Giáo trình Mô đun Kỹ năng giao tiếp - Điện dân dụng
Khái niệm giao tiếp.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm và quan niệm về giao tiếp. Tùy theo từng
lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu khác nhau (kinh doanh, tâm lí, y học, giáo dục,
xã hội học.) các tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau về giao tiếp. Với
tâm lí học, giao tiếp là một hiện tượng tâm lí phức tạp với nhiều mặt, nhiều cấp
độ khác nhau. Trong kinh doanh, giao tiếp là hoạt động với nhiều loại người
khác nhau, đảm bảo hai bên cùng có lợi. Giao tiếp trong kinh doanh vừa là một
khoa học, vừa là một nghệ thuật. Nhà kinh doanh cần phải biết các nguyên tắc
giao tiếp, các quy luật tâm lí và vận dụng các nguyên tắc đó một cách linh hoạt.
Ngoài ra, trong quá trình sống và hoạt động, giữa con người với con người luôn
tồn tại nhiều mối quan hệ. Đó có thể là quan hệ dòng họ, huyết thống, quan hệ
hành chính – công việc; quan hệ tâm lý.Trong các mối quan hệ đó chỉ có một
số ít là có sẵn từ khi con người cất tiếng khóc chào đời (chẳng hạn quan hệ
huyết thống, họ hàng) còn đa số các quan hệ còn lại chủ yếu được hình thành,
phát triển trong quá trình con người sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội
thông qua các hình thức tiếp xúc, gặp gỡ, liên lạc với người khác. Tùy theo các
lĩnh vực nghiên cứu khác nhau các nhà khoa học đưa ra các quan niệm khác
nhau về giao tiếp.
Giao tiếp chính là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều (giữa người gửi
thông tin và người nhận thông tin). Quá trình trao đổi thông tin trong giao tiếp
được minh họa theo sơ đồ sau:Quá trình trao đổi thông tin này là một quá trình hoạt động tâm lý hết sức
phức tạp, trải qua 3 trạng thái: một là trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; hai là
hiểu biết lẫn nhau, rung cảm; ba là tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu không
thực hiện tốt hoặc không thực hiện đủ cả 3 quá trình này thì sẽ làm cho quá trình
giao tiếp kém hiệu quả
Người gửi muốn truyền ý nghĩa/ý tưởng của mình cho người khác thì phải
mã hoá ý nghĩ đó thành lời nói, chữ viết hay các hình thức biểu hiện phi ngôn
ngữ khác (ký hiệu, ám hiệu, điệu bộ ) gọi là thông điệp.
Thông điệp được gửi đến người nhận bằng nhiều kênh khác nhau như lời
nói, thông báo, thư, điện thoại
Người nhận nhận được thông điệp, muốn hiểu được thông điệp thì phải
giải mã thông điệp đó. Giải mã là việc chuyển lời nói, chữ viết, hình ảnh của
thông điệp sang dạng hiểu được. Giải mã là một quá trình phức tạp và thường là
nguyên nhân chính gây hiểu sai, hiểu lầm trong giao tiếp (nói một đằng hiểu một
nẻo, cùng một từ nhưng hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hoặc do các khác biệt
về xã hội, giai cấp, trình độ văn hoá.)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Kỹ năng giao tiếp - Điện dân dụng
cung ứng hàng hóa càng lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại hàng đồng thời nhu cầu của người tiêu dùng càng đi vào chiều sâu, đòi hỏi về chất lượng càng cao, thị hiếu càng tinh tế và đa dạng thì quảng cáo càng trở nên cần thiết. 3.2. Các mục tiêu khi quảng cáo. Quảng cáo là một công cụ marketing quan trọng nhưng ngày nay, người tiêu dung như bị bao vây bởi một lượng thông tin khổng lồ phát ra từ các phương tiện truyền thông. Làm thế nào để người tiêu dung có thể nhận biết được thương hiệu của bạn, nhận ra được thông điệp bạn muốn gửi trong từng mẩu quảng cáo? Để quảng bá cho một thương hiệu thì một chiến dịch quảng cáo tích hợp phải đạt được các mục tiêu sau đây: - Gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng - Tối đa hóa sự ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng. - Duy trì và mở rộng khách hàng. - Trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống khách hàng. 3.3. Các công cụ của quảng cáo. 3.3.1 Khuyến mãi bán hàng. Đây là một công cụ hữu hiệu để tăng doanh số mà hiện nay rất được ưa chuộng do đặc tính hiệu quả tức khắc của nó trong đó 2 phương thức chính được sử dụng chủ yếu là khuyến mãi cho trực tiếp người tiêu dùng và khuyến mãi cho các đại lý bán hàng. Đối với người tiêu dùng hình thức khuyến mãi thường được sử dụng là quà tặng thêm, mua một tặng một, sổ xô, bốc thăm trúng thưởng, giảm giá trực tiếp hay phát sản phẩm dùng thử. Còn đối với các đại lý bán hàng bao gồm chiếu khấu, quà tặng đi kèm với khách hàng Và cả 2 phương thức này thường được thực hiện song song, hoặc đôi khi được nhấn mạnh các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào chiến lược của từng thời đoạn. 3.3.2. Chào hàng cá nhân. Chào hàng cá nhân là dạng quảng bá, thuyết phục khách hàng thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng của công ty và khách hàng mục tiêu. Tiếp cận đúng đối tượng để thuyết phục, không lãng phí thời gian. Dễ dẫn đến kết quả bán hàng thật sự (tận mắt, kích thích trực tiếp). Nắm bắt thông tin, thái độ người tiêu dùng. 3.3.3. Marketing trực tiếp. Marketing trực tiếp là dạng quảng cáo sử dụng thư, e-mail, fax để chuyển tải thông tin đến từng đối tượng khách hàng. Marketing bằng thư trực tiếp: thư chào hàng, tờ bướm quảng cáo, băng ghi âm, ghi hình và cả đĩa mềm quảng cáo, hướng dẫn sử dụng (thỏa mãn có chọn lọc thị trường mục tiêu). Marketing qua điện thoại: có hệ thống máy quay số tự động, phát thông điệp đã ghi hay chuyển cho tổng đài để giải đáp (có số điện thoại miễn phí cho khách hàng đặt mua hàng, làm giảm bớt số nhân viên bán hàng, lập danh sách người mua để theo dõi, phục vụ các khách hàng ở xa). Marketing đáp ứng trực tiếp trên TV, radio, tạp chí báo chí: có kênh truyền hình riêng để giới thiệu sản phẩm, bán hàng và dịch vụ cho tất cả các loại sản phẩm. Mua hàng qua hệ thống điện tử: Videotex mạng máy thu hình có bàn phím của khách hàng và ngân hàng dữ liệu của người bán qua cable hay computer có modem. Mua hàng bằng máy tự động: “máy đặt hàng cho khách” đặt ở các địa điểm tập trung thuận lợi. (Khách hàng xem giới thiệu trên màn hình, sờ vào màn hình để chọn lựa và cho địa chỉ nơi nhận để giao hàng). 3.3.4. Quan hệ cộng đồng (Public Relation-PR). Đây là dạng quảng bá thương hiệu thông qua các chương trình tài trợ như thể thao, thời trang, từ thiện, các hoạt đồng cộng đồng,có thể nôm na, PR là một chức năng quản trị nhằm thiết lập sự thông tin 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận, hợp tác giữa một tổ chức và “cộng đồng” của họ. Có thể thấy rõ sức mạnh của PR qua việc tạo dựng các thương hiệu tên tuổi như Clear, sữa Cô gái Hà Lan, bột giặt Omo thông qua các chương trình như “Thắp sang đèn đom đóm”, “Áo trắng ngời sang tương lai”.PR đang âm thầm trở thành một công cụ marketing mạnh. PR ảnh hưởng đến cộng đồng và hình thành sự truyền miệng-một cách thức để quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, PR còn bảo vệ hình ảnh của công ty và sản phẩm. PR được sử dụng như một công cụ thay thế hoặc bổ sung cho quảng cáo. Tuy nhiên, khác với quảng cáo, PR thường tập trung vào ý kiến của bên thứ ba (các phương tiện truyền thông) để tác động tới khán giả và khách hàng mục tiêu. Trong nhiều trường hợp, PR còn có tác dụng tốt hơn quảng cáo vì công chúng có xu hướng tin vào một bên thứ ba hơn là chính doanh nghiệp. Mặt khác, chi phí PR cũng thường thấp hơn quảng cáo do không phải trả tiền để mua thời lượng phát song trên các phương tiện truyền thông, không cần chi phí thiết kế sang tạo, sản xuất cao. Do đó, PR rất thích hợp với các công ty vừa và nhỏ. PR cũng thường mang tính chất nhất quán, 3.4. Thiết kế chương trình quảng cáo. 3.4.1.Xác định thị trường mục tiêu. Đây là khâu đầu tiên quan trọng trong quá trình quảng bá thương hiệu. Khâu này thực sự đã thực hiện trong phần chọn thị trường mục tiêu cho thương hiệu. Thiết kế chương trình quảng bá thương hiệu phải cho thị trường mục tiêu đã chọn. Đối tượng quảng bá không chỉ là những người sử dụng hiện có và tiềm năng mà còn là nhóm quyết định, nhóm ảnh hưởngvà kể cả công chúng vì họ có thể gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng cũng như gây ấn tượng đến thương hiệu. 3.4.2. Xác định mục tiêu quảng cáo. Phải luôn luôn gắn liền với mục tiêu marketing, và cuối cùng vẫn là mục tiêu doanh thu cho thương hiệu. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà mục tiêu quảng bá khác nhau: - Theo vị trí tiêu dùng của khách hàng đối với thương hiệu (stage of consumer development): Khách hàng hiện có, khách hàng của đối thủ cạnh tranh, người chưa từng sử dụng sản phẩm trong ngành. Thông qua các biện pháp : + Thông tin cho khách hàng hiện tại: Thuyết phục họ là quyết định tiêu dùng thương hiệu của chúng ta là quyết định đúng đắn. + Thuyết phục khách hàng của đối thủ cạnh tranh: Thuyết phục họ dùng thử - Theo quy trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng: Thông qua các gia đoạn của khách hàng: + Trong giai đoạn nhận dạng nhu cầu: Mục tiêu quảng bá là kích thích nhu cầu. + Trong giai đoạn tìm kiếm thông tin: Mục tiêu quảng bá là giúp khách hàng hiểu biết về sản phẩm, thương hiệu. + Trong giai đoạn đánh giá thay thế: Mục tiêu quảng bá là giúp khách hàng so sánh để thấy được tính ưu việt của thương hiệu mình so với của đối thủ cạnh tranh - Theo mô hình thang hiệu ứng: Theo mô hình này cần phải nắm rõ được tâm lý của khách hàng như: + Về nhận biết: Tập trung vào 1 thông điệp đơn giản, giới thiệu sự hiện diện của thông điệp trên thị trường. + Về kiến thức: Tập trung giới thiệu những đặc tính của thương hiệu. + Về thiện cảm: Đó chính là chất lượng của sản phẩm cần quảng cáo vì vậy cần tập trung thông tin về thương hiệu với chất lượng mới. + Về thích thú: Giới thiệu những điểm vượt trội để tạo nên sự thích thú hơn so với thương hiệu khác. + Về ham muốn: Làm cho khách hàng thấy rằng chọn mua thương hiệu này là sự lựa chọn đúng đắn nhất. + Về mua hàng: Có thể khách hàng đã có lòng ham muốn nhưng họ vẫn chưa quyết định mua vì vậy cần kích thích họ mua bằng cách tập trung vào các chương trình khuyến mại 3.4.3 Thiết kế thông điệp quảng bá. Sau khi đã xác định được mục tiêu thì công việc tiếp theo là thiết kế thông điệp quảng bá. Trong quảng cáo người ta còn gọi là câu khẩu hiệu (slogan)- “Slogan - khẩu hiệu thương mại, nguyên nghĩa cổ là tiếng hô trước khi xung trận của những chiến binh Scotland. Ngày nay trong thương mại, slogan được hiểu như là khẩu hiệu thương mại của một công ty. Slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói”. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu Slogan đóng vai trò quan trọng trong việc thông đạt vị trí của thương hiệu cho thị trường mục tiêu, đặc biệt là nhân cách của thương hiệu. Chính vì vậy, khi có được một slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty. Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Một slogan hay phải hội tụ được một số yếu tố sau: Thứ nhất là mục tiêu: Một slogan khi được tung ra phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó. Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca Cola. Hãng nước giải khát Pepsi đã lấy slogan là: "Generation Next" (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca Cola. Thứ hai là ngắn gọn: Một slogan hay luôn phải là một slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một slogan dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, điểm ưu việt của sản phẩm cả, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài lòng thòng như vậy. Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan dài cũ: "Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới" bằng "Khơi nguồn sáng tạo". Thứ ba là không phản cảm: Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chị là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: "Đến chậm gậm xương". Thứ tư là nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm: Slogan phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: "Connecting People" (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay "Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu" của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential. Tuy nhiên những điều kiện trên chỉ là những điều kiện cơ bản. Một slogan thành công phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Hãng đồ thời trang quần áo lót phụ nữ Victoria Secret đã có một slogan rất hay bằng một câu hỏi: "What is sexy?" (Gợi cảm là gì?). Sản phẩm đồ thể thao của tập đoàn Nike cũng được cất cánh cùng với một slogan được đánh giá là thành công nhất mọi thời đại: "Just Do It!" (Hãy làm điều đó!). 3.4.4. Chọn lựa hỗn hợp công cụ. Sau khi có thông điệp, nhà marketing phải chọn lựa và phối hợp các công cụ quảng bá- hoạch định chương trình truyền thông Marketing tích hợp (Integrated Marketing Communications) - IMC. “Truyền thông marketing tích hợp là một quy trình chiến lược để tạo ra một thông điệp thương hiệu phù hợp tại mỗi điểm tiếp xúc khách hàng. Mục tiêu của truyền thông tích hợp là dùng nhiều phương tiện giao tiếp để tăng cường sự nhận thức về sản phẩm hay dịch vụ của công ty, thông báo cho khách hàng về các đặc tính và ích lợi, đồng thời thôi thúc khách hàng mua sắm”. Khi thiết kế IMC cần chú ý đến nhiều yếu tố như: Dạng sản phẩm, thị trường, mục tiêu, giai đoạn sẵn sàng của khách hàng (buyer readiness), giai đoạn của chu kỳ sản phẩm, chiến lược quảng cáo đẩy (push) hay kéo (pull) hay phối hợp, ưu nhược chi phí cho từng công cụ, vv 3.4.5 Chuẩn bị ngân sách. Thật sự quảng cáo rất tốn kém và quảng cáo tự nó không đem lại lợi nhuận. Thông thường khi chuẩn bị cho ngân sách về chương trình quảng cao các doanh nghiệp thường áp dụng các cách thức tính toán ngân sách như sau: - Phương pháp theo doanh thu: Chi phí quảng cáo hàng năm đươc tính theo phần trăm doanh thu dự đoán cho năm đó. - Phương pháp cân bằng cạnh tranh: Ngân sách quảng cáo được xác định dựa vào thị phần. - Phương pháp mục tiêu công việc: Ngân sách quảng cáo được tính toán dựa vào các mục tiêu cụ thể của chương trình IMC, dựa trên cơ sở các công việc phải thực hiện hiệu quả nhất. - Phương pháp lập ngân sách quảng cáo dựa trên từng đơn vị sản phẩm bán được: Chẳng hạn, nếu theo kinh nghiệm ta biết rằng mình phải chi 2 đồng cho quảng cáo thì mới bán được một đơn vị sản phẩm trị giá 100 đồng thì ta chỉ việc nhân số lượng sản phẩm với hai đồng thì ta sẽ có được ngân sách quảng cáo. 3.4.6. Quản lí và đánh giá hiệu quả. Muốn đánh giá hiệu quả của chương trình quảng bá, trước tiên cần biết rõ doanh nghiệp cần đạt những mục tiêu gì. Tất cả kết quả mong muốn đều phải được thể hiện bằng con số cụ thể. Nếu mục tiêu là thúc đẩy bán hàng thì cần xác định, tăng bao nhiêu phần trăm, trong giai đoạn nào, ở những mục nào; quảng cáo nào có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng; ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu. Nếu không trả lời những câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ không thể đánh giá quảng cáo đạt hiệu quả đến đâu. Như vậy, biết đâu chừng quảng cáo sẽ trở thành “lỗ đen” mà bao nhiêu tiền đổ vào cũng bị nó hút hết. Câu hỏi ôn tập 1. Muốn tạo được Blog cá nhân chúng ta phải có những trang thiết bị cơ bản nào? Kể tên các trang thiết bị đó? 2. Thư tín là gì? Nêu một số cách phân biệt thư tín mà chúng ta biết? 2. Thư tín có những ưu thế gì so với các phương tiện trao đổi thông tin? 3. Theo chúng ta thư tín có những hạn chế gì? 4. Nêu kết cấu của thư tín? Chúng ta có nhận xét gì về kết cấu này khi đối chiếu với những thư tín mà chúng ta đã có dịp tiếp xúc hoặc soạn thảo trong kỳ thực tập? 5. Nêu và phân tích các nguyên tắc viết thư tín? 6. Nêu những ưu điểm của cách viết thư theo lối diễn giải. Cách viết này thường được áp dụng cho những loại thư nào? 7. Nêu những ưu điểm của cách viết thư theo lối quy nạp. Cách viết này thường được áp dụng cho loại thư nào? 8. Khái niệm và chức năng của quảng cáo? 9. Với những doanh nghiệp mới thành lập công tác quảng bá hình hành của công ty mình có vai trò như thế nào? 10. Với những sản phẩm lần đầu tiên đưa ra thị trường tiêu thụ nếu bạn là chủ một doan nghiệp bạn sẽ lựa chọn các hình thức quảng cao sản phẩm bằng hình thức quảng cáo nào? Trong các hình thức quảng cáo đó theo bạn hình thức nào là tối ưu nhất? Giải thích lí do cho sự lựa chọn này? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kỹ năng Giao tiếp – Ths Chu Văn Đức. 2. Tâm lí học ứng sử - Lê Thị Bừng – NXB Giáo dục – 2000. 3. Nhập môn khoa học Giao tiếp – Nguyễn Văn Lê – 1999. 4. Nghiệp vụ thư kí văn phòng – Dương Văn Khảm – NXB Chính trị Quốc gia – 2000. 5. Nghệ thuật đàm phán kinh doanh – Đinh Văn Tiến - NXB Chính trị Quốc gia – 1998. 6. Bài giảng tâm lý học và giao tiếp cộng đồng – Trường đại học Nông lâm Huế. 7. Tài liệu kỹ năng quản lí và lãnh đạo dùng cho cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 8. Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh – GS.TS Hoàng Đức Thân – NXB Thống kê – 2006. 9. Nghệ thuật nhận biết tâm lý qua nét mặt - Nguyệt Hạ - NXB Thanh Hóa - 2006 10. Tài liệu học tập Tâm lý học - Trường CBQLGD- ĐTII 2004. 11. Tập bài giảng Kỹ năng giao tiếp - Đại học Công nghệ Sài Gòn – 2008.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_ky_nang_giao_tiep_dien_dan_dung.pdf