Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng

Ưu nhược điểm7

a. Ưu điểm

- Hiệu suất có ích cao: Đối với động cơ đốt trong hiện đại hiệu suất có ích

có thể đạt 40  54 % trong khi đó hiệu suất của thiết bị động lực tua bin hơi chỉ

22  28%, của thiết bị máy hơi nước không quá 16%, của thiết bị tua bin khí

khoảng 30%.

- Nếu hai động cơ đốt trong và đốt ngoài cùng công suất thì động cơ đốt

trong gọn và nhẹ hơn nhiều (vì không cần các thiết bị phụ khác như động cơ đốt

ngoài, như nồi hơi, buồng cháy, máy nén, thiết bị ngưng hơi .).

- Tính cơ động cao: Khởi động nhanh và luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng

khởi động. Có thể điều chỉnh kịp thời công suất theo phụ tải.

- Dễ tự động hoá và điều khiển từ xa.

- Ít gây nguy hiểm khi vận hành (ít có khả năng gây hoả hoạn và nổ vỡ thiết

bị).

- Nhiệt độ xung quanh tương đối thấp tạo điều kiện tốt cho thợ máy làm

việc.

- Không tốn nhiên liệu khi dừng động cơ.

- Không cần có nhiều người vận hành .

b. Nhược điểm:

- Khả năng quá tải kém (thường không quá 10% về công suất, 3% về vòng

quay trong thời gian một giờ).

- Không ổn định khi làm việc ở tốc độ quá thấp.

- Rất khó khởi động khi đã có tải.

- Công suất lớn nhất của thiết bị không cao lắm (công suất của động cơ đốt

trong không vượt quá 40  45 ngàn mã lực hoặc 30  37 ngàn KW).

- Yêu cầu nhiên liệu dùng cho động cơ đốt trong tương đối khắt khe và đắt

tiền.

- Cấu tạo của động cơ đốt trong tương đối phức tạp, yêu cầu các chi tiết

phải có độ chính xác cao.

- Động cơ làm việc gây tiếng ồn lớn , nhất là động cơ cao tốc.

- Yêu cầu người thợ máy vận hành phải có trình độ kỹ thuật cao.

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 85 trang duykhanh 7701
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng

Giáo trình Mô đun Động cơ đốt trong - Điện dân dụng
 
Một chế độ bảo dưỡng và sửa chữa hoàn chỉnh phải bao gồm 5 nội dung 
sau: 
+ Các hình thức bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa. 
+ Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật và định ngạch sửa chữa lớn. 
+ Nội dung thao tác của một cấp bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa động cơ. 
+ Định mức thời gian động cơ ở xưởng để bảo dưỡng và sữa chữa. 
+ Định mức khối lượng lao động cho mỗi lần vào cấp bảo dưỡng, sửa chữa 
động cơ. 
3.2.2. Bảo dưỡng hệ thống điện 
I. Ac qui 
 1. Các hư hỏng của ac qui: 
 a. Các tấm cực bị sunfat hóa: 
 Sunfát hóa là sự hình thành lớp tinh thể của chì sunfat màu trắng trên bề 
mặt các tấm cực, nguyên nhân do nạp điện thiếu thường xuyên, bảo quản với 
dung dịch điện phân không được nạp điện, acqui phóng điện quá giới hạn cho 
phép, mức dung dịch điện phân thấp và tỷ trọng cao. 
 Acqui phóng điện nhanh khi có phụ tải là dấu hiệu của hiện tượng các tấm 
cực bị sunfat hóa cục bộ. Acqui bị sunfat hóa thì khi nạp điện nhiệt độ và điện 
áp đều tăng nhanh, bọt khí thoát ra nhiều nhưng tỷ trọng dung dịch tăng lên rất ít 
hiện tượng này xem như là nạp điện không vào. 
 b. Các tấm cực bị ngắn mạch: 
 Nguyên nhân do sự nhét đầy các hạt hoạt tính vào kẽ các tấm cực và hư 
hỏng của tấm cách. 
 c. Các tấm cực bị cong vênh, nứt: 
 Nguyên nhân: 
 - Nạp điện quá mức, tiếp tục nạp điện khi acqui đã đầy điện. 
 - Ngắn mạch giữa các tấm cực. 
 - Tỷ trọng và nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao. 
 - Acqui cố định không chặt trên máy, bị rung động khi làm việc. 
 78
 d. Tự phóng điện: 
 Nguyên nhân: 
 - Ngắn mạch , tấm cực bẩn hoặc trên bề mặt acqui có chứa dung dịch điện 
phân. 
 - Ngắn mạch bên trong do tấm cách bị hỏng hoặc chất hoạt tính bị rơi rụng. 
 - Phát sinh dòng điện cục bộ bên trong acqui: tạp chất bên trong acqui làm 
thay đổi điện thế các vùng trong acqui. 
 - Tỷ trọng dung dịch điện phân không đồng nhất: do hiện tượng lắng làm 
cho nồng độ dung dịch điện phân ở phần đáy acqui cao hơn phát sinh khác nhau 
về điện thế. 
 e. Thay đổi cực tính của các tấm cực: 
 Khi điện lượng bên trong acqui giảm và sau đó hồi điện trở lại, sẽ làm thay 
đổi cực tính của tấm cực. 
 2. Bảo dưỡng Acqui: 
 a. Bảo dưỡng cấp 1: 
 Vệ sinh vỏ bình và xem xét bên ngoài, thông các lỗ thông hơi hoặc ở nút. 
Kiểm tra độ bắt chặt các đai chằng, kiểm tra các đầu đấu dây và bôi mỡ vào các 
đầu cực. 
 Kiểm tra mức dung dịch điện phân trong các ngăn và sự rò rỉ của acqui. 
 b. Bảo dưỡng cấp 2: 
 Ngoài các công việc của bảo dưỡng cấp 1, cần phải kiểm tra tỷ trọng dung 
dịch, khả năng làm việc và mức độ nạp điện của acqui, nếu có hư hỏng phải sửa 
chữa ngay. 
 c. Bảo dưỡng theo mùa: 
 Tùy theo mùa mà điều chỉnh tỷ trọng dung dịch điện phân cho thích hợp. 
 II. Máy phát điện : 
 1. Các hư hỏng của máy phát điện: 
 a. Chổi than tiếp xúc không tốt: 
 Do bị oxy hóa hoặc bị dính dầu vào vòng tiếp xúc, cổ góp mòn không đều, 
kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi thanv.v. Những hư hỏng đó làm 
tăng điện trở mạch kích máy phát làm giảm cường độ của dòng kích và làm cho 
công suất máy phát giảm xuống. 
 b. Cuộn kích chạm mát: 
 Thường xảy ra ơ đầu các cuộn kích tới các vòng tiếp xúc, kết quả làm cho 
từ thông giảm vì vậy điện áp nhỏ và dòng điện không đi ra mạch ngoài. 
 c. Cuộn kích bi đứt: 
 Khi bị đứt cuộn kích thì trong cuộn stato sức điện động chỉ đạt 3 – 4V do tù 
dư của roto cảm ứng gây ra. 
 d. Cuộn kích bị ngắn mạch: 
 e. Cuộn Stato bị đứt: 
 Nếu đứt một pha, còn lại hai pha sẽ mắc nối tiếp, điện trở cuộn dây stato 
tăng lên, điện áp tăng , có thể dẫn tới chọc thủng diode chỉnh lưu. 
Nếu đứt hai pha thì mạch của cuộn stato sẽ đứt và máy phát không làm việc. 
 f. Cuộn Stato bị chạm mát: 
 Có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra, 
 79
hiện tượng này làm giảm công suất của máy phát. 
 2. Bảo dưỡng máy phát điện: 
 a. Bảo dưỡng cấp 1: 
 Kiểm tra sự bắt chặt và độ căng của đai truyền. 
 b. Bảo dưỡng cấp 2: 
 Vệ sinh bề mặt máy phát, kiểm tra độ bắt chặt và độ căng đai. 
 c. Bảo dưỡng theo mùa: 
 - Kiểm tra tình trạng cổ góp, chổi than và các vòng bi. 
 - Kiểm tra độ bắt chặt và độ căng đai. 
 III. Máy khởi động : 
 1. Các hư hỏng của máy khởi động: 
 1. Bật công tắc, máy khởi động không quay: do không có dòng điện chạy 
vào máy, dẫn điện không tốt hoặc bị đứt mạch. 
 2. Máy khởi động không quay hoặc quay rất chậm. 
 3. Máy khởi động quay nhưng không truyền động lực đến làm quay trục 
khuỷu. 
 4. Khi khởi động có tiếng bánh răng va đập: do bánh răng truyền động hoặc 
vành răng bánh đà bị hỏng. 
4. Bảo dưỡng hệ thống đánh lửa của động cơ đốt trong 
Mục tiêu: 
 _ hiểu được một số hệ thống điện đông cơ đốt trong, các phương pháp sửa 
chữa một số chi tiết trong hệ thống. 
4.1 Giới thiệu một số hệ thống đánh lửa trong động cơ đốt trong 
- Hệ thống đánh lửa thường 
- Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm là hệ thống đời mới, sử dụng IC, lửa sẽ 
đúng thời điểm hơn, ít bảo trì hơn 
- Hệ thống đánh lửa tiếp điểm là sử dụng vít lửa, có tiếp điểm, đóng mở phụ 
thuộc vào vấu cam ổ cốt. Hệ thống này có nhược điểm là tiếp điểm ở vít lửa lâu 
ngày dễ bị đóng bẩn, muội than nên giảm hiệu suát đánh lửa, phải thường xuyên 
bảo trì 
 - Hệ thống đánh lửa bán dẫn 
 - Hệ thống đánh lửa điện tử 
4.2 Các phương pháp sửa chữa các chi tiết trong hệ thống đánh lửa 
 Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện. Bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy 
khởi động, máy phát, bộ chia điện, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận 
khác. 
 Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm 
tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc 
quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy. 
 Kiểm tra, làm sạch bên ngoài bộ tiết chế, máy phát, bộ khởi động, bộ chia 
điện, bộ đánh lửa bằng bán dẫn, dây cao áp, bô bin, nếu đánh lửa, gạt mưa, quạt 
gió. Tra dầu mỡ theo quy định. 
 Kiểm tra khe hở má vít, làm sạch, điều chỉnh khe hở theo quy định. 
 80
 Kiểm tra, làm sạch điện cực, điều chỉnh khe hở giữa hai điện cực của nến 
đánh lửa. 
 Điều chỉnh bộ căng dây đai dẫn động máy phát, kiểm tra, điều chỉnh sự 
làm việc của rơ le. 
 Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải bổ sung. 
Điều chỉnh độ chiếu sáng của đèn pha, cốt cho phù hợp theo quy định. 
 Kiểm tra còi, bắt chặt giá đỡ còi, điều chỉnh còi nếu cần. 
 Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn 
định. 
5. Thực hành bảo dưỡng hệ thống điện 
Mục tiêu: 
 - Tháo bảo dưỡng được một số chi tiết trong hệ thống điện khởi động động 
cơ đốt trong ở xưởng 
5.1 Thực hành bảo dưỡng hệ thống 
Quy trình tháo lắp máy khởi động 
a. Tháo máy khởi động 
+ Tháo stato cùng với ro to ra khỏi cụm rơ le khởi động 
- Tháo đai ốc , tách dần dây dẫn ra khỏi cuộn rơ le khởi động 
- Tháo bu lông giằng. Kéo thân máy khởi động cùng với rô to ra khỏi cụm rơ 
le khởi động 
- Tháo vòng đệm làm kín 
+ Tháo nắp trước của máy khởi động ra khỏi cụm rơ le khởi động 
- Tháo hai vít 
- Tháo nắp của máy khởi động cùng bánh răng khởi động, bánh răng trung 
gian cùng cụm bánh răng khởi động 
+ Tháo cụm bánh răng khởi động và các bánh răng khác ra khỏi nắp trước 
của máy khởi động 
+ Lấy viên bi và lò xo ra 
+ Tháo chổi than và giữ chổi than 
- Tháo vít, lấy nắp sau máy khởi động cùng với vòng đệm ra khỏi thân máy 
 81
 Hình 6. 11 Sơ đồ hệ thống khởi động 
 Hình 6.12 Cấu tạo máy khởi động 
 82
- Dùng tuốc nơ vít giữ lò xo, tháo chổi than khỏi giá đỡ, tháo các chổi than 
và lấy giá đõ ra. 
+ lấy cuộn khởi động (rô to) ra khỏi thân máy khởi động (stato) 
b. Qui trình kiểm tra máy khởi động 
+ Rô to khởi động 
- Kiểm tra rô to không bị chạm ‘mát’. Dùng ôm kế kiểm tra giữa cổ góp và 
lõi rô to không được thông mạch 
- Kiểm tra rô to khởi động có bị hở mạch không. Dùng ôm kế kiểm tra giữa 
các vành phân khuyên của cổ góp có thông mạch. Nếu không thông mạch giữa 
bất hai vành khuyên nào, phải thay rô to. 
 + Cổ góp 
 - Kiểm tra bề mặt cổ góp có bị bẩn, bị cháy, bị mòn không. Nếu bề mặt cổ 
góp bị bẩn, cháy, mòn phải sửa chữa lại bề mặt bằng giấy ráp (No.400) hoặc trên 
máy tiện 
-Kiểm tra độ mòn, méo của cổ góp .Đặt rô to khởi động lên giá chữ V, dùng 
đồng hồ so đo độ mòn, méo của cổ góp. Độ mòn méo cho phép 0,05mm 
- Kiểm tra đường kính cổ góp. Đường kính tiêu chuẩn 30mm, đường kính tối 
thiểu 29,mm, nếu nhỏ hơn mức tối thiểu phải thay rô to khởi động 
- Kiểm tra các rãnh giữa vành khuyên phải sạch và không có dị vật, làm sạch 
ba via . Độ sâu tiêu chuẩn của rãnh 0,6mm 
+ Thân máy khởi động(Cuộn kích bù) 
- Kiểm tra cuộn kích từ máy khởi động có bị đứt không. Giữa đầu dây dẫn từ 
cuộn rơ le khởi động và đầu chỏi than phải thông mạch. Nếu có hiện tượng 
không thông mạch phải thay thân máy khởi động 
- Kiểm tra cuộn kích từ máy khởi động có bị chạm mát không. Giữa đầu dây 
cuộn kích từ và thân máy khởi động không thông mạch. Nếu có hiện tương 
thông mạch phải sửa chữa hoặc thay thế thân máy 
+ Chổi than 
- Kiểm tra chiều dài chổi than: Dùng thước cặp kiểm tra chiều dài chuẩn của 
chổi than loại máy khởi động 1,4kW là 15,5mm 
+ Lò xo giữ chổi than. 
- Kiểm tra lực nén của lò xo giữ chổi than: Dùng lực kế đo lực nén của lò xo 
tại thời điểm bị kéo rời chổi than 
+ Giá đỡ chổi than: Kiểm tra độ cách điện của giá đỡ chổi than > Dùng ôm 
kế kiểm tra không được thông mạch giữa các giá đỡ chỏi than dương (+) và âm 
(-) . Nếu thông mạch phải sửa chữa hoặc thay giá đỡ mới. 
+ Cụm bánh răng khởi động và các bánh răng khác 
- Kiểm tra răng của các bãnh răng có bị mòn hoặc sứt mẻ không? 
- Kiểm tra cụm bánh răng khởi động, xoay bánh răng theo chiều kim đồng 
hồ xem có quay trơn không, Xoay ngược chiều kim đồng hồ xem có bị hãm 
cứng không? 
 83
+ Vòng bi 
- Kiểm tra vòng bi. Khi xoay nếu thấy có lực cản hoặc bị kẹt, vỡ là là phải 
thay vòng bi mới 
- Dùng vam chuyên dụng tháo vòng bi, dùng chày chuyên dung và máy ép 
lắp vòng bi 
 Hình 6. 13 lắp rơ le khởi động 
+ Rơ le khởi động 
- Kiểm tra cuộn hút của rơ le xem có bị hở mạch không. Dùng đồng hồ vạn 
năng kiểm tra giữa cực 50 và cực C có thông mạch không. Nếu không thông 
mạch phải thay cụm rơ le mới 
- Kiểm tra mạch cuộn giữ của rơ le khởi động : Dùng đồng hồ van j năng 
kiểm tra giữa cực 50 và thân rơ le có thông mạch không. Nếu không thông mạch 
phải thay cụm rơ le khởi động. 
 c. Lắp ráp máy khởi động 
- Chú ý dùng mỡ chịu nhiệt cho các vòng bi và bánh răng. 
+ Lắp cuộn khởi động (rô to) vào thân máy khởi động (stato). Đưa roto khởi 
động vào trong thân máy khởi động. 
+ Lắp giá đỡ chổi than 
- Đặt giá đỡ vào thân máy 
- Dùng tuốc nơ vít ấn vào lò xo chổi than, lắp chổi than vào giá đỡ . lắp cả 4 
chổi than 
- Lắp vòng làm kín vào thân máy 
- Lắp nắp sau máy khởi động vào thân máy khởi động băng 2 vít 
+ Đưa viên bi vào lỗ trên trục cam bánh răng khởi động 
- Bôi mỡ vào viên bi 
- Đưa viên bi vào lỗ 
+ Lắp cụm bánh răng khởi động và các bánh răng khác 
- Bôi mỡ vào cụm bánh răng khởi động và các bánh răng 
- Đặt cụm bánh răng, bánh răng trung gian, vòng bi cụm bánh răng khởi 
động vào nắp trước 
+ Nắp nắp trước 
- Bôi mỡ vào lò xo hồi vị 
- Đặt lò xo hồi vị vào trong lỗ từ tính 
 84
- Đặt nắp trước vào vỏ cụm rơ le khởi động, bắt chặt bằng 2 vít 
+ Lắp thân máy khởi động cùng với roto khởi động vào vỏ cụm rơ le khởi 
động. 
- Lắp vòng làm kín vào vỏ máy 
- Làm trùng dấu trên thân máy vào với rãnh trên vỏ rơ le khởi động 
- Lắp các bu lông thanh giằng 
- Nối đầu dây dẫn vào cực C của rơ le khởi động và dùng đai ốc bắt chặt. 
5.2 Vệ sinh công nghiệp 
1) Hướng dẫn và huấn luyện về nội qui xưởng thực hành 
2) Công việc chuẩn bị, kiểm tra quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ phòng 
hộ 
3) Khuyến cáo các vấn đề phải chú ý để bảo đảm an toàn trong quá trình 
tháo lắp 
4) Ghi nhật ký làm việc 
5) Chi tiết máy và dụng cụ đồ nghề phải để đúng nơi quy định 
6) Phải chú ý giữ khu vực làm việc sạch dầu , nước 
7) Tập trung rác thải và vật tư đồ dùng hủy bỏ vào nơi quy định. 
8) Vệ sinh các chi tiết máy, lắp ráp vào trí trí trước khi tháo 
9) Vệ sinh khu vực thực hành, tắt điện, đóng cửa sau khi rời khỏi xưởng 
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
- Động cơ đốt trong đầy đủ hệ thống phục vụ và đang vận hành bình 
thường 
- Vật liệu: Các vật tư phục vụ vận hành, bảo dưỡng động cơ; giấy ráp, thiếc 
hàn 
- Dụng cụ và trang thiết bị: Thùng dụng cụ cầm tay nghề máy ; Dụng cụ đo: 
Động cơ đốt trong có công suất < 10 HP. 
- Nguồn lực khác: Các tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành liên quan 
đến động cơ đốt trong; Phòng học thực hành vận hành, bảo dưỡng động cơ đốt 
trong. 
 - Đĩa CD rom mô phỏng động cơ 
 - Máy chiếu Projector, Máy vi tính 
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 
Phương pháp đánh giá: 
 + Thái độ thực hiện và bảo quản dụng cụ, thiết bị 
Nội dung đánh giá: 
- Kiến thức: 
+ Nguyên lý kết cấu, nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong 
+ Qui trình vận hành, bảo dưỡng động cơ đốt trong 
- Kỹ năng: 
 + Vận hành, bảo dưỡng động cơ đốt trong 
 + Thái độ: 
 85
+ Nghiêm túc trong học tập 
+ Trung thực trong kiểm tra 
+ Kiên trì, cẩn thận và nghiêm túc trong công việc luôn luôn tuân thủ các 
biện pháp an toàn 
+ Có ý thức tiết kiệm vật tư, bảo quản thiết bị 
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
1. Phạm vi áp dụng chương trình: 
- Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp 
nghề và cao đẳng nghề điện dân dụng. 
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: 
- Phần lý thuyết trong mô đun này chính là giờ hướng dẫn ban đầu cho các 
buổi thực hành, giáo viên cần lưu ý phần nội dung phải ngắn gọn, cô đọng 
không lý thuyết dài dòng. 
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần phải căn cứ vào mục tiêu và nội dung 
của từng bài học, chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, đặc biệt quan tâm 
phương pháp dạy học tích cực để người học có thể tham gia xây dựng bài học. 
Ngoài phương tiện giảng dạy truyền thống, nếu có điều kiện giáo viên nên sử 
dụng máy chiếu projector, Laptop, và các phần mềm minh họa nhằm làm rõ và 
sinh động nội dung bài học. 
- Đối với các giờ thực hành, giáo viên cần chuẩn bị điều kiện thực hiện bài 
tập thực hành đầy đủ cho người học. 
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: 
- Nguyên lý kết cấu, nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong 
- Chức năng và nhiệm vụ của các hệ thống trong động cơ 
- Qui trình vận hành, vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong 
4. Tài liệu cần tham khảo: 
- Trần Đức Lợi - Động cơ, mạch điều khiển và máy phát điện xoay chiều -
NXB thống kê - 2001 
- Nguyên lý động cơ đốt trong - TS Lê Viết Lượng 
- Sửa chữa động cơ đốt trong 
- Đặng Văn Đào, Trần Khánh Hà, Nguyễn Hồng Thanh – Giáo trình máy 
điện: Sách dùng cho các trường đào tạo hệ THCN – NXB Giáo dục - 2002 
5. Ghi chú và giải thích: 
- Phổ biến nội quy xưởng cho người học trước khi tiến hành thực hành. 
Trước khi kết thúc buổi thực hành, phải để dành thời gian phù hợp để người 
học làm vệ sinh công nghiệp và bảo quản dụng cụ, thiết bị. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_dong_co_dot_trong_dien_dan_dung.pdf