Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn

Phòng chống tác hại của ánh sáng hồ quang

1.1. An toàn khi hàn hồ quang

1.1.1. An toàn nhằm tránh những ánh sáng do hồ quang phát ra và những kim loại nóng chảy bắn ra

Để khắc phục những vấn đề trên, vì vậy trong khi thao tác, cần có những biện pháp an toàn sau:

- Cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như: mặt nạ, kính hàn, mũ, găng tay, giày da, quần áo

- Xung quanh nơi làm việc không được để những chất dễ cháy, dễ nổ. Lúc làm việc trên cao phải có những tấm sắt ở dưới vật hàn để tránh những kim loại nóng chảy giọt xuống, làm những người ở dưới bị bỏng hoặc gây nên hỏa hoạn.

- Xung quanh những nơi làm việc phải có những tấm che chắn, trưuớc khi mồi hồ quang phải quan sát bên cạnh để tránh những tia sáng hồ quang ảnh hưởng đến sức khỏe của người làm việc xung quanh.

1.1.2. An toàn nhằm tránh điện giật

Để tránh hiện tượng này, người thợ phải có những biện pháp sau:

- Vỏ ngoài của máy và cầu dao cần phải được tiếp đất tốt.

- Tất cả những dây dẫn dùng để hàn phải được cách điện tốt.

- Khi ngắt điện hoặc đóng cầu dao thường phải đeo găng tay da khô và phải nghiêng đầu về một bên để tránh tình trạng bị bỏng do tia lửa điện gây nên.

- Tất cả các dụng cụ khi hàn như: găng tay, quần áo, giày phải khô ráo.

- Khi làm việc ở nơi ẩm ướt phải đi giày cao su hoặc dùng tấm gỗ khô để lót dưới chân.

- Khi làm việc ở trong những ống tròn và những vật đựng bằng kim loại phải có tấm cách điện ở dưới chân.

- Khi hàn ở những nơi thiếu ánh sáng hoặc ban đêm phải trang bị đầy đủ bóng đèn.

- Nếu thấy người bị điện giật, phải lập tức ngắt nguồn điện chính.

 

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 67 trang duykhanh 8361
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn

Giáo trình Mô đun Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - Hàn
 tính bốc cháy của nó:
2.3.1.Nhóm vật liệu không cháy:
Là vật liệu không bắt lửa, không cháy âm ỉ (không bốc khói) và bề mặt không bị than hoá dưới tác dụng của ngọn lửa hoặc nhiệt độ cao. Đó là tất cả các chất vô cơ thiên nhiên hoặc nhân tạo và kim loại dùng trong xây dựng.
2.3.2. Nhóm vật liệu khó cháy:
Là vật liệu khó bắt lửa, khó cháy âm ỉ (chỉ cháy rất yếu) và bề mặt khó bị than hoá, chỉ tiếp tục cháy khi có tác dụng thường xuyên của nguồn lửa. Sau khi bỏ ngọn lửa thì hiện tượng cháy sẽ tắt. Đó là các vật liệu hỗn hợp vô cơ và hữu cơ, là kết cấu làm từ những vật liệu dễ cháy nhưng được bảo quản bằng tráp ốp ngoài bằng vật liệu không cháy.
2.3.3.Nhóm vật liệu dễ cháy:
Là các vật liệu cháy thành ngọn lửa, cháy âm ỉ dưới tác dụng của ngọn lửa hoặc nhiệt độ cao, sau khi lấy nguồn đi rồi vẫn tiếp tục cháy hoặc cháy yếu.
Đó là tất cả các chất hữu cơ.
2.4. Tính chịu cháy của các kết cấu xây dựng:
Là khả năng giữ được độ chịu lực và khả năng che chở của chúng trong các điều kiện cháy.
	Mất khả năng chịu lực khi cháy tức là khi kết cấu xây dựng bị sụp đổ. Trong những trường hợp đặc biệt khái niệm mất khả năng chịu lực được xác định chính xác hơn và nó phụ thuộc vào đại lượng biến dạng của kết cấu khi cháy mà vư−ợt qua đại lượng đó kết cấu mất khả năng sử dụng tiếp tục.
	Mất khả năng che chở của kết cấu khi cháy là sự đốt nóng kết cấu đến nhiệt độ mà vượt qua nó có thể gây ra tự bốc cháy vật chất ở trong các phòng bên cạnh hoặc tạo ra khe nứt, qua đó các sản phẩm cháy có thể lọt qua.
	Tính chịu cháy của các kết cấu xây dựng được đặc trưng bởi giới hạn chịu cháy. Giới hạn chịu cháy là thời gian qua đó kết cấu mất khả năng chịu lực hoặc che chở. Giới hạn chịu cháy được đo bằng giờ hoặc phút; chẳng hạn: giới hạn chịu cháy của cột bằng 2 giờ tức là sau 2 giờ cột bắt đầu sụp đổ d−ới chế độ nhiệt nhất định trong các điều kiện cháy.
	Các kết cấu xây dựng đạt tới giới hạn chịu cháy tức là khi chúng mất khả năng chịu lực hoặc che chở khi cháy xảy ra hoặc chúng bị đốt nóng đến nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ tới hạn tth. 
3. Dụng cụ và phương tiện chữa cháy 
Các chất chữa cháy là các chất khi đưa vào chỗ cháy sẽ làm đình chỉ sự cháy do làm mất các điều kiện cần cho sự cháy.
Yêu cầu các chất chữa cháy phải có tỷ nhiệt cao, không có hại cho sức khoẻ và các vật cần chữa cháy, rẽ tiền, dễ kiếm và dễ sử dụng.
Khi lựa chọn các chất chữa cháy phải căn cứ vào hiệu quả dập tắt của chúng, sự hợp lý về mặt kinh tế và phương pháp chữa cháy.
3.1.Chữa cháy bằng nước:
Nước có tỷ nhiệt rất cao, khi bốc hơi nước có thể tích lớn gấp 1700 lần thể tích ban đầu. Nước rất dễ lấy, dễ điều khiển và có nhiều nguồn n−ớc.
3.1.1. Đặc điểm chữa cháy bằng nước:
Có thể dùng nước để chữa cháy cho các phần lớn các chất cháy: chất rắn hay chất lỏng có tỷ trọng lớn hơn 1 hoặc chất lỏng dễ hoà tan với nước.
Khi tưới nước vào chỗ cháy, nước sẽ bao phủ bề mặt cháy hấp thụ nhiệt, hạ thấp nhiệt độ chất cháy đến mức không cháy được nữa. Nước bị nóng sẽ bốc hơi làm giảm lượng khí và hơi cháy trong vùng cháy, làm loãng ôxy trong không khí, làm cách ly không khí với chất cháy, hạn chế quá trình ôxy hoá, do đó làm đình chỉ sự cháy.
- Cần chú ý rằng:
•	Khi nhiệt độ đám cháy đã cao quá 1700oC thì không được dùng nước để dập tắt.
•	Không dùng nước chữa cháy các chất lỏng dễ cháy mà không hoà tan với nước như xăng, dầu hoả,....
3.1.2.Nhược điểm chữa cháy bằng nước:
Nước là chất dẫn điện nên chữa cháy ở các nhà, công trình có điện rất nguy hiểm, không dùng để chữa cháy các thiết bị điện.
Nước tác dụng với K, Na, CaC2 sẽ tạo ra sức nóng lớn và phân hoá khi cháy nên có thể làm cho đám cháy lan rộng thêm.
Nước tác dụng với acid H2SO4 đậm đặc sinh ra nổ.
Khi chữa cháy bằng nước có thể làm hư hỏng vật cần chữa cháy như thư viện, nhà bảo tàng,...
3.2. Chữa cháy bằng bọt:
Bọt chữa cháy là các loại bọt hoá học hay bọt không khí, có tỷ trọng từ 0.1-0.26 chịu được sức nóng. Tác dụng chủ yếu của bọt chữa cháy là cách ly hổn hợp cháy với vùng cháy, ngoài ra có tác dụng làm lạnh.
Bọt là 1 hỗn hợp gồm có khí và chất lỏng. Bọt khí tạo ra ở chất lỏng do kết quả của các quá trình hoá học hoặc hỗn hợp cơ học của không khí với chất lỏng. Bọt rất bền với nhiệt nên chỉ cần 1 lớp mỏng từ 7-10 cm là có thể dập tắt ngay đám cháy.
3.2.1. Bọt hoá học:
Thường được tạo thành từ chất bọt gồm từ các loại muối khô: Al2(SO4)3, Na2CO3 và các chất chiết của gốc thực vật hoặc chất tạo bọt khác và nước.
Bọt hoá học dùng để chữa cháy dầu mỏ và các sản phẩm dầu, các hoá chất chất rất tốt. Không được dùng bọt hoá học để chữa cháy:
•	Những nơi có điện vì bọt dẫn điện có thể bị điện giật.
•	Các khi loại K, Na vì nó tác dụng với n−ớc trong bọt làm thoát khí H2.
•	Các điện tử nóng chảy.
•	Cồn và acêtôn vì các chất này hút nước mạnh và khi cháy toả ra 1 nhiệt lượng lớn, khi bột rơi vào sẽ bị phá huỷ.
32.2. Bọt không khí:
Là 1 hỗn hợp cơ học không khí, nước và chất tạo bọt, được chế tạo thành các chất lỏng màu nâu sẫm.
Bọt không khí cơ học dùng để chữa cháy dầu mỏ và các sản phẩm dầu, các chất rắn cũng
Như các thiết bị vì nó ít dẫn điện so với bọt hoá học. Loại bọt này không có tính ăn mòn hoá học cho nên có vào da cũng không nguy hiểm.
3.3.Chữa cháy bằng các chất khí trơ:
Các loại khí trơ dùng vào việc chữa cháy là N2, CO2 và hơi nước. Các chất chữa cháy này dùng đẻ chữa cháy dung tích vì khi hoà vào các hơi khí cháy chúng sẽ làm giảm nồng độ ôxy trong không khí, lấy đi 1 lượng nhiệt lớn và dập tắt phần lớn các chất cháy rắn và lỏng (tác dụng pha loãng nồng độ và giảm nhiệt).
Do đó có thể dùng để chữa cháy ở các kho tàng, hầm ngầm nhà kín, dùng để chữa cháy điện rất tốt. Ngoài ra dùng để chữa các đốm cháy nhỏ ở ngoài trời nh− dùng khí CO2 để chữa cháy các động cơ đốt trong, các cuộn dây động cơ điện, đám cháy dầu loang nhỏ.
Nó có ưu điểm không làm hư hỏng các vật cần chữa cháy. Tuy nhiên không được dùng trong trường hợp nó có thể kết hợp với các chất cháy để tạo ra hổn hợp nổ, không có khả năng chữa được các chất Na, K, Mg cháy.
→Ngoài những chất trên, người ta còn dùng cát, đất, bao tải, cói,... để dập tắt những đám cháy nhỏ. Đối với đám cháy lớn dùng những chất này không hiệu quả.
3.3. Phương pháp tưới nước vào đám cháy:
Tưới nước vào đám cháy có thể thự hiện bằng các vòi phụt mạnh hoặc phun với các tia nhỏ dưới hình thức mưa:
	Để tạo ra các vòi phụt mạnh có thể dùng các ống phụt (vòi rồng) cầm tay và ống phụt có giá. Các vòi nước phụt mạnh có đặc điểm là diện tích tác dụng nhỏ, tốc độ lớn, sức phụt xa tập trung một khối nước lớn lên 1 diện tích nhỏ.. Ngoài tác dụng làm mạnh, vòi nước phụt mạnh còn có tác dụng phân tích vật cháy ra những phần nhỏ, tách ngọn lửa khỏi vật cháy. Vòi nước phụt mạnh nên áp dụng để chữa cháy các vật rắn có thể tích lớn, chữa các đám cháy ở trên cao và xa không thể đến gần được, những chổ hiểm hóc, để làm nguội các kết cấu và thiết bị.
	Để tạo ra các tia nước phun mưa có thể dùng ống phun mưa cầm tay, ống phụt để tạo ra các tia nước nhỏ dưới áp suất lớn ở các đầu vòi phun, miệng phun hình cầu xoắn, các loại vòi này thường sử dụng ở trong hệ thống chữa cháy tự động. Tưới nước dưới hình thức phun mưa có ưu điểm làm tăng bề mặt tưới và giảm lượng nước tiêu thụ. Thường áp dụng chữa cháy các chất như than, vải, giấy, phốt pho, các chất chất rời rạc, chất có sợi, chất cháy lỏng và dễ làm nguội bề mặt kim loại bị nung nóng.
4. Các biện pháp phòng ngừa
Phòng ngừa hoả hoạn trên công trường tức là thực hiện các biện pháp nhằm:
- Đề phòng sự phát sinh ra cháy.
- Tạo điều kiện ngăn cản sự phát triển ngọn lửa.
- Nghiên cứu các biện pháp thoát người và đồ đạc quý trong thời gian cháy.
- Tạo điều kiện cho đội cứu hoả chữa cháy kịp thời.
Chọn các biện pháp phòng cháy phụ thuộc vào:
- Tính chất và mức độ chống cháy (chịu cháy) của nhà cửa và công trình.
- Tính nguy hiểm khi bị cháy của các xí nghiệp sản xuất (quy trình sản xuất).
- Sự bố trí quy hoạch nhà cửa và công trình.
- Điều kiện địa hình,...
5. Phương pháp phòng chống cháy nổ
5.1.Tiêu diệt nguyên nhân gây ra cháy:
5.1.1 Biện pháp kỹ thuật và biện pháp kết cấu:
- Khi thiết kế quá trình thao tác kỹ thuật phải thấy hết khả năng gây ra cháy như phản ứng hoá học, sức nóng tia mặt trời, ma sát, va chạm, sét hay ngọn lửa,...để có biện pháp an toàn thích đáng; đặt dây điện phải đúng theo quy tắc an toàn.
5.1.2. Biện pháp tổ chức:
- Phổ biến cho công nhân cán bộ điều lệ an toàn phòng hoả, tổ chức thuyết trình nói chuyện, chiếu phim về an toàn phòng hoả.
-Treo cổ động các khẩu hiệu, tranh vẽ và dấu hiệu để phòng tai nạn do hoả hoạn gây ra.
-Nghiên cứu sơ đồ thoát ngừời và đồ đạc khi có cháy.
-Tổ chức đội cứu hoả.
5.1.3.Biện pháp sử dụng và quản lý:
- Sử dụng đúng đắn máy móc, động cơ điện, nhiên liệu, hệ thống vận chuyển.
- Giữ gìn nhà cửa, công trình trên quan điểm an toàn phòng hoả.
- Thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp về chế độ cấm hút thuốc lá, đánh diêm, dùng lửa ở những nơi cấm lửa hoặc gần những vật liệu dễ cháy.
- Cấm hàn điện, hàn hơi ở những nơi phòng cấm lửa...
5.2. Các dụng cụ chữa cháy:
Các đội chữa cháy chuyên nghiệp được trang bị những phương tiện chữa cháy hiện đại như: xe chữa cháy, xe thông tin, xe thang,... và các hệ thống báo cháy tự động. ở xí nghiệp, công trường, kho tàng, đường phố người ta trang bị cho các đội chữa cháy các loại dụng cụ chữa cháy như: gàu vẩy, bơm, vòi rồng, thang, câu liêm, xô xách nước, bình chữa cháy, bao tải,...
Hiện nay ở nước ta dùng rất nhiều loại hình bọt bình chữa cháy của các nước và của ta chế tạo. Tuy kết cấu có khác nhau, nhưng nguyên tắc tạo bọt và cách sử dụng khá giống nhau. Dưới đây sẽ nêu ra 3 loại điển hình là:
5.2.1.Bình chữa cháy bọt hoá học OΠ3:
Vỏ bình làm bằng thép hàn chịu được áp suất 20kg/cm2, có dung tích 10 lít trong đó chứa dung dịch kiềm Na2CO3 với chất tạo bọt chiết từ gốc cây.
Hình:5.3: 1. Thân bình 2.Bình chứa H2SO4 3.Bình chứa Al2(SO4)3 4.Lò xo, 5.Lưới hình trụ 6.Vòi phun bọt 7.Tay cầm 8.Chốt đập 9.Dung dịch kiềm Na2CO3.
Trong thân bình có 2 bình thuỷ tinh: 1 bình chứa đựng acid sulfuaric nồng độ 65.5 độ, 1 bình chứa sulfat nhôm nồng độ 35 độ. Mỗi bình có dung tích khoảng 0.45-1 lít. Trên thân bình có vòi phun để làm cho bọt phun ra ngoài. Khi chữa cháy đem bình đến gần đám cháy cho chốt quay xuống dưới, đập nhẹ chốt xuống nền nhà. Hai dung dịch hoá chất trộn lẫn với nhau, phản ứng sinh bọt và hướng vòi phun vào đám cháy. Loại bình này tạo ra được 45 lít bọt trong 1.5phút, tia bọt phun xa được 8m.
5.2.2. Bình chữa cháy tetaccloruacacbon CCl4:
Bình chữa cháy loại này có thể tích nhỏ, chủ yếu dùng để chữa cháy trên ôtô, động cơ đốt trong và thiết bị điện.
Cấu tạo có nhiều kiểu, thông thường nó là 1 bình thép chứa khoảng 2.5 lít CCl4, bên trong có 1 bình nhỏ chứa CO2.
Hình5.4: 1.Thân bình 2.Bình nhỏ chứa CO2 3.Nắp 4.ống xiphông 5. Vòi phun 6. Chốt đập 7.Màng bảo hiểm 8.Tấm đệm 9.Lò xo 10. Tay cầm.
Khả năng dập tắt đám cháy của CCl4 là tạo ra trên bề mặt chất cháy 1 loại hơi nặng hơn không khí 5.5 lần. Nó không nuôi dưỡng sự cháy, không dẫn điện, làm cản ôxy tiếp xúc với chất cháy do đó làm tắt cháy.
Khi cần dùng, đập tay vào chốt đập, mũi nhọn của chốt đập chọc thủng tấm đệm và khí CO2 trong bình nhỏ bay ra ngoài. Dưới áp lực của khí CO2, dung dịch CCl4 phun ra ngoài theo vòi phun thành 1 tia. Bình được trang bị 1 màng bảo hiểm để phòng nổ. Một số bình kiểu này người ta dùng không khí nén để thay thế CO2.
5.2.3. Bình chữa cháy bằng khí CO2 (loại OY-2):
Vỏ bình chữa cháy bằng khí CO2 làm bằng thép dày chịu được áp suất thử là 250kg/cm2. Và áp suất làm việc tối đa là 180kg/cm2. Nếu quá áp suất này van an toàn sẽ tự động mở ra để xả khí CO2 ra ngoài.
Bình chữa cháy loại này có loa phun thường làm bằng chất cách điện để đề phòng khi chữa cháy chạm loa vào thiết bị điện.
Khi đem bình đi chữa cháy, cần mang đến thật gần chổ cháy, quay loa đi 1 góc 90o và hướng vào chổ cháy, sau đó mở nắp xoáy. Dưới áp lực cao, khí tuyết CO2 sẽ qua ống xiphông và loa phun rồi được phun vào ngọn lửa.
Bình chữa cháy bằng khí CO2 không dùng để chữa cháy các thiết bị điện, những thiết bị quý,... Không được dùng bình chữa cháy loại này đẻ chữa cháy kim loại như các nitơrat, hợp chất técmít,...
Hình 5.4.Thân bình 2.ống xiphông , 3.Van an toàn 4.Tay cầm, 5.Nắp xoáy 6.ống dẫn 7. Loa phun 8.Giá kê
* Quy trình sử dụng bình chữa cháy khí CO2 gồm 3 bước.
Bước 1: Các bạn xách bình tới đám cháy
Khi phát hiện có sự cố xảy ra các bạn hãy bình tĩnh và nhanh chóng xách bình chữa cháy khí CO2 tới đám cháy (xem mục 1 hình dưới).
Bước 2: Rút chốt
Khi xách bình tới đám cháy các bạn giữ cho mình trong trạng thái bình tĩnh và rút chốt ( mục 2 ở hình dưới) sau đó thực hiện bước 3.
Bước 3: Bóp cò
Sau khi rút chốt bình các bạn dùng tay thuận bóp cò như trên hình hướng dẫn và tay còn lại cầm vòi chỉ thẳng vào đám cháy ( mục 3 hình dưới).
Hình 5.5 Quy trình sử dụng bình chữa cháy bằng khí CO2
.
* Quy trình sử dụng bình chữa cháy bằng bột khô như thế nào? Được thể hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lắc bình	
Khi phát hiện có cháy bạn xách bình và lắc bình cho bình lộn lên xuống khoảng 3 đến 4 lần. xem chi tiết hình ảnh bên dưới
Bước 2: Rút chốt 
Sau khi thực hiện bước 1 xong bạn thực hiện rút chốt trên bình ngay tay cầm của bình.
Bước 3: Bóp cò
Bước 3 là bước quan trọng. Khi thực hiện rút chốt xong bạn bóp cò thì tay thuận bóp cò và một tay cầm vòi chỉa vào đám cháy cho bột phun vào gốc lửa. xem chi tiết hình minh họa bên dưới.
Lưu ý: Khi phun các bạn đứng xuôi theo chiều gió.
Hình 5.6 Quy trình sử dụng bình chữa cháy bằng bột khô
5.2.4.Vòi rồng chữa cháy:
Hệ thống vòi rồng cứu hoả có tác dụng tự động dập tắt ngay đám cháy bằng nước khi nó mới xuất hiện. Vòi rồng có 2 loại: kín và hở.
5.2.5.Vòi rồng kín:
Có nắp ngoài làm bằng kim loại dễ chảy, đặt hướng vào đối tượng cần bảo vệ (các thiết bị, các nơi dễ cháy). Khi có đám cháy, nắp hợp kim sẽ chảy ra và nước sẽ tự động phun ra để dập tắt đám cháy. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim, phụ thuộc vào nhiệt độ làm việc của gian phòng và lấy như sau:
•	Đối với phòng có nhiệt độ d−ới 40o là 72o.
•	Đối với phòng có nhiệt độ từ 40o-60o là 93o.
•	Đối với phòng có nhiệt độ d−ới 60o-100o là 141o.
•	Đối với phòng có nhiệt độ cao hơn 100o là 182o.
5.2.6. Vòi rồng hở:
-Không có nắp đậy, mở nước có thể bằng tay hoặc tự động. Hệ thống vòi rồng hở để tạo màng nước bảo vệ các nơi sinh ra cháy.
CÂU HỎI Ô TẬP
1. Điều kiện để một đám cháy nổ xãy ra?
2. Hãy nêu diễn biến quá trình cháy?
3. Hãy nêu quá trình phát sinh ra cháy?
4. Hãy trình bày nguyên nhân gây cháy, nổ trực tiếp?
5. Hãy trình bày các biện pháp phòng ngừa cháy nổ?
6. Hãy trình bày Các dụng cụ chữa cháy?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phương Thị Hồng Hà, giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp sản xuất, NXB Hà Nội 2005.
[2]. PGS.TS. Nguyễn Thế Đạt - Giáo trình An toàn lao động – NXBGD 2002.
[3]. GS.TS. Trần Văn Địch, GVC.KS. Đinh Đức Hiến . Kĩ thuật an toàn và môi trường . NXBKHKT Hà Nội -2005.
[4]. Phạm Việt, Vũ Thanh Hảo . Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam .NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 1994.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_ky_thuat_an_toan_va_bao_ho_lao_dong_han.doc