Giáo trình Mô đun Kỹ thuật lắp đặt điện 1 - Điện công nghiệp
Nội quy an toàn lao động:
- Học sinh phải đƣợc huấn luyên an toàn lao động trƣớc khi sử dụng máy móc,
thiết bị và tuyệt đối tuân theo sự hƣớng dẫn của giáo viên phụ trách.
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ phải đƣợc kiểm tra đạm bảo an toàn trƣớc khi sử
dụng, nếu thấy không an toàn thì không sự dụng. Khi sử dụng nếu thấy có triệu
chứng bất thƣờng phải dựng lại và báo cáo cho giáo viên hƣớng dẫn kiểm tra và
sữa chữa.18
- Khu vực làm việc phải đƣợc giữ sạch sẽ, gọn gàng. Không đễ bừa bãi các vật
dụng nơi làm việc và trong xƣởng.
- Khi thực hiện công việc lắp đặt điện, ngƣời thợ điện phải tuân theo các quy
định về an toàn lao động.
- Khi vào các công trƣờng ngƣời công nhân phải bắt buộc phải mang các bảo
hộ lao động theo quy định của công trƣờng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Kỹ thuật lắp đặt điện 1 - Điện công nghiệp
bất kỳ vật dẫn nào cũng làm nó nóng lên. Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt đƣợc tích vào đế của bàn là, sau khoảng thời gian nhất định, đế bàn là nóng lên, thanh lƣỡng kim của rơle nhiệt cong lên phía trên đến nhiệt độ xác định, nó sẽ đẩy tiếp điểm, cắt mạch điện và đèn tín hiệu tắt. Sau một khoảng thời gian bàn là giảm nhiệt độ, thanh lƣỡng kim nguội đi, trở về vị trí ban đầu, tiếp điểm rơle nhiệt tự động đóng lại, bàn là đƣợc cấp điện và đèn tín hiệu Đ sáng lên. Thời gian đóng mở của rơle nhiệt phụ thuộc vào việc điều chỉnh vị trí C và điều kiện làm việc của bàn là. Khi sử dụng chú ý loại vải nào, cần nhiệt độ bao nhiêu, trên bàn là đã chỉ những vị trí điều chỉnh nhiệt độ. Nguyên lý cơ bản của bàn ủi hơi nƣớc là sử dụng điện để làm nƣớc bốc hơi và phun xuống bề mặt cần ủi. Việc này làm cho bề mặt vải cần ủi không bị biến dạng, đồng thời cũng là cách “diệt khuẩn” quần áo rất hiệu quả. Hơi nƣớc thoát ra từ mặt đế tiếp xúc với mặt vải vô tình tạo ra một lực nâng, giúp ngƣời sử dụng kéo bàn ủi lƣớt nhẹ nhàng. Điều này giúp tiết kiệm sức lực và thời gian. Hình 23.3: Sơ đồ nguyên lý bàn là điện 194 4. Các hƣ hỏng thƣờng gặp, nguyên nhân và cách sửa chữa. Sử dụng và sửa chữa bàn là giống nhƣ các thiết bị gia nhiệt khác. Hƣ hỏng chủ yếu thƣờng xảy ra đối với bàn là là ở bộ phận rơle nhiệt, nhƣ không tiếp xúc tiếp điểm, hoặc tiếp điểm bị dính, dây điện trở bị đứt, dây dẫn bị hỏng Tùy theo từng loại hƣ hỏng mà có biện phàp sửa chữa cho phù hợp. 5. Sử dụng. - Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là. - Khi đóng điện không đƣợc để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo. - Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với từng loại vải, lụa, . . . cần là, tránh làm hỏng vật dụng đƣợc là. - Giữ gìn mặt đế bàn là sạch và nhẵn. - Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt. Câu hỏi bài tập: 23.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bàn là điện thông thƣờng? 23.2. Các hƣ hỏng thƣờng gặp ở bàn là điện thông thƣờng và phƣơng pháp khắc phục? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Học viên phải nắm đƣợc cấu tạo, nguyên lý làm việc của bàn là điện. Sửa chữa đƣợc các hƣ hỏng thƣờng gặp ở bàn là điện. 195 BÀI 24 SỬA CHỮA NỒI CƠM ĐIỆN Giới thiệu: Trình bày về cấu tạo, nguyên lý làm việc của nồi cơ điện. Cách sữa chữa các hƣ hỏng thƣơng gặp ở nồi cơm điện. Mục tiêu: - Trình bày được nguyên lý làm việc của nồi cơm điện. - Phát hiện, sửa chữa được các hư hỏng thường gặp ở nồi cơm điện. - Rèn luyện tính cẩn thận, có tác phong công nghiệp, khả năng làm việc độc lập củng như theo nhóm và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiển. Nội dung: 1. Phân loại Nồi cơm điện có rất nhiều kiểu thƣờng phân chia làm 2 loại: Nồi nấu cơm điện dùng linh kiện điện tử và cơ khí (nồi cơ). Chúng ta chỉ nghiên cứu nồi cơm điện kiểu cơ khí, nồi cơm điện tử nhìn chung cũng giống nồi cơ khí chỉ khác ở bo mạch điện tử điều khiển chƣơng trình nấu. 2. Cấu tạo Nồi điện kiểu cơ khí gồm 2 phần: phần cơ và phần điện. o Phần cơ: Hình 24.1: Cấu tạo phần cơ nồi cơm điện 196 1. Vỏ nồi thƣờng có 2 lớp vỏ: Giữa hai lớp vỏ này chứa:”Bông thủy tinh” giữ nhiệt. 2. Xoong thƣờng làm bằng nhôm đƣợc đặt khít trong vỏ thƣờng đƣợc phủ một lớp men mỏng đặc biệt (màu ghi nhạt) để khi cơm chín không dính với xoong. 3. Nắp trong nồi làm bằng nhôm có van an toàn và dùng roăng cao su chịu nhiệt để khi đậy vung đựơc chặt, kín, nhiệt năng không tản mất ra ngoài. 4. Nắp ngoài thƣờng làm bằng nhựa chịu nhiệt có roăng cao su chịu nhiệt để khi đậy vung đựơc chặt, kín, nhiệt năng không tản mất ra ngoài. 5. Các đèn báo tín hiệu: nấu, hâm. 6. Công tắc đóng, cắt điện. o Phần điện: R1: Điện trở mâm chính đặt ở dƣới đáy nồi. R2: Điện trở phụ có công suất nhỏ. CC: Cầu chì; TT:Thanh tuyền. L: Lò xo; K: Công tắc. Đ: Bóng đèn màu đỏ báo chế độ nấu cơm. V: Bóng đèn màu vàng báo nồi đã có điện vào. Hình 27.2: Sơ đồ mạch điện nồi cơm điện kiểu cơ L N 197 NS: Nam châm vĩnh cữu; M: Nút ấn. Mâm đốt là phần tạo nhiệt chính cho nồi cơm, cấu tạo bằng nhôm hợp kim đƣợc ép hoặc đổ liền kín điện trở chính, mục đích để nhiệt cấp đều trên bề mặt bếp và xoong nấu và giảm nhiệt cục bộ cho dây đốt, duy chì đƣợc nhiệt khi dây đốt ngắt điện(vào chế độ ủ). Relay(rơ-le) từ: (gồm lò xo, thanh truyền, nam châm NS) rơ-le này hoàn toàn là cơ khí, có mục đích để kiểm soát nhiệt của xoong nấu và tác động vào công tắc cấp điện cho nồi bình thƣờng khi nguội từ trƣờng của nam châm khỏe và thắng lực đẩy của lo xo và khi ta ấn cook nam châm này đƣợc hút dính vào mặt sắt đƣợc áp vào mặt tiếp xúc của rơ-le, mặt này đƣợc áp vào xoong nấu để kiểm soát nhiệt, khi nƣớc trong xoong bị cạn nƣớc trong xoong còn để khống chế mâm và đáy xoong nữa nhiệt độ đáy xoong tăng quá 1000C, relay đc thiết kế 103 1060C, ở nhiệt độ cao từ tính của nam châm bị giảm, lực đẩy của lò so thắng lực hút nam châm và bị lò so đẩy ra tác động vào contac nhảy về Ủ(Warm). Relay còn có 1 lò so to ở ngoài, lò so này dùng để đẩy cho cả cụm bộ từ lên cao tạo khoảng cách xa cho thanh chốt gắn nam châm và mặt tiếp nhiệt, nếu không có xoong khoảng cách lớn nam châm không tới và không dính đƣợc nồi không cấp điện cho bếp chính. và ngƣợc lại khi có xoong Mạch điện tự động ở chế độ nấu cơm: Dùng 1 điện trở mâm chính R1 đặt ở dƣới đáy nồi. Chế độ ủ cơm hoặc ninh thực phẩm dùng thêm 1 (đôi khi 2) điện trở phụ R2 có công suất nhỏ gắn vào thành nồi.Việc nấu cơm, ủ cơm đựơc thực hiện tự động. 3. Nguyên lý làm việc. Sau khi đổ nƣớc và gạo vào nồi , cắm phích điện. Điện đi từ A qua cầu chì vào mâm chính R1 rồi nối tiếp qua điện trở R2 (trị số lớn) và về N. Nên dòng diện nhỏ. Lúc này điện cũng qua đèn vàng (V) để nó sáng lên cho biết nồi đã có điện và sẵn sàng làm việc, đèn đỏ không sáng. Ấn nút M để đóng công tắc nấu cơm. Điện trở R2 đƣợc nối tắt, điện nguồn trực tiếp vào mâm chính R1 (theo mạch từ A - Cầu chì - R1 - công tắc K -N) có 198 công suất lớn để nấu cơm, đèn vàng tắt (bộ nối ngắn mạch bằng công tắc K), đèn đỏ sáng lên biết là cơm đang nấu. Khi cơm đã chín, ráo nƣớc, nhiệt độ trong nồi tăng, nam châm vĩnh cửu NS gắn dƣới đáy nồi bị nóng tới mức không đủ sức tháêng lò xo L, thanh dẫn động mở công tắc K tự động bật ra chuyển sang chế độ ủ cơm (R1 nối tiếp với R2) đèn vàng sáng lên cho biết làm cơm đang ủ nóng. Đèn đỏ tắt (cắt chế độ nấu). 4. Các hƣ hỏng thƣờng gặp, nguyên nhân và cách sửa chữa. - Nồi nhảy sớm khi nước chưa hết (cơm chưa chín): có 2 nguyên nhân. + Do relay từ lâu ngày bị kém chất lƣợng, nam châm kém từ tính. + Do xoong nấu bị biến dạng, chú ý nhất là cái đáy xoong, nhất là xoong mỏng của Trung Quốc, đáy xoong luôn phải ôm khít với mâm, khi còn nƣớc trong xoong nó sẽ khống chế cho mâm quá nóng đáy xoong tiếp xúc relay từ chƣa tới nhiệt để chuyển Warm. Nhƣng nếu đáy xoong bị méo sự tiếp xúc này kém nhiệt của mâm bị tăng cao vì bị khống chế, mặc dù nƣớc ở xoong vẫn còn, mà cái relay đƣợc gắn vào giữa mâm đốt bị chịu nhiệt cao và nhảy vể Warm... sửa bệnh này bằng cách gò lại xoong. - Cơm bị cháy: có nhiều nguyên nhân, loại trừ tác nhân do ngƣời sử dụng. + Do relay bị kém, lo xo "trong" để đấy nam châm bị non (mất chất thép) lực yếu không đẩy đƣợc nam châm ra. + Do bị kẹt bộ cơ khí điều khiển contac cook-warm, nguyên nhân - nồi quá bẩn do bị cơm, gạo rơi vào, nƣớc tràn khi nấu hoặc rửa đúng cách gây rỉ xét. - Dây đứt, lỏng tiếp xúc: do quá trình làm việc lâu dẫn đến đứt dây. Dùng đồng hồ vạn năng (đặt nấc X1Ω) để kiểm tra tìm lỗi bị đứt. Chỗ tiếp xúc với dây dẫn vào trong nồi đôi khi là 2 lá đồng vàng do kéo dây nhiều bị mòn, choãi ra không dẫn điện. Khắc phục bằng cách hàn nối lại chỗ đứt hoặc thay dây mới, uốn lại nhíp đồng tiếp xúc. - Linh kiện đứt hỏng: Điện đã cắm vào nồi, ấn công tắc dây đốt không nóng có thể do: cầu chì, dây đốt bị đứt hoặc các mối hàn ở mạch điều khiển bị hở 199 5. Sử dụng. - Trƣớc khi cắm điện phải kiểm tra xem gạo và nƣớc đã đổ vào xoong nồi hay chƣa. Không đƣợc để gạo, nƣớc vào nồi mà không qua xoong. - Sử dụng đúng với điện áp định mức của nồi cơm. - Khi đã cắm điện phải bật sang chế độ nấu. - Nơi đặt nồi nấu phải cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Câu hỏi bài tập: 24.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện loại điện cơ? 24.2. Các hƣ hỏng thƣờng gặp ở nồi cơm điện thƣờng và phƣơng pháp khắc phục? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Học viên phải nắm đƣợc cấu tạo, nguyên lý làm việc của nồi cơm điện. Sửa chữa đƣợc các hƣ hỏng thƣờng gặp ở nồi cơm điện. 200 BÀI 25 LẮP ĐẶT MÁY NÓNG LẠNH Giới thiệu: Trình bày về cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy nƣớc nóng. Các bƣớc lắp đặt máy nƣớc nóng. Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy nóng lạnh. - Lắp đặt được bình nóng lạnh gia dụng đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn. - Rèn luyện tính cẩn thận, có tác phong công nghiệp, khả năng làm việc độc lập củng như theo nhóm và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiển. Nội dung: 1. Phân loại. Máy nƣớc nóng đƣợc phân thành 2 loại - Máy nƣớc nóng trực tiếp: là máy nƣớc nóng khi sử dụng nƣớc sẽ đƣợc đun nóng trực tiếp khi nƣớc chạy qua máy. Hình 25. 1: Máy nƣớc nóng trực tiếp + Ƣu điểm: Máy nhỏ gọn, làm nƣớc nóng nhanh, sử dụng thuận tiện. + Nhƣợc điểm: Không an toàn bằng máy nƣớc nóng gián tiếp. 201 - Máy nƣớc nóng gián tiếp: là máy nƣớc nóng trƣớc khi sử dụng nƣớc đã đƣợc đun nóng lên và đƣợc dự trữ trong 1 bình. Hình 25. 2: Máy nƣớc nóng gián tiếp + Ƣu điểm: Máy cồng kềnh, làm nƣớc nóng chậm, sử dụng không thuận tiện bằng máy nƣớc nóng gián tiếp. + Nhƣợc điểm: An toàn bằng máy nƣớc nóng gián tiếp. 2. Cấu tạo. 2.1. Máy nƣớc nóng trực tiếp: Hình 25. 3: Cấu tạo máy nƣớc nóng trực tiếp 202 2.2. Máy nƣớc nóng gián tiếp: Hình 25. 4: Cấu tạo máy nƣớc nóng gián tiếp - Vỏ ngoài của bình làm bằng nhựa ABS hoặc bằng thép có phủ sơn tĩnh điện chống rỉ tuyệt đối. Giữa bình chứa bên trong và lớp vỏ bên ngoài là lớp xốp Frolyurethane cách nhiệt để giữ nƣớc nóng hoàn hảo, tránh mất nhiệt, tiết kiệm điện năng tối đa. - Thanh gia nhiệt: Hình 25. 5: Thanh điện trở + Sợi đốt bình 15, 30 lít Ariston, công suất 1500 - 2500W + Sợi đốt bình Picenza 15& 30 lít công suất 1500 - 2500 W 3. Nguyên lý làm việc. Bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 - 4 kw tuỳ theo dung tích và kiểu bình. 203 Thanh điện trở (thanh đốt) vỏ đƣợc làm bằng Inox, dây điện trở đặt bên trong và đƣợc cách điện với vỏ bằng cát thạch anh. Một số dạng thanh điện trở nhƣ ở hình 29.5. Bộ phận ống dẫn nƣớc lạnh vào và ống dẫn nƣớc lạnh ra cao khoảng 0,8 thân bình, nhằm đảm bảo bình luôn đầy nƣớc và thanh đun luôn ngập dƣới nƣớc. Thanh cation còn gọi là thanh lọc nƣớc (thanh Magiê) để tránh cặn nƣớc bám và tích tụ bên trong bình, tăng tuổi thọ của bình. Thanh Magiê dùng làm tác nhân hoá học để trung hoà nƣớc, tiêu huỷ các hợp chất hoá học có trong nƣớc hoặc sinh ra trong quá trình đun nóng, do đó tránh đƣợc hiện tƣợng ăn mòn bình chứa. Bộ phận van một chiều và van an toàn thƣờng đƣợc chế tạo thành một khối, để tránh nƣớc trong bình tăng do nhiệt độ nƣớc trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nƣớc trong bình trƣờng hợp rơle nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nƣớc gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ. Bộ phận rơle điều chỉnh nhiệt độ nƣớc dùng để điều chỉnh nhiệt độ nƣớc theo yêu cầu sử dụng, thƣờng từ nhiệt độ môi trƣờng đến khoảng 85 0C. Khi vặn vòi nước xả, nước chảy qua bộ phận gia nhiệt làm nước nóng lên theo yêu cầu của người dung (được điều chỉnh ở núm điều chỉnh nhiệt độ) 4. Lắp đặt máy nóng lạnh gia dụng. Độ cao treo bình khoảng 2 m. Nên lắp bình càng gần nơi sử dụng càng tốt để tránh thất thoát nhiệt trên đƣờng ống. Đối với bình có dung tích lớn, nếu tƣờng nhà không chắc chắn thì nên đặt máy trên sàn. Trƣờng hợp cần thiết có thể lắp thêm lớp cách nhiệt cho đƣờng ống này. Để đảm bảo an toàn cho ngƣời sử dụng, nhất thiết bình phải đƣợc nối tiếp đất. Có thể làm tiếp đất bổ dung cho bình bằng cách đóng một cột sắt, nối cọc này tới vít bắt tiếp đất của bình bằng dây điện 2 mm2. Cũng giống nhƣ bất kỳ các loại thiết bị sử dụng lâu ngày bị hỏng hóc, thanh điện trở dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra hiện tƣợng bị bám lớp cặn dày, nhiệt 204 độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nƣớc. Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nƣớc khiến ngƣời tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa khiến bình nóng lạnh rò điện là khả năng rò điện ra vỏ của rơle nhiệt độ. 5. Sử dụng máy nóng lạnh gia dụng. Bình nƣớc nóng là một trong những thiết bị tiêu thụ điện năng nhiều nhất đối với hộ gia đình, vì vậy phải điều chỉnh nhiệt độ bình nƣớc nóng ở nhiệt độ trung bình, khi đó bình sẽ sử dụng bền hơn. Bình nƣớc nóng trực tiếp là loại dùng điện đun nƣớc trực tiếp bằng thanh điện trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết ngƣời, do vậy khi lắp đặt phải thực hiện nối đất. Bình nƣớc nóng gián tiếp: đối với loại bình này khi sử dụng nên, bật bình nƣớc đun nóng trƣớc, khi tắm nên ngắt aptomat. Để tránh hiện tƣợng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nƣớc thƣờng xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nƣớc bình thƣờng thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lƣợng nƣớc. Với loại bình chứa, điều quan trọng nhất là phải luôn luôn đầy nƣớc, tránh tình trạng khi bật, bình không có nƣớc gây hƣ hỏng bộ đốt. Với loại bình trực tiếp, cần bảo trì định kỳ hàng tháng đầu vòi sen và rửa sạch lƣới lọc nƣớc. 205 Câu hỏi bài tập: 25.1. Phân loại, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nóng lạnh? 25.2. Cách lắp đặt máy nóng lạnh? Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: - Học viên phải nắm đƣợc cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy nóng lạnh. - Học viên phải lắp đƣợc và sữa chữa đƣợc các hƣ hỏng thƣờng gặp ở máy nóng lạnh. 206 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện – TS Phan Đăng Khải, NXB Giáo dụng , tái bản lần thứ 2. [2] Hƣớng dẫn mô-đun Kỹ thuật lắp đặt điện. [3] Giáo trình lý thuyết Kỹ thuật lắp đặt điện. [4] Bộ ngân hàng câu hỏi mô-đun Kỹ thuật lắp đặt điện. [5] Công nghệ chế tạo và tính toán sửa chữa máy điện 1, 2, 3 - Nguyễn Trọng Thắng, NXB Giáo Dục, 1995. [6] Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, NXB Giáo Dục, 1999. [7] Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện, Phan Đăng Khải, NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh 2004. [8] Hƣớng dần thiết kế lắp đặt điện theo tiêu chuẩn quốc tế IEC, Schneider Electric S.A, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2000.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_ky_thuat_lap_dat_dien_1_dien_cong_nghiep.pdf