Giáo trình Mô đun Kỹ thuật lắp đặt điện 2 - Điện công nghiệp
Hướng dẫn sử dụng
Có nhiều hãng sản xuất relay 24 giờ. Ở thị trường Việt nam có các loại của JYE
/ Camsco (Đài loan), Panasonic. Bài này sẽ hướng dẫn sử dụng relay TB35N của
JYE / Camsco, các relay khác cũng sử dụng tương tự.
Relay 24 giờ thường có 2 loại :
o Loại không có pin dự trữ (sẽ chạy sai giờ khi cúp điện)
o Loại có pin dự trữ (vẫn duy trì được hoạt động của đồng hồ khi cúp điện)
Hình ảnh relay TB35N như sau :
Thời gian hiện tại xem ở kim hoặc xem ở vòng số 24 giờ. Lưu ý mốc giờ hiện
tại trên vòng 24 giờ chính là vị trí tác động.
Chế độ tác động là 1 trong 3 chế độ sau :
o OFF : tắt công tắc ngõ ra tải.
o ON : Mở công tắc ngõ ra tải
o Auto : Công tắc ngõ ra tải được điều khiển bởi các chốt chỉnh tác động. Vị trí
các chốt quyết định trạng thái contact.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Kỹ thuật lắp đặt điện 2 - Điện công nghiệp
iảm cường độ điện trường của đám mây ngăn không cho đám mây giông hình thành tia tiên đạo phóng xuống công trình. 5.3. Lắp đặt cọc tiếp đất: 5.3.1. Chọn phƣơng án nối đất: prevects3.40 prevects2.25 prevec4.50 )2()2( LDLhDhr aax Hình 14.15: Các loại đầu thu sét do indele chế tạo 149 Nối đất tự nhiên: Những bộ phận sau đây đƣợc sử dụng để làm nối đất tự nhiên: - Các ống dẫn nƣớc và các ống dẫn bằng kim loại khác đặt dƣới đất, ngoại trừ các ƣờng ống dẫn chất lỏng dễ cháy, khí, và các hợp chất cháy nổ. - Các ống chôn trong đất của giếng khoan, các kết cấu kim lọai và bêtông cốt thép nằm dƣới đất của các nhà và các công trình xây dựng, các đƣờng ống kim loại của công trình thuỷ lợi. - Vỏ bọc chì của dây cáp đặt trong đất, không đƣợc phép sử dụng vỏ nhôm của dây cáp để làm cực nối đất tự nhiên. - Nối đất của cột điện thuộc đƣờng dây tải điện đã đƣợc nối với trang bị nối đất của thiết bịđiện bằng dây chống sét của đƣờng dây nếu nhƣ dây chống sét không bị cách ly với cột của đƣờng dây. - Dây không của đƣờng dây tải điện trên không điện áp đến 1000V có nối đất lặp lại khi số đƣờng dây không ít hơn 2. - Các cụm nối đất phải đƣợc nối với trục nối đất ít nhất ở 2 chỗ khác nhau. Yêu cầu này không áp dụng đối với cột điện của đƣờng dây tải điện trên không và với vỏ kim loại của cáp. Nối đất nhân tạo. - Nối đất tập trung: Dùng một thanh nối đất hay nhiều thanh nối đất đặt tập trung một chỗ. Điều kiện để đảm bảo an toàn cho ngƣời là: Iđ x Rđ <= Utxcp Điều kiện trên nhiều khi rất khó thực hiện vì hoặc do điện trở suất của đất quá lớn, hoặc dòng điện qua hệ thống nối đất rất lớn. Nhƣ vậy khi có dòng điện Iđ đi qua thì điện thế phân bố trên mặt đất rất không có lợi (cả Utiếp xúc và. Ubƣớc đều lớn). Để tăng độ an toàn, tránh Utx và Ubƣớc còn khá lớn, ngƣời ta dùng hình thức nối đất hình lƣới (hay hình vòng). - Nối đất hình lƣới: Điện cực nối đất là một lƣới sắt rộng chôn phía dƣới khu vực đặt thiết bị đƣợc bảo vệ (hoặc chỉ chôn theo chu vi mạch vòng của khu vực đƣợc bảo vệ). Có thể đóng thêm các cọc theo chu vi mạch vòng và ở các mắt 150 lƣới. Với hình thức nối đất này, trong khu vực đƣợc bảo vệ cả Utx và Ubƣớc đều đƣợc giảm thấp đảm bảo an toàn cho ngƣời. 5.3.2. Lắp cọc nối đất; Trang bị nối đất - Cực nối đất: có 3 loại xem phần nối đất an toàn. Cho phép sử dụng thay cọc nối đất bằng các vật nối đất tự nhiên như kết cấu kim loại và bê tông cốt thép nằm trong đất của toà nhà và công trình, ống dẫn nước và ống dẫn bằng kim loại chôn trong đất, trừ các ống dẫn chất lỏng dễ cháy, khí và hợp chất cháy nổ. - Dây nối đất có thể đƣợc làm bằng thép tròn đƣờng kính không nhỏ hơn 6mm; thép dẹt kích thƣớc không nhỏ hơn 24 x 4mm; dây đồng mềm tiết diện không nhỏ hơn 16mm2; nếu dây nối đất làm bằng thép thì phải đƣợc mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ. - Trong trường hợp nhà, công trình đã có lưới nối đất thì không phải làm cọc nối đất mà chỉ cần liên kết dây nối đất vào lưới nối đất đó bằng bulông hoặc hàn; Hình 14.16: Nối đất mạch vòng 151 Cách thực hiện hệ thống trang bị nối đất: Trang bị nối đất bao gồm các điện cực nối đất và dây nối đất. - Các điện cực nối đất thƣờng sử dụng loại cọc nối đất gồm nhiều cọc nối đất thẳng đứng đƣợc đóng sâu vào trong đất và các điện cực nằm ngang đƣợc chôn trong đất ở một độ sâu nhất định. - Dây nối đất dùng để nối liền các bộ phận đƣợc nối đất với các điện cực nối đất. Khi thực hiện nối đất, trƣớc hết lợi dụng các vật nối đất tự nhiên sẵn có nhƣ các đƣờng ống dẫn nƣớc hay các ống bằng kim loại khác đặt trong đất (trừ các ống dẫn nhiên liệu lỏng, khí dễ cháy), các kết cấu kim loại của công trình nhà cửa có nối đất, các vỏ bọc kim loại của cáp đặt trong đất (trừ vỏ cáp chì, vỏ cáp thép ít dùng). Điện trở của các nối đất tự nhiên đƣợc xác định bằng cách đo thực tế hay tính gần đúng theo các công thức kinh nghiệm. Nếu nối đất tự nhiên không đảm bảo đƣợc trị số điện trở Rđ theo yêu cầu thì phải dùng nối đất nhân tạo. Nối đất nhân tạo đƣợc thực hiện bằng các cọc thép tròn, thép ống, thanh thép dẹt hay thép góc dài 2 – 3m, đóng sâu xuống đất, đầu trên của chúng cách mặt đất 0,5 – 0,8 m để tránh thay đổi của Rđ theo thời tiết. Các cọc thép đƣợc hàn nối với nhau bằng các thanh thép đặt nằm ngang và cũng đƣợc chôn sâu cách mặt đất 0,5 – 0,8m. Để chống ăn mòn kim loại, các ống thép và các thanh thép dẹt hay thép góc phải có bề dày không nên nhỏ hơn 4 mm. Hình 14.17: Cố định dây nối đất 152 Dây nối đất cần phải có thiết diện đảm bảo đƣợc độ bền về cơ khí và độ ổn định nhiệt. Thƣờng dùng thép có tiết diện 120 mm2, nhôm 35 mm2 hoặc đồng 25 mm2. Tất cả các chỗ nối của trang bị nối đất đƣợc thực hiện bằng cách hàn chồng hoặc bằng bulong, chiều dài chỗ hàn phải ít nhất bằng 2 lần chiều rộng của thép dẹt hoặc 6 lần đƣờng kính của thép tròn. Chỗ hàn phải đƣợc bảo vệ chống ăn mòn. Khi đấu dây nối đất vào các đƣờng ống mà ở đó nếu hàn có thể gây ra biến dạng thì dùng vòng đai bằng thép thanh dày >= 4mm. 5.3.3. Lắp dây dẫn sét và kim thu lôi: Khái quát: - Với công nghệ kim cổ điển gồm ba phần: Các đầu kim thu sét thƣờng làm bằng thép mạ đồng, đồng đúc hay bằng inox, chiều dài kim phụ thuộc vào cấu trúc của công trình cần đƣợc bảo vệ. Dây dẫn sét dẫn từ đầu kim thu đến hệ thống tiếp đất, dây này thƣờng làm bằng đồng lá hoặc cáp đồng trần, tiết diện của dây đƣợc quy định theo tiêu chuẩn quốc tế (NFC 17 - 102 của Pháp) từ 50 – 75mm2. Và phần thứ ba là hệ thống tiếp đất để SÀN HOÀN THIỆN ĐẤT TỰ NHIÊN MỐI NỐI HÀN HOÁ NHIỆT DÂY ĐỒNG TRẦN MỐI NỐI HÀN HOÁ NHIỆT CỌC TIẾP ĐẤT Φ16 DÀI 2400mm 2400 XỬ LÝ CHỐNG THẤM 80 0 CHI TIẾT HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT Hình 14.18: Lắp cọc nối đất 153 tản dòng điện sét trong đất. Hệ thống này có các cọc tiếp đất thƣờng dài từ 2,4 – 3m, đƣờng kính thƣờng là 14 – 16mm đƣợc chôn thẳng đứng và cách mặt đất từ 0,5 – 1m, khoảng cách giữa các cọc từ 3 – 15m; dây tiếp đất cũng giống nhƣ dây dẫn sét dùng để liên kết các cọc này lại bằng ốc xiết hoặc hàn hoá nhiệt cadweld. - Công nghệ tiêu tán đám mây điện tích không cho hình thành tia tiên đạo sét cũng gồm ba phần: Các đầu phát ion dƣơng thƣờng bằng thép mạ đồng hay inox, có hình dạng nhƣ quả cầu nhiều gai, dạng cái dù có gai hoặc dạng cánh dơi nhiều gai. Dây dẫn sét cũng nhƣ dây dẫn đã nêu để dẫn dòng ion dƣơng từ mặt đất đi lên các thiết bịphát ion dƣơng. Và phần thứ ba là hệ thống tiếp đất để tản dòng điện sét có cấu tạo nhƣ công nghệ cổ điển. - Công nghệ phát tia tiên đạo sớm cũng có ba phần: Đầu thu lôi để phát tia tiên đạo đi lên thu hút sét về nó, đầu này gắn trên trụ đỡ có độ cao trung bình là 5m so với đỉnh của công trình. Hai phần còn lại giống nhƣ ba công nghệ nêu trên. Cách lắp dây dẫn sét: Chức năng của dây xuống là tạo ra một nhánh có điện trở thấp từ bộ phận thu sét xuống cực nối đất sao cho dòng điện sét đƣợc dẫn xuống đất một cách an toàn. Trong thực tế, tùy thuộc vào dạng của công trình, thông thƣờng cần có các dây xuống đặt song song, một số hoặc toàn bộ những dây xuống đó có thể là một phần của kết cấu công trình đó. Ví dụ, một khung thép hoặc kết cấu bê tông cốt thép có thể không cần các dây xuống vì bản thân cái khung đóđã tạo ra một mạng lƣới gồm nhiều nhánh xuống đất một cách hiệu quả, ngƣợc lại một kết cấu đƣợc làmhoàn toàn từ các vật liệu không dẫn điện sét sẽ cần các dây xuống bố trí theo kích thƣớc và dạng của kết cấu đó. Hệ thống dây xuống khi có thể thực hiện đƣợc thì nên dẫn thẳng từ bộ phận thu sét đến mạng lƣới nối đất và đặt đối xứng xung quanh các tƣờng bao của công trình bắt đầu từ các góc. Trong mọi trƣờng hợp, cần phải lƣu ý đến hiện tƣợng lan truyền sét. 154 - Bố trí đƣờng dẫn xuống Dây xuống cần phải đi theo lối thẳng nhất có thể đƣợc giữa lƣới thu sét và mạng nối đất. Khi sử dụng nhiều hơn một dây xuống thì các dây xuống cần đƣợc sắp xếp càng đều càng tốt xung quanh tƣờng bao của công trình, bắt đầu từ các góc tùy thuộc vào kiến trúc và khả năng thi công. Các mối nối Bất kỳ mối nối khác với mối nối hàn đều thể hiện sự gián đoạn trong hệ thống dẫn điện và nhạy cảm với sự thay đổi và hƣ hỏng. Cho nên, hệ thống chống sét càng ít mối nối càng tốt. Hình 14.19: Các cách bố trí dây dẫn xuống đất 155 Các mối nối phải hiệu quả cả về mặt cơ và điện, ví dụ nhƣ kẹp, vít, bu lông,chốt, đinh tán hoặc hàn. Với mối nối chồng, khoảng chồng lên của mọi kiểu dây dẫn phải không nhỏ hơn 20mm. Bề mặt tiếp xúc trƣớc hết phải đƣợc làm sạch và sau đó ngăn chặn hiện tƣợng ôxy hoá bằng hóa chất chống rỉ thích hợp. Mối nối giữa hai kim loại khác nhau phải đƣợc làm sạch bằng các chất khác nhau với mỗi kiểu vật liệu. Tất cả các mối nối phải đƣợc bảo vệ ăn mòn và xâm thực do môi trƣờng và phải có diện tiếp xúc thích hợp. Kiểm tra định kỳ sẽ thuận tiện do sử dụng các lớp sơn bảo vệ bằng: - sơn phủ có gốc hoá dầu; - sơn phủ cao su bằng phƣơng pháp phun; - sơn phủ không co nhiệt. Vật liệu sử dụng làm đai ốc và bulông phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành về bu lông và đai ốc. Để bắt bulông thanh dẹt, cần ít nhất là 2 bulông M8 hoặc một bulông M10. Với các mối nối đinh tán, cần phải sử dụng ít nhất 4 đinh tán có đƣờng kính 5mm. Bulông liên kết các thanh dẹt với tấm kim loại có chiều dầy nhỏ hơn 2mm cần phải có miếng đệm với diện tích không nhỏ hơn 10cm² và phải sử dụng không ít hơn 2 bulông M8. Lắp kim thu lôi: Kim thu lôi trực tiếp là một que kim loại nhọn gắn liền với mái của toàn nhà, có đƣờng kính khoảng 2cm. 156 Hình 14.20: Lắp đặt cột thu lôi trên mái nhà đang xây. Cột thu lôi lắp càng cao càng tốt, lắp càng cao, phạm vi bảo vệ công trình càng lớn. Nhƣng cũng không đƣợc quá cao, vì nếu lắp cao quá, độ chắc chắn của cột thu lôi sẽ không đảm bảo, khi gặp gió lớn có thể sẽ bị nghiêng hoặc đổ, làm mất tác dụng của cột thu lôi. Ở những nơi trống trải hay xảy ra sét đánh thì phải trồng cột thu lôi. Ngƣời ta dùng một cột gỗ hoặc cột xi măng cao chừng 5 - 6 m. Trên đỉnh cột hàn một thanh sắt đầu nhọn hƣớng lên trời, phần đuôi thanh sắt hàn dây nối đất Hình 14.21: Sơ đồ lắp đặt cột thu lôi với một ngôi nhà. 5.4. Kiểm tra điện trở nối đất: Mỗi dây xuống phải bố trí một điểm đo kiểm tra ở vị trí thuận tiện cho việc đo đạc nhƣng không quá lộ liễu, dễ bị tác động không mong muốn. 157 Cần đặt các bảng chỉ vị trí, số lƣợng và kiểu của các cực nối đất ở trên mỗi điểm kiểm tra. Tương tư kiểm tra nối đất an toàn. 6. Lắp đặt dây chống sét. Dùng cho bảo vệ chống sét đối với các đƣờng dây tải điện trên không. Để bảo vệ chống sét các đƣờng dây tải điện, nên treo dây chống sét trên toàn bộ tuyến đƣờng dây là tốt nhất trong việc bảo đảm vận hành an toàn và liên tục cung cấp điện nhƣng làm nhƣ vậy rất tốn kém. Hệ thống chống sét dây cũng gồm 3 bộ phận chính: điện trở cực nối đất, dây dẫn sét vá dây chống sét. Cách lắp đặt: - Điện cực nối đất và dây dẫn sét đƣơc lắp tƣơng tự nhƣ hệ thống cột thu sét. - Dây dẫn sét đƣợc kéo lắp trên các định cột đƣờng dây tải điện. 7. Một số hệ thống chống sét cho lƣới điện và trạm biến áp. Đối với TBA từ 35-110kV. • Dùng DCS bảo vệ CS đánh trực tiếp trên đoạn 1-2km • CSÔ1: Đặt tại cột đầu tiên đặt DCS để hạn chế biên độ của sóng quá điện áp truyền vào TBA. Theo quy phạm, điện trở nối đất của CSÔ này: + R ≤10Ω khi ρđ ≤ 10 3 Ωm; + R ≤15Ω khi ρđ > 10 3 Ωm; TBA CSÔ1 CSÔ2 CSV DCS, L = 1-2km MC Hình 14.22: Hệ thống chống sét TBA từ 35-110kv 158 • CSÔ2: Đặt cuối đƣờng dây (cột cuối trƣớc khi nối với MBA) để bảo vệ MC đƣờng dây khi nó hở mạch (điện áp tăng cao do phản xạ ở nơi hở mạch). Phải chỉnh định sao cho, CSÔ2 không đƣợc làm việc khi MC đang đóng mạch • CSV: Đặt tại thanh cái TBA bảo vệ MBA. . TBA từ 110kV trở lên . TBA nối với cáp. TBA CSV3 MC CSV1 CSV2 lc l1 Hình 14.23: Hệ thống chống sét TBA từ 110kv trở lên Hình 14.23: Hệ thống chống sét TBA 159 BÀI 15 LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NỐI ĐẤT LÀM VIỆC Giới thiệu: Nối đất làm việc là một dạng của hệ thống nối đất dùng cho hệ thống truyền tải điện, thu phát sóng Bài 15 giời thiệu về hệ thống nối đất làm việc. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc công dụng của việc nối đất làm việc - Tính chọn vật tƣ, thiết bị cho hệ thống nối đất làm việc đúng yêu cầu kỹ thuật. - Trình bày các bƣớc lắp đặt đƣợc hệ thống nối đất làm việc đúng yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, có tác phong công nghiệp, khả năng làm việc độc lập củng nhƣ theo nhóm và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiển. Nội dung: 1. Công dụng của hệ thống nối đất làm việc Tiếp địa công tác: dùng cho hệ thống truyền tải điện, thu phát sóng ... Ví dụ: Nối đất công tác nhƣ sau khi cần sửa chữa đƣờng dây trên không, ta mở dao cácy ly mở ra rồi nhƣng khi lên sửa thì phải nối đất công tác. Trình tự là nối tiếp đất ở dƣới đất trƣớc, sau đó lên trên đƣờng dây nối vào 3 pha. Mục đích là giúp đẳng thế 3 dây và tiếp đất an toàn khi có hiện tƣợng nhiễm điện, sét lan truyền lên các đƣờng dây hoặc thậm chí do ai bất cẩn đóng điện các tuyến dây sửa chữa... Trình tự lúc tháo ngƣợc với trình tự lúc nối... 2. Các quy định về nối đất làm việc - Điện trở tiếp đất phải đủ nhỏ để hệ thống điện làm việc tốt, ví dụ: trạm biến áp 35KV <0,2 Ohm. - Đối với một số hệ thống phải bắt buộc nối đất làm việc nhƣ: Trạm Biến Áp, Hệ thống thông tin, đài phát thanh , truyền hình 3. Các bƣớc lắp đặt hệ thống nối đất làm việc Bƣớc 1: Lắp đặt cực mối đất. 160 Tƣơng tự hệ thống nối đất trên Bƣớc 2: Lắp đặt đây dẫn nối đất. Tƣơng tự hệ thống nối đất trên Bƣớc 3: Kiểm tra điện trở nối đất Tƣơng tự hệ thống nối đất trên Câu hỏi bài tập: 15.1. Có bao nhiêu loại hệ thống nối đất? Công dụng của từng loại hệ thống nối đất? 15.2. Các bƣớc lắp đặt hệ thống nối đất làm việc? 15.3. Các bộ phận hệ thống nối đất? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Học viên nắm đƣợc các hệ thống nối đất và công dụng của từng loại hệ thống nối đất. - Học viên đọc đƣợc bản vẽ, chọn và lắp đƣợc hệ thống nối đất. 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện, Phan Đăng Khải, NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh 2004. [2] Hƣớng dần thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC, Schneider Electric S.A, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000. [3] Cung cấp điện, Nguyễn Xuân Phú - Nguyễn Công Hiền - Nguyễn Bội Khuê, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1998. [4] Thiết kế cấp điện, Ngô Hồng Quang - Vũ Văn Tẩm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001. [5] Hƣớng dẫn thiết kế lắp đặt mạng điện Xí nghiệp - Công nghiệp, Trần Thế Sang - Nguyễn Trọng Thắng, NXB Đà Nẵng 2001. [6] Tính toán cung cấp và lựa chọn thiết bị khí cụ điện, Nguyền Xuân Phú, NXB Giáo dục 1998. [7] Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện – TS Phan Đăng Khải, NXB Giáo dụng , tái bản lần thứ 2. [8] Các sách báo và tạp chí về điện.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_ky_thuat_lap_dat_dien_2_dien_cong_nghiep.pdf