Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng

1. Hệ thống cấp nước sạch, phân loại và lựa chọn

Hệ thống cấp nước trong nhà dùng để đưa nước từ mạng lưới cấp nước bên ngoài

nhà đến mọi thiết bị vệ sinh hoặc máy móc sản xuất trong nhà

1.1. Hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước bao gồm các bộ phận

- Đường ống dẫn nước vào nhà nối liền đường ống bên ngoài với nút đồng hồ đo nước.

- Nút đồng hồ đo nước gồm có đồng hồ và các thiết bị kèm theo.

- Mạng lưới cấp nước trong nhà:

+ Các đường ống chính nối từ đồng hồ đo nước dẫn đến các ống đứng

+ Các ống đứng dẫn nước lên các tầng nhà.

+ Các ống nhánh phân phối nước từ ống đứng lên các dụng cụ vệ sinh.

+ Các dụng cụ lấy nước (các loại vòi nước, các thiết bị đóng, mở, điều chỉnh, xả

nước để quản lý mạng lưới.

Nếu phục vụ cho chữa cháy, hệ thống cấp nước trong nhà còn có các vòi phun

chữa cháy; nếu áp lực đường ống bên ngoài không đủ đảm bảo đưa nước tới mọi dụng cụ

vệ sinh trong nhà thì có thêm các công trình khác như: két nước, trạm bơm, bể chứa, đài

nước

1.2. Phân loại

1.2.1. Phân loại theo chức năng

- Hệ thống cấp nước sinh hoạt ăn uống.

- Hệ thống cấp nước sản xuất.

- Hệ thống cấp nước chữa cháy.

- Hệ thống cấp nước kết hợp các hợp các hệ thống trên.

1.2.2. Phân loại theo áp lực nước ngoài nhà

a) Hệ thống cấp nước đơn giản

Hệ thống được sử dụng khi áp lực đường ống ngoài nhà luôn đảm bảo đưa nước

đến mọi thiết bị, dụng cụ bên trong nhà kể cả các dụng cụ vệ sinh ở vị trí cao nhất của

ngôi nhà.

Hình 1.1. Hệ thống cấp nước đơn giản11

b) Hệ thống cấp nước có két nước trên mái

- Hệ thống được áp dụng khi áp lực đường ống ngoài nhà không đảm bảo thường

xuyên đưa nước đến các dụng cụ, thiết bị vệ sinh trong ngôi nhà.

- Két nước trên mái có nhiệm vụ trữ nước khi áp lực đường ống ngoài nhà cao và

tạo áp lực cung cấp cho toàn bộ ngôi nhà khi áp lực đường ống ngoài nhà thấp.

- Trên đường ống cấp nước từ đáy téc xuống có bố trí van một chiều, chỉ cho nước

từ đáy két xuống, mà không cho nước vào đáy téc để tránh làm xáo trộn cắn tại đáy két

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 47 trang xuanhieu 3500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng

Giáo trình mô đun Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng
ơ bị hư hỏng, kiểm tra động cơ. 
 Động cơ hoạt động nhưng không có nước hoặc nước yếu ở đầu đẩy của bơm: 
 - Nguồn nước ở đầu hút yếu hoặc không có. Các kết nối ở đầu hút bị rò rỉ, không 
chắc chắn, có vật lạ tắc nghẽn trong bơm hoặc đường ống hút. 
 - Kiểm tra, xiết chặt các liên kết ở đường hút của bơm, xả toàn bộ khí trong bơm. 
 - Kiểm tra nguồn nước ở đầu hút, vệ sinh sạch sẽ bộ phận lọc và buồng bơm. 
 Máy bơm có độ rung lớn, nóng lên bất thường. 
 - Bơm không được cố định chắc chắn. Vật lạ kẹt ở trong bơm. 
 - Cố định bơm chắc chắn, tháo bơm và vệ sinh sạch sẽ buồng bơm. 
 2. Lắp đặt bơm chìm giếng khoan 
 2.1. Các lưu ý khi lắp đặt bơm chìm giếng khoan 
 - Điện áp: các bạn phải đo điện áp cho phù hợp công suất thiết kế, điều này sẽ giúp 
tăng đáng kể tuổi thọ bơm sau này. 
 + Điện 3p/380v-50Hz thì dòng dao động trong khoảng 360-400v 
 + Điện 1p/220v-50Hz thì dòng dao động trong khoảng 210-230v 
 - Độ PH ở các giếng ở mức 6,8-8,5 là phù hợp 
 - Kích thước vật rắn < 0,02 mm 
 - Giếng Khoan cần phải thau rửa, làm sạch trước khi thả bơm xuống 
 39 
 - Kích thước dây điện phải phù hợp với công suất bơm, áp dụng theo bảng tính 
sau: 
 Công suất bơm Kích thước dây điện 
 1,5 KW 3 x 1,5 mm 
 2,2 KW 3 x 2 mm 
 3 -:- 4 KW 3 x 4 mm 
 5,5 -:- 10 KW 3 x 6 mm 
 - Dây điện phải dày và là dây mạ điện từ, chống giò, chuyên dụng cho các bơm thả 
chìm 
 - Phần nối dây điện và đầu bơm thì đầu dây điện phải được mạ từ, dài khoảng 20-
40mm, sử dụng keo và băng dán chống thầm nước tại những vị trí này (kiểm tra kỹ). Phải 
tuân thủ những yêu cầu của nhà sản xuất đưa ra. 
 - Cần tính toán đủ dây điện dòng từ bơm lên tủ điện, hạn chế những điểm nối dây 
ngầm trong nước 
 * Tủ điều khiển cho máy bơm thả chìm giếng khoan 
 - Mỗi máy bơm chìm giếng khoan khác nhau thì sử dụng các tủ điện với công 
suất khác nhau để đảm bảo độ ổn định 
 - Các tủ điều khiển sẽ kiểm soát máy bơm một các tự động 
 - Là công cụ bảo vệ bơm khi có sự cố xảy ra như: quá tải, dòng không ổn định, 
chập điện,  
 - Các tủ điều khiển này đều có đèn báo hướng dẫn cho từng trường hợp, giúp 
người dùng dễ dàng nhận biết được nguyên nhân xảy ra sự cố 
 2.2 Lắp đặt bơm 
 40 
 - Gắn motor và guồng bơm với nhau, chắc chắn là các ốc vít được gắn chặt, không 
có độ zơ 
 - Kết nối ống dẫn với đầu lên của bơm 
 - Dùng dây thép có độ dài tương ứng với độ sâu của bơm cần thả, ghim chặt, để 
nâng lên, hạ xuống 
 - Lắp đặt các co, cút nối,van nước áp lực và đồng hồ đo lưu lượng 
 - Kết nối với đường ống cung cấp một đường kính như các máy bơm và cố định 
cho kết nối với một bộ balt,đặt các đường ống xuống và cũng sử dụng cùng một phương 
pháp được đề cập ở trên để cài đặt các đường ống thứ hai.Giữ balt đỡ cho đến khi mở 
rộng đường ống vào giếng sâu là cần thiết. 
 * Vận hành bơm thả chìm giếng khoan 
 - Kết nối bơm với tủ điều khiển vào mạng lưới điện,chuyển đổi trên các máy 
bơm,cần được điều hành. 
 - Nếu thấy áp lực trên đồng hồ đo lưu lượng nước là nhỏ, thì tắt máy bơm và chờ 
một phút rồi khởi động lại. 
 - Nếu trong nước có nhiều cát và bùn, cần tắt máy và sử dụng một máy bơm khác 
để loại bỏ nước bẩn một lần nữa, trước khi bắt đầu sử dụng bơm chìm. 
 * Chú ý: 
 - Không vận hành khi không có nước 
 - Do không sử dụng cáp để đưa lên các xe máy các flo sâu cũng cho sàn nhà 
 - Máy bơm cần phải thả chìm thấp nhất 5m, và ở 1 mét nước bao phủ được bơm. 
 - Cắm thử bơm không nên nhiều hơn 1 phút, nếu không thấy hoạt động thì phải rút 
điện kiểm tra lại ngay. 
 - Cần bảo dưỡng thường xuyên, để loại bỏ cặn bẩn bám vào cánh bơm. 
 - Tủ điều khiển tự động ngắt, mở là bắt buộc phải có. 
 3. Lắp đặt bơm chìm nước thải 
 3.1. Chú ý lắp đặt điện cho bơm chìm 
 Lắp đặt máy bơm chìm nước thải đúng kỹ thuật là điều kiện để hệ thống xử lý 
nước thải hoạt động hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ của máy bơm đươc tối ưu nhất. Lưu ý 
trước khi lắp đặt máy bơm phải kiểm tra lại một số thông số của máy xem có đạt yêu cầu 
so với thiết kế của nhà sản xuất và mục đích sử dụng hay không: 
 - Kiểm tra lại model máy, các thông số lưu lượng, cột áp, dòng điện xem có đúng 
với tiêu chuẩn của nhà sản xuất không 
 - Kiểm tra lại vị trí lắp đặt máy bơm, đường điện đảm bảo đủ tiêu chuẩn. 
 - Kiểm tra đầu hút, đầu xả của máy bơm. 
 - Kiểm tra các phụ kiện lắp đặt như van một chiều, van xả, mặt bích, khớp nối 
mềm. 
 - Khảo sát thực tế tại vị trí đặt máy bơm lại một lần nữa trước khi lắp đặt, đảm 
bảo những điều kiện cần thiết về hệ thống điện, đầu hút, đầu xả,... 
 3.2. Kết nối bơm chìm nước thải với HT ống xả 
 3.2.1. Kiểm tra trước khi lắp đặt 
 41 
 Đo độ cách điện của động cơ và cáp (trừ cáp cấp điện) được thả chìm trong nước, 
đo độ cách điện giữa đất và mỗi pha của động cơ, giữa các pha của động cơ bằng cách sử 
dụng đồng hồ đo độ cách điện. Chỉ số hiển thị của đồng hộ không nhỏ hơn 20 mΩ là 
được. Lưu ý khi đo cần giữ cáp cấp điện cách khỏi mặt đất. 
 3.2.2. Lắp đặt 
 - Khi đang vận chuyển hoặc lắp đặt máy bơm nước thải tuyệt đối không được kéo 
cáp. Khi lắp đặt bơm phải nối một sợi dây xích hoặc dây thừng vào móc treo và thực hiện 
lắp đặt. 
 - Máy bơm nước thải không được đặt ở vị trí cạnh bể, cạnh hồ hoặc nơi có mực 
nước thấp, tránh trường hợp máy bơm hoạt động trong điều kiện khô. Máy bơm phải 
được đặt theo phương thẳng đứng trên bệ chắc chắn. 
 - Vị trí lắp đặt máy bơm ở phía bên trong bể, nơi có rung động nhỏ nhất. 
 Nếu trong bể có dòng nước chảy vào nên lắp giá đỡ ống ở nơi thích hợp (hình 1). 
 - Thiết kế đường ống dẫn sao cho khí không bị tắc bên trong ống. Nếu bắt buộc 
phải lắp đặt đường ống theo một cách nào đó mà không thể tránh được hiện tương túi khí 
thì hãy lắp đặt một van xả khí ở nơi có khả năng hình thành túi khí cao nhất. 
 - Không để đầu cuối ống xả chìm trong nước vì khi đó nếu tắt máy bơm sẽ xảy ra 
hiện tượng nước chảy ngược. 
 - Các loại máy bơm không tự động sẽ không có hệ thống vận hành tự động dựa 
vào phao gắn kèm nên phải thường xuyên theo dõi mực nước khi vận hành máy. Không 
nên để máy hoạt động trong thời gian dài ở mực nước gần với mực nước tối thiểu, để 
tránh việc máy bơm vận hành khô nên lắp một hệ thống vận hành tự động như trong hình 
2 và duy trì mực nước ở mức vận hành an toàn. 
 - Các loại máy bơm tự động cần lắp các phao như trong hình 3, máy bơm có thể 
không khởi động nếu công tắc phao chạm vào cạnh bể hoặc đường ống, do đó cần tính 
toán lắp các phao sao cho điều này không xảy ra. 
 3.3. Chú ý lắp đặt bơm chìm 
 - Trong quá trình lắp đặt bơm chìm cần lưu ý phải kiểm tra lại một số thông số của 
máy xem có đạt yêu cầu so với thiết kế của nhà sản xuất và mục đích sử dụng hay không 
 - Kiểm tra lại gioăng, phớt của máy bơm xem đã đảm bảo yêu cầu khi ngâm nước 
hay chưa, nhất là các gioăng, phớt để đưa các đường dây điện từ ngoài vào trong bơm. 
 - Các bulong, đai ốc của bơm chìm phải được xiết chặt và đều để tránh các hiện 
tượng nước có thể rò rỉ làm hư hỏng bơm trong quá trình làm việc. 
 Phần II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 
 I. Lắp đặt bơm đẩy 
 1. Chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ (30 học viên) 
 - Máy bơm trục ngang ≥ 2 Kw: 03 cái 
 - Bàn kẹp ống 03 bộ 
 - Máy cắt ống 03 cái 
 - Máy ren ống 03 cái 
 - Dụng cụ kiểm tra 01 bộ 
 - Dụng cụ cơ khí 03 bộ 
 - Vật tư phụ 
 42 
 2. Kiểm tra bơm trước khi lắp đặt 
 - Kiểm tra vòng chèn bịt kín đầu trục bơm, kiểm tra đai ốc, khớp nối, bơm mỡ bổ 
sung các vú mỡ. 
 - Dùng tay hay noàm kiểm tra khớp nối động cơ với guồng xem có vướng kẹt 
không, cánh quạt động cơ có bị chạm vỏ không. 
 - Tháo lắp hộp đấu điện động cơ, xem xét sơ đồ đấu dây. Kiểm tra độ cách điện 
giữa các quận dây và dâu động cơ với vỏ bằng đồng hồ vạn năng và mê gôm. 
 3. Lắp đặt 
 3.1. Đưa máy bơm vào vị trí 
 - Đặt máy nhẹ nhàng vào vị trí đã định sẵn. 
 - Kê kích đường tâm bơm đúng với vị trí và đúng với cao trình thiết kế. 
 - Dùng ni vô để kiểm tra độ thăng bằng của bơm theo hai hướng song song vsf 
vuông góc với trục bơm. 
 - Dùng đệm chèn bằng lá thép để kế kích bơm thăng bằng theo hai hướng 
 - Trường hợp bu lông bệ máy chưa được neo sẵn thì dùng bu lông chẻ chân neo 
máy vào vị trí lỗ chờ bắt đai ốc định vị vào bu lông. 
 3.2. Lắp đường ống và phụ kiện trước sau bơm 
 3.2.1. Lắp đặt phần ống hút 
 - Xem xét tuyến ống hút lắp với bơm không được để bất kỳ vị trí nào có nguy cơ 
bị đọng khí gây sai khác với tiêu chuẩn vận hành. 
 - Đo cắt đệm làm bằng bìa, cao su, amiăng theo kích thước cửa hút, cửa xả trên 
bơm (có trường hợp đệm đã cấp theo bơm) 
 - Đệm phải có phần nhô ra để dễ dàng thao tác lắp đặt 
 - .Trường hợp làm kín bằng gioăng cao su cần lưu ý lồng gioăng vào đúng rãnh 
tránh bị rách hoặc bị xoắn 
 3.2.2. Lắp đường ống đẩy 
 - Lắp ống, lắp van một chiều, côn, cút lắp như đường ống hút phải phẳng, đứng, 
kín khít. 
 - Việc đấu ống vào mạng phải tính toán và lắp đặt cho thật chuẩn xác kín khít 
 3.2.3. Đấu điện máy bơm (đối với động cơ 3 pha) 
 - Đấu theo đầu dây thứ tự các cáp điện vào hộp đấu động cơ theo sơ đồ đấu sao 
hoặc tam giác 
 - Xiết chặt đai ốc, kẹp đầu dây 
 3.2.4. Chạy thử máy bơm 
 - Mở van hai chiều đường ống hút 
 - Đóng van hai chiều đường ống đẩy 
 - Mở nút xả khí đỉnh bơm 
 - Mồi nước bằng bơm, bằng vòi đến khi nước trào ra khỏi ống xả thì đóng nút lại 
 - Đóng điện cho bơm làm việc 
 - Mở van hai chiều đường ống đẩy từ từ. Theo dõi trên tủ điện cường độ dòng điện 
đạt tới định mức cũng như đồng hồ vôn kế thì dừng lại để bơm làm việc 
 43 
 II. Lắp đặt bơm chìm giếng khoan 
 1. Chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ (30 học viên) 
 - Máy bơm trục đứng ≥ 2 Kw: 03 cái 
 - Bàn kẹp ống 03 bộ 
 - Máy cắt ống 03 cái 
 - Máy ren ống 03 cái 
 - Dụng cụ kiểm tra 01 bộ 
 - Dụng cụ cơ khí 03 bộ 
 - Vật tư phụ 
 2. Kiểm tra 
 2.1. Kiểm tra bơm 
 - Kiểm tra vòng chèn bịt kín đầu trục bơm, kiểm tra đai ốc, khớp nối, bơm mỡ bổ 
sung các vú mỡ. 
 - Dùng tay hay noàm kiểm tra khớp nối động cơ với guồng xem có vướng kẹt 
không, cánh quạt động cơ có bị chạm vỏ không. 
 - Tháo lắp hộp đấu điện động cơ, xem xét sơ đồ đấu dây. Kiểm tra độ cách điện 
giữa các quận dây và dâu động cơ với vỏ bằng đồng hồ vạn năng và mê gôm. 
 2.2. Kiểm tra giếng khoan 
 - Dùng ống thép có đường kính lớn hơn bơm thả xuống giếng cho tới độ sâu thiết 
kế đặt bơm. Nếu thấy vướng kẹt thì phải có biện pháp xử lý ngay. 
 - Dùng đầu đo mực nước kiểm tra nước trong giếng khoan. Nếu mức nước trong 
tình trạng thấp hơn thiết kế thì phải báo cáo lại ngay để có biện pháp khắc phục. 
 3. Lắp đặt 
 3.1. Đưa máy bơm vào vị trí 
 - Dùng kẹp guồng kẹp vào guồng bơm 
 - Dùng bu lông bắt chặt kẹp móc cáp vào 
 - Nối dây điện vào hộp điện có sẵn trong máy bơm 
 - Dùng pa lăng thẳ bơm xuống giếng. Khi thả bơm phải nhẹ nhàng tránh để bơm 
cọ vào thành giếng 
 - Lần lượt lắp ống thả bơm dần xuống độ sâu thiết kế. Khi lắp cần lưu ý lắp móc 
treo phòng sự cố tụt ống. 
 - Cố định dây cáp điện theo thành ống, tránh bị rối cuộn xuống giếng, tránh bị 
chèn vào thành giếng. Nếu dây cáp điện không đủ chiều dài thì phải dùng cáp cùng cáp 
đúng chủng loại để nối, mối nối cáp phải dùng keo Peôxi để tăng cường cách điện. 
 - Lắp cố định đoạn ống cuối cùng và tấm đỡ miệng giếng vào bệ móng giếng. 
 3.2. Lắp đường ống và phụ kiện sau bơm 
 - Lắp côn nếu có. 
 - Lắp van hai chiều 
 - Lắp van một chiều 
 - Lắp đầu mối mạng theo thiết kế 
 44 
 - Lắp các chi tiết trong trạm theo thiết kế 
 3.3. Đấu điện máy bơm 
 - Kiểm tra sự thông mạch của các đầu dây động cơ 
 - Kiểm tra độ an toàn, độ ổn định của tủ điều khiển 
 - Nối dây báo cạn và quá nhiệt vào đầu chờ tương ứng của tủ điều khiển. 
 3.4. Chạy thử máy bơm 
 Trước khi đóng điện cho máy bơm chạy thử phải tiến hành xem xét kiểm tra lại 
toàn bộ hệ thống công tác các van trên đường ống cấp nước. Nếu có sai lệch phải khắc 
phục ngay. 
 - Đóng điện chạy thử, mở van xả từ từ 
 - Kiểm tra mức nước ra, nếu thấy yếu thì phải đảo pha ở tủ điều khiển. Khi nào 
thấy nước mạnh thì được. 
 - Trong khi bơm làm việc tiến hành các thao tác kiểm tra và hiệu chỉnh nếu cần 
thiết 
 III. Lắp đặt bơm chìm nước thải 
 1. Chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ (30 học viên) 
 - Máy bơm trục đứng ≥ 2 Kw: 03 cái 
 - Bàn kẹp ống 03 bộ 
 - Máy cắt ống 03 cái 
 - Máy ren ống 03 cái 
 - Dụng cụ kiểm tra 01 bộ 
 45 
 - Dụng cụ cơ khí 03 bộ 
 - Vật tư phụ 
 2. Kiểm tra 
 2.1. Kiểm tra bơm 
 - Kiểm tra vòng chèn bịt kín đầu trục bơm, kiểm tra đai ốc, khớp nối. 
 - Dùng tay hay ngoàm kiểm tra khớp nối động cơ với guồng xem có vướng kẹt 
không 
 - Kiểm tra độ cách điện giữa các quận dây và dâu động cơ với vỏ bằng đồng hồ 
vạn năng và mê gôm. 
 2.2. Kiểm tra giếng khoan 
 - Dùng ống thép có đường kính lớn hơn bơm thả xuống giếng cho tới độ sâu thiết 
kế đặt bơm. Nếu thấy vướng kẹt thì phải có biện pháp xử lý ngay. 
 - Dùng đầu đo mực nước kiểm tra nước trong giếng khoan. Nếu mức nước trong 
tình trạng thấp hơn thiết kế thì phải báo cáo lại ngay để có biện pháp khắc phục. 
 3. Lắp đặt 
 3.1. Đưa máy bơm vào vị trí 
 - Dùng kẹp guồng kẹp vào guồng bơm 
 - Dùng bu lông bắt chặt kẹp móc cáp vào 
 - Nối dây điện vào hộp điện có sẵn trong máy bơm 
 - Dùng pa lăng thẳ bơm xuống giếng. Khi thả bơm phải nhẹ nhàng tránh để bơm 
cọ vào thành giếng 
 - Lần lượt lắp ống thả bơm dần xuống độ sâu thiết kế. Khi lắp cần lưu ý lắp móc 
treo phòng sự cố tụt ống. 
 - Cố định dây cáp điện theo thành ống, tránh bị rối cuộn xuống giếng, tránh bị 
chèn vào thành giếng. Nếu dây cáp điện không đủ chiều dài thì phải dùng cáp cùng cáp 
đúng chủng loại để nối, mối nối cáp phải dùng keo Peôxi để tăng cường cách điện. 
 - Lắp cố định đoạn ống cuối cùng và tấm đỡ miệng giếng vào bệ móng giếng. 
 3.2. Lắp đường ống và phụ kiện sau bơm 
 - Lắp côn nếu có. 
 - Lắp van hai chiều 
 - Lắp van một chiều 
 - Lắp đầu mối mạng theo thiết kế 
 - Lắp các chi tiết trong trạm theo thiết kế 
 3.3. Đấu điện máy bơm 
 - Kiểm tra sự thông mạch của các đầu dây động cơ 
 - Kiểm tra độ an toàn, độ ổn định của tủ điều khiển 
 - Nối dây báo cạn và quá nhiệt vào đầu chờ tương ứng của tủ điều khiển. 
 3.4. Chạy thử máy bơm 
 Trước khi đóng điện cho máy bơm chạy thử phải tiến hành xem xét kiểm tra lại 
toàn bộ hệ thống công tác các van trên đường ống cấp nước. Nếu có sai lệch phải khắc 
phục ngay. 
 46 
 - Đóng điện chạy thử, mở van xả từ từ 
 - Kiểm tra mức nước ra, nếu thấy yếu thì phải đảo pha ở tủ điều khiển. Khi nào 
thấy nước mạnh thì được. 
 - Trong khi bơm làm việc tiến hành các thao tác kiểm tra và hiệu chỉnh nếu cần 
thiết 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
 1. Trình bày các yêu cầu cách lắp đặt bơm đẩy ? 
 2. Trình bày cách lắp đặt bơm chìm ? 
 3. Trình bày cách lắp đặt bơm chìm nước thải ? 
 Tài liệu tham khảo 
[1] Vũ Thị Nga, Giáo trình cấp nước Trường trung học xây dựng công trình đô thị. 
[2] Nguyễn Đình Huấn, Giáo trình cấp thoát nước, Đại học bách khoa Đà Nẵng. 
[3] Trương Duy Thái, Giáo trình thực hành gia công lắp đặt đường ống, Nhà xuất bản Hà 
Nội. 
 47 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lap_dat_duong_ong_cap_thoat_nuoc_gia_dung.pdf