Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC

* Mục tiêu của bài:

- Đọc được sơ đồ mặt bằng hệ thống điện cho một căn hộ đường ống

ngầm tráng PVC

- Phân tích được sơ đồ bố trí mặt bằng và bố trí thiết bị

- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học.

* Nội dung bài:

1. Sơ đồ mặt bằng

Sơ đồ kiến trúc là sơ đồ mặt bằng các tầng hoặc các đơn nguyên trong căn

hộ cho trước. Ở đây các thông tin cơ bản về: kích thước mỗi tầng (đơn nguyên);

các không gian phân bố trong mỗi tầng (đơn nguyên) và kích thước cũng như

chức năng của chúng được cung cấp đây đủ. Thông thường đây là sơ đồ mặt

bằng kiến trúc của mỗi tầng (mỗi đơn nguyên). Trong căn hộ mà mô đun quan

tâm là căn hộ 03 tầng, có mặt bằng xây dựng 10 x 10 m. Cách phân bố không

gian tầng 1 được minh họa như trong hình 1.1

2. Phương pháp vẽ sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị điện

2.1. Cấp điện căn hộ

Là hệ thống cấp điện từ nguồn lưới điện khu dân cư (từ bảng điện tổng)

đến các loại phụ tải trên các khu vực của căn hộ cho trước như: các tầng, các

đơn nguyên, khu vực cầu thang, các khu vực trong mỗi tầng và các không gian

riêng trong căn hộ. Hệ thống này bao gồm các hệ thống con như:

- Hệ thống trục chính đến các tầng (đơn nguyên);

- Hệ thống trục chính trong mỗi tầng;

- Hệ thống mạch nhánh đến các tải:

- Trên tường nhà

- Trên trần nhà

- Hệ thống chiếu sáng cầu thang và chuông báo.

2.2. Phương pháp vẽ

2.2.1. Các loại sơ đồ lắp đặt điện

Nhìn chung, khi vẽ sơ đồ thiết kế hệ thống điện căn hộ cần nghiên cứu kỹ

nơi lắp đặt hệ thống trên cơ sở:

- Sơ đồ tổng thể căn hộ như: số tầng (đơn nguyên), số phòng trên mỗi

tầng

- Yêu cầu về các trang thiết bị điện cơ bản trong căn hộ

- Yêu cầu chiếu sáng cơ bản, chiếu sáng trang trí, chiếu sáng bảo vệ .

- Yêu cầu thông gió, điều hòa

Và khi trình bày hay xây dựng bản thiết kế có thể sử dụng các loại sơ đồ

hệ thống điện như [3]:

a. Sơ đồ xây dựng

Trên sơ đồ xây dựng, đánh dấu vị trí cần lắp đặt các đường dây cấp điện,

các thiết bị điện của căn hộ, theo đúng sơ đồ kiến trúc căn hộ. Sơ đồ xây dựng

mang tính chất sơ đồ kiến trúc, do đó, cần biểu diễn các cấu kiện thành phần

theo ký hiệu kiến trúc – xây dựng, và được minh họa trên hình 1.2.

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang xuanhieu 2280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống ngầm tráng PVC
ng cư nhỏ). 
2.3. Dự toán trang thiết bị và tiến độ thi công. 
 Các hạng mục cần thực hiện cho một dự án lắp đặt điện căn hộ bao gồm: 
A. Trang thiết bị 
A1. Thiết bị: 
 Cầu dao đóng cắt tự động CB, 
 - Các khu vực CBKV: 220/10A 
 - Tổng CBT 220/ 20 
 Ổ cắm, 
 - Kép đôi: OCK2 
 - Kép đôi + công tắc: OCTK2 
 Công tắc: 
 - Đơn : CTĐ 
 - Kép đôi: CTK2 
 - Kép 3: CTK3 
 - Kép 6: CTK6 
 Hộp điều tốc điện cơ; 
 Đui và đèn chiếu sáng, trang trí các loại: 
 Đui đền ống: 
A2. Phụ kiện, vật tư 
 Dây dẫn các loại 
 - Đường cấp điện đến công tơ tổng, d = 6mm: 
 - Đường trục chính giữa các tầng, d = 4mm; 
 - Đường trục chính trong từng khu vực, d = 4 mm; 
 - Đường nhánh đến các thiết bị chiếu sáng và tạo gió, d = 2mm: 
 Ống nhựa PVC các loại: 
 - Ống nhựa trục chính đến các tầng kích thước 250 x 100 mm: 
 - Ống PVC trục chính trong mỗi tầng kích thước 200 x 80 mm: 
 - Ống PVC mạch nhánh đến các phụ tải, 200 x 80 mm: 
 Các phụ kiện khác: ốc vít, sâu nở kích thước 6mm: 
B. Tiến độ thi công: 
 Được tính từ khi phần mộc của từng tầng được hoàn chỉnh và kết thúc 
trước khi căn hộ được bàn giao. 
3. Quy trình lắp đặt các bảng, hộp điều khiển đóng cắt điện 
3.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 
A. Dụng cụ 
 Khi lắp đặt các bảng và hộp điện căn hộ, mỗi tốp thợ cần thiết phải có các 
dụng cụ điện cơ sau: 
 5. 01 khoan bê tông cùng các mũi khoan các cỡ ∅= 6, 8, 10 mm, 
 6. 01. Bộ tuốc vít vạn năng (dẹt và hoa thị tương ứng); 
 7. 01 khoan gỗ cùng các các mũi khoan cỡ: ∅= 6, 8, 10 mm, 
 8. 01 đục gạch độ dài 25 cm, 
 9. 01 cưa sắt. 
 10. 01 găng tay bảo hộ 
 11. 01 kính bảo hộ mắt 
 12. 01. Bộ bông băng y tế vàv cồn sát trùng chuyên dụng 
B. Thiết bị và vật tư: 
 Thiết bị vàv vật tư điện cần thiết khi lắp đặt các bảng, hộp điều khiển 
đóng ngắt điện trong căn hộ bao gồm: 
 3. Cầu dao tự động đóng cắt CB phù hợp: 
 4. Đèn báo điện 
 5. Cầu đấu đầu dây đúng loại 
 6. Một số đoạn dây dẫn điện phù hợp 
 7. Sâu nở các loại cữ ∅= 6, 8, 10 mm, 
 8. Ốc vít các loại, tương thích với các loại sâu nở kể trên 
 9. Các hộp kim loại bảo vệ, 
 10. Tấm gỗ phíp, nhựa tổng hợp, phù hợp kích thước (trong trường hợp phải 
 tự chế bảng điện). 
 11. Bảng điện có sẵn có kích thước phù hợp 
3.2. Quy trình lắp đặt 
A. Quy trình lắp ráp: 
 1. Bắt các vít định vị CB tổng vào đúng vị trí trên đế bảng điện chính 
 2. Bắt một đầu vít quai nhê định vị các đường dây 
 3. Định vị đèn báo điện đầu vào 
 4. Khoan và bắt vít bảng điện vào đáy hộp bảo vệ 
 Kết quả lắp ráp bảng điện chính hoàn chỉnh được minh họa như trên hình 
10.3. Chúng ta thấy rất rõ độ phức tạp khác nhau của từng cách phân tải. 
 a) 
 b) 
 CB1 4 
 CB 3 
 2
 CB
 3
 CBT 2 
 CB
 4
 3 CB 1 
 5 1 
 Đi bảng 
 điện tầng I 
 Hình 10.3. Bảng điện chính căn hộ lắp ráp xong: 
 phân tải từ đường trục chính (a); hình tia(b); 
B. Quy trình đặt hộp 
 Việc đặt hộp bảng điện chính đã lắp ráp hoàn chỉnh vào vị trí trong căn hộ 
được tiến hành theo các bước sau: 
 1. Nếu chưa có hốc sẵn, dùng đục bê tông tạo hốc đặt hộp (tủ) bảng điện 
 chính (thông thường khi xây tường thợ xây đã được đề nghị chuẩn bị 
 trước) trên tường nhà, ở vị trí đã thiết kế sẵn trong bài 01 (hình 1.11). 
 2. Dùng khoan bê tông khoan các lỗ định vị hộp bảo vệ bảng điện chính 
 (trong trường hợp đặt nổi) vào tường hoặc vào đáy hố đặt hộp (trong 
 trường hợp đi chìm). Tùy theo kích thước các vít và sâu nở sẵn có, chọn 
 mũi khoan cỡ: ∅=8÷10 mm để khoan. 
 3. Dùng búa đanh và cây đệm gỗ đóng các sâu nở cần có vào lỗ khoan tới 
 mặt bằng tường gạch và xiết vít đáy hộp bảng điện chính vào sâu nở chôn 
 sắn trong bước 2 tới trạng thái chắc chắn. 
 4. Khoan các lỗ dẫn dây vào ra trên thành ống hộp bảo vệ ở các vị trí thuận 
 tiện cho các tuyến dây dẫn đi vào bảng điện chính. 
 5. Kiểm tra và hoàn thành công việc lắp đặt 
 Lưu ý: khi đặt hộp cần đảm bảo tính chắc chắn và thẩm mỹ 
 CÂU HỎI VÀ VẤN ĐỀ 
1. Trình bày cấu trúc các bảng điện chính và phụ trên các tầng (đơn nguyên) của 
nột căn hộ cho trước. Cho biết chức năng của các phần tử cấu thành các bảng 
điện ấy. 
2. Trình bày quy trình lắp ráp hoặc lựa chọn các bảng điện trong căn hộ cho 
trước, khi đã có dự án lắp đặt cụ thể được ký kết. 
3. Phân tích các mặt ưu, nhược điểm của cấu trúc bảng điện căn hộ trong các 
trường hợp phân tải hình tia và từ đường trục chính. 
 BÀI 7 :KIỂM TRA, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐIỆN SAU LẮP ĐẶT 
*Mục tiêu của bài: 
 - Kiểm tra và kết luận được tình trạng của hệ thống điện 
 - Khắc phục được sai sót trong quá trình lắp đặt 
 - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong công việc. 
*Nội dung bài: 
1. Quy trình kiểm tra nguội 
 Kiểm tra nguội hệ thống điện trục chính trên mỗi tầng là quá trình kiểm 
khi chưa xông điện vào hệ thống và quá trình này được tiến hành trên hai 
Phương diện: 
 - Quan sát để phát hiện các sai lẫn; 
 - Đo lường để phát hiện các khả năng: chạm chập và hở mạch. 
1.1. Quy trình phát hiện sai lẫn bằng quan sát 
 Quy trình này bao gồm các bước sau: 
 - Kiểm tra và hoàn thiên hệ thống đường ống luồn dây PVC trục chính và 
mạch nhánh theo các tiêu chí thẩm mỹ và kỹ thuật như trong mục 1.1.1. đối với 
từng khu vực; 
 - Mở nắp tất cả các hộp chứa các khí cụ điện để quan sát các mối đấu dây 
và so sánh với sơ đồ lắp đặt trong các bài từ bài 11, 14. để khẳng định: 
 + Đấu đúng hay sai, 
 + Tin cậy hay chưa tin cậy, 
 + Phù hợp với sơ đồ cấp điện hệ thống chưa? 
 + Có đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ không? 
 - Quan sát các đường dây vào, ra các khí cụ được lắp đặt trên đường dây 
cấp điện để khẳng định tính hợp quy về : 
 + Kích cỡ dây, 
 + Pha nóng lạnh (màu dây). 
 + Khả năng chạm chập hoặc hở mạch. 
1.2. Quy trình phát hiện sai lẫn bằng đo lường 
 Quy trình phát hiện sai lẫn bằng đo lường, thực chất là quá trình kiểm tra 
khả năng chạm chập và không thông mạch (hở mạch) trên đường cấp điện trục 
chính đến các tầng và được tiến hành theo các bước sau: 
 - Đặt CB tầng ở vị trí OFF rồi dùng đồng hồ đo vạn năng ở thang MΩ để 
kiểm tra: 
 + Điện trở hở mạch và khả năng chạm chập của từng đoạn dây trên các 
đường cấp điện trong từng khu vực của tầng, 
 + Kiểm tra hệ số cách điện của các đầu dây đường trục chính đến tầng này 
với đất, nếu có sai lẫn tìm nguyên nhân và khắc phục ngay rồi ghi vào nhật ký; 
 - Ngắn mạch đầu ra của CB tổng rồi rồi dùng đồng hồ đo vạn năng ở 
thang Ω để kiểm tra điện trở ngắn mạch các đoạn đường cấp điện trong từng khu 
vực của tầng. Nếu có sai lẫn tìm rõ nguyên nhân và khắc phục ngay. 
 Quy trình kiểm tra kết thúc sau khi hoàn thành việc kiểm tra khu vực cuối 
cùng của tầng. 
2. Quy trình kiểm tra nóng 
 Quá trình kiểm tra nóng hệ thống cấp điện trong các tầng là quá trình 
kiểm tra có hay không có điện áp trên các cửa vào và cửa ra của các CB tầng. 
Quy trình này bao gồm các bước sau: 
 - Đặt CB bảng điện phụ trên các tầng (bảng điện tầng) ở vị trí ON, các 
phụ tải trong tầng ở vị trí OFF; 
 - Kiểm tra điện áp trên cửa ra của CB tầng, trên các ổ cắm, cửa vào các 
mạch nhánh, trên các phụ tải của từng khu vực trong tầng từ phần tử đầu tiên sau 
cửa ra CB: 
 + Nếu không đủ điện áp ở đâu đó cần tìm kiếm sai lẫn và khắc phục, 
 + Nếu có điện kiểm tra tầng tiếp theo; 
 - Khắc phục những sai lẫn sau khi tìm kiếm được và ghi vào nhật ký; 
3. Những sai hỏng thường gặp và cách khắc phục 
3.1. Những sai hỏng (sai phạm) 
3.1.1. Khái quát chung 
 Nhìn chung những sai phạm tồn tại trong quá trình lắp đặt điện thường 
xảy ra . Có thể rất ít, nếu công tác chuẩn bị và chất lượng người thợ cao. Nhưng 
sẽ có rất nhiều sai phạm, nếu công tác nhân sự và công tác quản lý thiếu trách 
nhiệm. Người ta có thể phân loại các nguyên nhân dẫn đến những sai phạm theo 
hai hướng: 
 - Những sai phạm thuộc về phần mềm như: 
 + Trong thiết kê lắp hệ thống điện căn hộ; 
 + Trong chuẩn bị nhân sự; 
 + Trong chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư; 
 - Những sai phạm phần cứng như: 
 + Trong khi thi công lắp đặt; 
 + Trong khi kiểm tra và giám sát thi công; 
 + Trong khi kiểm tra và hoàn thiện công việc; 
 Những nguyên nhân kể trên được cụ thể hóa trong những nội dung sai 
phạm và cách khắc phục tiếp sau. 
3.1.2.Trong thiết kế lắp đặt 
 Đây là những sai phạm thuộc về phần mềm, nếu không được phát hiện sẽ 
gây nên các hậu quả rất tốn kém để khác phục. Những sai phạm trong thiết kế có 
thể kể ra như: 
 - Sơ đồ cấp điện không kinh tế, không bao quát hết các nhu cầu cần đáp 
ứng, nguyên nhân chủ yếu do chủ quan và thiếu kinh nghiệm; 
 - Việc chọn tuyến đi, phân bố tải và phương pháp cấp điện chưa hợp lý 
dẫn đến các hậu quả như: 
 + Khó khăn trong thi công, 
 + Tốn kém vật tư, thiết bị, 
 + Không thuận tiện và thỏa mãn nhu cầu người sử dụng , 
 - Quy trình lắp đặt chưa phù hợp dẫn đến: 
 + Khó thi công, 
 + Những sai sót trong lắp đặt, 
 + Thiếu thẩm mỹ; 
 - Việc tính toán và lựa chọn thiết bị, vật tư chưa đúng dẫn đến: 
 + Không đảm bảo an toàn sử dụng, 
 + Không tiết kiệm và thẩm mỹ khi thi công. 
3.1.3. Trong thi công lắp đặt 
 - Chọn nhân sự không phù hợp dẫn đến thi công không đúng yêu cầu cả 
về: 
 + Thẩm mỹ, 
 + Kỹ thuật, 
 + Tiến độ và lãng phí; 
 - Không đầy đủ dụng cụ, thiết bị, vật tư dẫn đến 
 + Không đảm bảo tiến độ thi công, 
 + Không đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ; 
 - Không được cung cấp và giảng giải các khí cụ điện, các vật tư, dụng cụ; 
 - Không tuân thủ quy tình lắp đặt, 
 - Không giám sát và kiểm tra đầy đủ từng công đoạn thi công. 
3.1.4. Trong kiểm tra và hoàn thiện 
 - Không tuân thủ quy trình kiểm tra và hoàn thiện; 
 - Không có năng lực kiểm tra; 
 - Không kiểm soát quá trình kiểm tra chặt chẽ; 
 - Không có đủ các dụng cụ cần thiết hoặc kém chất lượng. 
3.2. Cách khắc phục 
 Từ những sai sót kể trên cho thấy, vấn đề cốt lõi ở đây là công tác chuẩn 
bị nhân sự và giám sát thi công. 
3.2.1. Công tác nhân sự 
 Công tác nhân sự ở đây được hiểu là việc chọn những người có đủ năng 
lực thực hiện các công việc hoặc công đoạn của công việc một cách hợp lý và 
phù hợp với các công đoạn ấy. Nghĩa là, 
 - Công đoạn thiết kế cần chọn những người có trình hiểu biết sâu về thiết 
kế mạng điện dân dụng cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp trong nhiều năm để 
tính toán và thiết kế đúng theo yêu cầu hệ thống điện căn hộ đa dạng; 
 - Công đoạn lắp đặt cần chọn những người có kỹ năng khoan bê tông, lắp 
đặt sâu nở, tháo lắp thành thạo các khí cụ điện; 
 - Khéo léo trong luồn dât và biết tính toán, xác định các độ dài, điểm định 
vị và luồn dây hoàn chỉnh các đoạn đường cấp điện, lắp đặt thành công các khí 
cụ điện; 
 - Công đoạn kiểm tra cần có những người có năng lực quan sát, nhận biết 
và đo lường điện chuẩn. 
3.2.2. Công tác giám sát và kiểm tra 
 Công tác này cần tổ chức thường xuyên và đều khắp kể từ các công đoạn 
đầu tiên đến cuối cùng, bao gồm: 
 - Kiểm tra các bản vẽ thiết kế, các dự toán, tính toán, lựa chọn và phương 
pháp tổ chức lao động ngay từ đầu; 
 - Luôn có một nhón trưởng trong các nhóm thợ thi công để theo giõi, 
giám sát, giảng dải và trình báo các vấn đề tồn tại trong thi công thực hiện công 
trình; 
 - Có phương án kiểm tra thường xuyên và đột suất tất cả các hạng mục thi 
công. 
4. Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống điện 
4.1. Kiểm tra và hoàn thiện các tầng 
4.1.1. Hạng mục kiểm tra 
 Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống cấp điện cho tầng là quá trình kiểm tra 
tính hoàn thiện của công tác lắp đặt: 
 - Các đường cấp điện ống luồn dây PVC đường trục chính đến các phụ tải 
trong tầng bao gồm các ổ cắm, ổ cắm + công tắc; 
 - Các mạch nhánh đến các phụ tải trên trần và trên tường bao gồm các 
công tắc khống chế, các hộp điều tốc kể cả một số ổ cắm nếu cần. Về cả hai 
phương diện: tính thẩm mỹ và tính kỹ thuật như: 
 + Các trục đường ống PVC nổi được lắp đặt có: ngay ngắn, thẳng gọn, 
đồng đều, chắc chắn và đúng vị trí, tiêu chuẩn thiết kế không? 
 + Các ổ cắm, ổ cắm, ổ cắm + công tắc, các hộp điều tốc được lắp đặt có: 
ngay ngắn, thuận tiện, chắc chắn, đúng vị trí, đúng khoảng cách như trong thiết 
kế không? 
 + Các hệ thống điện mạch nhánh đã được: đầy đủ, thẩm mỹ và đúng vị trí 
chưa? 
 + Có xuất hiện hiện tượng dập vỡ, đầu dây bị lòi ra không? 
 + Có thông mạch và bị chạm chập ở đâu không? 
4.1.2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 
 Dụng cụ, thiết bị, vật tư để tiến hành kiểm tra bao gồm: 
A. Dụng cụ 
 - 01 thang gấp chuyên dụng độ dài ≤ 2m; 
 - 01 bộ tuốc vit vạn năng (dẹt và hoa thị); 
 - 01 dao nhỏ hoặc kìm cắt và tuốt dây; 
 - 01 kìm điện vạn năng. 
B. Thiết bị, vật tư 
 - Đồng hồ vạn năng 
 - Một số khí cụ điện như: các ổ cắm, ổ cắm +công tắc, các hộp điều tốc, 
các loại đèn chiếu sáng, quạt tạo gió cùng loại với các khí cụ đã được lắp đặt để 
có thể thay thế khi cần; 
 - Khoan bê tông cùng các mũi khoan, sâu nở cần thiết để thay thế và hoàn 
thiện; 
 - Băng dính cách điện hoặc ống ghen chuyên dụng; 
 - Bông băng y tế và cồn sát trùng; 
 - Bao chứ rác tồn và sổ theo dõi sự cố + hoàn thiện. 
4.2. Kiểm tra và hoàn thiện khu vực cầu thang 
4.2.1. Hạng mục kiểm tra 
 Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống cấp điện khu vực cầu thang là quá trình 
kiểm tra tính hoàn thiện của công tác lắp đặt: 
 - Các đường cấp điện ống luồn dây PVC đường trục chính đến các phụ tải 
trong tầng bao gồm các CB trên các tầng; 
 - Các mạch nhánh đến các phụ tải chiếu sáng và chuông báo bao gồm các 
công tắc khống chế và các đèn chiếu sáng, chuông báo khách. 
 về cả hai phương diện: tính thẩm mỹ và tính kỹ thuật như: 
 - Các trục đường ống PVC nổi được lắp đặt có: ngay ngắn, thẳng gọn, 
đồng đều, chắc chắn và đúng vị trí, tiêu chuẩn thiết kế không? 
 - Các CB, công tắc, đèn, chuông báo được lắp đặt có: ngay ngắn, thuận 
tiện, chắc chắn, đúng vị trí, đúng khoảng cách như trong thiết kế không? 
 - Có xuất hiện hiện tượng dập vỡ, đầu dây bị lòi ra không? 
 - Có thông mạch và bị chạm chập ở đâu không? 
4.2.2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư 
 Dụng cụ, thiết bị, vật tư để tiến hành kiểm tra bao gồm: 
A. Dụng cụ 
 - 01 thang gấp chuyên dụng độ dài ≤ 2m; 
 - 01 bộ tuốc vit vạn năng (dẹt và hoa thị); 
 - 01 dao nhỏ hoặc kìm cắt và tuốt dây; 
 - 01 kìm điện vạn năng. 
B. Thiết bị, vật tư 
 - Đồng hồ vạn năng; 
 - Một số khí cụ điện như: các ổ cắm, ổ cắm +công tắc, các hộp điều tốc, các 
loại đèn chiếu sáng, quạt tạo gió cùng loại với các khí cụ đã được lắp đặt để có 
thể thay thế khi cần; 
 - Khoan bê tông cùng các mũi khoan, sâu nở cần thiết để thay thế và hoàn 
thiện; 
 - Băng dính cách điện hoặc ống ghen chuyên dụng; 
 - Bông băng y tế và cồn sát trùng; 
 - Bao chứ rác tồn và sổ theo dõi sự cố + hoàn thiện. 
 CÂU HỎI VÀ VẤN ĐỀ 
1. Trình bày quy trình chung khi kiểm tra và hoàn thiện hệ thống điện căn hộ 
đường ống PVC nổi. 
2. Trình bày quy trình chuẩn bị tiến hành kiểm tra và hoàn thiện lắp đặt hệ thống 
điện căn hộ đường ống nổi PVC. 
3. Trình bày quy trình tiến hành kiểm tra và hoàn thiện lắp đặt hệ thống điện căn 
hộ đường ống nổi PVC có số tầng lớn hơn 02 tầng. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lap_dat_duong_ong_ngam_trang_pvc.pdf