa điểm, đảm bảo sinh khối trùn không bị chảy tràn ra ngoài lúc trời mưa to. 61 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun 1. Vị trí Lựa chọn và xây dựng chuồng nuôi trùn là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề “Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp” trình độ sơ cấp, được học trước các mô đun thả trùn giống, chăm sóc trùn, thu hoạch trùn, sử dụng sản phẩm trùn và sau mô đun chuẩn bị nuôi trùn. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của học viên. 2. Tính chất Lựa chọn và xây dựng chuồng nuôi trùn là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành xây dựng chuồng nuôi trùn, được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại hộ gia đình nuôi nuôi trùn quế có đầy đủ các thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu - Kiến thức + Mô tả được các hình thức nuôi trùn; + Trình bày được yêu cầu chọn địa điểm xây dựng chuồng nuôi trùn; + Trình bày được tính chất của những vật liệu làm chuồng nuôi trùn; + Trình bày được các tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại chuồng nuôi trùn. - Kỹ năng + Chọn được hình thức nuôi trùn phù hợp với điều kiện thực tế; + Xác định được địa điểm chuồng nuôi trùn phù hợp; + Chọn được vật liệu làm chuồng nuôi trùn thích hợp; + Sắp xếp, bố trí chuồng nuôi trùn hợp lý. - Thái độ + Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc của nghề; + Rèn luyện tính cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun 62 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 02-01 Lựa chọn hình thức nuôi trùn Tích hợp Cơ sở nuôi trùn quế 2 2 MĐ 02-02 Nuôi trùn trong khay, chậu, thùng xốp Tích hợp Cơ sở nuôi trùn quế 18 2 12 2 MĐ 02-03 Nuôi trùn trên kệ nhiều tầng Tích hợp Cơ sở nuôi trùn quế 8 2 8 MĐ 02-04 Nuôi trùn trong ô chuồng Tích hợp Cơ sở nuôi trùn quế 16 2 14 MĐ 02-05 Nuôi trùn trên luống có mái che Tích hợp Cơ sở nuôi trùn quế 16 2 12 2 MĐ 02-06 Nuôi trùn trên luống không có mái che Tích hợp Cơ sở nuôi trùn quế 12 2 8 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 76 12 54 10 IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 4.1. Bài thực hành 2.2.1. Chuẩn bị và làm thùng xốp nuôi trùn. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Vệ sinh thùng xốp Quan sát, đánh giá Tiêu chí 2: Tạo lỗ thoát nước cho thùng xốp Kiểm tra sự thoát nước thùng xốp Tiêu chí 3: Sắp xếp thùng xốp Kiểm tra, đánh giá 63 4.2. Bài thực hành 2.2.2. Thiết kế và làm khay gỗ nuôi trùn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư. Đối chiếu dụng cụ, vật tư lý thuyết Tiêu chí 2: Thiết kế ván gỗ làm khay Theo dõi thiết kế ván gỗ. Tiêu chí 3: Lắp ráp khay Giáo viên quan sát, kiểm tra học viên suốt quá trình lắp ráp khay. 4.3. Bài tập 2.2.3. Chuẩn bị và sắp xếp chậu trồng cây nuôi trùn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chọn chậu nuôi trùn Quan sát chậu. Tiêu chí 2: Vệ sinh chậu Kiểm tra chậu đảm. Tiêu chí 3: Sắp xếp chậu Theo dõi, kiểm. 4.4. Bài tập 2.3.1. Anh (chị) hãy chọn đầy đủ vật liệu để làm kệ kiểu khung đỡ cho khay và thùng xốp với kích cỡ: Chiều ngang: 50cm, chiều dài: 2m, chiều cao: 1,5m. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chọn các vật liệu Kiểm tra vật liệu học viên chọn Tiêu chí 2: Tính số lượng các vật liệu Quan sát, kiểm tra học viên tính số lượng vật liệu Tiêu chí 3: Thời gian Trong thời gian qui định 4.5. Bài tập 2.3.2. Thiết kế và làm kệ nhiều tầng nuôi trùn quy mô nhỏ với kích cỡ: chiều dài 1m, chiều rộng 0,8m, chiều cao khoảng 1,2m và kệ được chia thành 2-3 tầng nuôi trùn. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Kiểm tra dụng cụ, vật tư Tiêu chí 2: Vẽ kích thước kệ Kiểm tra, đánh giá kích thước kệ Tiêu chí 3: Cưa gỗ Kiểm tra kích thước gỗ được cưa Tiêu chí 4: Lắp ráp, cố định kệ Quan sát, nhận xét quy trình lắp ráp, cố dịnh kệ. 64 4.6. Bài thực hành 2.4.1. Tham quan hộ gia đình nuôi trùn quế với hình thức trong ô chuồng. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Quy cách, vật liệu làm ô chuồng Kiểm tra báo cáo của nhóm Tiêu chí 2: So sánh chi phí đầu tư và tính bền vững của các kiểu ô chuồng. Kiểm tra báo cáo của nhóm Tiêu chí 3: Ý kiến nhận xét của nhóm Phân tích nhận xét của nhóm 4.7. Bài thực hành 2.4.2. Anh (chị) hãy thiết kế, làm ô chuồng từ tre, gỗ và quây bằng bạt cao su. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu Kiểm tra dụng cụ, vật liệu Tiêu chí 2: Làm khung ô chuồng Quan sát thực hiện Tiêu chí 3: Trải bạt cao su Quan sát thực hiện Tiêu chí 4: Thời gian Trong thời gian quy định 4.8. Bài tập 2.4.3. Chuẩn bị chuồng heo cũ để làm ô chuồng nuôi trùn. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Kiểm tra dụng cụ Tiêu chí 2: Vệ sinh ô chuồng cũ Quan sát, đánh giá vệ sinh Tiêu chí 3: Tạo vách ngăn ô nuôi trùn. Theo dõi, kiểm tra 4.9. Bài tập 2.5.1. Anh (chị) hãy vẽ sơ đồ bố trí, dự trù vật liệu để làm luống trùn bằng bạt cao su. Với diện tích sẵn có là 4m x 5m. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Vẽ sơ đồ bố trí Sơ đồ phù hợp với diện tích Tiêu chí 2: Tính số lượng các vật liệu Bảng dự trù đủ số lượng vật liệu Tiêu chí 3: Thời gian Trong thời gian qui định 65 4.10. Bài tập 2.5.2. Thiết kế và làm luống nuôi trùn bằng bạt cao su với diện tích 1,2m x 2m x 0,5m Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu Kiểm tra dụng cụ, vật liệu Tiêu chí 2: Làm khung luống trùn Kiểm tra độ chắn chắn của khung. Tiêu chí 3: Trải bạt cao su Quan sát thực hiện 4.11. Bài tập 2.5.3. Thiết kế và làm mái che bằng bạt cao su cho luống trùn có diện tích 1,2m x 2m x 0,5m Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Kiểm tra dụng cụ, vật tư Tiêu chí 2: Làm khung mái che Quan sát thao tác của học viên Tiêu chí 3: Trải bạt cao su Theo dõi cách trải bạt làm mái che 4.12. Bài tập 2.6.1. Thực hiện công việc chuẩn bị nền đất làm luống trùn không có mái che. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ Đầy đủ, đáp ứng yêu cầu Tiêu chí 2: Chọn địa điểm Địa điểm đáp ứng yêu cầu. Tiêu chí 3: Vệ sinh nền đất làm luống Nền đất đảm bảo yêu cầu vệ sinh 4.3. Bài tập 2.6.2. Làm luống nuôi trùn không có mái che bằng bạt cao su hay ván gỗ. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Đầy đủ, đáp ứng yêu cầu Tiêu chí 2: Xác định diện tích Quan sát thao tác của học viên. Tiêu chí 3: Cố định luống Giáo viên kiểm tra, theo dõi học viên suốt quá trình cố định luống 66 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Bửu Long, Kỹ thuật nuôi trùn quế, Nxb. Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. 2007. 2. TS. Nguyễn Văn Bảy, Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn đất, Nxb. Nông nghiệp, 2004. 3. Nguyễn Lân Hùng, Nghề nuôi giun đất, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, 2012. 4. Nguyễn Lân Hùng, Hướng dẫn nuôi giun đất, Nxb. Nông nghiệp, 2002. 5. Việt Chương, Kỹ thuật nuôi trùn giòi tạo nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho gia cầm – gia súc, Nxb. Mỹ thuật, 2013. 6. Nguyễn Thị Hồng, Kỹ thuật nuôi giun quế, Nxb. Thanh Hóa, 2014. 7. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn quế của trại trùn An Phú – Củ Chi. 67 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ “NUÔI TRÙN QUẾ TỪ PHÂN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP” (Kèm theo Quyết định số 41/QĐ-TCĐCĐ ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Nguyễn Thị Chúc – Phó Trưởng khoa Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ 3. Thư ký: Bà Huỳnh Hạnh Ngôn – Cán bộ phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ 4. Các ủy viên: - Bà Dương Minh Hiền - Cán bộ Trung tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ - Bà Nguyễn Thị Thùy Linh - Cán bộ phòng Quản trị – Đời sống, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ - Ông Tiền Ngọc Tiên - Cán bộ Trung tâm thú y vùng VII - Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Cán bộ Tổ chức Heifer International tại Cần Thơ 68
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_lua_chon_va_xay_dung_chuong_nuoi_trun.pdf