Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất

Giới thiệu mô đun:

Mô đun 01: Lập kế hoạc sản xuất có thời gian học tập là 16 giờ, trong đó có

5 giờ lý thuyết, 7 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này đảm bảo cho người

học sau khi học xong có các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề để thực hiện được các

công việc: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tài chính; Lập hồ sơ xin phép sản

xuất.

Bài mở đầu

1. Khái niệm

Phân bón hữu cơ là loại phân có thành phần hữu cơ là cơ bản nhất. Văn bản

hiện hành của nhà nước chia phân hữu cơ ra làm 4 loại:

- Phân bón hữu cơ truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và

cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thải của vật nuôi, là

phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu được

nhà nông gom ủ lại chờ hoại mục).

- Phân bón hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm

than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia

của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

- Phân bón hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp

như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống

và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.

- Phân bón hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô

cơ.

2. Giới thiệu chung về quy trình

Quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng

rắn là công nghệ sử dụng các chủng men vi sinh vật phân giải Xelluloza có hoạt lực

cao, làm phân hủy nhanh các chất hữu cơ tại chỗ như: Than bùn, phế thải chăn nuôi

gia cầm dạng rắn, phế phụ phẩm nông nghiệ để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học.

Trong quá trình sản xuất phân hữu cơ sinh học, phân bón được bổ xung các vi

lượng cần thiết cho cây trồng như: Cu, Zn. B, Mn Mg., Axit hữu cơ, các vi sinh

vật có ích và NPK phù hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng

như: rau, hoa, cây cảnh. Nhằm phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, an toàn, bền

vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Cơ sở pháp lý của công nghệ

Sản phẩm phân bón đã nằm trong danh mục “chứng nhận hợp quy và công

bố hợp quy” theo Thông tư số 36 /2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định

sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón

Quy trình sản xuất phân bón tuân thủ theo hướng dẫn của thông tư số

41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 về Hướng dẫn một số điều của Nghị

định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý

phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn.

Sản phẩm phân bón đạt tiêu chuẩn Quốc Gia TCVN: 7185: 2002 về chất

lượng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh.

Sản phẩm phân bón đã đáp ứng được chất lượng đã công bố theo Thông tư

số: 42/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Nông

Nghiệp và PTNN.

4. Phạm vị của công nghệ

- Sản xuất phân bón hữu cơ sinh học sử dụng trồng các loại rau và làm giá thể

trồng rau.

- Sản xuất phân bón hữu cơ sinh học sử dụng trồng các loại hoa.

- Sản xuất phân bón hữu cơ sinh học sử dụng trồng các loại cây cảnh.

5. Công dụng của phân hữu cơ sinh học

- Tăng cường chất hữu cơ, cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp và làm tăng độ

mầu mỡ cho đất trồng.

- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng (rau, hoa, cây cảnh).

- Tăng khả năng giữ ẩm, tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật đất phát triển, giúp

cho rễ phát triển nhanh, khỏe.

- Tăng khả năng kháng sâu bệnh, chịu hạn cho cây trồng.

- Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, ổn định, làm tăng chất lượng của sản

phẩm cây trồng.

- Làm tăng năng suất cây trồng từ 10 đến 15%

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang xuanhieu 5360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất

Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất
ất 
Yêu cầu: đội ngũ quản lý, kỹ thuật điều hành sản xuất phân bón có trình độ 
chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc phó giám đốc có 
trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên (gửi kèm hồ sơ bản sao chứng thực văn 
bằng chứng chỉ, tuy nhiên văn bằng chứng chỉ chưa đáp ứng đúng yêu cầu theo 
quy định) 
7.2. Đội ngũ lao động trực tiếp 
Đội ngũ lao động trực tiếp được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón 
hữu cơ, phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông 
tư 41/2014/TT-BNNPTNT. 
Việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác cho 
người lao động trực tiếp sản xuất không phải cấp chứng chỉ và do đơn vị có chức 
năng hoặc doanh nghiệp tổ chức; 
Yêu cầu: Chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân 
bón hữu cơ, phân bón khác do Cục Trồng trọt ban hành kèm theo Quyết định số 
608/QĐ-TT-ĐPB ngày 29/12/2014. (lập bảng kê khai theo mẫu và ghi rõ tài liệu, nội 
dung huấn luyện). Việc huấn luyện do các tổ chức có chức năng hoặc do Doanh nghiệp 
tự tổ chức huấn luyện. 
7.3. Sử dụng lao động 
- Hợp đồng Lao động (quy định loại theo thời hạn, hình thức, đối tượng, các 
nội dung chính của hợp đồng Lao động, quyền của mỗi bên trong việc chấm dứt 
họp đồng trước thời hạn). Người lao động ít nhất đủ 15 tuổi và người sử dụng lao 
động ít nhất 18 tuổi và cỏ đủ năng lực hành vi dân sự mới được phép giao kết hợp 
đồng lao động. Nêu bạn thuê lao động dưới 15 tuổi sẽ vi phạm quy định về sử 
dụng lao động vị thành niên và các cơ quan thanh tra về lao động có thể phạt bạn 
về điều này. 
 24 
- Tiền lương (quy định hình thức trả lương: mức lương trong trường hợp làm 
thêm giờ hoặc phải ngừng việc, tiền thường hàng năm). Tiên lương trả cho người 
lao động do hai bên thỏa thuận trong Hợp đông Lao động, nhưng không được thấp 
hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (quy định thời gian làm việc, làm 
thêm tối đa theo ngày, theo năm: chế độ nghỉ ca, nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ 
phép, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương đối với người lao động bình thường và 
người làm các công việc có tính chất đặc biệt). Bạn nên cập nhật về mức lương tối 
thiểu cho từng thòi kỳ. 
- Kỷ luật lao động (trách nhiệm vật chất quy định nội dung chủ yếu của nội 
quy lao động; các hình thức và thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động; trình tự và 
thủ tục xử lý việc bồi thường thiết hại). Theo quy định, người sử dụng không được 
phép kỹ luật người lao động bằng cách trừ lương. 
- An toàn lao động, vệ sinh lao động (quy định trách nhiệm đối với người 
lao động trong các vấn đề: an toàn lao động, sức khỏe người lao động, tai nạn lao 
động, bệnh nghề nghiệp...) 
- Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế (quy định phương thức, tỷ lệ đóng góp 
và các chê độ thụ hưởng bảo hiêm xã hội và bảo hiểm y tế). Tại Việt Nam, bảo 
hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là bắt buộc đối với bất kỳ đon vị kinh doanh nào có 
hơn 10 nhân công. 
- Bảo hiểm thất nghiệp (quy định phương thức, tỷ lệ đóng góp và các chế độ 
thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp). Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người 
lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên, 
người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là 
nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có). 
Hiện nay, căn cứ trên tiền lương theo Hợp đồng lao động, mức đóng góp 
bảo hiểm được quy định như sau: 
Các khoản bảo hiểm Người sử dụng lao động Người lao động 
Bảo hiểm xã hội 16% 6% 
Bảo hiểm y tế 3 % 1,5% 
Bảo hiểm thất nghiệp 1 % 1% 
Bộ luật Lao động chỉ cho biết nhưng quy phạm chung nhất, tất cả những 
quy định có tính kỹ thuật, cụ thể đều được ban hành với hình thức Nghị định, 
Thông tư hướng dẫn thi hành Luật. Những văn bản này có thể tìm thấy ở các Sở 
Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương. 
 25 
Các loại bảo hiểm vật chất khác 
Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bạn có thể gặp nhiều loại rủi 
ro khác nhau. Bạn có thể giảm nhẹ một số rủi ro nhờ mua bảo hiểm. Tuy nhiên, 
bạn không thể bảo hiểm tất cả mọi thứ. Bảo hiểm kinh doanh thường được thực 
hiện đối với: 
• Các tài sản như máy móc, hàng lưu kho, xe cộ được bảo hiểm chống trộm 
cắp 
• Tài sản được bảo hiểm chống bão lụt hay cháy nổ. 
• Hàng hóa trong quá trình vận chuyển (đối với hoạt động xuất nhập khẩu). 
Đối với công việc kinh doanh của bạn thì bảo hiểm sẽ đem lại bảo đảm về 
mặt tài chính cho nhiều vấn đề. Một số chủ kinh doanh quyết định không mua bảo 
hiểm để tiết kiệm chi phí, nhưng tùy thuộc vào tình hình kinh doanh và giá trị tài 
sản, việc không mua bảo hiểm không phải bao giờ cũng là một quyết định sáng 
suốt. Nếu doanh nghiệp không mua bảo hiểm và những thiết bị đắt tiền bị mất do 
trộm cắp hay cháy nổ, bạn sẽ phải trích một khoản khá lớn tiền lãi để mua thiết bị 
thay thế. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Các câu hỏi 
Câu 1. Anh (chị) hãy nêu trình tự và thủ tục xin cấp phép sản xuất phân hữu 
cơ sinh học. 
Câu 2. Anh (chị) hãy nêu các điều kiện cần thiết để sản xuất phân hữu cơ 
sinh học. 
Câu 3. Anh (chị) hãy nêu các quy định về đánh giá tác động môi trường đối 
với cơ sở sản xuất phân hữu cơ sinh học. 
Câu 4. Anh (chị) hãy cho biết cách lập kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động 
cho cơ sở sản xuất phân hữu cơ sinh học. 
Câu 5. Anh (chị) hãy cho biết cách lập kế hoạch về nguồn nhân lực cho cơ sở 
sản xuất phân hữu cơ sinh học. 
2. Các bài thực hành 
2.1. Bài thực hành số 1.3.1: Lập hồ sơ xin cấp phép sản xuất. 
2.2. Bài thực hành số 1.3.2: Lập kế hoạch nguồn nhân lực 
 26 
C. Ghi nhớ 
- Thủ tục xin cấp phép sản xuất phân hữu cơ sinh học phải đúng theo trình 
tự, và có đủ các điều kiện sản xuất theo quy định của pháp luật. 
- Cơ sở sản xuất phân hữu cơ sinh học phải có bản kế hoạch an toàn - vệ 
sinh lao động, có biên bản đánh giá tác động môi trường và có bản kế hoạch chi 
tiết nhân sự. 
 27 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
- Vị trí: Mô đun lập kế hoạch sản xuất là mô đun cơ sở nghề trong chương 
trình dạy nghề trình độ dưới 3 tháng nghề sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất 
thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn dùng trồng rau, hoa, cây cảnh; được giảng dạy đầu 
tiên trong các mô đun. Mô đun lập kế hoạch sản xuất có thể giảng dạy độc lập hoặc 
kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Mô đun lập kế hoạch sản xuất được tích hợp giữa kiến thức, kỹ 
năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp người học 
nghề có năng lực thực hành lập kế hoạch sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải 
chăn nuôi gia cầm dạng rắn dùng trồng rau, hoa, cây cảnh. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức 
+ Nêu được cách lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch tài chính và lập kế hoạch 
tiêu thụ sản phẩm; 
+ Mô tả được cách lập sơ xin phép sản xuất và địa điểm sản xuất. 
- Kỹ năng 
+ Lập được kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính và kế hoạch tiêu thụ sản 
phẩm phù hợp với điều kiện thực tế; 
+ Lựa chọn được địa điểm sản xuất phù hợp với quy trình sản xuất. 
+ Lập được hồ sơ xin phép sản xuất 
- Thái độ 
+ Cẩn thận, khách quan, trung thực 
+ Tuân thủ đúng các yêu cầu thực tế cần thiết của kế hoạch sản xuất và tiêu 
thụ sản phẩm. 
+ Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ01-00 Bài mở đầu Lý thuyết Phòng học 
lý thuyết 
1 1 0 1 
MĐ01-01 Lập kế hoạch sản Tích hợp Phòng học 7 2 4 1 
 28 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
xuất kinh doanh và 
tài chính 
lý thuyết 
MĐ01-02 
Lập hồ sơ xin phép 
sản xuất 
Tích hợp 
Phòng học 
lý thuyết 
6 
2 3 
1 
 Kiểm tra hết mô đun 2 2 
 Cộng 16 5 7 4 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý 
thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). 
(Chú ý: Số liệu trong bảng này phải trùng với số liệu của bảng tương ứng 
trong chương trình chi tiết mô đun) 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
4.1. Đánh giá Bài tập/thực hành 1.1.1: Lập kế hoạch sản xuất phân hữu cơ 
sinh học cho một nông trại. 
- Mục tiêu: Lập được kế hoạch sản xuất phân hữu cơ sinh học cho một nông 
trại đạt hiệu quả. 
- Nguồn lực: Biểu mẫu kế hoạch, máy tính, bảng thông thin về tài sản cố 
định, tài sản lưu động, các nguồn vốn, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện thảo luận và lập được kế hoạch sản xuất phân 
hữu cơ cho một nông hộ. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Xác định được các nguồn vốn cần có để thực hiện kế hoạch 
+ Xác định được nguồn vốn hiện có 
+ Đưa ra được các giải pháp để huy động các nguồn vốn 
+ Lập được bảng kế hoạch sản xuất 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: phân 
tích được các nguồn vốn cần có, nguồn vốn hiền có, giải pháp huy động nguồn vốn, 
lập được bản kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả tốt. 
4.2. Đánh giá Bài tập/thực hành 1.1.2: Lập kế hoạch về tài chính 
 29 
- Mục tiêu: Lập được kế hoạch tài chính cần thiết cho một cơ sở sản xuất và 
sử dụng nguồn tài chính. 
- Nguồn lực: Biểu mẫu, máy tính, bảng thông tin về các nguồn tài sản, giấy 
bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập kế hoạch tài chính cho một cơ sở sản xuất. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Xác định các nguồn tài chính 
+ Lập bảng kế hoạch tài chính 
+ Biện pháp huy động tài chính 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định được nguồn tài sản, lập được kế hoạch tài chính và đưa ra được biện pháp huy 
động tài chính hiệu quả. 
4.3. Đánh giá Bài tập/thực hành 1.2.1: Lập hồ sơ xin cấp phép sản xuất. 
- Mục tiêu: Lập được bộ hồ sơ xin cấp phép sản xuất đúng quy định của 
pháp luật nhà nước. 
- Nguồn lực: Biểu mẫu, máy tính, bảng thông tin về các điều kiện sản xuất, 
an toàn - vệ sinh lao động, nguồn lực,  , giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập một bộ hồ sơ xin cấp phép sản xuất đúng 
mẫu theo quy định. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Xác định trình tự các bước xin cấp phép 
+ Xác định các văn bản cần thiết trong hồ sơ 
+ Hoàn thiện các văn bản của bộ hồ sơ xin cấp phép sản xuất 
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định được trình tự thực hiện, các loại văn bản cần thiết, hoàn thiện các văn bản của 
bộ hồ sơ giả định. 
4.4. Đánh giá Bài tập/thực hành 1.2.2: Lập kế hoạch nguồn nhân lực 
- Mục tiêu: Lập được kế hoạch về nguồn nhân lực cần thiết cho một cơ sở 
sản xuất và sử dụng nguồn nhân lực. 
 30 
- Nguồn lực: Biểu mẫu, máy tính, bảng thông tin về cán bộ quản lý và kỹ 
thuật, đội ngũ lao động trực tiếp, luật lao động, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện lập kế hoạch nguồn nhân lực cho một cơ sở 
sản xuất. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Xác định đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật 
+ Xác định số lượng lao động trực tiếp 
+ Lập bảng kế hoạch nguồn nhân lực 
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Xác 
định được đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật, số lượng lao động trực tiếp, lập được 
kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tài chính 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được mục tiêu công việc 
sản xuất phân hữu cơ sinh học; 
1. Kiểm tra sự phù hợp của các mục tiêu 
được đưa ra; 
2. Xác định đúng đặc điểm điều kiện 
tự nhiên, xã hội, thực trạng; 
2. Kiểm tra kết quả khảo sát đánh giá đặc 
điểm điều kiện tự nhiên, xã hội, thực trạng; 
3. Sự phù hợp của các nội dung trong 
kế hoạch thực hiện sản xuất phân hữu 
cơ sinh học; 
3. So sánh với các bước thực hiện trong 
bản quy trình kỹ thuật; 
4. Các giải pháp thực hiện của bản kế 
hoạch được đưa ra đạt hiệu quả; 
4. Kiểm tra đánh giá được các hiệu quả của 
các giải pháp; 
5. Sự phù hợp của các nguồn vốn và 
giải pháp huy động nguồn vốn; 
5. Kiểm tra các nguồn vốn và hiệu quả của 
giải pháp huy động nguồn vốn; 
6. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc. 
6. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian quy định. 
5.2. Bài 3: Lập hồ sơ xin phép sản xuất 
 31 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Xác định được tiến trình các bước 
xin cấp phép sản xuất; 
1. Kiểm tra sự phù hợp về nội dung và 
trình tự các bước thực hiện xin cấp phép 
sản xuất; 
2. Xác định đúng các loại van bản cần 
có trong hồ sơ xin cấp phép sản xuất; 
2. So sánh với yêu cầu về các văn bản có 
trong hồ sơ theo quy định của pháp luật; 
3. Sự phù hợp của các điều kiện sản 
xuất phân hữu cơ sinh học; 
3. So sánh với các điều kiện sản xuất phân 
hữu cơ sinh học quy định; 
4. Sự phù hợp của bản kế hoạch an 
toàn - vệ sinh lao động; 
4. Kiểm tra đánh giá được sự phù hợp của 
nội dung trong bản kế hoạch an toàn - vệ 
sinh lao động; 
5. Sự phù hợp của bản kế hoạch 
nguồn nhân lực; 
4. Kiểm tra đánh giá được sự phù hợp của 
nội dung trong bản kế hoạch nguồn nhân 
lực; 
6. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc. 
6. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian quy định. 
VI. Tài liệu tham khảo 
- Hoàng Đức Liên (2000), Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi 
trường. NXB NN. 
- Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Toản (2003). Giáo trình 
công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường. 
NXB NN. 
 - Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. NXB 
Xây dựng. 
 - Bùi Huy Hiền, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT “Phân hữu cơ trong sản xuất 
nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” 
- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2005. Sổ tay phân bón. NXB Nông nghiệp Hà 
Nội. 
 32 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG 
(Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ 
Nông nghiệp và PTNT) 
1. Ông. Kiều Văn Cương Chủ nhiệm 
2. Ông. Phùng Thanh Sơn Thư ký 
3. Bà. Nguyễn Thị Vịnh Thành viên 
4. Bà. Nguyễn Thị Minh Thành viên 
5. Bà. Nguyễn Thị Thu Trang Thành viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG 
(Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ Nông 
nghiệp và PTNT) 
1. Ông. Nguyễn Thanh Vân Chủ nhiệm 
2. Ông. Nguyễn Thế Hinh Phó chủ nhiệm 
3. Ông. Vũ Duy Tùng Thư ký 
4. Bà. Đào Thị Hương Lan Thành viên 
5. Ông. Tạ Hữu Nghĩa Thành viên 
6 Ông. Đặng Viết Xuân Thành viên 
7 Ông. Lê Công Hùng Thành viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lap_ke_hoach_san_xuat.pdf